Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ KTRA MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.43 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN

Môn học: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Đề tài: Lập dàn ý chi tiết và viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh
về vấn đề: “Sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống”

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT ........................... 1
1.1. Văn bản.......................................................................................... 1
1.2. Văn nghị luận ................................................................................ 1
1.3. Chuẩn bị trước khi viết văn bản ................................................. 2
1.4. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận................................................ 2
1.5. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục khi viết một bài văn
nghị luận ......................................................................................................... 3
1.5.1. Các lỗi thường gặp ................................................................. 3
1.5.2. Cách khắc phục ...................................................................... 3
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT VÀ VIẾT BÀI .......... 4
2.1. Xây dựng dàn ý ............................................................................. 4
2.1.1. Mở bài ...................................................................................... 4
2.1.2. Thân bài................................................................................... 4
2.1.3. Kết bài ..................................................................................... 6
2.2. Viết bài ........................................................................................... 6


PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 11


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong q trình học tập, việc tìm tịi phát huy những kiến thức khơng chỉ
tồn trong trí óc, tưởng tượng mà phải được xây dựng bằng văn bản. Một trong số
kỹ năng để tạo lập được một văn bản là việc bạn phải nắm được các kiến thức,
viết chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng việt cũng như các quy định về quá trình viết
văn bản. Văn bản muốn được hồn chỉnh về mọi mặt thì khi tạo lập người viết
cần tuân thủ đủ các bước và đặc biệt là việc lập dàn ý. Việc lập dàn ý sẽ khiến
cho văn bản mạch lạc, đi đúng với nội dung của vấn đề. Vì vậy ở bài viết này tơi
sẽ đưa ra một số khái niệm liên quan đến văn bản và từ đó tiến hành vận dụng
lập dàn ý và viết bài cho vấn đề: “Sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống”.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT
1.1. Văn bản
Văn bản là sản phẩm hồn chỉnh của một q trình tạo lập, mang nội dung
cụ thể, gắn với đối tượng giao tiếp, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Được thể
hiện dưới dạng chữ viết hay âm thanh.
Là một phương tiện để cho con người ghi chép, truyền đạt nội dung thông
tin từ bản thân mình tới một hoặc nhiều người tiếp nhận. Văn bản cần tồn vẹn
về mọi mặt. Trong q trình lập, người viết cần chú ý đến các nguyên tắc, kết
hợp các phương thức, cách lập luận, lí lẽ dẫn chứng sao cho phù hợp, logic.
1.2. Văn nghị luận
Văn nghị luận là sản phẩm của quá trình tư duy logic.
Người viết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để giúp bạn đọc nhận thấy
quan điểm, các giá trị mà mình gửi gắm. Từ đó tin tưởng, tán thành vào vấn đề
được nhắc tới. Luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng được sắp xếp một cách logic.


1


Viết bài văn nghị luận, người viết cần: sắp xếp hệ thống luận điểm, luận
cứ logic và chính xác; lập luận phù hợp cho vấn đề của mình; lập dàn ý cho bài;
không mắc các lỗi về từ, câu; ý trong bài phải hướng đến vấn đề nêu ra. Có như
vậy thì bài văn mới mạch lạc, rõ ràng khi được bạn đọc tiếp nhận. Biết cách viết
một bài văn nghị luận là rất cần thiết để từ đó hình thành nên cách học tập hiệu
quả.
1.3. Chuẩn bị trước khi viết văn bản
Chuẩn bị trước khi viết là bước quan trọng để xác định nội dung cần có
đối với một văn bản. Định hướng các công việc cần làm để tạo nên một văn bản:
- Văn bản viết cho ai? Người viết xác định được đối tượng hướng tới –
bạn đọc.
- Mục đích của văn bản là gì? Người viết hiểu được mục đích của văn bản,
định hướng được chủ đề mà bài viết cần nói đến.
- Nội dung của văn bản là gì? Người viết xác định rõ chủ đề, nội dung
cũng như đề tài của bài viết. Hướng người viết đi vào đúng vấn đề trọng tâm để
tránh bị lạc đề, tránh bị bạn đọc hiểu sai vấn đề mà mình cần truyền tải.
- Viết văn bản như thế nào? Người viết xác định được kiểu bài phù hợp
mà mình cần viết, sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp để bài viết logic,
hiệu quả nhất.
- Tìm kiếm tư liệu tham khảo? Người viết xác định được các nguồn tài
nguyên tin cậy để các kiến thức khi đưa vào văn bản chính xác, dễ hiểu và hướng
đến đúng trọng tâm.
1.4. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận
Viết một văn bản nghị luận, ta không thể bỏ qua được bước lập dàn ý. Đây
là bước quan trọng để khái quát được vấn đề, nắm bắt được các khía cạnh cần
làm rõ. Tránh được tình trạng lan man, lạc đề.


2


Có hai dạng văn nghị luận vì vậy cách lập dàn ý của hai dạng cũng khác
nhau. Lập được dàn ý người viết cần biết được yêu cầu của đề bài, tìm và sắp
xếp luận điểm sao cho logic, hợp lý. Dàn ý được triển khai theo:
- Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
- Thân bài: Phân tích, làm sáng tỏ vấn đề
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Lập dàn ý trước khi viết bài sẽ giúp bạn có một bài văn hoàn hảo hơn. Nếu
bỏ qua bước này, bạn sẽ dễ bị cảm xúc dẫn dắt làm bài văn xa đề hoặc thiếu ý,
lặp ý. Để có một dàn ý đủ mà vẫn không mất thời gian, bạn hãy nắm trong tay
các cách lập dàn ý trên.
1.5. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục khi viết một bài văn nghị
luận
1.5.1. Các lỗi thường gặp
- Không xác định được trọng tâm của đề, sai kiến thức, lạc đề.
- Dẫn dắt vào bài lan man, chưa giới thiệu được vấn đề.
- Dùng từ ngữ khơng chính xác, thiếu trong sáng, sai chính tả.
- Các luận điểm, dẫn chứng đưa ra trùng lặp, khơng có sự liên kết.
- Bố cục của bài viết lộn xộn, không hợp lý.
1.5.2. Cách khắc phục
- Đọc kĩ, xác định được nội dung trọng tâm, dạng bài nghị luận.
- Xây dựng dàn ý, hệ thống luận điểm phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
- Chăm chỉ học tập, biết kiến thức.
- Giữa các phần trong một bài nghị luận cần liên kết, logic với nhau.
- Dẫn chứng, lí lẽ phải chính xác, có tính thuyết phục.

3



CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT VÀ VIẾT BÀI
2.1. Xây dựng dàn ý
2.1.1. Mở bài
Dẫn dắt:
“Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin
tưởng”
(Victor Hugo)
Niềm tin luôn luôn cần thiết, là động lực, sức mạnh giúp bạn vươn lên
trong cuộc sống. Bạn cần tin tưởng vào chính bản thân mình.
2.1.2. Thân bài
a, Giải thích:
+ “Niềm tin là gì?”
- Định hướng cho suy nghĩ, hành động của bạn. Xuất phát và được tạo nên
trong cuộc sống khi bạn có kiến thức.
- Là cảm xúc, sự tin tưởng của bạn vào mọi người.
- Là năng lượng giúp con người làm được điều mong ước.
+ Biểu hiện của niềm tin.
b, Phân tích, chứng minh sức mạnh của niềm tin:
* Nguồn gốc:
- Có thể thấy mơi trường xung quanh là yếu tố trực tiếp khiến cho con
người hình thành niềm tin.
- Niềm tin cịn bắt nguồn từ nền tảng kiến thức, có kiến thức về mọi khía
cạnh chúng ta sẽ nhìn mọi vật theo hướng khác, niềm tin hình thành theo hướng
tích cực, lạc quan hơn.

4


- Từ những sự kiện, biến cố: quá khứ bạn trải qua những sự kiện, chuyện

khơng may, khơng tích cực bạn sẽ mất đi niềm tin vào mọi thứ. Suy nghĩ của bạn
sẽ dần thay đổi.
- Những điều bạn thấy: Con người ln tin vào những gì mình nhìn thấy.
Cuộc sống ln tồn tại rất nhiều điều có thể bạn thấy là như vậy nhưng nó lại
khơng như bạn nghĩ.
* Sức mạnh của niềm tin:
- Có một niềm tin là một điều cần thiết những một niềm tin hạn chế lại là
trở ngại lớn với bạn. Khi nhìn thấy người bán hàng giỏi, bạn nghĩ mình sẽ làm
đơn giản nhưng đến khi thực hiện bạn lại không thể làm được nó.
- Giúp bạn kiên trì theo đuổi ước mơ, lý tưởng: chỉ cần khơng ngại khó
khăn, có bản lĩnh bạn sẽ vươn lên, chiến thắng và đạt được mơ ước.
- Nền móng của sự thành cơng. Bạn ln phát triển bản thân, không phụ
thuộc hay ý lại vào bất kỳ ai. Điều kiện, yếu tố xung quanh chỉ giúp bạn, hỗ trợ
cho bạn chứ không trực tiếp tạo nên thành cơng.
- Khơi dậy năng lượng tích cực trong bạn. Tâm trạng thoải mái, tràn đầy
sức sống khiến bạn mạnh mẽ hơn. Ẩn sâu trong bạn ln có những năng lượng,
niềm tin sẽ giúp bạn khơi dậy, định hướng cho nguồn năng lượng ấy. Xóa bỏ
mọi ngăn cách, sự lười biếng của bản thân.
* Nếu khơng có niềm tin trong cuộc sống:
- Sống trong bóng tối của sự tiêu cực.
- Mất đi sự tin tưởng bản thân, khơng có nguồn động lực, sự kiên trì.
- Với mọi người, dần trở nên xa cách, khơng hịa nhập và chia sẻ.
* Cách xây dựng niềm tin:
- Để xây dựng cho mình niềm tin bạn nên chọn mơi trường sống tích cực.
Hạn chế tiếp xúc với những bạn bè hoặc môi trường sống tiêu cực.

5


- Mở rộng kiến thức để đi đúng hướng và tránh được những suy nghĩ tiêu

cực. Cần có ước mơ cho mình, vì chỉ khi xây dựng ước mơ con người ta mới cố
gắng phấn đấu.
- Cần có khát vọng, ước mơ và ý chí chí theo đuổi ước mơ của mình.
- Tin tưởng và tha thứ cho bản thân. Bạn nên tha thứ cho bản thân mình vì
đã đánh mất đi niềm tin, vực dậy niềm tin trong bạn.
- Luôn đổi mới, sáng tạo trong học tập, luôn gắn với thực tế.
c, Bàn luận, mở rộng:
- Cá nhân thì không nên sợ hãi, e ngại trong suy nghĩ. Phải biết đối đầu và
vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ln tin tưởng vào bản thân mình.
- Là sức mạnh giúp ta thành cơng, vượt qua thử thách. Vì vậy mỗi người
cần dựa trên niềm tin ấy, tạo cho mình năng lực tích cực.
- Có niềm tin là chưa đủ bạn cần tạo cho người khác có được niềm tin ở
mình: Giữ lời hứa, hành động có ý nghĩa,…
- Bên cạnh đó cịn nhiều người có niềm tin tiêu cực.
- Đừng tự tin dẫn đến tự kiêu và tự phụ.
- Có rất nhiều ví dụ về niềm tin và sau đây tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu
chuyện.
2.1.3. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
2.2. Viết bài
“Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin
tưởng”
(Victor Hugo)
Cuộc sống luôn tiềm ẩn những cơ hội giúp con người phát triển, song song
6


cùng tồn tại cịn là có khó khăn, thử thách phải vượt qua. Con người ta ln có
những khao khát, lý tưởng riêng cho mình. Dù nghịch cảnh có làm cho ta buông
xuôi, bỏ cuộc nhưng chỉ cần bạn giữ được ngọn lửa niềm tin và thắp sáng nó,

bạn sẽ huy động được sức mạnh để vượt qua. Vậy mới thấy, niềm tin luôn luôn
cần thiết, là động lực, sức mạnh giúp bạn vươn lên. Cá nhân cần tin tưởng vào
chính bản thân mình.
Để thấy được sức mạnh mà niềm tin mang lại thì trước hết bạn cần hiểu
“niềm tin là gì?” Đó là bộ xử lý, định hướng cho hoạt động của bạn. Xuất phát
và được tạo nên trong cuộc sống khi bạn thấy phù hợp với kiến thức của mình.
Là sức mạnh tinh thần, cảm xúc của sự tin tưởng giúp con người cố gắng hơn.
Có niềm tin bạn sẽ thấy cuộc sống lạc quan, có ý nghĩa hơn. Ta bắt gặp rất nhiều
người nhờ có sự tự tin mà thành cơng, và khơng đâu xa xơi đó là Bác Hồ. Với
niềm tin, ý chí mãnh liệt Bác mở ra con đường, lối đi cho dân tộc. Dù thiếu thốn,
chịu tác động, khổ cực nhưng với sức mạnh niềm tin bác thay đổi, đưa đất nước
đi lên Bác đã làm được. Hay trong cuộc sống, nhiều người khi sinh ra không
may mắn, chịu khổ cực nhưng nhờ sức mạnh niềm tin và sự cống gắng không
ngừng họ đã trở thành người có địa vị, kiến thức trong xã hội. Có niềm tin thì sẽ
có thành cơng.
Vậy thì niềm tin bắt nguồn từ đâu? Có thể thấy mơi trường xung quanh là
yếu tố trực tiếp khiến cho con người hình thành niềm tin. Bạn sống ở cuộc sống
mà xung quanh bạn có nhiều người tự tin, giỏi giang, vươn lên thì bạn sẽ có ý
chí, niềm tin trong bạn sẽ bùng lên mạnh mẽ. Nhưng ngược lại, mọi thứ xung
quanh chỉ tồn thất bại thì niềm tin tích cực trong bạn sẽ dần biến mất và thay
vào đó là thứ tiêu cực. Niềm tin còn bắt nguồn từ nền tảng kiến thức, có kiến
thức về mọi khía cạnh chúng ta sẽ nhìn mọi vật theo hướng khác, niềm tin hình
thành theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Niềm tin của chúng ta sẽ đi theo hướng
đúng đắn. Hơn nữa niềm tin còn bắt nguồn từ biến cố sự kiện xảy ra. Quá khứ
bạn trải qua những sự kiện, chuyện khơng may, khơng tích cực bạn sẽ mất đi
niềm tin vào mọi thứ. Suy nghĩ của bạn sẽ dần thay đổi. Và cuối cùng niềm tin
bắt nguồn từ những gì mà chúng ta thấy được. Con người thường tin vào điều
7



mình thấy trực tiếp hơn là nguồn tiếp cận khác. Nhờ đó mà con người có ý chí
phấn đấu hơn nhưng khơng phải bất cứ điều gì bạn thấy cũng là đúng. Cuộc sống
ln tồn tại rất nhiều điều có thể bạn thấy là như vậy nhưng nó lại khơng như
bạn nghĩ.
Luôn tồn tại yếu tố khác nhau bên trong mỗi người, tuy “vật chất quyết
định ý thức” (Triết học Marx – Lenin) nhưng một tinh thần thoải mái luôn làm
được việc lớn. Có một niềm tin là một điều cần thiết những một niềm tin hạn chế
lại là trở ngại lớn với bạn. Khi nhìn thấy người bán hàng giỏi, bạn nghĩ mình sẽ
làm đơn giản nhưng đến khi thực hiện bạn lại khơng thể làm được nó. Hay bạn
ngại đứng trước mọi người để tranh luận, mặc dù khơng có ai cản trở hay khiến
bạn sợ sệt cả. Để thành cơng, gan dạ hơn bạn nên thốt ra khỏi vỏ bọc của bản
thân để thành công hơn. Niềm tin là nguồn sức mạnh giúp bạn theo đuổi ước mơ,
hồi bão. Khơng phải lúc nào bạn cũng may, mắn có người giúp đỡ. Bạn mất đi
niềm tin chỉ vì mình sinh ra khơng được tài, giỏi hay may mắn. Nhưng bạn nên
biết có rất nhiều người họ đã thành cơng, bởi lịng nhiệt huyết ham học hỏi.
Đừng trách hay đổ lỗi cho cuộc sống. Chỉ cần chúng ta có ước mơ và niềm tin thì
mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Bạn cũng sẽ thành công, vươn tới được ước mơ nếu như
bạn biết cố gắng. Hơn thế nữa niềm tin là nền tảng của mọi thành công. Muốn
thành công bạn luôn phát triển bản thân, không phụ thuộc hay ý lại vào bất kỳ ai.
Điều kiện, yếu tố xung quanh chỉ giúp bạn, hỗ trợ cho bạn chứ không trực tiếp
tạo nên thành công. Giống như một “hệ điều hành” niềm tin quyết định hành
động, sự thành công của bạn. Nếu bạn tin rằng trở thành người lãnh đạo tài giỏi,
một doanh nhân thì bạn “dám” mơ ước, cố gắng thực hiện được mơ ước đó. Và
cuối cùng, niềm tin có sức mạnh khơi dậy năng lượng tích cực. Tâm trạng thoải
mái, tràn đầy sức sống khiến bạn mạnh mẽ hơn. Ẩn sâu trong bạn ln có những
năng lượng, niềm tin sẽ giúp bạn khơi dậy, định hướng cho nguồn năng lượng
ấy. Xóa bỏ mọi ngăn cách, sự lười biếng của bản thân. Từ đó kéo theo sự cố
gắng, ham học hỏi, mang đến cho năng lượng khiến cho bạn mạnh mẽ và cuốn
hút hơn. Hành động, suy nghĩ của bạn sẽ được niềm tin gắn kết lại với nhau theo
hướng đi định sẵn. Bạn yêu đời, lạc quan hơn, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn

8


Có niềm tin là cần thiết nhưng nhiều người đang dần đánh mất niềm tin.
Sống khơng có niềm tin giống như sống trong bóng tối của sự tiêu cực. Dễ bị gục
ngã khi đối đầu với khó khăn để rồi đánh mất niềm tin. Luôn bị động và phụ
thuộc và người khác. Thấy cuộc sống luôn quẩn quanh, bế tắc, một màu, không
thấy được ánh sáng của hy vọng. Không cố gắng, kiên trì theo đuổi ước mơ của
mình. Ln nghi ngờ sự giúp đỡ của mọi người khiến cho các mối quan hệ rạn
nứt.
“Nếu mất đi tiền bạc, bạn chẳng mất gì
Nếu mất đi sức khỏe, bạn mất đi một phần của cuộc sống
Nhưng nếu mất đi niềm tin, bạn mất cả tương lai”.
Niềm tin tác động tích cực đến con người. Để xây dựng cho mình niềm tin
bạn nên chọn mơi trường sống tích cực. Hạn chế tiếp xúc với những bạn bè hoặc
môi trường sống tiêu cực. Mở rộng kiến thức để đi đúng hướng và tránh được
những suy nghĩ tiêu cực. Cần có ước mơ cho mình, vì chỉ khi xây dựng ước mơ
con người ta mới cố gắng phấn đấu. Nuôi dưỡng ước mơ lớn, hồi bão lớn giúp
bạn có niềm tin hơn trong cuộc sống. Bạn nên tha thứ cho bản thân mình vì đã
đánh mất đi niềm tin, vực dậy niềm tin trong bạn. Đừng vì một chút nản lịng hay
vấp ngã mà mất đi niềm tin, có suy nghĩ tiêu cực trong mọi việc. Tạo cho mình
lối sống lành mạnh, khơng lùi bước trước khó khăn. Hình thành nên sự tự ý thức,
tự tin trong cuộc sống. Có thái độ học hỏi, làm theo những người có lý tưởng
lớn.
Niềm tin là sức mạnh giúp ta thành cơng, vượt qua thử thách. Vì vậy mỗi
cần dựa trên niềm tin ấy, tạo cho mình năng lực tích cực. Phải tin tưởng vào
chính bản thân mình, tạo cho mình những sự tự tin nhất định, đánh bay cái tâm
lý e ngại, sợ hãi, tự ti trong tâm hồn. Có niềm tin là chưa đủ bạn cần tạo cho
người khác có được niềm tin ở mình: Giữ lời hứa, hành động có ý nghĩa,… Bên
cạnh đó cịn nhiều người có niềm tin tiêu cực. Đừng tự tin dẫn đến tự kiêu và tự

phụ, ranh giới này thực sự rất mong manh. Ln biết được vị trí của mình để

9


không huênh hoang, kiêu ngạo. Luôn cầu thị trong cuộc sống và cơng việc. Thực
hiện ước mơ của mình bằng thực lực chứ không phải bất chấp, vi phạm quy định.
Có rất nhiều ví dụ về niềm tin và sau đây tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu
chuyện. Ở một vùng nọ đã rất lâu rồi khơng có mưa, dân chúng ngày ngày cầu
nguyện mong trời đổ mưa. Ngày qua ngày trời vẫn không trút một hạt nước nào
cả, nhiều người không kiên định đã bỏ đi nơi khác sinh sống. Một ngày nọ, già
làng quyết định lập một đàn cầu mưa và yêu cầu tất cả người dân phải tham gia.
Khi đi mang theo một vật mình tin để cầu nguyện. Ai lấy đều rất vui vẻ, họ
chuẩn bị rất nhiều đồ vật quý giá nhất trong nhà. Dưới sự đồng lịng cầu nguyện
của người dân thì trời cũng đổ mưa xuống. Mọi người tranh nhau nhận đồ vật
của mình mang lại may mắn. Bỗng một cơ bé nói với ba: “Con biết là trời sẽ
mưa nên con đã mang theo ô để không bị ướt”. Niềm tin của cơ bé chính là thứ
q giá nhất, đem lại may mắn. Câu chuyện đơn giản nhưng nó lại mang một ý
nghĩa lớn lao.
Bởi vậy ta mới thấy niềm tin ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống. Đưa bạn
đến với ước mơ, sự thành công mà bạn mong ước. Hãy tạo, rèn luyện cho bản
thân ý chí thực hiện hồi bão của mình. Trong cuộc sống hiện nay thì niềm tin là
có vai trị quan trọng, nếu mất đi nó rồi thì bạn sẽ mất đi nhiều thứ khác. Cuộc
sống thật tẻ nhạt và vô vị, bạn không cảm nhận được niềm vui, cảm giác hạnh
phúc của sự thành công. Vì vậy cần nghị lực và ni dưỡng niềm tin của mình
bạn nhé.
PHẦN KẾT LUẬN
Lập dàn ý trước khi viết một văn bản nghị luận là bước quan trọng, hạn
chế được sự thiếu sót, các lỗi thường gặp. Q trình này giúp người viết khái
quát được nội dung, nắm bắt được luận điểm cần triển khai, tránh được tình trạng

lan man, lạc đề. Lập dàn ý trước khi viết bài sẽ giúp bạn có một bài văn hồn hảo
hơn. Nếu bỏ qua bước này, bạn sẽ dễ bị cảm xúc dẫn dắt làm bài văn xa đề hoặc
thiếu ý, lặp ý. Qua việc chỉ ra các bước cũng như những lỗi hay mắc phải khi
10


viết bài văn nghị luận khiến cho việc tạo lập văn bản nghị luận dễ dàng hơn. Biết
áp dụng cách lập dàn ý và viết hoàn chỉnh cho các bài văn nghị luận khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />
11



×