BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
BỘ MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1
Chủ đề: Số 01
Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên
quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất NLHVDS hoặc
bị hạn chế NLHVDS mà theo quan điểm của nhóm quyết
định đó là chưa phù hợp, và giải quyết các yêu cầu.
NHÓM
02
LỚP
N03. TL1
:
:
Hà Nội, 2022
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 15/6/2022.
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 02
Lớp: N03.TL1
Khóa: K46
Tổng số thành viên của nhóm: 16
Có mặt: 16
Vắng mặt: 0
Có lý do: 0
Không lý do: 0
Nội dung: Đánh giá kết quả làm việc nhóm
Mơn học: Luật Dân sự 1
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm. Kết quả như sau:
Đánh giá của
SV
STT
MSSV
SV kí
Họ và tên
A
1
460517 Lê Thị Thu Hiền
2
460518
3
460519
4
460520
5
460521
X
X
6
460522
Phạm Thị Thái
Hòa
Nguyễn Thị
Hồng
Trần Thị Thu
Hồng
Kiều Thị Thanh
Huyền
Lê Thị Thu
Huyền
7
460523 Trần Duy Hưng
X
8
460524 Bùi Thị Hương
9
460525
Vũ Thị Thanh
Lam
B
X
X
X
X
X
X
Đánh giá của GV
C
tên
Điểm Điểm
(số)
(chữ)
Chữ
kí
GV
10
460526 Đặng Thùy Linh
X
11
460527
Nguyễn Thùy
Linh
X
12
460528 Phan Ái Linh
X
13
460529
14
460530 Lê Hương Ly
15
460531 Trần Cơng Minh
16
460532 Hồng Thị Ngân
Hà Thị Ngọc
Loan
X
X
X
X
Kết quả điểm bài viết: …………………..
- Giáo viên chấm thứ nhất: ……………….
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG
- Giáo viên chấm thứ hai: ………………...
Kết quả điểm thuyết trình: ……………...
Giáo viên cho thuyết trình: ………………..
Điểm kết luận cuối cùng: ………………..
Giáo viên đánh giá cuối cùng: …………….
Đề tài 1: Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc
tuyên bố một cá nhân bị mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS mà theo
quan điểm của nhóm quyết định đó là chưa phù hợp, và giải quyết các yêu cầu
ở cuối:
1. Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc
dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4 (giãn dòng 1.5, cỡ chữ 14, không
giãn đoạn, không giãn chữ).
2. Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án
sơ thẩm mà nhóm đã sưa tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù
hợp?
3. Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp
với quy định của pháp luật.
4. Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
Bộ luật dân sự
BLTTDS
Bộ luật tố tụng dân sự
NLHVDS
Năng lực hành vi dân sự
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................1
I. Khái quát về năng lực hành vi dân sự....................................................1
II. Giải quyết các yêu cầu............................................................................3
1. Tóm tắt nội dung vụ việc.......................................................................3
2. Những điểm chưa phù hợp trong quyết định theo quan điểm của nhóm
...................................................................................................................3
3. Hướng giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật theo
quan điểm của nhóm..................................................................................6
4. Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật hiện hành..............................8
KẾT LUẬN....................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................11
MỞ ĐẦU
Mỗi cá nhân trong công cuộc xây dựng xã hội và phát triển kinh tế đều
ít nhiều phải tham gia vào các quan hệ xã hội, trong đó có một phần không
nhỏ là những giao dịch dân sự. Tuy nhiên, khơng phải cá nhân nào cũng đều
có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự. Nhằm duy trì trật tự xã hội, pháp
luật dân sự Việt Nam quy định cá nhân nào có năng lực chủ thể mới có quyền
tham gia vào giao dịch dân sự. Năng lực chủ thể được cấu thành từ năng lực
pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Trong khi năng lực pháp luật dân
sự của cá nhân có từ khi sinh ra và không ngoại trừ bất kỳ ai thì năng lực hành
vi dân sự của cá nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của cá nhân đó. Thơng thường, người thành niên tức người từ
đủ 18 tuổi trở lên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có
một số bộ phận bị mất một phần hoặc hoàn toàn năng lực hành vi dân sự do
một số lý do cụ thể về tình trạng thể chất, sức khỏe tinh thần,... được quy định
tại điều 22, điều 23, điều 24 BLDS 2015.
Xuất phát từ đó, đề tài “Hãy sưu tầm một quyết định sơ thẩm của Tòa
án liên quan đến việc tuyên bố một cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự
hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà theo quan điểm của nhóm quyết
định đó là chưa phù hợp” sẽ làm rõ những hạn chế, bất cập tồn tại trong bản
án cụ thể cũng như pháp luật hiện hành đồng thời kiến nghị hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả điều chỉnh của những quy định về việc tuyên bố xác định
năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
NỘI DUNG
I. Khái quát về năng lực hành vi dân sự.
“NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” – Điều 19 BLDS năm 2015.
NLHVDS bao hàm khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các
quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ và năng lực chịu trách nhiệm dân sự khi
1
vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Pháp luật Việt Nam căn cứ theo tiêu chí độ tuổi để xác định mức độ
NLHVDS của cá nhân. Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có
NLHVDS đầy đủ trừ trường hợp bị tuyên bố mất NLHVDS hoặc hạn chế
NLHVDS. Cá nhân dưới 18 tuổi là những người có NLHVDS một phần.
Những trường hợp cá nhân là người thành niên nhưng vẫn bị khơng có
NLHVDS đầy đủ vì lý do tình trạng thể chất, sức khỏe tinh thần... gồm 3
trường hợp: mất NLHVDS; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi; hạn chế NLHVDS:
“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần.” – Khoản 1 điều 22 BLDS năm 2015
“Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ
khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” - Khoản 1 điều 23 BLDS năm 2015
“Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá
tán tài sản của gia đình thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố
người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.” - Khoản 1 điều 24
BLDS năm 2015.
2
II. Giải quyết các yêu cầu
1. Tóm tắt nội dung vụ việc
Tên quyết định: Quyết định số 13/2019/QĐST-DS ngày 26/09/2019
của TAND thành phố Vũng Tàu về việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn
chế NLHVDS.
Cơ quan ban hành quyết định: TAND thành phố Vũng Tàu.
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Bà Nguyễn Minh X, sinh năm
1977, địa chỉ: phường T, Tp.V, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nội dung việc dân sự: Ông Nguyễn Văn N (chết năm 1993) và bà
Huỳnh Thị A (chết năm 1982) có 6 người con gồm bà Nguyễn Minh H, ông
Nguyễn Minh T, ông Nguyễn Minh C, bà Nguyễn Minh X, bà Nguyễn Minh
H, và bà Nguyễn Minh M. Trong đó, bà Nguyễn Minh H bị tâm thần bẩm sinh
từ nhỏ, khơng có khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi và
khơng tự chăm sóc bản thân nên bà Nguyễn Minh X (quan hệ em gái ruột với
bà Nguyễn Minh H) yêu cầu Tòa án tuyên bà H bị hạn chế NLHVDS.
Nhận định của Tòa án: Các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ và Kết
luận giám định pháp y tâm thần kết luận bà H bị bệnh chậm phát triển tâm
thần mức độ vừa và bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi cho
thấy lời khai của bà X phù hợp với kết luận giám định và các tài liệu có trong
hồ sơ, do đó bà X yêu cầu tuyên bố bà H bị hạn chế NLHVDS là có căn cứ,
phù hợp với quy định tại Điều 24 BLDS nên chấp nhận.
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận yêu cầu của bà X, tuyên bố bà
Nguyễn Minh H bị hạn chế NLHVDS.
2. Những điểm chưa phù hợp trong quyết định theo quan điểm của nhóm
Theo nhóm chúng tơi, quyết định sơ thẩm số: 13/2019/QĐST-DS do
Tịa án nhân dân thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra quyết định có
hai điểm chưa phù hợp:
Thứ nhất, về nội dung nhận định của Tòa án: “Xét thấy, lời khai của
bà X phù hợp với kết luận giám định và các tài liệu có trong hồ sơ, do đó bà
3
X yêu cầu tuyên bố bà H bị hạn chế NLHVDS là có căn cứ, phù hợp với quy
định tại Điều 24 BLDS nên chấp nhận.”
Theo nhóm chúng tơi, khi căn cứ vào 2 nội dung:
Lời trình bày của bà X: ngay từ khi sinh ra bà H đã bị tâm thần bẩm
sinh, trí tuệ đã chậm phát triển, khơng có khả năng nhận thức, khơng làm chủ
được hành vi và khơng tự chăm sóc bản thân được.
Kết luận giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KL-GĐTC ngày
31/7/2019 của Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tp. Hồ Chí Minh, kết luận
bà H bị bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa (F71-ICD10); hạn chế khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Nhóm chúng tơi hồn tồn đồng ý rằng: Lời khai của bà X là phù hợp với kết
luận giám định. Song khơng thể lấy đó làm căn cứ để tuyên bố hạn chế
NLHVDS đối với bà H. Vì căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 BLDS thì một người
được tuyên bố là bị hạn chế NLHVDS khi người đó nghiện ma túy hoặc các
chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Nhưng nguyên nhân
dẫn đến hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của bà H lại là do
nguyên nhân khách quan, bệnh về tâm thần bẩm sinh mà khơng phải do
nghiện ma túy, chất kích thích. Do vậy, trường hợp của bà Nguyễn Minh H
hồn tồn khơng phù hợp với quy định tại Điều 24 của BLDS.
Như vậy, việc bà X yêu cầu tuyên bố bà H bị hạn chế NLHVDS là
không phù hợp. Đồng thời, việc Tòa án nhận định rằng yêu cầu của bà X là có
căn cứ nên chấp nhận, do đó cũng chưa phù hợp.
Thứ hai, quyết định tuyên bố của Tòa án: “Bà Nguyễn Minh H bị hạn
chế NLHVDS.”
Do có nhận định chưa phù hợp nên dẫn đến quyết định tuyên bố của
Tịa án trong vụ việc này cũng chưa chính xác. Như đã phân tích ở trên, việc
bà H bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi là do bệnh về tâm
thần chứ không phải do sử dụng ma túy, chất kích thích nên việc tuyên bố bà
H bị hạn chế NLHVDS theo Điều 24 của BLDS là chưa phù hợp. Việc Tòa án
4
tuyên bố sai về NLHVDS của bà H không chỉ dừng lại ở khác biệt về tên gọi,
hình thức mà cịn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bà H.
Trước hết, khi được tuyên bố là người bị hạn chế NLHVDS thì theo
Khoản 2 Điều 24, bà H chỉ có quyền thực hiện một số giao dịch nhằm phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày hoặc giao dịch mà luật liên quan có quy định
khác, cịn việc thực hiện các giao dịch dân sự khác thì phải có sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, bà H chỉ bị chậm phát triển tâm thần
mức độ vừa, tức là chỉ bị hạn chế một phần trong khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi. Do đó, bà H vẫn có khả năng thực hiện một số giao dịch khác
mang tính chất đơn giản, khơng phải những giao dịch dân sự phức tạp liên
quan đến bất động sản hay động sản phải đăng ký…Vì vậy, việc Tịa án tuyên
bố bà H là người bị hạn chế NLHVDS, đã làm hạn chế phạm vi quyền, tước
đi một số quyền giao dịch dân sự đáng có của bà H.
Hơn nữa, căn cứ vào Khoản 1 Điều 24 thì khi được tun bố là người
bị hạn chế NLHVDS thì Tịa án sẽ quyết định người đại diện theo pháp luật
cho bà H. Người đại diện theo pháp luật này sẽ nhân danh và vì lợi ích của bà
H để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Tuy nhiên,
với tình trạng sức khỏe tâm thần của bà H (chậm phát triển tâm thần mức độ
vừa), ngồi khó khăn trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì bà
H cịn gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân. Mà người đại diện theo
pháp luật như đã trình bày ở trên, chỉ có thể giúp bà H trong việc xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự (trong phạm vi đại diện) nhằm đảm bảo quyền và
lợi ích về mặt luật pháp của bà. Do đó, bà H cần một người giám hộ để có thể
thực hiện việc chăm sóc, đảm bảo việc chữa trị, điều trị bệnh, đồng thời quản
lý tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Như vậy, việc Tòa án tuyên bố bà
H là người bị hạn chế năng lực hành vi pháp luật đã tước đi quyền được giám
hộ hợp pháp của bà H.
5
3. Hướng giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật theo
quan điểm của nhóm
Qua những phân tích trên, chúng tơi xin đưa ra quan điểm của nhóm
mình để giải quyết vụ việc trên theo quy định của pháp luật như sau:
Trước hết, sau khi tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Minh X, Tòa án Nhân
Dân TP Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Vũng Tàu cần phải thu thập bằng chứng và
xác minh. Bằng cách trưng cầu giám định tâm thần của bà H ở Trung tâm
pháp y tâm thần để biết được mức độ bệnh của bà H, mất năng lực hành vi
hay là hạn chế năng lực hành vi... Và theo kết luận giám định pháp y tâm thần
số 3907/2019/KL - GĐTC ngày 31/7/2019 của Trung tâm pháp y tâm thần
khu vực Tp. Hồ Chí Minh, kết luận bà H bị bệnh chậm phát triển về tâm thần
mức độ vừa (F71 - ICD10); hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành
vi.
Theo đó, vụ việc có thể được giải quyết như sau:
Tịa án Nhân dân TP Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Vũng Tàu cần giải thích
cho bà Nguyễn Minh X rằng trường hợp của chị bà, bà H không phải là người
bị hạn chế NLHVDS mà là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi và cần người giám hộ theo quy định của Khoản 1 Điều 23 BLDS . Vụ việc
sẽ chuyển theo theo hướng dựa trên ý kiến của người đệ đơn là bà X dựa trên
căn cứ theo Khoản 1 Điều 367 BLTTDS 2015 quy định:“Người có quyền, lợi
ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố
một người mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS hoặc có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của BLDS”, bà X có muốn tiếp tục
u cầu tịa án tun bố về trường hợp của bà H như tòa án đã giải thích như
trên khơng.
Trường hợp 1: Nếu bà X vẫn muốn tiếp tục yêu cầu tuyên bà H là
người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi. Căn cứ theo Khoản 1
Điều 23 BLDS 2015, Tòa án tuyên bố bà H là người có khó khăn trong nhận
thức và điều khiển hành vi. Tiếp đó, căn cứ vào các điều 23, 49, 54, 57, 58, 59
6
BLDS 2015, Tòa sẽ chỉ định người giám hộ phù hợp với các quy định trên cho
bà H và xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ trong trường
hợp này.
Trường hợp 2: Nếu bà X rút đơn yêu cầu nhưng những người có quyền
và nghĩa vụ liên quan khác như ông Nguyễn Minh T, ông Nguyễn Minh C, bà
Nguyễn Minh H, bà Nguyễn Minh M có đệ đơn yêu cầu Tòa tuyên bố bà H là
người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi thì Tịa án tun bố bà
H là người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi. Và căn cứ vào
các điều 23, 49, 54, 57, 58, 59 BLDS 2015, Tòa sẽ chỉ định người giám hộ
phù hợp với các quy định trên cho bà H xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ
của người giám hộ trong trường hợp này.
Trường hợp 3: Khi bà X rút đơn yêu cầu đồng thời những người có
quyền và nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu gì thêm thì Tịa án sẽ đình chỉ
giải quyết sự việc dân sự. Theo Khoản 3 Điều 218 BLTTDS 2015 quy định
về: “Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do
người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường
hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này
thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ”. Do đó khi
bà X rút đơn thì khi đó lệ phí 300.000 đồng tiền lệ phí dân sự sơ thẩm sẽ được
hoàn trả lại cho bà X.
Trong q trình xét xử, Tịa án cần hỏi ý kiến của bà H. Trong trường
hợp bà H không thể tự đưa ra ý kiến thì Tịa án xem xét dựa trên ý kiến của
người yêu cầu và những người có quyền và lợi ích liên quan. Nếu bà H có thể
nhận thức và đưa ra ý kiến đồng ý với yêu cầu tuyên bố bản thân có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi thì dù bà X có rút đơn u cầu, chính bà H
có quyền u cầu Tịa án tun bố bà là người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi theo quy định tại khoản 2, điều 376, BLTTDS 2015. Nếu bà
H không đồng ý với yêu cầu của bà X, bà hoàn toàn có thể trình bày ý kiến
trước tịa. Lúc này, Tịa án cần xem xét yêu cầu của bà X (người đệ đơn yêu
7
cầu) và lời trình bày của bà H kết hợp với giám định pháp y tâm thần để đưa
ra quyết định có chấp nhận yêu cầu của bà X hay khơng.
4. Kiến nghị hồn thiện quy định pháp luật hiện hành
Việc tuyên bố người mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi hay hạn chế NLHVDS ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền lợi
và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng. Tuy có được quy định trong BLDS
2015 và BLTTDS 2015 nhưng vẫn chưa đầy đủ và hồn thiện và cịn một số
vướng mắc và nhầm lẫn dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc tuyên
bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay hạn chế
NLHVDS. Điều này kéo theo những hệ quả nhất định trong việc bảo vệ nhóm
người này trong hoạt động tố tụng dân sự. Vì vậy, nhóm chúng tơi có các kiến
nghị sau:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn giải thích chi tiết về điều kiện người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế NLHVDS.
Theo kết luận giám định pháp y tâm thần số 3907/2019/KL-GĐTC ngày
31/07/2019 của Trung tâm pháp y tâm thần thành phố Hồ Chí Minh đã kết
luận “bà H bị chậm phát triển thần kinh mức độ vừa và bị hạn chế khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi”. Điều 24 BLDS 2015 chỉ quy định người bị
hạn chế NLHVDS là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác
dẫn đến phá tài sản của gia đình. Như vậy, nếu dựa theo quyết định trên thì có
thể hiểu người bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và người
nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tài sản của gia
đình đều bị hạn chế NLHVDS như nhau 1. Để tránh tuyên bố nhầm, tuyên bố
một cách tùy nghi, phụ thuộc vào ý chí của người yêu cầu pháp luật dân sự
Việt Nam cần cụ thể hố thế nào là “khơng đủ khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS”; “người bị hạn chế khả năng
1 Quỳnh Trâm (2017), “Khó khăn vướng mắc khi áp dụng điều 23, 24 BLDS năm 2015”, Kiểm sát
điện tử, truy cập link: truy cập ngày 10/6/2022.
8
nhận thức và điều khiển hành vi” đồng thời phải đề ra những hướng dẫn, tiêu
chí phân loại, đánh giá để tránh nhầm lẫn giữa hai trạng thái này.
Hai là, quy định về điều kiện của kết luận giám định pháp y tâm thần
cũng cần phải rõ ràng, cụ thể hơn. Kết luận phải yêu cầu thể hiện đầy đủ nội
dụng về nguyên nhân tình trạng thể chất, tình trạng tinh thần là gì, khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi đến đâu, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ pháp luật dân sự ra sao, nếu rơi vào trường hợp khơng bị mất hồn
tồn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi thì người đó cịn có thể nhận thức
được trong phạm vi nào,… để tạo cơ sở cho Tòa án trong việc ra quyết định
tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay thuộc
trường hợp hạn chế NLHVDS từ đó chỉ định người đại diện cho họ trong tố
tụng dân sự và phạm vi đại diện của họ (nếu có).
Ba là, cần có hướng dẫn về quy định tại phiên họp xét đơn yêu cầu
tuyên bố một người mất NLHVDS, hạn chế NLHVDS hay khó khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi. Tại phiên họp cần thiết phải có sự có mặt của
các cơ quan chun mơn, chun ngành liên quan đến kết luận giám định
pháp y. Trong trường hợp những người này khơng có mặt tại phiên tịa thì cần
có văn bản gửi cho Tồ án thơng báo về kết quả khám nghiệm đó trước khi
mở phiên tồ. Đây là cơ sở thiết yếu trong việc đẩy lùi những hành vi gian dối
trong quá trình khám chữa bệnh cũng như những sai phạm trong kết luận
giám y của nhiều trung tâm giám định pháp y hoặc các cơ sở khám chữa bệnh
không đúng chuyên môn, gây ảnh hưởng khơng nhỏ trong qua trình giải quyết
vụ việc. Đặc biệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến chủ thể bị tuyên bố mất
NLHVDS, hạn chế NLHVDS hay khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
nếu như kết quả giám định khơng khách quan đúng đắn.
Ngồi ra, cần có các biện pháp liên quan mang tính đồng bộ đổi mới
cơng tác quản lý, mở rộng các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, có những
9
chế độ, chính sách đối với cán bộ cơng chức ngành Tòa án 2. Tăng cường kiểm
tra, giám sát đối với các hoạt động xét xử của thẩm phán nhằm kịp thời phát
hiện uốn nắn những sai sót, hạn chế; trong Tồ án cần phải có sự qn triệt
hướng dẫn thực hiện nghiêm túc pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường công
tác phổ biến giáo dục, tăng cường rộng rãi trong nhân dân cho mọi người hiểu
rõ hơn về thế nào là mất NLHVDS, hạn chế NLHVDS hay khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi. Để từ đó họ có thể bảo vệ lợi ích của mình hay
chính những người thân khi bị tuyên bố theo chế định này. Có như vậy pháp
luật mới cơng bằng, mới đi vào thực tiễn.
KẾT LUẬN
Thơng qua việc phân tích quyết định đã sưu tầm trên, nhóm chúng tơi
nhận thấy được tính phức tạp trong việc xác định NLHVDS của cá nhân.
Đồng thời, cũng khẳng định vai trò của những người thực thi và bảo vệ pháp
luật như kiểm sát viên, thẩm phán... là hết sức quan trọng trong việc giải
quyết một việc dân sự. Vì vậy, điều này địi hỏi các nhà làm luật cần nhanh
chóng hồn thiện pháp luật đầy đủ và chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi
ích của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự và dễ dàng hơn trong việc
áp dụng pháp luật vào giải quyết vụ việc thực tiễn. Cùng với đó, những chủ
thể thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật có thẩm quyền phải xem xét thật kĩ
lưỡng, cẩn trọng mỗi vụ việc dân sự và không ngừng trau dồi kiến thức pháp
luật để giải quyết các vụ việc, vụ án dân sự hợp lí nhất, đảm bảo cơng lí được
thực thi.
2 Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2015), Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất NLHVDS
hoặc bị hạn chế NLHVDS theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3. Quyết định số 13/2019/QĐST-DS ngày 26/09/2019 của TAND thành phố
Vũng Tàu về việc yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam Tập I,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2019.
5. Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2015), Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một
người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội.
6. Quỳnh Trâm (2017), “Khó khăn vướng mắc khi áp dụng điều 23, 24 BLDS
năm 2015”, Kiểm sát điện tử, truy cập link: />truy cập ngày 10/6/2022.
11