Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BTHK Môn pháp luật về giao dịch bảo đảm: Trình bày quan điểm cá nhân về những ưu điểm, hạn chế của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến tài sản bảo đảm. Đưa ra các quan điểm hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.48 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN:
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
ĐỀ SỐ 1:
Trình bày quan điểm cá nhân về những ưu điểm, hạn
chế của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến tài sản
bảo đảm. Đưa ra các quan điểm hoàn thiện
HỌ TÊN
MSSV
LỚP

:
:
:

HÀ NỘI – 2020


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Giao dịch bảo đảm là một thiết chế ra đời khá sớm ở nhiều qu ốc gia
có hệ thống pháp luật phát triển trên thế gi ới. Kinh nghiệm của nhiều
nước trên thế giới cho thấy thiết chế này được xây dựng đã tạo ra một
hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của nền kinh tế nói riêng; góp
phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế, tránh các
tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc có th ực hiện nh ưng


không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ. Bên cạnh nh ững ưu đi ểm
thì các quy đinh của pháp luật về tài sản bảo đảm song tồn tại một s ố bất
cập, hạn chế. Vì vậy để hiểu rõ hơn về quy đinh của pháp luật v ề tài s ản
bảo đảm em xin lựa chọn đề bài số 1: “Trình bày quan điểm cá nhân về
những ưu điểm, hạn chế của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đ ến tài
sản bảo đảm. Đưa ra các quan điểm hoàn thiện”.

NỘI DUNG
1. Những ưu điểm của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến tài sản b ảo
đảm
1.1. Tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đ ảm th ực
hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.
Theo Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định về tài sản
bảo đảm:
“1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ
trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
3


2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác đ ịnh
được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành
trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ h ơn giá
trị nghĩa vụ được bảo đảm.”
Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và
chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quy ền s ở h ữu.
Điều này được giải thích rằng, khi đưa tài sản tr ở thành đ ối tượng c ủa các
biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc s ở h ữu c ủa bên b ảo

đảm. Quy định này loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nh ận bảo đảm.
Theo khoản 2 Điều 295 BLDS 2015, tài sản có th ể đ ược mô t ả chung
nhưng phải xác định được. Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có
hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên luật d ự liệu quy đ ịnh tài s ản có
thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Mô tả chung tức là không
thể cụ thể hóa loại tài sản đó, vì thực tế nó chưa hình thành hoặc ch ưa
hình thành một cách đồng bộ nhưng phải xác định đ ược, t ức là có c ơ ch ế
xử lý chính xác loại tài sản đó khi phát sinh vấn đề x ử lý tài s ản b ảo đ ảm.
Ví dụ, thế chấp một căn hộ chung cư X thuộc dự án Y đang xây d ựng.
Trong phần đối tượng của hợp đồng thế chấp buộc các bên ph ải th ực hiện
mô tả căn hộ, dự án, tọa lạc tại địa điểm nào… Rõ ràng, căn hộ đó phải xác
định cụ thể bởi sơ đồ thiết kế, diện tích, vị trí…
Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị
nghĩa vụ được bảo đảm. Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn
4


hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền
thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa v ụ tài chính
khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản. Tuy nhiên các bên có th ể
thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo
đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đ ảm có th ể
chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành
tương tương lai. Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong
tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong t ương lai là
tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác
lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Như vậy, tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật Dân s ự 2015 có
thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai, l ớn h ơn ho ặc nh ỏ

hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm nhưng phải đảm bảo điều ki ện là xác
định được, phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, tr ừ tr ường h ợp
cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
1.2.

Các loại tài sản bảo đảm
BLDS 2005 quy định cụ thể: Tài sản bảo đảm có th ể là v ật (Điều 320);
tiền, giấy tờ có giá (Điều 321) hoặc quyền tài sản (Điều 322).
Điều 295 BLDS 2015 chỉ quy định chung là “tài sản bảo đ ảm”, tuy
nhiên theo định nghĩa “tài sản” tại Điều 105 BLDS 2015 thì không có gì thay
đổi, tài sản bảo đảm vẫn bao gồm: vật, tiền, giấy t ờ có giá và quy ền tài
sản và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 295 BLDS 2015

1.3.

Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
5


Theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 thì một tài sản có th ể
bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, tuy nhiên phải tuân th ủ các quy định
như sau:
“1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm th ực hiện nhiều nghĩa
vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá
trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì
bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản
bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo
đảm phải được lập thành văn bản.

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến h ạn
thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và t ất c ả
các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nh ận b ảo
đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các
bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến
hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo
đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.”
Căn cứ quy định trên thì một tài sản có thể dùng để bảo đảm th ực
hiện nhiều nghĩa vụ nếu thỏa mãn các điều kiện:
-

Có sự đồng ý xác lập các biện pháp bảo đảm đó từ các ch ủ th ể c ủa nhi ều
quan hệ nghĩa vụ.

6


-

Giá trị tài sản tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá tr ị
các nghĩa vụ được bảo đảm.
Ví dụ, A sở hữu một chiếc ô tô trị giá 2 tỷ đồng, A th ỏa thuận th ế ch ấp
chiếc ô tô đó cho B để vay khoản tiền 500 triệu đồng. Sau đó A vay của C 1
tỷ và cũng thế chấp chiếc xe ô tô đó. Đây là quy định mang tính nguyên t ắc,
nhưng quy phạm luật dân sự luôn xuất phát từ nguyên tắc cam k ết, th ỏa
thuận nên đối với quy định trên, pháp luật luôn dự liệu tr ường h ợp ngoại
lệ xuất phát từ:
Thỏa thuận khác của các bên chủ thể: Biện pháp bảo đảm chỉ là m ột
trong các cách thức pháp luật quy định để các chủ thể lựa chọn khi xác l ập

quan hệ nghĩa vụ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình hoặc đ ơn gi ản
hóa quy trình giải quyết nếu có tranh chấp. Do đó, nếu các bên trong quan
hệ nghĩa vụ không thỏa thuận hoặc thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo
đảm có trái nguyên tắc nêu trên thì pháp luật v ẫn tôn tr ọng và đ ảm b ảo
thực hiện. Ví dụ, khi một tài sản dùng để đảm bảo th ực hiện nhiều nghĩa
vụ về nguyên tắc giá trị của nó phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được
bảo đảm. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận và thống nhất ý chí m ột tài
sản có giá trị nhỏ hơn các nghĩa vụ được bảo đảm vẫn tr ở thành đ ối t ượng
của các biện pháp bảo đảm mà các bên lựa ch ọn vẫn đ ược đảm b ảo th ực
hiện.
Pháp luật có quy định khác: Quy định khác ở đây có th ể hiểu d ưới hai
góc độ:
Một là, pháp luật quy định cụ thể tại một văn bản quy ph ạm nào đó
thể hiện rõ giá trị của tài sản bảo đảm có thể nhỏ hơn các nghĩa vụ đ ược
bảo đảm.
7


Hai là, khi các bên chủ thể thỏa thuận lựa chọn nhiều biện pháp bảo
đảm khác nhau để bảo đảm cho các nghĩa vụ trong nh ững quan h ệ chính
nhưng theo quy định của pháp luật có những biện pháp bảo đ ảm không
nhất thiết phải có giá trị bảo đảm lớn.
Ví dụ, A, B thỏa thuận, theo đó A vay B một kho ản tiền 500 tri ệu có
cầm cố cho B một chiếc nhẫn kim cương trị giá 1 tỷ, đồng th ời th ỏa thuận
đặt cọc một nửa giá trị chiếc nhẫn đó để giao kết và th ực hiện h ợp đ ồng
mua bán nhà của B trị giá 4 tỷ đồng, sau đó lại th ỏa thu ận ký c ược chi ếc
nhẫn với B để thuê xe ô tô. Như vậy, nghĩa vụ được bảo đảm có giá tr ị r ất
lớn, cụ thể khoản vay 500 triệu, ngôi nhà trị giá 4 tỷ, ô tô trị giá 2 tỷ, trong
khi đó giá trị của tài sản bảo đảm chỉ 1 tỷ. Nh ưng trong tr ường h ợp này,
pháp luật lại cho phép các chủ thể áp dụng vì mỗi m ột bi ện pháp l ại

hướng đến bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo một cách khác nhau.
Một tài sản có thể dùng để bảo đảm nhiều nghĩa v ụ đối v ới m ột
người nhận bảo đảm. Trường hợp này các bên thỏa thuận trong giao d ịch
bảo đảm. Nếu một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ của nhiều người nhận
bảo đảm mà các biện pháp bảo đảm xác lập không cùng nhau thì ng ười
bảo đảm phải thông báo cho những người nhận bảo đ ảm sau bi ết và
quyết định có nhận bảo đảm hay không. Trường hợp một tài sản bảo đảm
nhiều nghĩa vụ thì mỗi lần bảo đảm phải lập thành văn bản riêng đ ể làm
căn cứ xử lý tài sản bảo đảm.
Khoản 3 quy định rằng, khi dùng một tài sản đ ể bảo đ ảm th ực hi ện
nghĩa vụ mà khi phải xử lý tài sản bảo đảm đó do hành vi vi ph ạm, m ột
trong các quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm, các quan h ệ nghĩa v ụ còn l ại
đều được coi là đã đến hạn và tất cả các bên chủ th ể đều đ ược tham gia x ử

8


lý tài sản đó. Trừ trường hợp có thỏa thuận áp dụng sự thay th ế bởi m ột
biện pháp bảo đảm khác từ một tài sản bảo đảm khác.
Như vậy, có thể dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm cho việc th ực
hiện nghĩa vụ vay tiền và mua nhà nhưng phải thông báo cho bên nhận
bảo đảm biết đồng thời phải thỏa thuận cụ thể về giá trị tài sản bảo đảm
so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
1.4.

Định giá tài sản bảo đảm
Theo Điều 306 BLDS 2015 quy định:
“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài
sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi x ử lý tài
sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ
chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp
với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp
luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình
định giá tài sản bảo đảm.”
Khi xử lý tài sản thì cần phải định giá tài sản một cách khách quan
đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan đến giá tr ị tài s ản đ ược
định giá. Các phương thức định giá gồm:

9


Thứ nhất, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận giá
tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi x ử lý
tài sản bảo đảm. Nếu không thỏa thuận sẽ xác định thông qua tổ chức định
giá tài sản.
Thông thường việc định giá tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận để
đảm bảo sự thống nhất ý chí của các bên liên quan đến quy ền và l ợi ích
của mình, thậm chí loại bỏ rủi ro cho các bên, đặc biệt bên nh ận b ảo đ ảm.
Thứ hai, việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù
hợp với giá thị trường.
Kể cả các bên thỏa thuận hoặc tổ chức định giá tài sản phải thực hiện
việc định giá thì việc định giá phải đảm bảo khách quan, phù h ợp v ới giá
thị thường.
Thứ ba, tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái
pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá
trình định giá tài sản bảo đảm.
Khi có cơ sở chứng minh cho việc tổ chức định giá có hành vi trái pháp

luật mà gây ra thiệt hại thì tổ chức định giá phải bồi th ường cho bên bị
thiệt hại.
2.

Những hạn chế của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến tài sản bảo
đảm
Thứ nhất, tài sản đưa vào các giao dịch bảo đảm không phải là chuy ển
giao quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng cũng chưa hẳn ở mức độ thực hiện
quyền định đoạt của chủ thể. Trong khi đó, ngoài chủ sở hữu, pháp luật
10


còn cho phép người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc theo quy định của
luật vẫn được quyền định đoạt .
Thứ hai, thông thường việc định giá tài sản bảo đảm do các bên thỏa
thuận để đảm bảo sự thống nhất ý chí của các bên liên quan đến quy ền và
lợi ích của mình, thậm chí loại bỏ rủi ro cho các bên, đặc biệt bên nh ận
bảo đảm. Tuy nhiên, pháp luật không quy định việc đ ịnh giá có th ể thông
qua chủ thể thứ ba là một sự thiếu hợp lý. Thực tế, việc định giá khi các
bên không thỏa thuận được mà nhờ chủ thể tổ chức định giá sẽ tôn kém về
chi phí, thòi gian nhiều hơn là chủ thể thứ ba.
Thứ ba, việc pháp luật chỉ trao quyền cho bên nhận bảo đảm đ ược
yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản bảo đảm nếu không x ử lý đ ược theo tho ả
thuận sẽ hạn chế các phương thức xử lý tài sản linh hoạt khác mà tổ ch ức
tín dụng có thể được phép thực hiện, trong khi các phương th ức này không
làm ảnh huởng đến quyền lợi của bên bảo đảm. Ví d ụ nh ư vi ệc tổ ch ức tín
dụng, công ty mua bán nợ bán đấu giá công khai tài sản bảo đ ảm trên th ị
truờng. Ngoài ra, một số đặc thù của việc xử lý tài sản bảo đ ảm tiền vay
không áp dụng cho việc xử lý các tài sản bảo đ ảm trong giao d ịch dân s ự
khác như về thời điểm xử lý tài sản và việc đa dạng các loại hình ch ủ th ể

xử lý tài sản, cơ chế hỗ trợ xử lý tài sản…
Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mặc dù có nh ững đ ặc thù nh ất
định, song bản chất của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng không
nằm ngoài những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nh ư: tôn tr ọng
thoả thuận của các bên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia giao dịch…

11


Việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và đang còn nhi ều
bất cập. Trước hết, bản thân các quy định tại Luật Đất đai và Bộ luật Dân
sự không thống nhất về phương thức xử lý tài sản bảo đảm trong tr ường
hợp các bên không có thỏa thuận
Thứ tư, thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra Tòa án còn ch ậm,
đặc biệt là thủ tục thi hành án thông th ường ph ải kéo dài ít nh ất 2 năm.
Thực trạng này ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng nh ư
kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng.
3.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, pháp luật còn cho phép người được chủ sở hữu ủy quyền
hoặc theo quy định của luật vẫn được quyền định đoạt, quy định này nên
mở rộng phạm vi những người được thực hiện vai trò của người bảo đ ảm,
có thể là “chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép dùng tài sản của
chủ sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc theo quy định của luật” sẽ
đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hơn. Ví dụ, doanh nghi ệp nhà n ước,
bên mua trả chậm trả dần…
Thứ hai, pháp luật nên cân nhắc việc bổ sung thêm việc định giá tài
sản của chủ thể thứ ba nếu các bên có yêu cầu.

Thứu ba, cần thống nhất đồng bộ quy định của pháp luật v ề tài s ản
bảo đảm trong Luật Đất đai, Bộ luật dân sự và các văn bản liên quan
Thứ tư, pháp luật cần có những sửa đổi bổ sung về th ủ tục x ử lý tài
sản thông qua khởi kiện ra Tòa án để không ảnh hưởng đ ến hiệu qu ả thu
hồi vốn vay cũng như kết quả kinh doanh của tổ chức tín d ụng

12


KẾT LUẬN
Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch ngày càng được hoàn
thiện, phát triển các hình thức bảo đảm và các tài sản đ ược đ ưa vào giao
dịch bảo đảm đa dạng phong phú hơn, quy định của pháp lu ật v ề tài s ản
đảm bảo ngày càng được hoàn thiện hơn. Mặc dù còn một s ố nh ững b ất
cập nhưng những quy định này đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định của
các quan hệ dân sự, kinh tế, tránh các tranh chấp phát sinh t ừ vi ệc không
thực hiện hoặc có thực hiện những không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có
nghĩa vụ.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Bộ luật Dân sự 2015.
Bộ luật Dân sự 2005, NXB Lao động.
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập II, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB


4.

Công an Nhân dân.
/>
5.
6.

biet.245024/
/> />


×