Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề cương ôn tập Lịch Sử 8 thi giữa kỳ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.1 KB, 3 trang )

Trường THCS Đề Thám
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Họ và tên: …………………
MÔN HỌC: LỊCH SỬ
Lớp: …… Mã số: …………
(Đã qua kiểm định 01)
Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Ơn kĩ)
a) Tình hình chính trị - xã hội của nước Pháp trước cách mạng?
b) Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Giải:
a) Tình hình chính trị - xã hội của nước Pháp trước cách mạng:
- Chính trị: Là nước quân chủ chuyên chế.
- Xã hội: Chia thành 3 đẳng cấp.
- Gồm có 3 đẳng cấp:
+ Tăng Lữ và Quý Tộc: có trong tay mọi quyền hành, khơng phải đóng thuế.
+ Đẳng cấp thứ ba: gồm giai cấp tư sản nông dân và các tầng lớp nhân dân khác khơng có quyền gì, phải đóng
nhiều thứ thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến.
- Vì vậy mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 với Tăng Lữ Quý tộc ngày càng gây gắt.
b) Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII: (bỏ khơng học)
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Những cản trở đối với cơng thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Bài 4: Chủ đề phong trào công nhân
(1) Phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX (ơn kĩ)
1a) Vì sao ngay từ khi giai cấp công nhân mới ra đã nổi dậy đấu tranh? (ơn kĩ)
1b) Vì sao phong trào cơng nhân 1830 – 1840 thất bại? Ý nghĩa? (ôn kĩ)
(2) Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng – Ghen?


(3) Nét nổi bật của phong trào công nhân từ 1848 – 1870? (bỏ câu này)
Giải
(1) Phong trào công nhân nữa đầu thế kỉ XIX
1a) Vì sao ngay từ khi giai cấp công nhân mới ra đã nổi dậy đấu tranh?
- Giai cấp cơng nhân bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.
- Đời sống của công nhân vô cùng cực khổ, họ phải làm việc nhiều giờ, lệ thuộc vào nhịp độ của máy móc,
đồng lương thấp kém khơng đủ ni sống gia đình và bản thân; Điều kiện ăn ở sinh hoạt rất tòi tàn, bị đối
xử thậm tệ,…
1b) Vì sao phong trào cơng nhân 1830 – 1840 thất bại? Ý nghĩa?
*Phong trào công nhân 1830 – 1840 thất bại:
- Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
*Ý nghĩa:
- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
(2) Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng – Ghen?
Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen:
- Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản và nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động.
1


- Cùng đứng về phía giai cấp cơng dân và có tư tưởng đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bất cơng, xây dựng
một xã hội bình đẳng.
(3) Nét nổi bật của phong trào công nhân từ 1848 – 1870? (bỏ không học)
Giai cấp công nhân từ đây đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức được rõ hơn về vai trị của giai cấp
mình và tinh thần đồn kết quốc tế của cơng nhân. Đây chính là nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ
năm 1848 đến năm 1870.
Bài 5: Công xã Pa-ri 1871
a) Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập công xã? ( bỏ câu này)
b) Vì sao khẳng định cơng xã Pari là nước kiểu mới? (ôn kĩ)
Giải

a) Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập cơng xã?
- Mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) >< nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành âm mưu bắt
hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (đại diện cho nhân dân).
- Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung đại bác của Quốc
dân quân, nhưng cuối cùng chúng đã thất bại. Chi-e phải cho quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng
làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trị Chính phủ lâm thời.
- Ngày 26 - 3 - 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu
phiếu. Những người trúng cử phần đơng là cơng nhân và trí thức - đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri.
b) Vì sao khẳng định cơng xã Pari là nước kiểu mới?
- Vì đó là một nhà nước do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông bầu phiếu.
- Công xã Pa-ri đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động, bảo đảm
quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
- Đây là một nhà nước khắc hẳng với kiểu nhà nước của giai cấp tư sản bóc lột. Do đó đây là một nhà nước
kiểu mới, nhà nước vơ sản do dân và vì dân.
Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
a) Tình hình kinh tế, chính trị của nước Đức?
b) Hiểu và giải thích đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ? (Chỉ học Pháp và Anh)
c) Suy nghĩ và nhận xét của em về tình hình phát triển kinh tế chính trị của các nước đế quốc Anh,
Pháp, Đức, Mĩ?
Giải
a) * Kinh tế:
- Công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp đứng hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mĩ.
- Nhiều công ty độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, thang đá, sắt thép,… Chi phối nền kinh tế Đức.
* Chính trị:
- Là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên ban.
- Đức thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động như:
+ Đề cao chủng tộc Đức.
+ Đàn áp phong trào công nhân.
+ Truyền bá bạo lực.
+ Chạy đua vũ trang.

- Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
b) Hiểu và giải thích đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ? (Chỉ học Anh và Pháp)
- Đều là những cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế quốc
- Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
* Anh: Chủ nghĩa đế quốc Thực dân:
2


- Giai cấp thống trị Anh đã đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa.
- Anh có hệ thống thuộc địa rộng nhất thế giới trải dài từ Châu Á đến Châu Phi.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bốc lột các thuộc địa.
* Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi:
- Bởi vì ở Pháp các công ty độc quyền ra đời.
- Pháp thực hiện chính sách tư bản ra nước ngồi cho các nước tư bản vay, vay với lãi suất rất là cao
* Đức: Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” vì nước Đức chịu ảnh hưởng
sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến :
để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát
triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị
trường thế giới.
* Mĩ: Kinh tế công nghiệp phát triển vượt bậc => hình thành các tổ chức độc quyền là những tơrớt, đứng đầu
là những ơng vua cơng nghiệp lớn ví dụ như: “vua dầu mỏ” Rơc-phe-lơ, “vua thép” Mc-gan, “vua ơ tơ”
Pho…
c) Suy nghĩ và nhận xét của em về tình hình phát triển kinh tế chính trị của các nước đế quốc Anh,
Pháp, Đức, Mĩ?
Giải
* Kinh tế:
- Sự phát triển kinh tế của các nước này không đồng đều.
- Trước khia Anh phát triển nhất, xong tới Pháp, Đức rồi mới tới Mĩ.
- Mĩ phát triển vượt bậc lên hàng thứ nhất, Pháp phát triển chậm lại nên tuột xuống hàng thứ 3.
* Chính trị:

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Tích cực chạy đua vũ trang.
- Vì vậy phát động chiến tranh chia lại thuộc địa.
--------------------Hết--------------------

3



×