Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề cương môn lịch sử 8 thi học kỳ I đợt 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.22 KB, 2 trang )

Trường THCS Đề Thám
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
Họ và tên: …………………
MÔN HỌC: LỊCH SỬ 8
Lớp: …… Mã số: …………
Câu 1: Vì sao thế kỉ XIX là thế kỉ của Sắt, Máy móc và động cơ hơi nước?
Bài làm:
- Sự tiến bộ về kĩ thuật: Lò luyện kim, ứng dụng động cơ hơi nước trong sản xuất.
- Sự chuyển biến mạnh từ công trường thủ công sang nền sản xuất cơng nghiệp cơ khí trong đó sắt, máy móc
và động cơ hơi nước được sản xuất và sử dụng phổ biến.
Câu 2: Tác động của những phát minh về khoa học kĩ thuật của thế giới nữa đầu thế kỉ XX đến cuộc sống
của con người?
Bài làm:
- Tích cực: Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại đời sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con
người.
- Tiêu cực: Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học - kĩ thuật được sử dụng trở thành phương tiện
chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua 2 cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 3: Vì sao các nước Tư Bản Phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Bài làm:
- Các quốc gia Đơng Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng.
- Giàu có về tài nguyên, thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến suy yếu.
- Các nước tư bản cần thị trường, cần thuộc địa nên đã đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á.
Câu 4: Nhật Bản giữa thế kỉ XĨX đầu thế kỉ XX
I. Cuộc Duy Tân Minh Trị
Bài làm:
Bài Học Lịch Sử:
- Cải cách toàn bộ trên các lĩnh vực, mở rộng quan hệ với các nước, không phân biệt đối xử.
- Đầu tư giáo dục, chú trọng phát triển khoa học – Kĩ Thuật.
Câu 5: Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Bài làm:
Hậu quả: Năm 1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ kéo dài đến năm 1933:


- Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước Tư Bản.
- Đẩy lùi sản xuất hàng chục năm.
- Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp.
- Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
Câu 6: Tác dụng của chính sách mới của Ru – dơ – ven 1932?
Bài làm:
- Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ.
- Giải quyết phần nào khó khăn của người lao động.
- Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư bản.
Câu 7: Em có suy nghĩa gì về hậu quả cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
Bài làm:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại. Tổn
hại về tinh thần cho con người như: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. Nhiều cơ sở vật chất bị tàn
phá.


- Cần ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, thương sót cho những người dân vơ tội, những người lính phải biến mình
thành cơng cụ chiến tranh.
- Đây cũng là 1 cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa phản động. Gây ra cuộc chiến tranh tàn khóc chỉ vì quyền
lợi của mình.
Câu 8: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á (1918-1939)
Bài làm:
- Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã ảnh hưởng lớn đến phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á.
- Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á, Tây Á. Tiêu biểu là ở
Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đơ-nê-xi-a.
- Giai cấp cơng nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Đảng cộng sản đã được thành lập và giữ gìn vai trị lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước như Trung
Quốc, Việt Nam.
Câu 9: Nhà khoa học A. Nơ-ben nói: “Tơi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh
khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Bài làm:
- Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật vào đời sống và sản xuất mang lại nhiều hiệu quả to
lớn. Giúp cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần, làm cho đời sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
(VD: việc ứng dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân vào sản xuất, chế tạo máy móc, phương tiện
giao thơng, chữa bệnh,... )
- Tuy nhiên, chính những thành tựu này cũng mang lại mặt trái nếu con người sử dụng nó để trở thành phương
tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại. (VD: việc sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân
vào sản xuất vũ khí gây chiến tranh hủy diệt,… )
=> Nhà khoa học A. Nô-ben đã nhận thức được mặt tích cực cũng như những nguy cơ mà các phát minh khoa
học mang lại. Vì thế, ông muốn nhân loại hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương
cho nhân loại.



×