Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng về nhóm loài tảo ở Hồ Tịnh Tâm - thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.94 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VỀ NHĨM LỒI TẢO
Ở HỒ TỊNH TÂM - THÀNH PHỐ HUẾ
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
TRẦN THỊ THU HẰNG - HỒ THỊ ÁNH NGUYỆT
HÀ THỊ THANH NHÀN - NGUYỄN THỊ THU HÀ
Khoa Sinh học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Dưới thời vua
Thiệu Trị, đây được xem là một trong 20 thắng cảnh đất Thần Kinh. Hệ sinh thái hồ
Tịnh Tâm có tính phong phú và đa dạng khá cao, trong đó có sự góp mặt của các lồi vi
tảo - nhóm sinh vật thường được sử dụng làm chỉ thị cho mơi trường nước, có độ đa
dạng cao và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Chúng là những sinh vật sản xuất sơ
cấp, đóng vai trị chính trong chuỗi sản xuất thức ăn ở các thủy vực. Một số loài tảo là
nguồn thực phẩm của con người, nhiều chiết xuất từ tảo được sử dụng trong công
nghiệp thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy vậy, một số tảo cũng là những
sinh vật “phiền toái” đối với các hệ thống cung cấp nước cho đô thị và các thủy vực bị
phú dưỡng. Một số đại diện gây nên hiện tượng nước nở hoa (watter bloom), đặc biệt,
một số còn sản sinh ra độc tố gây tác hại cho con người thông qua dây chuyền thức ăn
[3]. Tác động của các hoạt động nhân sinh đang ngày càng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ
sinh thái hồ, tới sự sinh trưởng và phát triển của các lồi tảo. Chính vì vậy, việc xác
định sự đa dạng của các nhóm lồi tảo có mặt trong hồ Tịnh Tâm là rất cần thiết.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhóm lồi tảo ở khu vực hồ Tịnh Tâm – thành phố Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Thời gian thu mẫu được chia làm 4 đợt (mỗi đợt thu mẫu khoảng 5 – 6 lần)
+ Đợt 1: từ ngày 28/02/2013 đến ngày 11/02/2013
+ Đợt 2: từ ngày 27/05/2013 đến ngày 09/06/2013
+ Đợt 3: từ ngày 05/09/2013 đến ngày 13/09/2013
+ Đợt 4: sẽ tiến hành trong tháng 11


Tiến hành thu mẫu trong khoảng 6 giờ đến 10 giờ sáng.
- Trang bị phục vụ cho thu mẫu gồm có: vợt phù du, lọ đựng mẫu, sổ ghi chép, bút
nhãn.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 89-93


90

NGUYỄN THỊ NGUYỆT và cs.

- Phương pháp thu mẫu: nếu nước cạn thì thu trực tiếp, nếu nước sâu thì đi thuyền thu
mẫu. Thu mẫu bằng cách lấy mẫu nước cho vào chai (lọ), bảo quản mẫu và đem về
phòng thí nghiệm. Sau khi thu mẫu phải ghi chép nhật kí thực địa.

Hình 1. ( ) Các điểm thu mẫu tảo tại hồ Tịnh Tâm – thành phố Huế

2.2.2. Phương pháp quan sát mẫu trong phịng thí nghiệm
- Sử dụng kính hiển vi và các dụng cụ thí nghiệm (kim mũi nhọn, lam kính, lamen…).
- Mẫu được định loại bằng phương pháp so sánh hình thái. Các tài liệu chính được dùng
để định loại là các tài liệu của Đặng Thị Sy [3], Dương Đức Tiến, Võ Hành [4], Edward
G. Bellinger, David C. Sigee [5]… và một số tài liệu khác.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự đa dạng về nhóm lồi
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2013, nhóm nghiên cứu đã xác
định được 12 chi thuộc 3 nhóm lồi có trong thủy vực. Cụ thể:
- Nhóm lồi tảo có khả năng làm chỉ thị sinh học có 9 chi thuộc các ngành vi khuẩn lam,
tảo lục, tảo silic, tảo mắt. Đó là các lồi thuộc chi Phacus, Euglena (Tảo mắt),
Chlamydomonas, Teraedron, Spirogyra, Chlorella (Tảo lục), Anabaena, Oscilatoria (Vi
khuẩn lam), Nitochia (Tảo silic). Tảo lục và tảo mắt là 2 ngành chiếm tỉ lệ cao về thành

phần loài trong khi tỉ lệ tảo silic rất thấp. Đây là nét đặc trưng của thủy vực đang trong
tình trạng nhiễm bẩn [5].
- Nhóm có khả năng bổ sung sinh khối làm thức ăn chăn ni có 2 chi thuộc ngành tảo
lục, tảo silic. Đó là các lồi thuộc chi Navicula (Tảo silic), Chlorella (Tảo lục).
- Nhóm có khả năng gây độc có 1 chi thuộc ngành vi khuẩn lam. Chi Oscilatoria.


NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VỀ NHĨM LỒI TẢO Ở HỒ TỊNH TÂM...

91

Bảng 1. Danh lục các taxon tảo thu được ở hồ Tịnh Tâm – thành phố Huế
Tên các Taxon
NGÀNH TẢO LỤC – CHLOROPHYTA
BỘ CHLOROCOCCALES
1.
Họ Ankistrodesmaceae
1)
Ankistrodesmus
2.
Họ Scenedesmaceae
1)
Actinatrum
2)
Crucigenia
3)
Scendesmus
4)
Testratrum
3.

Họ Oocystaceae
1)
Chodatella
2)
Nephrocytium
3)
Oocytis
4)
Chlorella
5)
Lagerheimia
4.
Họ Coalestraceae
1)
Coalestrum
5.
Họ Protococcoideae
1)
Dispora
2)
Protoccus
3)
Sphaerocystis
4)
Coenocytes
6.
Họ Hydrodictyoideae
1)
Pediastrum
2)

Tetraëdron
7.
Họ Treubariaceae
1)
Treubaria
8.
Họ Characiaceae
1)
Characium
2)
Ochroederia
3)
Schroederia
NGÀNH TẢO SILIC - BACILLARIOPHYTA
BỘ CENTRALES
1.
Họ Naviculaceae
1)
Calonies
2)
Navicula
2.
Họ Nitzschiaceae
1)
Nitzschia
NGÀNH TẢO MẮT – EUGLENOPHYTA
1.
Euglena
2.
Phacus

3.
Trachelomonas
VI KHUẨN LAM – CYANOBACTERIA
1.
Oscillatoria
2.
Merismopedia
3.
Spirulina

Dấu (+) thể hiện sự có mặt của taxon

(I)

Địa điểm
(II)
(III)

+

+

+

+

+
+
+
+


+
+
+
+

+
+
+
+

+

+

+

+
+
+

+
+
+
+
+

+

+


+

+

+
+
+
+

+
+
+
+

+
+

+
+
+
+

+

+
+

+
+


+
+

+

+

+
+

+

+
+
+
+

+
+
+

+

+

+

+


+

+
+

+
+
+

+

+
+
+

+
+

+
+

+

+
+
+

(IV)

+

+

+
+

+
+

+

Ghi
chú


92

NGUYỄN THỊ NGUYỆT và cs.

3.2. Đánh giá sự biến động thành phần taxon qua các đợt thu mẫu
Qua 3 lần thu mẫu ngồi thực địa và quan sát trong phịng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu
có nhận xét và đánh giá về sự biến động của các nhóm lồi tảo trong thủy vực qua thời
gian như sau:
* Đợt 1: từ ngày 28/2 – 11/3/2013
Xác định 11 chi tảo lục, 10 chi tảo silic, 2 chi tảo mắt, 1 chi vi khuẩn lam. Số lượng tảo
silic nhiều về cả thành phần loài và số lượng. Đối với tảo lục, thành phần loài đa dạng
nhưng số lượng cá thể của mỗi lồi ít. Ít gặp vi khuẩn lam và tảo mắt.
* Đợt 2: từ ngày 27/5 – 19/6/2013
Xác định 57 loài tảo lục, 2 loài tảo silic, 5 loài vi khuẩn lam và 2 lồi tảo mắt. Có sự
xuất hiện với số lượng lớn các loài vi khuẩn lam. Tảo lục nhiều về cả số lượng và thành
phần loài. Hiếm gặp tảo silic.

* Đợt 3: từ ngày 5/9 – 13/9/2013
Xác định 19 loài tảo lục, 2 loài tảo silic, 4 loài tảo mắt, 2 loài vi khuẩn lam. Vi khuẩn
lam vẫn tồn tại với số lượng lớn, nhưng mật độ giảm dần. Tảo lục vẫn có số lượng và
thành phần lồi nhiều. tảo mắt và tảo silic ở mật độ thấp.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Quá trình nghiên cứu đã xác định sự đa dạng một số nhóm lồi tảo ở hồ Tịnh Tâm –
thành phố Huế. Cụ thể, trong tổng số 30 chi, 10 họ đã xác định 9 chi thuộc nhóm tảo có
khả năng chỉ thị sinh học, 2 chi thuộc nhóm có khả năng bổ sung sinh khối làm thức ăn
chăn ni, 1 chi thuộc nhóm lồi có khả năng gây độc ở thủy vực.
Chúng tơi có một số đề nghị sau:
- Tiếp tục thu mẫu ở các khu vực khác nhau của hồ để biết số lồi chính xác hơn.
- Từ số liệu thu được có thể sử dụng và khai thác sinh khối tảo trong hồ cho các mục
đích khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]

[3]
[4]

Võ Hành, Phan Tấn Lượm (2010). Đa dạng tảo silic ở bãi tôm cửa Cung Hầu (song
Tiền Giang) tỉnh Trà Vinh, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa học tự
nhiên và công nghệ 26 (2010), 154 – 160.
Phạm Thị Mai, Phạm Tiến Đức, Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Hoài Hà (2008). Đánh
giá sự biến động số lượng theo mùa và theo tầng nước của vi khuẩn lam Microcystis
aeruginosa ở hồ Hồn Kiếm, Hà Nội, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội,
Khoa học tự nhiên và công nghệ 24 số 1S (2008), 125 – 129.
Đặng Thị Sy, (2005). Tảo học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997). Tảo nước ngọt Việt Nam, phân loại bộ Tảo lục
(chloroccales), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.



NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VỀ NHĨM LỒI TẢO Ở HỒ TỊNH TÂM...

[5]
[6]

93

Edward G. Bellinger and David C. Sigee (2010). Freshwater Algae, This edition first
published 2010,© 2010 by John Wiley & Sons, Ltd.
Robert Edward Lee (2008). Phycology, Cambridge University Press, New York.

NGUYỄN THỊ NGUYỆT
TRẦN THỊ THU HẰNG
HỒ THỊ ÁNH NGUYỆT
HÀ THỊ THANH NHÀN
NGUYỄN THỊ THU HÀ
SV lớp Sinh 4A, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế



×