TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
THƠ MAI VĂN PHẤN, NHÌN TỪ NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
NGUYỄN TỰ ĐỨC, NGUYỄN THỊ THƯƠNG
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Bài viết tập trung nhìn lại các chặng đường thơ của Mai Văn Phấn và một
số những nghiên cứu nhận định về thơ ơng. Từ đó khẳng định độ chín của ngịi bút
thi nhân cũng như sự nỗ lực cách tân không ngừng nghỉ nhằm tạo ra một phong cách
riêng cho thơ và hướng đến đổi mới nền thơ Việt Nam đương đại. Các cơng trình
nghiên cứu, với những nhận định sâu sắc, giá trị và các sáng tác của nhà thơ qua
các chặng đường, đã góp phần quan trọng trong việc khám phá đặc điểm nghệ thuật
thơ Mai Văn Phấn, khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật của ơng.
Từ khóa: Mai Văn Phấn, cơng trình nghiên cứu, cách tân, nền thơ Việt Nam
đương đại.
1. MỞ ĐẦU
Trong các nhà thơ đương đại, Mai Văn Phấn đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới
phê bình nghiên cứu cũng như độc giả yêu thơ. Với sức viết dồi dào và tâm huyết của cây bút
cách tân đầy tài năng, thơ Mai Văn Phấn thật sự là mảnh đất màu mỡ, có nhiều vấn đề rất cần
đi sâu tìm hiểu. Thơ Mai Văn Phấn là một hành trình nhọc nhằn đi từ truyền thống đến hiện
đại, trải qua những lần “vong thân”, tự phủ định bản ngã nhằm xác lập giá trị riêng cho thơ.
Ơng đã thốt khỏi lối mịn của những cảm xúc đơn điệu, để có một cái nhìn mới mẻ về hiện
thực. Thơ Mai Văn Phấn đã từng đạt được những giải thưởng thơ nhưng khơng dừng lại ở
những gì đã đạt được, người nghệ sĩ đích thực ấy ln ln quan niệm làm thơ là phải ln sáng
tạo. Chính vì vậy, ơng đã chọn cho mình một lối đi riêng trên hành trình tìm kiếm diện mạo
mới cho thơ ca Việt Nam đương đại.
2. NỘI DUNG
Mai Văn Phấn là một hiện tượng thơ khá mới mẻ và phức tạp, chính vì vậy số lượng bài
viết, nghiên cứu phê bình về nhà thơ cũng rất đa dạng và phong phú. Trong quan niệm truyền
thống, thơ vẫn được xem là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Mai Văn Phấn xuất hiện không
sớm trên thi đàn văn học Việt Nam nhưng thi sĩ đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịng bạn
đọc khơng chỉ bởi những giải thưởng văn học uy tín dành cho ơng như: giải Văn học Nguyễn
Bỉnh Khiêm (thành phố Hải Phòng, các năm 1991, 1993, 1994, 1995); giải Nhì (khơng có giải
nhất) cuộc thi thơ của báo Người Hà Nội (năm 1994); giải Nhì (khơng có giải nhất) cuộc thi thơ
của báo Văn nghệ (năm 1995); giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ “Bầu trời không
mái che” (năm 2010 - 2011)... mà còn bởi những cách tân táo bạo trong cách viết của nhà thơ.
Những cách tân ấy được thể hiện rõ nét qua từng chặng đường sáng tạo nghệ thuật của ông và
qua những đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về thơ ơng.
Quan niệm về thể loại trữ tình đã được nhiều nhà thơ từ xưa đến nay nói đến: “Thơ phát
khởi từ lịng người” (Lê Qúy Đơn), “hãy rung động hồn thơ cho ngọn bút có thần” (Ngơ Thì
Nhậm), “làm thơ cốt ở tấm lịng, hãy để tấm lòng điều khiển bàn tay” (Viên Mai)... Cho đến
phong trào Thơ Mới, thi sĩ làm thơ vẫn thiên về duy cảm và đó là sức mạnh chinh phục chủ yếu
của thơ Việt Nam, mặc dù trong nền thơ dân tộc cũng không thiếu các yếu tố suy tưởng, triết
lý. Đặc biệt trong thơ xưa với quan niệm “thi dĩ ngơn chí”, thơ chủ yếu để “tỏ lịng”, “trần tình”,
xa hơn nữa thơ ca mang nhiệm vụ truyền tải đạo lý, chính vì vậy, người làm thơ ln theo một
khn sáo, hình thức có sẵn. Luồng gió phương Tây đã đem lại cho phong trào Thơ Mới một
16
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
| 11/2019
sức sống mới, quan niệm về thơ cũng thay đổi trên nhiều mặt. Trong lời tựa tập “Gửi hương
cho gió”, Xn Diệu tự nhận mình là “con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hót chơi” .
Người nghệ sĩ đã thật sự vượt thốt khỏi những cơng thức truyền thống để tìm cho mình
những cái “tơi” mới, phù hợp với những cung bậc cảm xúc của chính mình. Thơ Việt Nam sau
1975, lại chuyển sang một trang mới. Ý thức sáng tạo giúp các nhà thơ tránh được lối mịn
khn sáo và ý thức hơn bản sắc của mình. Mỗi nhà thơ đều cố gắng khai phá những vùng đất
riêng, đưa vào đó những tiếng nói mới mẻ với những đặc thù không nhầm lẫn. Nhà thơ Mai
Văn Phấn là một trường hợp như thế.
Với Mai Văn Phấn, văn chương là hành trình đơn độc đi tìm cái đẹp. Tác phẩm văn học
trước hết quay lại hoàn thiện nhân cách, quan niệm thẩm mỹ và định hướng cho chính nhà văn
ấy, một nhà nghiên cứu đã nhận định về thơ ông như vậy. Mai Văn Phấn là một hiện tượng thơ
khá mới mẻ, số lượng bài viết, nghiên cứu phê bình về nhà thơ cũng rất đa dạng và phong phú.
Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tính cho đến thời điểm này đã có đến hơn một trăm
bài viết về thơ ông ở nhiều thể loại: giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận,
nghiên cứu, khảo cứu, phê bình... Tuy nhiên, ý kiến của nhà thơ Đỗ Quyên, trước khi Hội thảo
thơ về Mai Văn Phấn diễn ra tại Hải Phòng (15/ 5/ 2011) thì trong số khoảng hơn 60 bài viết về
thơ ông, chủ yếu trong số đó là các bài viết mang tính chất giới thiệu chân dung nhà thơ hoặc
những bài tranh luận, thảo luận xung quanh các giải thơ mà Mai Văn Phấn đã đạt được. Như
cơng trình nghiên cứu: “Lộ trình thơ Mai Văn Phấn”, nhà phê bình văn học Dương Kiều Minh
đã nhận định chung về thơ Mai Văn Phấn: “Khát vọng dâng hiến, khát vọng sáng tạo thường
trực trong mỗi bài thơ, đã làm xuất hiện nhiều hình ảnh khác lạ, sống động trong những khơng
gian thơ đa chiều, riêng biệt. Hình như ẩn giấu một điều gì đó, ở đâu đó qua các thời đại, cứ
mãi mãi kiềm giữ, có lúc đã từng hủy hoại những khát vọng muốn được bày tỏ, hiến dâng cùng
sáng tạo của những con người nhiệt huyết, ôm bầu nhiệt huyết băng qua sa mạc của người đời;
ở đấy chúng được lật lên bằng những hình ảnh mùa vụ và đất đai” [11]. Bài viết của Dương
Kiều Minh đã chỉ ra được khát khao đổi mới, sáng tạo, niềm mong muốn cách tân, trong thơ
Mai Văn Phấn. Bởi ngay từ những sáng tác đầu tiên, người đọc đã bắt gặp sự tìm tịi, thể nghiệm
những cách tân mới so với thơ ca truyền thống.
Với hai tập thơ đầu “Giọt nắng” (1992) và “Gọi xanh” (1995), từ thể thơ, nhịp điệu, kết
cấu bài thơ… vẫn chưa có sự đổi mới hồn toàn. Nhưng với nhà thơ Mai Văn Phấn ý thức tìm
tịi những ý tưởng lạ, hình ảnh lạ ln thường trực trong tâm trí để ơng tạo nên nét độc đáo
riêng cho thơ mình. Những bài thơ như “Rượu xuân”, “Kinh cầu ban mai”, “Chiếc lá”, “Qua
hồng hơn”... là những minh chứng thuyết phục cho nhận xét này:
“Cầm tay gió dắt vào đêm
Mà hồn xanh lỡ để quên cuối trời
Dấu chân xin cát chớ vùi
Cho ta niệm chắc ban mai lại về.”
(Qua hồng hơn)
Inrasara trong “Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu” đã đưa ra nhận định: “Không
thể hiểu hết nỗ lực của Mai Văn Phấn, nếu không đặt anh và sáng tác của anh vào môi trường
xã hội và môi trường thơ hiện đại miền Bắc. Không phải trong thời gian dài sự sáng tạo và
thưởng thức thơ ấy bị bó hẹp bởi khn phép hệ mỹ học hiện thực xã hội mà đúng hơn, bởi
chính quan niệm mang tính phổ quát của người làm thơ và người đọc thơ. Thơ là thơ ca, nó địi
hỏi sự trau chuốt kĩ lưỡng ở ngôn từ, chặt chẽ của tứ thơ, ý thơ cần đẹp, thi ảnh chọn lọc, giọng
điệu phải nên thơ. Phá cách tới đâu, người làm thơ cũng chỉ dừng lại ở Đặng Đình Hưng, Lê
Đạt hay Dương Tường. Có vậy thơi mà cũng đã chịu bao hệ lụy.
17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
Nghĩa là thơ vẫn cứ phải nên thơ. Và mọi người chấp nhận kêu nó là thơ. Sự thể khơng
có gì sai cả” [7]. Nhận định của Inrasara đã giúp người đọc hiểu thêm về quan niệm nghệ thuật
của nhà thơ Mai Văn Phấn, đối với ông mỗi một nhà thơ phải ý thức được trách nhiệm của
người cầm bút, phải thật sự “vong thân” - phủ định bản ngã trước đó của mình để ln tự đổi
mới và hồn thiện chính mình.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong bài viết: “Mai Văn Phấn trong vịng xốy của thơ hậu
hiện đại” đã nhấn mạnh: “Nếu có một nhà thơ nào đó đang ln tự đổi mới thơ mình và phá vỡ
các nhịp nhiệu mịn cũ trong các thể nghiệm thơ hơm nay, theo tơi, người đó phải là Mai Văn
Phấn. Từ trữ tình cổ điển, anh “bay” thẳng một mạch vào hậu hiện đại, rồi từ đó lao vào vịng
xốy đầy ấn tượng của thơ cách tân” [9, tr.420]. Bài viết của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã thật
sự khẳng định Mai Văn Phấn là một trong những gương mặt cách tân tiêu biểu của thơ hậu hiện
đại. Nhà văn Văn Chinh cho rằng: Hành trình thơ Mai Văn Phấn là hành trình của sự trở về với
bộ đơi song bước: ở bình diện nội dung, đó là “sự trở về với bản thể hồn nhiên, trở về với bản
lai diện mục của nhân sinh diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt hơn nhiều” và ở bình diện nghệ
thuật, đó là q trình vùng thốt khỏi các bãi lầy của các trường phái nghệ thuật để trở về với
truyền thống, với cổ điển. Bằng cái nhìn tinh tế và khách quan của người cầm bút, nhà văn Văn
Chinh đã chỉ ra những mặt quan trọng về nội dung và nghệ thuật của thơ Mai Văn Phấn trên
hành trình sáng tạo thơ ca. Trong vòng 5 năm, Mai Văn Phấn cho xuất bản ba tập thơ “Cầu
nguyện ban mai” (1997), “Nghi lễ nhận tên” (1999) và trường ca “Người cùng thời” (1999).
Ở giai đoạn thơ này, người đọc dễ dàng nhận ra độ “chín” dần về ngơn ngữ, nhịp điệu, thanh
âm trong những bài thơ được viết theo thể tự do hay thơ văn xuôi của Mai Văn Phấn. Giai đoạn
này đánh dấu ở trường ca, chứa đựng tất cả các hình thức thơ anh đã sáng tác trước đó, đồng
thời cũng xuất hiện ở những cấu trúc câu, nhịp điệu, ý tưởng khác biệt, những kết cấu mảng
khối bị phá vỡ. Có những chương mà hình thức thơ là những từ nối tiếp khơng có dấu chấm,
phấy, xuống hàng, duy nhất cịn lại là những ký tự vang lên như những câu hỏi mang theo thách
thức, như mời gọi người đọc cùng tham gia sáng tạo.
Vĩnh Phúc trong “Mai Văn Phấn với Hơm sau và đột nhiên gió thổi”, cũng cho rằng thơ
Mai Văn Phấn giai đoạn này bứt phá cách tân thi pháp với nhiều cách nói và mở rộng biên độ
thơ biểu hiện nhiều vấn đề của thời cuộc, con người hiện đại. Đây là cách sự ra đời của tập
thơ “Vách nước” (2003) - một tập thơ mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực. Và trong
những năm tiếp theo sự cách tân và đổi mới thi ca của nhà thơ Mai Văn Phấn được người đọc
biết đến nhiều hơn thông qua các tập thơ: “Hôm sau” (2009), “Và đột nhiên gió thổi” (2009)
và “Bầu trời khơng mái che” (2010). Năm 2012, với tập thơ “Hoa giấu mặt” và trong năm tiếp
theo cho ra đời tập thơ “Vừa sinh ra ở đó” (2013). Điều này đã khiến độc giả ấn tượng không
chỉ bởi sức sáng tạo mạnh mẽ, bền bỉ của nhà thơ mà còn bởi những cách tân khơng ngừng nghỉ
để ngày càng đổi mới và hồn thiện. Người đọc nhận thấy dường như trong thơ ông khơng cịn
dấu vết nào dù là rất nhỏ của cách viết trước đó. Nhà thơ đã giãi bày niềm ước mơ được đổi
mới một cách chân thành trong thơ của mình:
“Nỗi khắc khoải khơng cịn ý nghĩa
Sự thay đổi vượt quá sức mình
Chưa kịp đắn đo, chưa kịp tưởng tượng
Đã chìm trong mưa, đã cuốn theo mưa”
(Từ hạt mưa)
Ơng đã thật sự gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc bằng những vần thơ khống
đạt, hình ảnh thơ cường tráng, mạnh mẽ, cùng với ý tưởng thơ mới lạnhà thơ nói về vẻ đẹp tiềm
ẩn của cuộc sống:
18
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
| 11/2019
“Đã mưa
và sấm rền vang
Những đọt mầm khỏa thân trong bóng tối
Đất cố giấu đi trơ trụi khơ cằn
Khi cội rễ lần tìm trong ngực”
(Biến tấu đêm mưa)
Nhiều bài thơ được coi là đỉnh cao của thơ Mai Văn Phấn, đồng thời cũng là những thi
phẩm sáng giá trong nền thi ca đương đại: “Vẫn trấn tĩnh tiễn khách ra ngõ”, “Nghe em qua
điện thoại”, “Tắm đầu năm”, “Gió thổi...”. Đọc những sáng tác của Mai Văn Phấn trong giai
đoạn này, chúng ta có thể khẳng định rằng độ chín trong tìm tịi sáng tạo thơ của ơng đã thật sự
đến mùa tụ quả.
3. KẾT LUẬN
Nhìn lại các chặng đường thơ của Mai Văn Phấn, có thể thấy rõ sự trưởng thành trong
sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Từ chỗ nghiêng về truyền thống, chưa tạo được nhiều chất
riêng, đến sự bứt phá mạnh mẽ trong thi pháp ở chặng thứ hai và gặt hái được nhiều thành công
ở chặng cuối cùng, Mai Văn Phấn đã thể hiện rõ độ chín của ngịi bút theo thời gian cũng như
sự nỗ lực cách tân không ngừng nghỉ của bản thân nhằm tạo ra một phong cách riêng cho thơ
mình và hướng đến đổi mới nền thơ Việt trong tương lai. Những đóng góp đó của ơng đã ghi
những dấu ấn khá đậm, mà những nhà nghiên cứu và độc giả đã ghi nhận, qua những nhận
định sâu sắc, giá trị. Nhìn chung, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên, tuy chưa đầy đủ,
nhưng đã góp phần quan trọng trong việc khám phá đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn
cùng những quan niệm nghệ thuật trên hành trình sáng tạo của thi nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Việt Chiến (2008). Thơ Việt Nam 30 năm cách tân 1975-2005, Tạp chí Quân đội nhân
dân, số 16887.
[2] Nguyễn Đăng Điệp (2006). Thơ Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn tồn cảnh, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, Số 11.
[3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006). Từ điển Thuật ngữ Văn học, NXB Văn
học.
[4] Nguyễn Văn Hạnh (2006). Rabindranat Tagore với thời kỳ phục hưng Ấn Độ, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[5] Đào Duy Hiệp (2010). Cấu trúc ngơn ngữ và hình ảnh trong tập thơ “Và đột nhiên gió thổi”
của Mai Văn Phấn, nguồn:
/>=28&LOAIREF=&TGID=1024, truy cập 21:10, ngày 19/4/2014.
[6] Bùi Công Hùng (2000). Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa thơng tin, Hà
Nội.
[7] Inrasara (2009). Mai Văn Phấn, kết thúc cho một khởi đầu, Tạp chí Cửa Biển, (102), tr.71-73.
[8] Jean Chevalie, Alain Gheerbrant (1997). Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng Trường viết văn Nguyễn Du.
[9] Đình Kính (tuyển chọn, 2011) Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn khác biệt và thành công,
Kỷ yếu hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/5/2011, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
[10] Dương Kiều Minh (1996), Ấn tượng giải thơ cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ 1995, Báo Văn
nghệ trẻ, (10), tr.13.
[11] Dương Kiều Minh (2006), Lộ trình thơ Mai Văn Phấn, Tạp chí Cửa Biển, số tháng 7/2006, tr.74.
[12] Vĩnh Phúc (2009). Mai Văn Phấn với Hôm sau và đột nhiên gió thổi, Nguồn:
http:/doanvinhphuccr.vnwebblogs.com/post/12475/183208, truy cập 8:00, ngày 15/4/2014.
[1]
19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
[13] Nguyễn Hoàng Sơn (1996). Nhân hai cuộc thi ngắn hạn của Báo Văn Nghệ, Báo Văn nghệ trẻ,
(10), tr.12-13.
[14] Liêu Thái (2011). Bầu trời không mái che - symphony thơ, Báo Người Hà Nội, (11), tr.15.
[15] Đặng Thân (2009). Mai Văn Phấn và công nghệ cách tân thơ, nguồn:
truy cập 10:20, ngày 12/4/2014.
[16] Anh Thơ (2008). Mai Văn Phấn - người đi quanh con chữ, Báo An ninh Hải Phòng, (1659), tr.8.
Title: MAI VAN PHAN’S POETRY JOURNEYS AND SOME RESEARCHES ON HIS POETRY
Abstract: The article focuses on Mai Van Phan’s poetry journeys and some researches on his poetry.
Since then, it affirms the maturity of the poet pen as well as the relentless effort to innovate in order to
create a unique style for poetry and towards innovation of contemporary Vietnamese poetry. The
research works, with profound insights, values and compositions of the poet through the journeys, have
contributed significantly to discovering the artistic characteristics of Mai Van Phan, confirming the
talent, his artistic style.
Keywords: Mai Van Phan, researches, innovation, contemporary Vietnamese poetry.
20