TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG
SAU NĂM 1986
TRẦN THỊ THỦY
Trường THPT Đakrông, Quảng Trị
Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email:
Tóm tắt: Vũ Quần Phương thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Tuy là một bác sĩ rẽ tay ngang để đến với thơ ca, nhưng với
niềm đam mê sáng tác và bút lực dồi dào, Vũ Quần Phương đã sở hữu cho mình hơn
mười tập thơ với hàng trăm tác phẩm ấn tượng. Sáng tác của Vũ Quần Phương dễ đi
vào lòng người bởi những hình ảnh gần gũi, thân quen nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa
về cuộc đời và lẽ sống. Có thể nói chất triết lý, suy tưởng là đặc điểm nổi bật trong
thơ Vũ Quần Phương, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1986.
Từ khóa: Vũ Quần Phương, triết lý, triết lý nhân sinh.
1. MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, thơ vẫn luôn là người thư ký chân thành của trái tim, là tiếng gọi con
người hướng đến các giá trị “chân - thiện - mỹ”. Thơ ca được ví như cây đàn muôn điệu của
tâm hồn, của nhịp thở con tim. Người ta làm thơ trước hết là để nói lên tiếng lịng của mình,
sau đó với “sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” (chữ dùng của Hoài Thanh), thơ đến với
người đọc để kết nối thành sợi dây vơ hình trong suy nghĩ và hành động. Thơ ca đồng hành
cùng cuộc đời và thời đại, do đó thơ phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và mn
màu muôn vẻ về phong cách sáng tác.
Đến với thơ ca Việt Nam, nhìn một cách tổng quan, ở mỗi thời kỳ văn học, thi đàn Việt
Nam đều ghi nhận được nhiều tuyệt phẩm của những thi nhân giàu sức sáng tạo. Nếu văn học
Việt Nam thời trung đại bị chi phối và tác động mạnh mẽ bởi ý thức hệ phong kiến, sứ mệnh
văn chương buổi ấy nhằm mục đích giáo huấn răn đời “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí”, thi nhân
đương thời ít có cơ hội bộc bạch phần nội tâm thì văn học Việt Nam hiện đại lại là mảnh đất
phù sa màu mỡ để thi nhân thỏa sức bung nở những hạt giống tâm hồn mình. Đáng chú ý là
năm 1986 - cột mốc đổi mới mang tính lịch sử và tồn diện của đất nước ta đã mở ra nhiều cơ
hội vàng cho người làm văn nghệ. Đó vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với những văn nghệ
sĩ nói chung và những nhà văn, nhà thơ buổi giao thời nói riêng.
Là một trong những thi sĩ có đóng góp quan trọng đối với tiến trình thơ hiện đại Việt
Nam, đặc biệt là giai đoạn sau năm 1986, Vũ Quần Phương đã mang đến những vần thơ thấm
đẫm chất triết lý, khiến người đọc phải suy ngẫm, trăn trở về những vấn đề mn thuở của cuộc
đời. Có thể ví thơ Vũ Quần Phương như một chiếc thuyền nan bé nhỏ, nhẹ nhàng chuyên chở
những bài học nhân sinh ý nghĩa mà sâu sắc đến với người đọc.
2. NỘI DUNG
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa triết lý là “quan niệm chung của con người về những vấn
đề nhân sinh và xã hội” [5, tr.1327]. Để có được năng lực triết lý, con người cần có sự hội tụ
của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến “trình độ tư tưởng, liên tưởng, suy tưởng, triết học và
điều không thể thiếu được là vốn sống” [3, tr.73]. Trong thơ ca, chất triết lý được xem như là
một trợ thủ đắc lực góp phần hỗ trợ làm gia tăng ý nghĩa văn bản và giá trị tư tưởng của tác
phẩm. Không trực tiếp phát ngôn cho những triết lý suy tưởng ấy, nhưng đằng sau lớp vỏ ngôn
từ nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn muốn gửi gắm những ẩn ý sâu xa, những bài học đạo đức
74
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
| 11/2019
nhân sinh cao cả với hy vọng khi thưởng thức tác phẩm, người đọc sẽ tự lật dở, truy tìm, khai
mở những tầng sâu ý nghĩa văn bản thay vì chỉ dừng lại ở việc ngắm nghía và cảm thụ trên bề
mặt câu chữ đơn thuần. Nhận thức đời sống trong chiều sâu triết lý sớm đã tồn tại trong văn
học phương Đơng nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Theo thời gian, nó đã trở thành
một đặc điểm nổi bật của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Đến với thơ ca Vũ Quần Phương, người đọc nhận thấy có khá nhiều những thi phẩm ẩn
chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời và lẽ sống. Chính màu sắc trí tuệ, tư duy sắc bén, sự kết
hợp hài hòa và tinh tế giữa cảm xúc và lý trí đã giúp Vũ Quần Phương viết nên những vần thơ
ý nghĩa có sức lay động tâm hồn người đọc.
2.1. Triết lý suy tưởng về thời gian đời người ngắn ngủi, vô thường
Trước ngưỡng cửa của tuổi già, khi đã có độ lùi nhất định về mặt thời gian, con người
thường dành lại những khoảng lặng trong tâm hồn mình để nhìn về quá khứ, để bộc lộ những
chiêm nghiệm sâu xa về thế thái nhân tình. Bước sang tuổi tứ tuần, Vũ Quần Phương càng
gia tăng chất triết lý, suy tưởng trong thơ. Ơng có nhiều bài thơ, câu thơ thể hiện những suy
nghĩ sâu lắng, những quan niệm về cuộc đời, mà nhất là sự ngắn ngủi, vô thường của thời
gian đời người.
Cuộc đời là thứ quý báu nhất mà tạo hóa đã trao tặng cho con người. Được làm người,
được sống một cuộc đời hạnh phúc và ý nghĩa là đặc ân vơ giá khơng gì có thể đánh đổi được.
Thế nhưng, đồng hành với cuộc đời chính là vịng ln hồi “sinh - lão - bệnh - tử”. Khơng có
sự sống vĩnh cửu cũng như khơng gì có thể níu kéo được thời gian. Bởi vậy, bước đi vơ tình
của thời gian ln có sức ám ảnh ghê gớm đối với những tháng ngày thanh xuân đẹp đẽ nhất
của cuộc đời. Đã có rất nhiều nhà thơ thành thật với lịng mình khi viết về những trăn trở, lo âu,
thậm chí sợ hãi trước thời gian. Đó là bà chúa thơ nơm Hồ Xn Hương cá tính, sắc sảo nhưng
cũng thở dài: “Ngán nỗi xuân đi xn lại lại” (Tự tình 2). Đó là ơng hồng Thơ mới Xuân Diệu
luôn “thiết tha, rạo rực, băn khoăn” với đời nhưng đành phải bất lực thừa nhận: “Xuân đương
tới nghĩa là xuân đương qua/Xuân còn non nghĩa là xn sẽ già/Mà xn hết nghĩa là tơi cũng
mất/Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật/Không cho dài thời trẻ của nhân gian” (Vội vàng).
Đó là nữ sĩ Xuân Quỳnh với ý thức rất rõ về sự hữu hạn của đời mình: “Chi chút thời gian từng
phút từng giờ/Như lão khó tính từng hào keo kiệt /Tơi biết chắc mùa xn rồi cũng hết/Hơm
nay non mai cỏ sẽ già” (Có một thời như thế). Thời gian của đời người nằm trong vịng xoay
khơng ngừng của tạo hóa. Cho dù vạn vật có biến thiên đi chăng nữa thì vịng quay của một
cuộc đời con người vẫn phải có điểm dừng. Điểm dừng đó đồng nghĩa với cái chết, với việc tan
biến vĩnh viễn vào hư vơ. Đó là sự thật phũ phàng mà dù muốn hay không chúng sinh cũng
phải buộc lòng cúi đầu chấp nhận. Dẫu vậy, mong muốn níu giữ thời gian để kéo dài sự sống
vốn là lẽ thường trong khao khát của muôn người. Đối với thi nhân - những người có tâm hồn
tinh tế và nhạy cảm thì sự cảm nhận bước đi của thời gian càng trở nên đặc biệt. Thời gian đến
rồi đi như một quy luật tất yếu, khơng ai nhìn thấy nó cũng như khơng ai khống chế, ngự trị
được bước đi của nó bởi cho dù “Đồng hồ chết thì thời gian vẫn sống” (Sự trộn lẫn). Chính sự
bất lực ấy đã chạm vào nỗi lòng sâu thẳm của thi nhân, khơi gợi nên những vần thơ nhuốm màu
nỗi buồn.
Đến với trang thơ Vũ Quần Phương, thời gian một lần nữa được gợi nhắc trong nhiều thi
tứ, gắn với những cảm xúc chân thật của một tâm hồn yêu đời, mến người nhưng cũng đầy tiếc
nuối, suy tư, trăn trở. Thơ Vũ Quần Phương thường nhắc nhiều đến khái niệm thời gian. Thời
gian trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh thường trực trong tâm hồn thi sĩ thông qua tần số xuất
hiện dày đặc của các danh từ như: phút, giây, sáng, trưa, chiều, tối, ngày, đêm, tháng, năm,
mùa. Thời gian trong thơ Vũ Quần Phương không được ví “như nước qua cầu”, “như bóng câu
75
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
qua cửa sổ” mà được định nghĩa cụ thể trong bài thơ Thời gian rằng: “Nó là cái hư khơng/mà
chất chồng ký ức/Không nắm được trong tay/mà hằn lên nét mặt/Thân người về xứ khác/Tình
người cịn đâu đây”.
Thời gian chính là cái hư khơng mang chiều kích rộng lớn vơ cùng khi có thể dung chứa
tất cả những kỷ niệm trên hành trình cuộc đời. Khơng hiện hữu cụ thể như một sự vật để ta có
thể cầm nắm nhưng thời gian ln ẩn mình đằng sau những dấu hiệu của sự đổi thay ở mỗi con
người cũng như vạn vật. Thời gian bước qua cuộc đời và “vết thời gian” hằn in lại trên những
khuôn mặt mang dấu hiệu tuổi tác, trên những mái đầu đã lấm tấm hoa râm.
Trước sự tịnh tiến vô thủy vô chung của thời gian vũ trụ, đời người bỗng trở nên ngắn
ngủi, vô thường. Trong bài thơ Mùa xuân đi rất khẽ, Vũ Quần Phương vẫn mượn mùa xuân của
đất trời để nói đến tuổi xuân của con người - điều mà rất nhiều nhà thơ khác từng làm, nhưng
điểm khác biệt ở thi tứ này, có lẽ chính bởi chất trầm ngâm suy tưởng khi nhà thơ cảm nhận về
“sự già đi” của con người: “Mùa xuân đi rất khẽ/Mưa bụi thì rơi êm/Mái tóc cứ lặng im/Bạc
dần từng sợi một”. Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng như quy luật vốn bất biến của tự nhiên. Bước đi
của thời gian âm thầm và lặng lẽ nhưng rất đỗi vơ tình, có thể cuốn phăng tất cả vào dĩ vãng.
Cứ thế mái tóc của mỗi người bị thời gian làm phai màu, tuổi trẻ của con người theo đó cũng
trơi đi, chỉ để lại trong ta sự tiếc nuối, hụt hẫng và khao khát tột cùng sẽ quay ngược được con
vần của tạo hóa.
Ngoại cảnh khơng gian thường có sức tác động mạnh mẽ đến xúc cảm của thi nhân. Người
xưa có câu “tức cảnh sinh tình” nghĩa là ngắm cảnh mà có cảm xúc, muốn làm thơ. Đặc biệt là
khi trời đổ cơn mưa, những cảm xúc buồn lại được đẩy lên mức cao nhất. Đó cũng là lúc những
vần thơ chất chứa nỗi niềm ra đời. Mưa của đất trời hay cũng chính là những giọt châu của tự
nhiên như xuyên thấm vào nỗi niềm suy tư về kiếp người vốn thường trực trong tâm hồn thi sĩ.
Từ cơn mưa bất chợt khi nhà thơ viếng thăm thành cổ: “Muốn được hỏi từng viên đá lát/đá cịn
ơm những dấu chân ai/người ra đi, người không ở lại/ta bây giờ, ta không ngày mai” (Mưa trên
thành cổ); đến cơn mưa rả rích trong đêm: “Mưa đã rơi từ đời nào nhỉ/ Đêm cứ đen, gió cứ thì
thào/Tóc cứ bạc nằm mê mà bạc/Rồi mặt trời lên chứ làm sao” (Mưa đêm); hay cơn mưa dầm
mãi không dứt: “Ngày mưa dầm, người già đi/Câu thơ tươi xanh ni nó bằng gì/Ta qua tuổi
xanh mà chưa kịp trẻ/Tuổi trẻ là gì những năm chiến tranh” (Mưa dầm). Thi sĩ nhìn mưa mà nghĩ
đến phận người. Đời người cũng như những giọt mưa kia, khi ào ạt, khi rả rích nhưng tất cả đều
thấm vào lịng đất, tan biến vào hư vơ hoặc bị hịa tan giữa dịng sơng trơi ra biển. Bởi tính chất
lưu chuyển nên dịng sơng thường được ví với dịng đời. Dưới con mắt của Heraclitus - triết gia
Hy Lạp cổ đại, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động, phát
triển không ngừng. Thế giới như một dịng chảy, cứ trơi đi mãi. Từ đó, ơng đưa ra luận điểm nổi
tiếng: “Khơng ai có thể tắm hai lần trên cùng một dịng sơng”. Mượn ý câu nói này, Vũ Quần
Phương một lần nữa khái quát về quy luật hữu hạn của đời người qua bài thơ Trên sông nước
chảy: “Không tắm được hai lần trên một khúc sơng/Vẫn bến đá năm xưa nhưng nước đã thay
dịng/Nước dẫu có thay dịng vẫn cứ ngun là nước/Con sơng chảy bên đời khi đục khi trong”.
Dịng sơng khơng ngừng chảy hay cũng chính dịng đời khơng ngừng trơi. Sơng nước
thay dòng theo thời gian cũng như sự nối tiếp của cuộc đời con người qua các thế hệ. Thi sĩ
nhận ra rằng “Đời người đâu có lâu/Sơng nào khơng đến bể” (Mùa xn đi rất khẽ). Dịng sơng
dẫu thay dịng cũng khơng bao giờ vơi cạn khi được đón những cơn mưa. Rừng cây không bao
giờ bị san phẳng nếu có đơi tay vun trồng của con người. Chỉ riêng thời gian cuộc đời, dẫu
chúng ta có chạy đua cùng cùng nó cũng khơng thể đẩy lùi được tuổi tác, khơng thể níu giữ
được thời thanh xn: “Rừng cạn kiệt/ta trồng cây mới/cây phủ xanh nước lại về nguồn/chỉ tuổi
trẻ đi rồi, đi mãi/những em bé hết thời thơ dại” (Cô giáo vùng cao).
76
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
| 11/2019
Tuổi trẻ ra đi mang theo biết bao hoài bão và khát vọng, có những ước mơ ta đã kịp hồn
thành song cũng có những khát vọng mãi tuột khỏi tầm tay. Sự đối lập giữa cái vô hạn của tự
nhiên và cái hữu hạn của cuộc đời vẫn luôn khắc khoải trong tâm hồn người nghệ sĩ. Mượn câu
chuyện của “chiếc neo gãy rỉ mòn trong cát” với nỗi khát khao “về biển” được cuộn mình trong
sóng triều như xưa, Vũ Quần Phương thể hiện sự suy tưởng sâu sắc về mâu thuẫn của cuộc đời
giữa một bên là khát vọng được sống, được cống hiến hết mình với thực tại bất lực mà thời gian
chính là kẻ tiếp tay cho sự bất lực ấy. Để rồi, con người chỉ biết nhìn về quá khứ để nuối tiếc
và chờ đợi trong vơ vọng: “Neo gãy khơng cịn về biển/Xa sóng nằm nghe tiếng sóng reo/Bão
ơi hãy tràn ngập lên chứ/Cho thân ta lại ngập sóng triều” (Chiếc neo gãy trên bờ biển cát).
Chiếc neo vô dụng, bất lực hơm nay đã từng có những tháng ngày tươi đẹp trong quá khứ khi
được chu du trên những con thuyền vượt biển, được ngư dân sử dụng để neo đậu cả gia tài. Thế
nhưng giờ đây, mọi thứ đã lùi vào dĩ vãng. Chiếc neo đã và đang bị ăn mịn theo thời gian và
đến một lúc nào đó nó sẽ tan biến vào cát bụi. Chiếc neo buồn bã chơn mình trong cát như tự
đắp mộ cho chính cuộc đời mình. Câu chuyện về chiếc neo cũng chính là câu chuyện về thời
gian đời người: dẫu muốn hay không con người vẫn phải trở về với cát bụi.
Không trực tiếp buông lời thở than nhưng những vần thơ của Vũ Quần Phương vẫn có
sức ám gợi với người đọc về nỗi trăn trở mn thuở của nhân loại. Đó là nỗi buồn trước bước
đi vơ tình của thời gian, trước sự ngắn ngủi của thanh xuân đời người và trước ước muốn được
sống hoài cùng tuổi trẻ. Dẫu biết rằng ước muốn đó mãi mãi khơng thể trở thành hiện thực.
2.2. Triết lý suy tưởng về lẽ sống vượt thời gian
Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống chính là những giá trị, chuẩn mực mà con người ai cũng
mong muốn đạt đến. Lẽ sống chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống của
con người hết sức cơ bản như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc,
thiện, ác... Bởi lẽ, cuộc sống có q giá hay khơng tùy thuộc vào thái độ và mục đích sống của
mỗi người nên việc chọn cho mình một lẽ sống đúng đắn và phù hợp là điều rất quan trọng.
Con người khơng thể níu giữ được thời gian, khơng thể sống hồi với tuổi trẻ cũng như
không thể tồn tại vĩnh cửu với cõi đời, đó đã là quy luật tất yếu. Thế nhưng niềm khao khát bất
diệt muốn đi ngược lại quy luật ấy vẫn luôn tồn tại cố hữu trong tâm khảm của những người
yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha. Họ tìm cách khắc phục thực tế nghiệt ngã này bằng nhiều
phương cách khác nhau. Xuân Diệu chọn cách dồn nén cường độ sống “thà một phút huy hồng
rồi chợt tắt/Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm” và thái độ sống vội vàng, gấp gáp, tích cực
“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ” (Giục giã). Nữ sĩ Xuân Quỳnh chọn tình u và cơng việc
làm điểm tựa vững chắc để thoát khỏi nỗi ám ảnh về tuổi trẻ và thời gian: “Chẳng có thời gian,
chẳng có khơng gian/Chỉ tuổi trẻ, tình yêu vĩnh viễn” (Thơ tình cho bạn trẻ). Vũ Quần Phương
cũng đã tìm cách khắc phục nỗi ám ảnh về thời gian đời người bằng một thái độ sống tích cực
mở rộng tâm hồn mình: “Đời ngắn ngủi nên hồn đành xa rộng/Ta vẽ hồn thành lưới giữ thời
gian” (Tranh). Lấy thời gian hữu hạn của đời người làm động lực sống để ta thêm trân quý
những phút giây bên đời, Vũ Quần Phương thúc giục mỗi người hãy hình thành cho mình một
lối sống đẹp, sống có ích.
Mượn hình ảnh một que diêm đang cháy, nhà thơ đã thể hiện được một triết luận về lẽ
đời, về lẽ sống và cái chết đầy ý nghĩa: “Que diêm sống khi đang chết/Nằm trong hộp tối bao
nhiêu ngày/chỉ để một phút giây/ bừng sáng/Ánh sáng đựng ở đâu?/Không ở gỗ/khơng ở chất
diêm sinh/mà ở phút rùng mình/va chạm” (Diêm). Với kết cấu ngắn gọn nhưng chứa đựng một
bài học sâu sắc và ý nghĩa, Diêm nghe đơn giản mà thật sâu xa vì nó khơng chỉ là chuyện que
diêm mà là chuyện con người, chuyện cuộc đời, chuyện lý tưởng sống. Diêm là đồ vật mang sứ
mệnh tạo ra lửa, là biểu tượng của ánh sáng. Tuy nhiên, thời khắc cháy sáng rực rỡ của diêm
77
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
chỉ kéo dài vài giây và diêm nhanh chóng khép lại cuộc đời mình ngay khi ngọn lửa trên thân
diêm vụt tắt. Một đời diêm đã kết thúc chóng vánh như thế. Nhưng để được bùng cháy, diêm
đã không ngại đau đớn “rùng mình” khi ma sát, “va chạm” với bề mặt vỏ hộp. Hành trình từ vỏ
hộp tối im lìm bước ra không gian rộng lớn để tỏa sáng và ra đi của diêm cũng chính là hành
trình sống theo đúng nghĩa “sống” của con người. Sống đồng nghĩa với việc cống hiến và tỏa
sáng để mang lại cho đời những điều đẹp đẽ và hữu ích. Muốn đạt được thành quả ấy đòi hỏi
con người phải nỗ lực cố gắng không ngừng, vượt qua những chông gai thử thách trên con
đường tiến tới thành cơng. Phút rùng mình va chạm của diêm cũng chính là biểu tượng của
những khó khăn vẫn luôn hiện hữu trên đường đời mà mỗi người dù muốn hay không vẫn phải
đối mặt. Và trước những vật cản đó nếu bạn thử bạn sẽ biết mình thành cơng hay thất bại cịn
nếu khơng bạn sẽ mãi mãi dừng lại ở chính nơi mà bạn đang đứng. Một que diêm hay một hộp
diêm đi nữa thì có gì mà thành thơ? Ấy vậy mà với nhà thơ tài năng Vũ Quần Phương, điều đó
đã thành hiện thực, hơn thế nữa còn gửi gắm một triết lý nhân sinh thật đẹp.
Ngòi bút của Vũ Quần Phương thường hướng đến những sự vật, sự việc bé nhỏ, nhưng
lại có sức khái quát cao. Từ que diêm, cái mặt nạ dân gian cho đến con cuốn chiếu, con sâu đo
đều có thể trở thành đối tượng sáng tác trong thơ ơng. Qua đó, Vũ Quần Phương muốn khẳng
định: mỗi cá thể sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh. Do đó, sống nhiều, sống ít khơng
quan trọng mà quan trọng hơn cả là sự tỏa sáng, có ích cho đời. Ngay cả các lồi sinh vật có
vịng đời hết sức ngắn ngủi mà thi sĩ chưa kịp gọi tên: “Có lồi sinh vật/Sinh lúc bình minh/Chết
vào chập tối/Suốt vịng đời ngắn ngủi/Nó khơng hề biết đêm/Lại có lồi sinh lúc chiều hơm/Chết
vừa rạng sáng/Nó khơng biết trên đời có nắng/Có ánh ngày, hoa thắm, chim kêu” (Sinh vật).
Vũ Quần Phương mượn chuyện các loài sinh vật trong tự nhiên để suy tưởng sâu sắc về kiếp
người, từ đó gợi ra lòng trắc ẩn bên trong tâm hồn họ. Có những sinh vật mà vịng đời của
chúng ngắn ngủi đến kỳ lạ, thế nhưng chúng vẫn phải tồn tại theo quy luật vốn có của tự nhiên.
Điều đó cũng giống với thực tế đời người khi không tồn tại một mẫu số chung về mặt tuổi tác.
Cuộc sống đôi khi không trọn vẹn, đời người tuy không vĩnh cửu nhưng so với những loài sinh
vật trên lại dài gấp bội phần. Bài thơ như lời trấn tĩnh, động viên con người trước bước đi vơ
tình của thời gian bởi suy cho cùng, ám ảnh về thời gian hữu hạn của đời người cũng chính là
nỗi sợ hãi mn đời của nhân loại. Quy luật tự nhiên đã có sinh ắt sẽ có tử, dù ngắn ngủi hay
dài lâu thì điểm cuối cùng của kiếp người vẫn là sự hủy diệt mãi mãi. Điều quan trọng mà Vũ
Quần Phương muốn nhắn nhủ đến chúng ta đó là hãy sống đúng nghĩa, sống hết mình và đừng
đi qua thời gian mà không để lại dấu vết.
Sống tức là sự tồn tại có ý nghĩa, là biết cống hiến cho đời, hồn thành sứ mệnh mà cuộc
đời giao phó. Ngay cả con giun con dế cũng mang trong mình những sứ mệnh vun đời: “con
giun nằm trong đất/đất tơi xanh cỏ mướt địa cầu/ con dế suốt đêm thâu/ thầm thĩ mài đêm/thành
ánh sáng” (Con giun, con dế), hay những bông hoa tươi thắm ngày Tết cũng đảm đương nhiệm
vụ làm gam màu tươi tắn điểm tô thêm phần rực rỡ cho bức tranh đời sống ngày xuân. Viết về
hoa xuân đón Tết thì có lẽ đã khơng cịn gì để bàn, đằng này, Vũ Quần Phương lại chọn viết về
những cánh hoa xuân còn bung nở những ngày sau Tết. Điều này mới thực sự gây ấn tượng.
Nhan đề bài thơ “Đám tang hoa” phần nào mang đến cảm xúc mới lạ đối với người đọc. Từ
một hiện tượng cụ thể có sức tác động mạnh mẽ tâm tưởng, nhà thơ đã nâng lên thành vấn đề
mang tính khái quát để thể hiện triết lý sống cao đẹp: “Tết qua/những ngày hoa/đã tắt/Hết phận
hoa thì làm phận rác/Xe tang hoa leng keng màu sắc/Tươi tắn q những bơng hoa nở chót/lần
đầu nhìn ngơ ngác/mưa bay/Đám tang hoa hồn nhiên hương sắc/cành đào về bãi rác/Sắc hoa
ánh làm hồng gương mặt/những người chôn hoa”.
Sau dịp lễ Tết, những chiếc xe rác chở đầy hoa, Vũ Quần Phương nhìn phận hoa mà nghĩ
đến phận người. Hoa về bãi rác cũng như người về cõi chết để khép lại một hành trình của sự
78
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
| 11/2019
sống đó đã là quy luật. Song, điều lớn lao hơn Vũ Quần Phương muốn nhắn nhủ đến mỗi người
là hãy sống như những đóa hoa, làm đẹp cho đời đến tận phút chót để “Sắc hoa ánh làm hồng
gương mặt/những người chôn hoa”. Đám tang hoa đã nương theo một triết lý về lẽ sống cao
cả. Đó chính là một lẽ sống đẹp vượt lên trên nỗi sợ hãi về thời gian để không ngừng cống hiến.
Con người sinh ra trên cuộc đời là để kể câu chuyện của chính mình. Đời người như một
hành trình có điểm kết thúc. Hành trình ấy đơn điệu hay ý nghĩa, nhạt nhẽo hay đầy ý vị là do
cách cảm nhận của mỗi người. Dẫu biết rằng “Tóc xanh, tóc bạc không xanh lại”, thanh xuân
chỉ đến và đi duy nhất một lần nhưng khơng phải vì thế mà ta phải ơm nỗi u hồi. Thay vào đó,
Vũ Quần Phương khun con người phải biết tận hưởng những gì đang có, lấy quá khứ tươi
đẹp làm động lực để vun trồng tương lai: “Tóc xanh, tóc bạc khơng xanh lại/thì cứ hồn căng
với gió mây/cứ đỏ mầu sơng, xanh sắc núi/cứ thâm u như cánh rừng dày/Mùa xuân trần gian ta
vui chân/vui thì đi, đừng có tần ngần/ nhắm mắt lại nhìn vào tâm tưởng/Những mặt người quấn
quýt yêu thân” (Hành trình).
Sống bằng cả tâm hồn, trọn trái tim, con người sẽ tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời. Thời
gian một đi không bao giờ trở lại, cũng như con người khơng ai tắm hai lần trên một dịng sơng.
Thời gian không bao giờ đứng đợi những kẻ chậm chân, do đó chúng ta cần phải tăng tốc, phải
chạy đua cùng nó. Đừng để thời gian trơi vào q khứ một cách vô nghĩa mà không lưu lại dấu
vết của sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Vũ Quần Phương nhắc nhở mọi người một cách nghiêm
khắc trong bài Xem đồng hồ rằng: “Ai giết thời gian thì người ấy chết” cũng vì lẽ đó. Sự sống
bắt nguồn từ sự tồn tại nhưng không phải chỉ là tồn tại. Sự sống khác sự tồn tại bởi sự sống ý
thức rõ về giá trị của thời gian. Sự sống lấy thời gian làm điểm tựa để thực hiện những lý tưởng,
hoài bão, ước mơ trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Biết trân quý thời gian, con người sẽ tìm
đến với những việc làm có ích để tận hưởng cuộc đời một cách ngọt ngào nhất. Chúng ta chỉ
được sinh ra một lần duy nhất trên cõi đời này, vì vậy hãy biết nâng niu từng phút giây được
sống để sống đẹp, sống có ích. Hãy để sự già đi của tuổi tác không làm lung lay lý tưởng sống
cao đẹp của chúng ta: “Mây trắng - hành trang của trời xanh/Tóc trắng - chút hành trang của
tuổi/Chân đi chưa thấy mỏi/Tay cịn chờ nắm những bàn tay/Tóc thích màu mây/Thì cứ trắng”
(Tóc trắng).
Ta khơng có siêu năng lực để có thể đóng băng thời gian, lưu giữ khoảnh khắc hay ngược
vịng sinh tử nhưng ta có thể sống hết mình để cống hiến tài năng và tận hưởng những giá trị
sống đích thực do chính mình tạo ra. Đừng q quan tâm đến vấn đề tuổi tác, đừng quá sầu bi
vì giới hạn thời gian của đời người mà hãy có cái nhìn lạc quan và trân q đến tận những phút
giây cuối cùng của cuộc đời. Đó chính là triết lý đầy ý nghĩa về lẽ sống vượt thời gian mà Vũ
Quần Phương muốn gửi gắm đến người đọc bao thế hệ.
3. KẾT LUẬN
Khuynh hướng triết lý, suy tưởng là một trong những khuynh hướng chính của thơ ca
Việt Nam hiện đại. Điều này thể hiện “trình độ chiếm lĩnh hiện thực và sức mạnh nghệ thuật
của một nền văn học đã trưởng thành, không ngừng đổi mới và khẳng định” [4, tr.80].
Cùng với sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà, Vũ Quần Phương đã góp một
phần cơng sức của mình trong cơng cuộc đổi mới nền thơ ca đương đại Việt Nam. Nhắc đến
Vũ Quần Phương, người yêu thơ sẽ nhớ đến những vần thơ giản dị nhưng đậm chất triết lý, có
chiều sâu suy tuởng. Thơ Vũ Quần Phương cảm mến người đọc chính bởi sự hịa quện giữa
chất trí tuệ và chất trữ tình. Vẻ đẹp trí tuệ trong thơ ơng được thể hiện ở nội dung tư tưởng sâu
sắc, mang tính khái quát. Vẻ đẹp có giá trị độc đáo ấy được sáng tạo bằng một hình thức nghệ
thuật phù hợp từ thi tứ, ngôn ngữ cho đến giọng điệu hay các biện pháp tu từ, góp phần gia tăng
giá trị biểu đạt và sức hấp dẫn cho thi phẩm. Đọc thơ Vũ Quần Phương, người đọc như nhận
79
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HTKH 2019
được những lời khuyên chân thành mà sâu sắc, từ đó biết nghiền ngẫm về ý nghĩa của sự sống
và thêm trân quý những giá trị thực mà cuộc sống mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
Hà Minh Đức (1996). Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Hồ Thế Hà (2005). Nghĩ về tính triết lý trong thơ, Tạp chí Văn học, số 5.
Hồ Thế Hà (2005). Thơ và thơ Việt Nam hiện đại, Chuyên đề giảng dạy, Khoa Ngữ Văn, Trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Bùi Thị Mỹ Lê (2013). Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Quần Phương, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Sư phạm, Thái Nguyên.
Hoàng Phê (2009). Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
Vũ Quần Phương (2012). Tuyển tập thơ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
Title: LIFE PHILOSOPHY IN THE POETRY OF POET VU QUAN PHUONG 1986
Abstract: Vu Quan Phuong is one of the prominent poets from the Vietnam War era. As a doctorturned-poet with linguistic talent and passion for writing, he authored more than ten books with
hundreds of great poems. His poems were loved, because they embody fabrics of life, familiar and
endearing, yet amass layers of meaning. Vu Quan Phuong’s poetry is known for its philosophical
style, especially after 1986.
Keywords: Vu Quan Phuong, philosophy, life philosophy.
80