Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị thiết bị tại cơ quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.72 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
LỚP ĐHLT QTVP SƠN LA

BÀI TIỂU LUẬN
Chủ đề 4: Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản trị thiết bị tại cơ quan mà anh chị công tác, cho ví dụ minh họa?

Học phần: Quản trị thiết bị
1


Sơn La, tháng 02 năm 2022

2


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề
Ứng dụng CNTT giúp chính quyền các cấp nâng cao năng lực quản lý, điều
hành, làm cho nội dung công tác quản lý nhà nước ngày càng minh bạch hơn,
người dân dễ tiếp cận với thông tin và tri thức. Việc ứng dụng CNTT gắn với cải
cách hành chính (CCHC) trong các cơ quan nhà nước đã nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của doanh nghiệp và công dân.
Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và xuất phát
từ yêu cầu thực tế của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề
bức xúc đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải đổi mới máy móc thiết bị cơng
nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khơng ngừng cải thiện vị thế và uy
tín trong cạnh tranh bằng chính thực lực của mình. Thật vậy, trong những năm
qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có


những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc. Trong khi đó cơ chế thị
trường đã tao ra sự phân cực giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh ngày càng trở
nên quyết liệt. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp chỉ có một sự lựa chọn
duy nhất là phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, chi phí tối
thiểu, hạ giá thành. Một trong những những nhân tố quan trọng nhất và cũng là
vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là yếu tố vốn
cho cơ sở vật chất mà trong đó máy móc thiết bị giữ vị trí quyết định. Thực
trạng hiện nay, sự lạc hậu về máy móc thiết bị ln là điều đáng lo ngại. vì vậy
3


tơi lựa chọn đề tài “Phân tích nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản trị thiết bị tại UBND huyện Mường La” để nghiên cứu, tìm
hiểu.
2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị
thiết bị tại của UBND huyện Mường La.
Mục đích nghiên cứu: Hiểu sâu hơn về việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản trị thiết bị tại của UBND huyện Mường La.
Nhiệm vụ nghiên cứu: phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, phương pháp phân tích, tổng hợp.
4. Bố cục
Bố cục bao gồm 2 chương:
- Chương 1: Khái quát về UBND huyện Mường La.
- Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị thiết bị
tại UBND huyện Mường La

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ UBND HUYỆN MƯỜNG LA
1.1. Lịch sử hình thành

Huyện Mường La là huyện miền núi của Sơn La, cách Thành phố Sơn La
41 km về phía Đơng Bắc.
Sau năm 1954, huyện Mường La có thị trấn Chiềng Lề và 25 xã: Chiềng
An, Chiềng Ân, Chiềng Cọ, Chiềng Cơi, Chiềng Công, Chiềng Đen, Chiềng
Hoa, Chiềng Lào, Chiềng Muôn, Chiềng Ngần, Chiềng San, Chiềng Sinh,
Chiềng Sung, Chiềng Xơm, Hua La, Ít Ong, Mường Bằng, Mường Bú, Mường
Chum, Mường Trai, Nậm Giôn, Nậm Păm, Ngọc Chiến, Pi Toong, Tạ Bú.
Ngày 26 tháng 10 năm 1961, tách thị trấn Chiềng Lề, xã Chiềng Cơi, bản
Hò Hẹo và bản Lầu của xã Chiềng An để thành lập thị xã Sơn La (nay là thành
phố Sơn La).
Ngày 16 tháng 01 năm 1979, chia xã Mường Trai thành hai xã lấy tên là
xã Hua Trai và xã Mường Trai.
Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập 2 xã Chiềng Sung và Mường Bằng
vào huyện Mai Sơn; sáp nhập 7 xã: Chiềng An, Chiềng Xôm, Chiềng Đen,
4


Chiềng Cọ, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần và Hua La vào thị xã Sơn La (nay là
thành phố Sơn La).
Ngày 08 tháng 01 năm 2007, chuyển xã Ít Ong thành thị trấn Ít Ong (thị
trấn huyện lị huyện Mường La).
- Phía Đơng và phía Bắc giáp tỉnh n Bái, và huyện Bắc Yên của tỉnh
Sơn La;
- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu;
- Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và Thành phố Sơn La.
- Tổng diện tích (ha): 142.535,94
- Tổng số hộ là 21.795 hộ với 97.720 nhân khẩu, trong đó hộ nghèo là
7.754 hộ chiếm 35,6 %; hộ cận nghèo 2.780 hộ, chiếm 12,32 % (Số hộ nghèo,
cận nghèo điều tra năm 2018) gồm 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: dân tộc
Thái, Kinh, Mông, La ha, Kháng và một số dân tộc khác.

Huyện Mường La nằm ở độ cao trung bình từ 500- 700m so với mặt nước
biển, phía Đơng và phía Đông Bắc của huyện là những dãy núi cao, địa hình
thấp dần về phía Nam và dọc theo 2 bờ sơng Đà. Trên địa bàn có sơng Đà và 5
con suối lớn là suối Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Pàn, Nậm Pia chảy
qua.
Tồn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn là thị trấn Ít Ong và
các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng San, Nậm Păm, Pi Toong,
Mường Bú, Hua Trai, Chiềng Lao, Nậm Giôn, Mường Trai, Chiềng Muôn,
Chiềng Ân, Chiềng Công, Ngọc Chiến.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện
theo quy định của pháp luật, cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Mường
La như sau:
- Chủ Tịch UBND chỉ đạo, điều hành chung;
- Phó Chủ Tịch UBND phụ trách kinh tế;
- Phó Chủ Tịch UBND phụ trách văn hố - xã hội;
- Uỷ viên uỷ ban: Trưởng công an huyện, chỉ huy trưởng ban chấp hành
quân sự huyện, chánh văn phòng HĐND và UBND huyện, Chánh thanh tra
huyện;
- Các phòng ban trực thuộc huyện gồm 13 phòng ban, chịu sự chỉ đạo của
UBND huyện về công tác chuyên môn tham mưu đề xuất những vấn đề quan
trọng liên quan đến lợi ích địa phương và UBND huyện về lĩnh vực hoạt động
của ngành;
- Các cơ quan thuộc ngành: Công an, Quân sự, Giáo dục, Y tế, Văn hoá
vừa chịu sự chỉ đạo quản lý của UBND huyện về quản lý Nhà nước thuộc thẩm
quyền của của địa phương và UBND huyện về lĩnh vực hoạt động của ngành;
5


HĨ CHỦ TỊCH KINH

TẾquan tư pháp: Tồ án, Viện Kiểm sát là những cơ quan hoạt động xét
- Cơ
xử và giám sát việc chấp hành pháp luật cũng có mối quan hệ chặt chẽ với
UBND huyện nhằm phối hợp kiểm tra thường xuyên việc thực hiện pháp luật,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Mường La

6


1.3. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Mường La
1.3.1. Chức năng
UBND huyện do HĐND cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm thi hành
hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan, Nhà nước cấp trên và Nghị quyết
của HĐND huyện, UBND huyện thực hiện chức năng quản lí Nhà nước trên địa
bàn huyện. Đồng thời báo cáo tình hình thực hiện của mình trước HĐND huyện;
UBND huyện giải quyết cơng việc theo nhiệm vụ,quyền hạn,quy định tại
Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. UBND huyện thảo luận tập thể và
quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại điều 124 Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc
thẩm quyền của UBND huyện;
UBND huyện phối hợp cùng UBND tỉnh, thường trực HĐND và các ban
của HĐND cùng cấp chuẩn bị nội dung các kỳ họp HĐND, xây dựng đề án để
HĐND xem xét và quyết định.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ của mình bằng những văn bản quản
lý, tổ chức chỉ đạo các phòng, ban trong huyện thực hiện nhiệm vụ theo từng
lĩnh vực chuyên môn. UBND huyện vừa thực hiện chức năng quản lý hành

chính, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội cụ thể là:
- Tổ chức và chỉ đạo việc thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ
quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND huyện. Đồng thời chỉ đạo
hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị
trấn;
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND huyện
ra các quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn
bản đó.
- Quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn
hố, giáo dục, y tế, khoa học, cơng nghệ và mơi trường, thể dục, thể thao, báo
chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về
đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu
chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá;
- Phối hợp với thường trực HĐND huyện và các ban của HĐND huyện
chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND; xây dựng các đề án trình HĐND xem
xét, quyết định;
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp,
luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng
cẩp trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân và công dân ở trong huyện;
7


- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước và của công dân,
chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn khác;
- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, thực hiện nhiệm vụ
xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phịng tồn dân; thực hiện chế độ
nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa
phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;

- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ
viên chức nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của
chính phủ;
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án ở địa phương theo quy
định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện việc thu chi ngân sách của địa phương theo quy định
của pháp luật;
- UBND huyện chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND huyện
và UBND Tỉnh;
- Quản lý địa giới hành chính ở địa phương; xây dựng đề án phân vạch,
điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra HĐND huyện thơng
qua để trình cấp trên xét.

8


CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ THIẾT BỊ TẠI UBND HUYỆN MƯỜNG LA
2.1. Mục đích, vai trị của ứng dụng CNTT trong quản lý tài sản, thiết
bị
2.1.1. Mục đích
Nâng cao chất lượng phục vụ cho q trình kiểm tra, kiểm sốt, thống kê
một cách có hiệu quả đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thống nhất trong cách
quản lý trang thiết bị, thông qua đó mang lại hiệu quả, hiệu lực hoạt hoạt động
quản lý, điều hành, góp phần đổi mới phương pháp, hiện đại hóa hơn trong cơng
tác quản lý trang thiết bị.
2.1.2. Vai trò của CNTT trong quản lý tài sản, thiết bị
Khái niệm Công nghệ thông tin: CNTT là ngành khoa học cơng nghệ cao,
có nhiều tác dụng trong cuộc sống xã hội, mang lại hiệu quả lớn trong mọi mặt
của xã hội trong đó có quản lý. Ứng dụng CNTT làm cho việc quản lý nói chung

hay quản lý cơ sở vật chất, thiết bị tại UBND xã nói riêng trở nên sâu sát hơn, cụ
thể hơn, chính xác, kịp thời người quản lý không mất nhiều thời gian vào những
việc cụ thể mà dành nhiều thời gian hơn cho công việc hoạch định chiến lược
cho tổ chức, cho đơn vị.
2.1.3. Vai trị của việc xây dựng chương trình quản lý tài sản, thiết bị
Việc xây dựng chương trình quản lý thiết bị bao gồm quản lý, giám sát và
bảo trì tài sản, thiết bị của cơ quan. Quản lý thiết bị hiệu quả có thể tạo ra sự
khác biệt lớn đối với việc sử dụng thiết bị, tài sản, cho phép cơ quan sử dụng và
quản lý thiết bị ở bất kỳ đâu và khi nào chúng cần và phân bổ lại tài sản một
cách nhanh chóng khi cần thiết. Nó cho phép cơ quan biết tài sản của họ đang ở
đâu và chúng có đang được sử dụng hay không.
2.2. Thực trạng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản trị thiết bị
tại UBND huyện Mường La
Để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, thời gian
qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở chú trọng công tác chỉ đạo, triển
khai thực hiện các kế hoạch, cơ chế, chính sách của huyện để đầu tư, nâng cấp
hạ tầng kỹ thuật thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Các phòng, ban, ngành và UBND cấp xã đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp hạ
tầng CNTT. Trong đó, một số đơn vị đã mua sắm, đầu tư các thiết bị đảm bảo an
tồn thơng tin.
Những năm qua, Đảng, Chính phủ ln coi trọng phát triển ứng dụng
cơng nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt trong các cơ quan nhà nước. CNTT được
coi là một công cụ hữu hiệu trong tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ
Tổ quốc; là động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý tài sản thời gian qua được tập trung vào việc xây dựng, vận hành Cơ sở dữ
9



liệu quốc gia; xây dựng, vận hành Trang thông tin điện tử về TSC và triển khai
dịch vụ công trực tuyến.
Vì vậy, hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện hiện
nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý, điều hành và hoạt động của các đơn vị; 100% đơn vị có mạng nội bộ LAN, tỷ
lệ trung bình máy tính/cán bộ, cơng chức tồn huyện đạt trên 95%; 100% đơn vị
được kết nối Internet băng thông rộng và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên
dùng để phục vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và
chạy các phần mềm nghiệp vụ; hệ thống mạng truyền dẫn hiện đã kết nối và lắp
đặt thiết bị đầu cuối cho tất cả các cơ quan nhà nước trong huyện bằng đường
truyền cáp quang.
Việc đưa hệ thống Một cửa điện tử vào hoạt động đã phát huy được hiệu
quả trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân
trong và ngồi huyện, bước đầu hình thành nhận thức và thói quen ứng dụng
CNTT trong thực hiện CCHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi
thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nước và nâng cao chỉ số CCHC
của huyện.
Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước gắn với cải cách
hành chính, thời gian tới, các cấp, các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân và doanh nghiệp
về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của huyện về CNTT,
truyền thông và các ứng dụng CNTT, truyền thông trong cải cách hành chính.
Cùng với đó huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình
tổng thể cải cách hành chính gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng chính quyền
điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao trong nhiều lĩnh vực
tích hợp lên Trang thơng tin điện tử huyện.
Đặc biệt, huyện tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp tập trung nguồn
lực đầu tư xây dựng, mở rộng, cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật ứng
dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, thực hiện duy trì, bảo dưỡng đối với hệ
thống Hội nghị trực tuyến đến cấp xã.

2.3. Một số giải pháp
Để việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của UBND thị trấn Ít Ong được
đẩy mạnh và phát huy hiệu quả trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt các
giải pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức về tầm quan trọng của việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ công chức nhất là công
chức phụ trách quản lý tài sản, trang thiết bị về vai trò của CNTT trong công tác
quản lý tài sản,
- Tăng cường trang bị kiến thức về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng
công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức. Trong công tác đào tạo cần lưu ý
10


phân loại đối tượng để có chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Đối với đội
ngũ nhân viên, những người thực hiện ở mức tác nghiệp nào sẽ có chương trình
đào tạo các kỹ năng tương ứng.
- Tạo ra các hiệu ứng lan tỏa bằng cách tổ chức các phịng trào, các hội thi
ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho đơn vị, hội thi lãnh đạo ứng dụng cơng nghệ
thơng tin giỏi hay có hiệu quả ở các cấp. Từ đó, khuyến khích được việc tự nâng
cao trình độ, tăng nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở các
đơn vị, đồng thời tạo được mơi trường học tập kinh nghiệm giữa các lãnh đạo
nói riêng và các mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin ở đơn vị nói chung.
- Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin,
thị trường công nghiệp công nghệ thông tin và hệ thống Internet được phát triển
rộng khắp trong huyện.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường tuyên
truyền, quảng bá hình ảnh và hướng dẫn khai thác các loại dịch vụ công đã được
cung cấp dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đến từng những người dân và
các doanh nghiệp trong toàn huyện.

2. Đẩy mạnh cải cách hành chính để ứng dụng cơng nghệ thơng tin có
hiệu quả: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin phải đi đơi với cải cách hành chính, q
trình cải cách hành chính đặt ra các u cầu, địi hỏi ứng dụng cơng nghệ thơng
tin phải giải quyết, vì vậy thủ tục hành chính ổn định thì ứng dụng cơng nghệ
thơng tin mới đạt hiệu quả tốt. Do đó, để đẩy mạnh cải cách hành chính và đạt
được hiệu quả tốt hơn cần thực hiện các giải pháp sau:
- Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư ứng dụng cơng nghệ thông tin cho
các cơ quan đã đạt được chứng chỉ TCVN ISO 9001: 2015. Điều này vừa thúc
đẩy việc cải cách hành chính, đồng thời vừa đảm bảo cho việc đầu tư ứng dụng
công nghệ thông tin được hiệu quả, tránh lãng phí thời gian và chi phí đầu tư.
Việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn và việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước phải được phối hợp chặt
chẽ và đồng bộ với nhau.
3. Đổi mới mô hình triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin: Các kế
hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phải được cụ thể hóa bằng các
chương trình hành động. Đồng thời, phát huy hiệu quả trong công tác chỉ đạo,
điều hành của Ban chỉ đạo Chính quyền điện tử huyện; Ban Chỉ đạo Cải cách
hành chính và ứng dụng Cơng nghệ thông tin của huyện, các Ban chỉ đạo cùng
với các cơ quan Thường trực về ứng dụng công nghệ thông tin chỉ đạo, đôn đốc
và kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện các chương trình
hành động và kế hoạch đã đề ra.
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin: Đội ngũ
cán bộ chuyên trách là điều kiện để đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông
tin được ổn định và cải tiến thường xuyên. Chỉ khi có một đội ngũ cán bộ
chun trách có trình độ về chun mơn, nghiệp vụ tin học mới có thể đảm bảo
cho việc ứng dụng công nghệ thông tin được ổn định và phát triển lâu dài. Tuy
11


nhiên, việc tuyển dụng nhân sự cho công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước

nói chung và nhân sự cho lĩnh vực phát triển ứng dụng nói riêng hiện nay rất
khó. Ngun nhân là do chính sách đãi ngộ và tiền lương trong các cơ quan nhà
nước còn rất thấp so với thị trường công nghệ thông tin bên ngồi. Vì vậy, để
thực hiện giải pháp này cần phải:
- Xây dựng chính sách đạo tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách phát triển các
ứng dụng cho các cơ quan trong huyện. Ưu tiên đào tạo cho cán bộ quản lý công
nghệ thông tin chuyên trách và đội ngũ sẵn có. Trong cơng tác tuyển dụng, đơn
vị chịu trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước cần
tăng cường chủ động liên hệ ở các đơn vị đào tạo cơng nghệ thơng tin trong và
ngồi tỉnh.
- Thay đổi chính sách tiền lương và đãi ngộ đối với đội ngũ cơng nghệ
thơng tin chun trách nói chung. Kết hợp tạo điều kiện tăng thu nhập của nhóm
nhân sự này thơng qua việc đẩy mạnh phát triển các ứng dụng dưới dạng các đề
tài hoặc các hợp đồng nghiên cứu khoa học.
5. Tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin: Trước hết
là việc tin học hóa một số khâu cơng việc cần thiết. Tin học hóa ở đây có thể
hiểu là việc đưa các chương trình ứng dụng vào thực hiện các cơng việc như:
điều hành, quản lý của lãnh đạo; tác nghiệp của nhân viên; và việc cung cấp dịch
vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
- Ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phương tiện để thực hiện việc
trao đổi thông tin, điều hành, đào tạo từ xa và họp qua mạng. Điều này sẽ nâng
cao chất lượng và hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành, đồng thời tiết kiệm
được nhiều thời gian và chi phí tổ chức hội họp.
- Phát triển mới các ứng dụng hay các hệ thống thông tin phục vụ cho
điều hành và tác nghiệp. Điểm lưu ý khi triển khai bất kỳ dự án xây dựng hệ
thống thông tin nào cũng cần tiến hành hoạt động phân tích thiết kế hệ thống
thơng tin.
6. Đầu tư có trọng điểm để tạo sự đột phá trong việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin: Nguồn tài chính là yếu tố đầu tiên quyết định cho sự thành công hay
thất bại của việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Đầu tư cho ứng dụng

công nghệ thông tin không thể làm nữa vời, mà phải phải đồng bộ ở tất cả các
lĩnh vực phần cứng, phần mềm và nguồn nhân lực. Nhất là xu hướng tích hợp
với các giải pháp tổng thể của việc ứng dụng công nghệ thơng tin địi hỏi đầu tư
một nguồn tài chính lớn mới có thể triển khai được hiệu quả. Tuy nhiên, việc địi
hỏi một nguồn lực tài chính lớn để có thể triển khai rất khó khăn do ngân sách
của huyện cịn hạn chế. Do đó, để việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin
trong các cơ quan nhà nước có hiệu quả cần sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng
chỗ, đúng mục đích, đồng thời huy động thêm nguồn đầu tư từ cơng tác xã hội
hóa. Để đảm bảo việc đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả,
trước tiên cần xác định lại các mục tiêu cho sát với yêu cầu của thực tiễn, tiến
đến xác định các mục tiêu ưu tiên. Để làm được điều này, cần phải tăng cường
12


học tập kinh nghiệm ở các địa phương đã triển khai thành cơng để chắt lọc
những mơ hình, phương pháp triển khai phù hợp với điều kiện của huyện. Thêm
vào đó, việc học tập kinh nghiệm nơi khác trong quá trình triển khai có thể tránh
lãng phí thời gian và hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất. Khi có được lựa chọn
phù hợp, trước khi triển khai các dự án công nghệ thông tin cần cho tiến hành
khảo sát, đánh giá lại hiện trạng một cách toàn diện và chính xác hơn. Phải xác
định được những gì đang có, những gì sẽ cần để có định hướng đầu tư hiệu quả.

13


KẾT LUẬN
Qua bài tập cho thấy việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong
cơng tác quản lý nói chung hay công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị nói
riêng là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế tồn cầu hóa, sự phát triển
của khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và cơng

cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
Với mục đích nhằm nâng cao việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT
quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị tại UBND HUYỆN Mường La, đề tài đã
xây dựng và hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về
cơ sở lý luận về các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị tại UBND huyện Mường La.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị thiết bị
2. Một số tài liệu nguồn trên Internet

15


16



×