Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận đất đai kế hoạch sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.46 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

A.Mở đầu
Điều 4, Luật đất đai 2013 quy định : “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
nhànước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử
dụng đấ tcho người sử dụng đất theo quy định của luật này”. Theo quy định trên,
nhà nước đóng vai trị là người đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý về đất
đai, để có thể dễ dàng thống nhất quản lý đất đai nhà nước phải lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất. Trong thực tế áp dụng những quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất mà nhà nước đã đề ra thì khơng thể không tránh khỏi những tồn tại, bất
1
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


cập. Vì vậy, em xin lựa chọn đề số 3: “Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập lớn nhất
trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Luật đất đai 2013 ra
đời có những sự thay đổi nào để khắc phục tình trạng nêu trên.”

2
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


B.Nội dung
I. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Theo khoản 2, Điều 3, Luật đất đai 2013: “Quy hoạch sử dụng đất là việc
phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát
triền kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến
đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành,
lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế -xã hội và đơn vị hành chính trong một
khoảng thời gian xác định”.Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế
hoạch sử dụng đất.Theo khoản 3,Điều 3, Luật đất đai 2013: “Kế hoạch sử dụng


đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ
quy hoạch sử dụng đất”.Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là công việc của
tất cả các cơ quan quản lý đất đai và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất của Nhà nước.
II. Những tồn tại, bất cập lớn nhất trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hiện nay:
Chất lượng của nhiều quy hoạch còn thấp, thiếu đồng bộ trong sử dụng đất
cũng như chưa đầy đủ căn cứ pháp lý thể hiện ở việc các quy hoạch phải điều
chỉnh, bổ sung nhiều lần; thiếu tính khả thi, khơng đảm bảo nguồn lực đất đai để
thực hiện. Công tác quản lý thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập về
cơ chế, nhiều nơi bị buông lỏng, thiếu sự phân cấp, phân công hợp lý về chức
năng đối với các sở chuyên ngành như xây dựng, quy hoạch – kiến trúc và ủy
ban nhân dân các quận, huyện trong quản lý, theo dõi việc lập, thẩm định, trình
duyệt và thực hiện quy hoạch. Lực lượng cán bộ chun trách cho cơng tác này
cịn nhiều hạn chế về năng lực. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chưa chặt
chẽ, thường xuyên dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch diễn ra phổ biến nhưng
chưa được phát hiện và xử lý kịp thời và gây thiệt hại khơng nhỏ về kinh tế.Tình
trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không phù hợp dẫn đến lãng phí đất,
trong khi nhu cầu người dân và nhu cầu của nền kinh tế-xã hội lại chưa được
3
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


đáp ứng. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường do quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
khơng hợp lí vẫn tồn tại ở nhiều địa phương, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của người dân.
Tình trạng quy hoạch “treo” cịn phổ biến. Trên cả nước vẫn còn hàng ngàn
dự án “treo” chưa được thu hồi. Hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp trước tiên
đó là đại bộ phận người dân đặc biệt những người dân đang sống trong khu vực
có các dự án quy hoạch “treo”, họ khơng được thực hiện những quyền cơ bản

đối với bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Ví dụ: 20 năm nay, cuộc sống của gần1.000 gia đình, hơn 4.000 nhân khẩu ở
dự án “treo” làng đại học Đà Nẵng với diện tích 300ha rơi vào cảnh khốn khó tứ
bề: nhà cửa xiêu vẹo, ruộng vườn hoang hóa,cơng ăn việc làm bấp bênh...
III. Những điểm mới của Luật đất đai 2013 để khắc phục các tình trạng
trên.
Để việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hợp lý, hiệu quả, tránh
chồng chéo Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số quy định quan trọng
trongnguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cụ thể là:Bổ sung thêm
vào Khoản 2 Điều 35 quy định: “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo
đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”;Bổ sung mới 2
nguyên tắc:“Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng,an ninh, phục
vụ lợi ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường”
(Khoản 7 Điều 35);“Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử
dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” (Khoản 8 Điều 35).
Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế
hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37) Nhằm khắc phục được những khó
khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định
4
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
từng cấp.Điểm mới có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là quy định kế hoạch sử dụng đất hàng
năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của

các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng
phí trong việc giao đất chothuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật đất đai năm 2013 đã quy định
mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận
tại Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch đơ thị được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì khơng lập quy hoạch sử dụng đất
nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị
của quận khơng phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng
đất cấptỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử
dụng đấtcấp tỉnh”.Để đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai, Luật đất đai năm 2013 bổ sung quy định “Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu
hồi đất quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật này trước khi phê duyệt kế hoạch
sử dụng đất hàngnăm của cấp huyện” (Khoản 3 Điều 45). Để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khơng bị ảnh hưởng, ngồi những nội dung
kế thừa Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm2013 bổ sung điểm mới quy
định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, cụ thể: “Trường hợp quy
hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện
các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.Trường hợp đã có
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu
vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp
tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng khơng được xây dựng mới
nhà ở, cơng trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo,
5
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


sửa chữa nhà ở, cơng trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước cóthẩm

quyền cho phép theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 49). Ngoài ra, để
khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất tại thời điểm kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy
hoạch sử dụng đất kỳ mới chưa được phê duyệt, Khoản 4 Điều 49 Luật đất đai
năm 2013 có quy định: “Khi kết thúc kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ
tiêuquy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến
khiquy hoạch sử dụng đất kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quyết định, phê duyệt”. Để góp phần tăng cường hơn nữa tính cơng khai, dân
chủ trong quản lý, sử dụng đất. Luật đất đai 2013 đã bổ sung thêm quy định về
việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

6
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


C.Kết luận
Tóm lại, thơng qua việc nghiên cứu các quy định hiện hành về quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất, ta có thể thấy về cơ bản các quy định đó đã có nhiều điểm
sáng tạo, có nhiều sự thay đổi phù hợp với thực tiễn cuộc sống hơn so với trước.
Tuy nhiên, những quy định này đang ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, khơng cịn
phù hợp với thực tiễn đời sống ngày nay nữa. Do đó, các cơ quan chức năng, các
chủ thể có thẩm quyền cần sớm có những thay đổi cho phù hợp hơn, góp phần
hồn thiện hệ thống pháp luật về đất đai cũng như gớp phần hiệu quả vào công
tác giả quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến vấn đề này trong cuộc sống hàng
ngày. Đặc biệt là đối với sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội – những
kiểm sát viên tương lai sẽ trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình giải
quyết các vụ án, vụ việc liên quan đến vấn đề này trong tương lai thì càng phải
có cái nhìn sâu rộng hơn. Muốn vậy, mỗi sinh viên cần phải học tập cũng như tu
dưỡng đạo đức thật tốt, tinh thông pháp luật, giỏi về chuyên mơn và nghiệp vụ.
Có như vậy mới đảm bảo cho pháp luật đi vào đời sống, phù hợp với thực tiễn,

góp phần tích cực vào cơng tác giải quyết cá vụ án vụ việc diễn ra hàng ngày,
đảm bảo lợi ích của Nhà nước, cá nhân và toàn xã hội.

7
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Đất đai, Nhà xuất bản

2.

Cơng an Nhân dân, Hà Nội năm 2016.
TS. Phạm Thị Hương Lan (Chủ biên): Bình luận khoa học Luật đất

3.

đai (năm 2013), Nhà xuất bản Lao động, 2018.
Luật Đất đai 2003, 2013; Nhà xuất bản Lao động.

8
CHU ĐỨC ANH - MSSV: 183801010217



×