A- MỞ BÀI:
Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng luôn nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, cùng với nền kinh
tế thị trường ngày càng phát triển, nạn tham nhũng đang diễn ra nghiêm trọng
và gây nhiều bức xúc trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc phòng
chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách. Trước
bối cảnh và yêu cầu đặt ra, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số
chính sách lớn đối với tội phạm về tham nhũng với hy vọng có thể giảm thiểu
tối đa được vấn nạn này và để nghiên cứu, làm rõ hơn em xin chọn đề bài số 9:
“ Những điểm mới trong Bộ luật hình sự 2015 về các tội phạm tham nhũng.”
B- NỘI DUNG:
1. Khái quát về tội phạm tham nhũng:
1.1. Khái niệm:
Tại khoản 1, Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy
định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
1.2. Các tội phạm tham nhũng:
Nhóm tội phạm về tham nhũng được quy định tại mục 1 Chương XXIII
của BLHS năm 2015 gồm 7 điều, từ Điều 353 đến Điều 359. Theo khoản 1 điều
2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định những hành vi sau đây
thuộc nhóm hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì
vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi;
g) Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản cơng vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Khơng thực hiện, thực hiện khơng đúng hoặc khơng đầy đủ nhiệm vụ,
cơng vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi
phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát,
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Theo khoản 2 điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định
những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng ngồi khu vực nhà
nước:
a) Tham ơ tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết cơng việc của doanh nghiệp,
tở chức mình vì vụ lợi.
1.3. Ngun nhân dẫn đến tham nhũng:
Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng, chủ yếu là:
Thứ nhất, hệ thống chính sách và các văn bản pháp luật phức tạp, thiếu
chặt chẽ, đồng bộ: Sự phức tạp, thiếu chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống chính
sách, pháp luật dẫn đến tình trạng tùy tiện trong áp dụng. Đồng thời việc sửa
đổi, bổ sung, thay đổi thường xuyên các văn bản, chính sách làm cho người dân,
đặc biệt là các doanh nghiệp không kịp cập nhật, nắm bắt được các quyền và
nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó, khi pháp luật không được áp dụng và thực thi
nhất quán. Điều này tạo cơ hội cho những hành vi tùy tiện, nhũng nhiễu vì vụ
lợi của những người có chức vụ, quyền hạn trong q trình thực thi cơng vụ.
Trong khi tâm lý người dân hoặc doanh nghiệp lại sẵn sàng chi trả một khoản
chi phí không chính thức trong giao dịch với cơ quan nhà nước nhằm được giải
quyết nhanh chóng hơn các thủ tục.
Thứ hai, thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị: Trong một môi trường hoạt động thiếu cơng khai, minh bạch, khi
người có chức vụ, quyền hạn không phải chịu sức ép từ suy nghĩ rằng mọi hành
vi đều có thể bị giám sát bởi những chủ thể khác, hoặc cho rằng nếu hành vi có
bị phát giác cũng khó có thể đánh giá được do thiếu thông tin hoặc thiếu rõ ràng
trong những thơng tin được cơng khai, họ thường có xu hướng lạm dụng quyền
lực được giao vì mục đích vụ lợi. Vì vậy, thiếu cơng khai, minh bạch trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị chính là một trong những nguyên nhân tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hành vi tham nhũng.
Thứ ba, thiếu một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động
kinh doanh: Trong một mơi trường kinh doanh cịn hiện tượng độc quyền trong
cung cấp dịch vụ, hàng hóa thì các doanh nghiệp thay vì nâng cao năng lực cạnh
tranh một cách lành mạnh sẽ tìm cách phát triển quan hệ với các cơ quan nhà
nước, các đối tác kinh doanh. Họ sẵn sàng chi trả các khoản chi phí không chính
thức để giành được các hợp đồng lớn hoặc trúng những gói thầu cung cấp hàng
hóa thiết bị, đặc biệt trong hoạt động mua sắm cơng. Sự thiếu hồn thiện của
các quy định pháp luật về đấu thầu, thiếu cơ chế kiểm soát xung đột lợi ích…
đều là những điều kiện thúc đẩy nguy cơ thực hiện các hành vi tham nhũng.
Thứ tư, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp: Sự
chênh lệch về tiền lương và chế độ đãi ngộ nói chung giữa khu vực nhà nước và
khu vực ngồi nhà nước, giữa chính những doanh nghiệp với nhau làm phát
sinh động cơ tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức trong các tình huống
xung đột lợi ích. Tiền lương và những lợi ích vật chất chính thức có được từ
công việc không đủ để đáp úng nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình, họ
sẽ tìm cách thực hiện những hành vi bất chính để trục lợi cá nhân do chính chức
vụ, quyền hạn của họ tạo ra.
Ngồi ra cịn một số ngun nhân như: công tác phát hiện và xử lý các tội
phạm tham nhũng, phong tục tập quán...
2. Những điểm mới về tội phạm tham nhũng Bộ luật hình sự 2015:
Trước bối cảnh và yêu cầu đặt ra, Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung một số chính sách lớn đối với tội phạm về tham nhũng ở 6 điểm như sau:
2.1. Thứ nhất: Mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm tham nhũng ra khu
vực tư (ngoài nhà nước)
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, ngành kinh tế tư nhân
đang ngày càng phát triển và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì
vậy việc xảy ra các hành vi chiếm đoạt tài sản có khả năng xảy rất lớn, để giải
quyết được những bất cập trong quy định về hành vi chiếm đoạt tài sản trong
các tở chức, doanh nghiệp ngồi Nhà nước, cũng như nhằm đáp ứng những đòi
của Việt Nam hiện nay trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bảo đảm sự
tương thích với UNCAC thì việc quy định các hành vi tham nhũng trong khu
vực tư là hết sức cần thiết, theo đó người có chức vụ, quyền hạn thuộc các thành
phần ngoài nhà nước mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi
phạm tội vì vụ lợi (ví dụ hành vi nhận tiền hối lộ của người có thẩm quyền trong
lĩnh vực tư nhân) phải được xác định là hành vi tham nhũng để có chính sách xử
lý thống nhất và phù hợp.
Các quy định của BLHS năm 1999 mới chỉ dừng lại đối với các hành vi
tham nhũng trong khu vực công (do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện) mà
chưa ghi nhận về tội phạm tham nhũng trong khu vực tư và vì vậy, chưa có các
quy định pháp luật tương ứng, kèm theo các biện pháp xử lý hình sự đối với loại
tội phạm này, mặc dù, một số hành vi tương tự xảy ra trong khu vực tư, theo
quy định của BLHS vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, thực
tiễn về việc xử lý hành vi tham nhũng đối với tài sản của doanh nghiệp có phần
vốn góp của Nhà nước, trong đó có sự đan xen về sở hữu mà trong nhiều trường
hợp không thể tách biệt giữa tài sản, phần vốn góp của Nhà nước với tài sản,
phần vốn góp của tư nhân, việc xác định xử lý trách nhiệm của cá nhân là người
có chức vụ, quyền hạn trong loại hình doanh nghiệp này rất khó khăn.
Do đó, BLHS năm 2015 đã sửa đởi, bở sung theo hướng:
Một là, mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm chức vụ (trong đó có tội
phạm tham nhũng) để có thể bao gồm cả các tội phạm về chức vụ trong khu vực
tư (ngoài Nhà nước), cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ là
người có chức vụ trong khi thực hiện “cơng vụ” (đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước), mà cịn là người có chức vụ
trong khi thực hiện “nhiệm vụ” (tại các doanh nghiệp, tở chức ngồi nhà nước).
Hai là, BLHS năm 2015 giới hạn phạm vi các tội phạm tham nhũng trong
khu vực ngoài nhà nước đối với các tội danh sau: Tội tham ô tài sản, tội nhận
hối lộ. Cụ thể là khoản 6 Điều 353 (tội tham ô tài sản) quy định “Người có chức
vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tở chức ngồi nhà nước mà tham ơ tài
sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”; khoản 6 Điều 354 (tội nhận hối lộ)
quy định “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tở chức ngồi
nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.
2.2. Mở rộng nội hàm “của hối lộ” tại các điều khoản liên quan đến tội phạm
tham nhũng
Theo quy định của BLHS năm 1999, để có thể xử lý được người phạm tội
thì “của hối lộ” trong cấu thành tội nhận hối lộ và một số tội phạm chức vụ liên
quan như: đưa hối lộ, môi giới hối lộ... phải là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác trị giá được bằng tiền.
Tuy nhiên, khơng chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm tham nhũng cho thấy, bên cạnh việc dùng tiền hay các lợi ích vật chất
khác để hối lộ người có chức vụ, quyền hạn thì lợi ích tinh thần bao gồm nhiều
hình thức khác nhau có thể mang lại giá trị về mặt tinh thần cho người thụ
hưởng (ví dụ tình dục, vị trí, việc làm, thông tin...) cũng được các đối tượng sử
dụng để hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình. Đây cũng là yêu cầu của
UNCAC, theo đó, các quốc gia thành viên phải quy định nội hàm “của hối lộ”
hoặc những thiệt hại do tham nhũng gây ra là những lợi ích bất chính, tồn tại
dưới bất kỳ hình thức nào, vơ hình hoặc hữu hình, vật chất hoặc tinh thần, tiền
tệ hoặc phi tiền tệ. Khoản 2 Điều 15 UNCAC quy định yếu tố khách quan bắt
buộc trong cấu thành tội nhận hối lộ là lợi ích không chính đáng mà người thực
hiện công vụ, nhiệm vụ nhận được có thể dành cho chính bản thân công chức
hoặc cho người khác, ví dụ, họ hàng người thân của cơng chức đó, hoặc có thể
dành cho một thực thể khác.
Khoản 1 Điều 354 (tội nhận hối lộ) Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rõ
yêu cầu này, cụ thể là:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc
cho người hoặc tở chức khác để làm hoặc khơng làm một việc vì lợi ích hoặc
theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến
dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về
hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại
Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.”
BLHS năm 2015 đã bổ sung vào khoản b “lợi ích phi vật chất” vào các
cấu thành định tội đối với lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi và một số tội phạm khác về chức vụ như tội đưa hối lộ,
tội môi giới hối lộ và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền
hạn để trục lợi.
2.3. Tăng mức định lượng giá trị tiền, tài sản tham ô, chiếm đoạt, của hối lộ:
Theo quy định của BLHS năm 1999 thì giá trị tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác là một trong các tình tiết định tội, định khung tăng nặng trách nhiệm
hình sự cơ bản của hầu hết các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, có thể thấy,
BLHS năm 1999 chưa có sự phân hóa phù hợp về giá trị tài sản giữa các khung
trong một điều luật cụ thể, chưa bảo đảm mức độ tương xứng giữa giá trị tài sản
và mức hình phạt trong khung, cũng như chưa phù hợp với tình hình phát triển
mới về kinh tế - xã hội và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, để
bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn xử lý loại tội phạm này, phù hợp với điều kiện
phát triển của nền kinh tế, đồng thời nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự, bảo
đảm mức độ tương xứng giữa hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm trọng của
hành vi phạm tội khi căn cứ vào giá trị tiền, tài sản tham ô, của nhận hối lộ hoặc
thu lời bất chính, BLHS năm 2015 đã nâng mức định lượng về giá trị tiền, tài
sản tại các điều khoản có liên quan.
Cụ thể: BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung mức định lượng giá trị tiền, tài
sản đối với nhóm tội liên quan đến hối lộ tại điều 354:
- Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự quy
định tại khoản 1 các Điều 354 (tội nhận hối lộ) từ “2 triệu đồng đến dưới 10
triệu đồng” theo quy định tại điều khoản tương ứng của BLHS năm 1999 lên “từ
2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng”.
- Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 2 “từ 10 triệu đồng đến dưới
50 triệu đồng” theo quy định của BLHS năm 1999 lên “từ 100 triệu đồng đến
dưới 500 triệu đồng
- Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 3 từ “50 triệu đồng đến dưới
300 triệu đồng” theo quy định của BLHS năm 1999 lên “từ 500 triệu đồng đến
01 tỉ đồng”
- Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 4 từ “từ 300 triệu đồng trở
lên” theo quy định của BLHS năm 1999 lên “từ 01 tỉ đồng trở lên”.
2.4.. Bổ sung cấu thành tăng nặng định khung hình phạt đới với một sớ tội và
bổ sung các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đới với các tội phạm về
tham nhũng
Cũng giống như hầu hết các quy định của BLHS năm 1999 về các nhóm
tội phạm cụ thể khác, các quy định về tội phạm tham nhũng còn nhiều hạn chế,
dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội chưa rõ ràng cụ thể, nhiều tình tiết
có tính chất “định tính”, gây khó khăn cho việc áp dụng để xử lý tội phạm. Hơn
nữa, một số quy định về tội phạm chức vụ còn quá đơn giản, chưa dự liệu được
hết các trường hợp phạm tội có tính nghiêm trọng hơn, do đó, chỉ thiết kế một
hoặc hai khung hình phạt. Để bảo đảm tính minh bạch của các quy định, bảo
đảm cá thể hóa trách nhiệm hình sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung
theo hướng cụ thể hóa các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây
hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, bở sung nhiều
tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hầu hết các tội phạm về tham
nhũng. Cụ thể như sau:
- Tội tham ô tài sản (Điều 353): Bở sung các tình tiết tăng nặng định
khung trách nhiệm hình sự tại điểm đ, e, g, khoản 2; Bở sung các tình tiết tăng
nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, c, d khoản 3.
- Tội nhận hối lộ (Điều 354): Bở sung tình tiết tăng nặng định khung trách
nhiệm hình sự tại điểm d, khoản 2; Bở sung các tình tiết tăng nặng định khung
trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 3; Bở sung các tình tiết tăng nặng định
khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 4.
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Bổ sung tình tiết
tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm đ, e khoản 2, bỏ tình tiết
định khung “tái phạm nguy hiểm” theo Điều 280 BLHS 1999; Bổ sung các tình
tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, c, d khoản 3; Bở sung
các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 4.
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ: Bở sung
tình tiết định khung hình phạt tại khoản 1; Bở sung tình tiết tăng nặng định
khung trách nhiệm hình sự tại điểm c, khoản 2; Bở sung các tình tiết tăng nặng
định khung trách nhiệm hình sự tại khoản 3.
- Tội lạm quyền trong khi thi hành cơng vụ: Bở sung tình tiết định khung
hình phạt tại khoản 1; Bở sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình
sự tại điểm c, khoản 2; Sửa đởi khung hình phạt và bở sung tình tiết định khung
hình phạt tại khoản 3, 4.
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi: Bở sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm d,
khoản 2; Bở sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b,
khoản 3; Bở sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại khoản
4.
- Tội giả mạo trong cơng tác: Sửa đởi định khung hình phạt tại điểm c,
khoản 2; Sửa đổi, bổ sung định khung hình phạt tại khoản 3, 4.
2.5. Tăng mức định lượng, cụ thể hóa sớ tiền phạt đới với các tội phạm về
tham nhũng
Định lượng về tiền phạt đối với một số tội danh tham nhũng của Bộ luật
hình sự 1999 khơng cịn phù hợp với thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay của Việt Nam, chưa tương xứng với hậu quả do hành vi tham nhũng
gây ra nên cần phải có sự điều chỉnh nâng lên cho phù hợp. Một số tội danh,
mức phạt chưa được cụ thể hóa mà để theo mức độ giá trị tiền và tài sản mà
người tham nhũng có được khi thực hiện hành vi tham nhũng cũng chưa hợp lý
vì tiền và tài sản có được đó phải bị tịch thu cịn tiền phạt thì cần được quy định
cụ thể căn cứ vào tội danh nên BLHS 2015 sửa đởi theo hướng cụ thể hóa mức
tiền phạt. Cụ thể như sau:
Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
nâng mức phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên từ 30 triệu đồng đến 100
triệu đồng.
Tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi trước đây tiền phạt có thể bằng một hoặc gấp 5 lần số tiền
hoặc giá trị tài sản mà người đó có được thì theo quy định mới của BLHS 2015,
có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội lạm
quyền trong khi thi hành công vụ, tội giả mạo trong công tác nâng mức phạt từ 3
triệu đến 30 triệu đồng lên từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
2.6. Bổ sung một sớ chính sách mới liên quan đến việc xử lý tội phạm tham
nhũng
Một là, để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể hiện
thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đến cùng tội phạm tham
nhũng, Điều 28 BLHS năm 2015 bổ sung trường hợp không áp dụng thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đặc biệt nghiêm trọng
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ đặc biệt nghiệm trọng
quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354. Đối với các trường hợp này, bất kể
thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý.
Hai là, nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, góp
phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của
Bộ Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội
tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho nhà nước và hợp tác với cơ
quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm để hưởng chính sách
khoan hồng. Điều 40 BLHS năm 2015 quy định “người bị kết án tử hình về tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba
phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng
trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn” thì sẽ khơng thi
hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù
chung thân.
3. Quan điểm cá nhân
Theo quan điểm cá nhân của em, việc sửa đổi và bổ sung những điểm
mới về tội phạm tham nhũng đã có bước đi đúng đắn, phù hợp và hiệu quả với
Công ước quốc tế và trong bối cảnh, tình hình đất nước hiện tại. Tuy nhiên, theo
em cần bổ sung một số điều như sau:
Một là, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể một số quy định về tội phạm
tham nhũng để thuận tiện trong áp dụng pháp luật một cách thống nhất, bảo đảm
yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng. Ví dụ: như hướng dẫn
cụ thể về lợi ích phi vật chất trong cấu thành định tội danh, hay một số từ ngữ
chung chung, hiểu không thống nhất...
Hai là, nên bổ sung tội làm giàu bất hợp pháp theo như khuyến nghị tại
Điều 20 UNCAC: “Trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của
hệ thống pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét áp dụng các
biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định là tội phạm,
nếu được thực hiện một cách cố ý, hành vi làm giàu bất hợp pháp, nghĩa là việc
tài sản của một công chức tăng lên đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công
chức mà công chức này không giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng
đáng kể”. Làm giàu bất hợp pháp cũng là một tội phạm tham nhũng, làm tổn hại
đến uy tín của cơ quan, tở chức. Do đó trong tương lai cần phải cân nhắc,
nghiên cứu tởng thể để có thể tiến hành bổ sung, sửa đổi.
C- KẾT LUẬN:
Việc sửa đổi, bổ sung những điểm mới các tội phạm về tham nhũng phù
hợp với bối cảnh hiện tại đã có những tác động tích cực khơng nhỏ đến cơng tác
phịng chống tội phạm tham nhũng trong những năm trở lại đây. Trong tương lai
cần phải phát huy những điểm tích cực nhiều hơn cùng với đó là ngày càng
hồn thiện hệ thống pháp luật để từ đó đẩy lùi tình trạng tham nhũng, góp phần
tích cực vào cơng cuộc xây dựng Đảng và bộ máy Nhà nước trong sạch, vững
mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế vào Đảng và Nhà
nước, bảo đảm vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước.
Có thể nói cơng tác phịng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa
lâu dài, không chỉ phụ thuộc với những bước đi vững chắc, với quyết tâm và sự
nỗ lực của cả hệ thống chính trị mà còn nằm ở sự tham gia một cách chủ động,
tích cực của toàn xã hội, sự đồng thuận của nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO