Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị bỏng độ II, III nông (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN DƯƠNG MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
CHIẾU TIA PLASMA LẠNH
ĐIỀU TRỊ BỎNG ĐỘ II, III NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Huế, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN DƯƠNG MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
CHIẾU TIA PLASMA LẠNH
ĐIỀU TRỊ BỎNG ĐỘ II, III NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: NGOẠI KHOA
Mã số: 8720104

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS. PHAN ĐÌNH TUẤN DŨNG



Huế, 2021


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

BVTW

Bệnh viện Trung Ương

BYT

Bộ Y tế

DTBC

Diện tích bỏng chung

DTCT

Diện tích cơ thể




Quyết định

S

Diện tích

TB

Trung bình
Tiếng Anh

BMI
Hb

Body Mass Index = Chỉ số khối cơ thể
Hemoglobin = Huyết sắc tố

Hct

Hematocrit = Dung tích hồng cầu

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Giải phẫu da...........................................................................................3
1.2. Sinh lý da................................................................................................6
1.3. Đại cương bỏng......................................................................................8
1.4. Điều trị bỏng.........................................................................................14
1.5. Phương pháp chiếu tia Plasma lạnh trong điều trị vết thương bỏng....20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................38
3.1. Các đặc điểm chung.............................................................................38
3.2. Đặc điểm lâm sàng...............................................................................39
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................42
3.4. Kết quả điều trị.....................................................................................43
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................49
4.1. Đặc điểm chung....................................................................................49
4.2. Đặc điểm lâm sàng...............................................................................50
4.3. Đặc điểm cận lâm sàng.........................................................................53
4.4. Kết quả điều trị.....................................................................................54
KẾT LUẬN....................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại mức độ nặng của bỏng theo Hiệp hội Bỏng Hoa Kì.....14
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi...........................................................................38

Bảng 3.2. Phân bố theo giới..........................................................................38
Bảng 3.3. Nơi xảy ra bỏng.............................................................................39
Bảng 3.4. Tác nhân gây bỏng........................................................................39
Bảng 3.5. Thời gian trước khi nhập viện.......................................................40
Bảng 3.6. Sơ cứu ban đầu trước khi vào viện................................................40
Bảng 3.7. Diện tích bỏng chung....................................................................41
Bảng 3.8. Tình trạng vết thương bỏng...........................................................42
Bảng 3.9. Kết quả ni cấy vi khuẩn.............................................................42
Bảng 3.10. Vị trí vùng nghiên cứu..................................................................43
Bảng 3.11. Thời điểm vùng chiếu biểu mơ hóa (lành) hồn tồn...................44
Bảng 3.12. Số lần chiếu tia plasma lạnh.........................................................44
Bảng 3.13. Trung bình số ngày để biểu mơ hóa hồn tồn của vùng nghiên cứu.. .45
Bảng 3.14. Cảm giác ngứa của BN ngày đầu khi chiếu plasma.....................45
Bảng 3.15. Cảm giác ngứa của BN ngày cuối khi chiếu plasma....................45
Bảng 3.16. Cảm giác đau của BN ngày đầu khi chiếu plasma........................46
Bảng 3.17. Cảm giác đau của BN ngày cuối khi chiếu plasma......................46
Bảng 3.18. Cảm giác rát của BN ngày đầu khi chiếu plasma.........................46
Bảng 3.19. Cảm giác rát của BN ngày cuối khi chiếu plasma........................47
Bảng 3.20. Tổng số ngày điều trị trung bình...................................................47
Bảng 3.21. Phân tích mối tương quan giữa tổng số ngày điều trị và số lần
chiếu tia plasma lạnh....................................................................47
Bảng 3.22. Phân tích mối tương quan giữa tổng số ngày điều trị và số ngày
biểu mô hóa hồn tồn vùng nghiên cứu......................................48
Bảng 4.1. Kết quả nghiên cứu về giới của bệnh nhân bị bỏng......................49
Bảng 4.2. Thống kê của các tác giả về địa điểm xảy ra bỏng tại nhà............50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ Lund – Browder ước tính tỷ lệ % diện tích da toàn thân

bị bỏng cho người lớn và trẻ em.................................................13
Biểu đồ 3.1. Phân bố vị trí bỏng......................................................................41

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu của da..................................................................3
Hình 1.2. Các lớp của thượng bì.......................................................................4
Hình 1.3. Hình ảnh chiếu tia plasma lạnh.......................................................21
Hình 2.1. Máy phát tia plasma lạnh PlasmaMed tại Khoa Bỏng BVTW Huế... .27
Hình 2.2. Phương pháp che phủ tại chỗ..........................................................30
Hình 2.3. Màn hình khởi động của thiết bị.....................................................31
Hình 2.4. Màn hình chính của chương trình...................................................31
Hình 2.5. Màn hình ở chế độ hoạt động liên tục.............................................32



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏng là một loại chấn thương trên da hoặc mơ cơ thể, chủ yếu do nhiệt,
do phóng xạ, do điện, ma sát, bức xạ hoặc tiếp xúc với hóa chất. Bỏng là một
chấn thương ngoại khoa thường gặp, có thể xãy ra mọi lúc mọi nơi, trong thời
bình cũng như thời chiến.
Trên thế giới, theo thống kê của tác giả Safwan Jihan vào năm 2015 thì
bỏng đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây chấn thương, nước ta
nằm ở khu vực Đông Nam Á, là một trong những khu vực có tỉ lệ bỏng cao
nhất trên tồn thế giới, chiếm 53% [44]. Tình hình bỏng trong nước theo
nghiên cứu của Nguyễn Viết Lượng trong 2 năm 2008-2009, tổng số nạn
nhân bỏng trung bình ở Việt Nam ước tính là 844.000 người, tương đương
1% dân số ở thời điểm đó [15].

Liền vết thương bỏng là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: diện tích và độ sâu bỏng, tình trạng tại chỗ vết thương, bênh lý nền,
cơng tác điều trị cũng như thói quen sinh hoạt, tình trạng tồn thân, cơ địa của
bệnh nhân: dinh dưỡng, vitamin và các yếu tố vi lượng,... Có nhiều phương
pháp điều trị bỏng tùy theo từng phân độ từ nông đến sâu của vết bỏng. Đối
với vết thương bỏng nông thường điều trị nội khoa, với những vết thương
bỏng sâu thường kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Hướng nghiên cứu hiện nay trong điều trị bỏng là phối hợp các thuốc
và các phương pháp điều trị nhằm thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương
bỏng. Nhiều loại thuốc, vật liệu hỗ trợ chăm sóc, phương pháp điều trị bỏng
được nghiên cứu và phát minh như: da nhân tạo, nuôi cấy tế bào sừng, màng
sinh học, tế bào gốc,...qua đó cho thấy, việc điều trị bỏng đã có những tiến bộ
rõ rệt. Tuy nhiên, nhược điểm của các phương pháp điều trị này hầu như đều
có giá thành điều trị cao, khiến các bệnh nhân, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển khơng có đủ điều kiện để tiếp cận.


2
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng tia plasma
vào lĩnh vực y học cho kết quả khả quan. Plasma là dạng trạng thái thứ tư của
vật chất, nó là một hỗn hợp khí ion hóa một phần, với đặc tính điện trung tính
[33]. Nhiều tác dụng của plasma đã được ứng dụng như xử lý bề mặt các vật
liệu cấy ghép, tiệt trùng dụng cụ y tế, điều trị vết thương. Ứng dụng tia
plasma lạnh trong điều trị vết thương, đặc biệt là vết thương bỏng đã và đang
được nghiên cứu trên toàn thế giới. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy ứng
dụng tia plasma lạnh trong điều trị bỏng mang lại kết quả tốt, rút ngắn thời
gian điều trị tương đối, tâm lý người bệnh dễ chịu và trên hết là giá thành hợp
lý. Qua quá trình triển khai điều trị bỏng bằng tia plasma lạnh tại Khoa Bỏng
BVTW Huế, chúng tôi bước đầu nhận thấy hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên,
cần có sự nghiên cứu sâu hơn để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị

bỏng bằng chiếu tia plasma lạnh.
Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng
dụng phương pháp chiếu tia plasma lạnh điều trị bỏng độ II, III nông”
với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân bỏng độ II, III nông
được điều trị bằng tia plasma lạnh.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bỏng độ II, III nông bằng phương pháp
chiếu tia plasma lạnh.


3
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU DA
Qua nhiều nghiên cứu và phân tích, thực sự chúng ta đã có một sự thấu
hiểu vô cùng sâu về giải phẫu lớp da. Có nhiều tác giả trên thế giới viết về
vấn đề này Paul A.J. Kolarsick [39], Saladin [45],... ở Việt Nam có tác giả
Phạm Văn Hiến [10]. Hầu như mơ tả của các tác giả đều có sự giống nhau,
bao

gồm:

Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu của da [45]


4
1.1.1. Lớp thượng bì
Lớp thượng bì (epidermis) là lớp vơ mạch, sự ni dưỡng được thực
hiện nhờ q trình thẩm thấu từ mô liên kết bên dưới. Gồm 4 lớp, riêng lịng

bàn tay và lịng bàn chân có thêm lớp sáng.


5

Hình 1.2. Các lớp của thượng bì [10]
1.1.1.1. Lớp đáy (stratum basale)
Là lớp sâu nhất của thượng bì, dần dần theo thời gian (khoảng 4 tuần)
các tế bào của lớp này sẽ biệt hóa và di chuyển lên trên thành lớp sừng.
Giữa những tế bào lớp đáy là các tế bào hắc tố (giúp sản xuất ra hắc tố)
và các tế bào Merkel được cho là giữ vai trò trong cảm thụ cảm giác của da.
1.1.1.2. Lớp gai (stratum spinosum)
Lớp gai do các tế bào đáy di chuyển lên tạo thành [10], gồm 5 -12 hàng
tế bào nằm sát nhau nằm trên lớp đáy. Chúng được nối với nhau bằng cầu nối
gian bào giúp cho nước không thể ngấm từ ngồi vào cơ thể cũng như cơ thể
khơng mất nước qua da .
1.1.1.3. Lớp hạt (stratum glanulosum)
Các tế bào của lớp hạt do lớp tế bào gai thối hóa trở nên dẹt hơn, xếp
thành 3- 4 hàng trên lớp gai. Trong bào tương của chúng chứa các hạt sừng
keratohyalin là dấu hiệu của sự sừng hoá.
1.1.1.4. Lớp sáng (stratum lucidum)
Lớp sáng gồm các tế bào trong, khơng có nhân, dẹt, nằm ở trên lớp hạt,
được sắp xếp thành 2 hoặc 3 hàng. Chúng nằm giữa lớp sừng và lớp hạt, và
chỉ có ở lịng bàn tay, bàn chân.


6
1.1.1.5. Lớp sừng (stratum corneum)
Đây là lớp nằm trên cùng, các tế bào thối hóa trở nên dẹt hồn tồn, bào
tương chỉ chứa những sợi sừng. Chúng nằm chồng chất lên nhau và tạo thành

lớp nằm ngoài cùng, giúp bảo vệ cơ thể.
1.1.2. Lớp trung bì
Trung bì với thượng bì cách nhau bởi màng đáy. Màng đáy dày chừng
0.5mm, ranh giới này như một đường gợn sóng gồm vơ số các nhú bì (hay gai
bì) nhơ lên ăn sâu vào thượng bì. Trường hợp bỏng nơng, những nhú bì này là
cấu trúc quan trọng giúp da hồi phục.
Về cấu trúc bì gồm 2 lớp:
1.1.2.1. Trung bì nơng
Đó là lớp ni dưỡng. Trên bề mặt có những lớp gai nhơ lên tạo thành
nhú bì hay gai bì ăn sâu vào thượng bì, chứa nhiều mao mạch có chức năng
ni dưỡng cho thượng bì.
1.1.2.2. Trung bì sâu
Gồm có nhiều cấu trúc:
Tế bào:
 Gồm có các tế bào xơ hình thn dài hoặc hình elip. Đây là thành
phần giúp tạo sẹo ở da.
Mạch máu: chỉ là những mạch nhỏ tập trung ở gai bì và quanh các
tuyến.
Thần kinh: Bao gồm hai loại là loại có vỏ bọc myelin (thần kinh não
tuỷ) và loại khơng có vỏ myelin (thần kinh giao cảm).
Các thành phần khác, gồm:
 Sợi keo: giúp da được vững chắc trước tác động lý hóa của mơi
trường.
 Sợi chun có nguồn gốc từ sợi tạo keo.
 Sợi lưới.
 Sợi liên võng.


7
 Các chất cơ bản là một màng nhầy gồm trytophan, tyrosin,...



8
1.1.3. Lớp hạ bì
Hạ bì hay cịn gọi là lớp dưới da, đây là tổ chức đệm, sẽ thành tổ chức
mỡ, có nhiều ơ ngăn cách bởi những vách, nối liền với trung bì trong đó
những mạch máu, thần kinh phân nhánh lên phía trên. Độ dày của hạ bì tùy
thuộc vào thể trạng từng người. Đây là kho dự trữ mỡ lớn nhất của cơ thể
[10].
1.1.4. Các thành phần phụ của da
Bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lơng và móng. Các thành phần
này có ý nghĩa trong nhiều xét nghiệm đánh giá thể chất.
1.1.4.1. Tuyến mồ hôi
Là tuyến ngoại tiết, tùy vùng cơ thể mà số lượng phân bố của chúng rất
khác nhau, nhưng tập trung rất nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân [39].
1.1.4.2. Tuyến bã
Cũng là tuyến ngoại tiết, chúng nằm cạnh bao lơng. Có hai loại tuyến
bã:
Tuyến bã ở nang lông dài.
Tuyến bã ở nang lông tơ.
1.1.4.3. Nang lông
Nang lông là phần lõm sâu xuống của thượng bì, chứa sợi lơng và tiếp
cận với tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp da trừ lịng bàn tay và lịng bàn
chân.
1.1.4.4. Móng
Là một tấm sừng dày 0,3mm giúp bảo vệ đầu mút của ngón tay, giúp
gia tăng sự nhạy cảm và cho phép tay người thực hiện động tác cào, cấu.
1.2. SINH LÝ DA
Da người lớn có diện tích 1,5 m2 đến 1,8 m2 và có trọng lượng trung
bình là 15 - 18 kg (chiếm 8% trọng lượng cơ thể), con số này là 15% theo

Paul A.J. Kolasick [39]. Độ dày lớp da từ 0,5- 6mm.


9
Da là một trong những cơ quan dễ tổn thương nhất trong cơ thể do nó
chịu phơi nhiễm trước rất nhiều tác nhân môi trường.


10
1.2.1. Chức phận bảo vệ
Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu của cơ thể khỏi các tác hại
của các yếu tố bên ngoài. Nhờ sự liên kết chặt ở lớp gai, sự đàn hồi vừa dẻo
vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, lớp mỡ đệm dưới da...
Các sắc tố da giúp ngăn cản tác động của bức xạ ánh sáng bảo vệ các
cơ quan dưới da.
1.2.2. Chức phận điều hoà nhiệt độ
Tổ chức mỡ dưới da và của lớp sừng, giúp cơ thể giảm được nhiệt
lượng thốt ra mơi trường ngoài cũng như cản bớt hơi lạnh ở ngoài vào. Da
tham gia điều hoà nhiệt độ bằng 2 cơ chế chính: ra mồ hôi và phản ứng vận
mạch.
1.2.3. Chức phận bài tiết
Các tuyến mồ hôi trên bề mặt da giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt qua cơ
chế bài tiết mồ hôi và thải trừ các chất cặn bã, độc hại, chủ yếu là urê.
Các tuyến bã tập trung rất nhiều ở vùng mặt, lưng, ngực, thành phần
chất bã gồm 2/3 là nước, còn 1/3 là acid béo, squalen, cholesterol.
1.2.4. Chức phận dự trữ chuyển hoá
Lượng nước trong da chiếm khoảng 9% lượng nước toàn cơ thể, khiến
da giữ vai trò giúp điều hòa cân bằng nước, điện giải. Da chứa nhiều NaCl
nhất cơ thể [9]. Khi thận bị tổn thương, chức phận lọc NaCl sút kém, muối
giữ lại nhiều trong máu và bị đưa ra da gây phù nề ở da.

Dưới tác dụng của tia cực tím, 7-dehydrocholesterol có sẵn trong lớp
thượng bì được chuyển hố thành vitamin D, giúp hấp thu Calci ở xương.
1.2.5. Chức phận tạo keratin và tạo melanin
Đây là 2 chức phận đặc biệt của các tế bào thượng bì, giúp bảo đảm
tính tồn vẹn và lành mạnh của da.
1.2.6. Chức phận thu nhận cảm giác
Sự nhận cảm cảm giác thông qua các thụ cảm tiếp nhận phủ khắp trên


11
toàn bộ lớp da cơ thể:
Các thụ thể Meissner và Pacini tiếp nhận cảm giác áp lực như sờ mó.
Hạt Golgi tiếp nhận sự đụng chạm và hạt Mazzoni tiếp nhận sự tỳ đè.
Tiểu thể Ruffini cho ta biết cảm giác nóng.
Tiểu thể Krause ở trung bì tiếp thu cảm giác lạnh.
Cảm giác đau do tận cùng các dây thần kinh đảm nhận.
1.2.7. Miễn dịch
Da có các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như tế bào Langerhans, các
lympho T nên da cũng tham da vào quá trình miễn dịch của cơ thể.
1.3. ĐẠI CƯƠNG BỎNG
1.3.1. Các dấu hiệu và triệu chứng
Các đặc tính của một vết bỏng phụ thuộc vào độ sâu, diện tích và tác
nhân gây nên nó.
Bỏng nơng ở lớp thượng bì như cháy nắng chỉ gây đau rát nhẹ kéo dài
hai hoặc ba ngày đến khi lớp thượng bì đó bong tróc hết. Bỏng nặng đến lớp
trung bì gây kích thích các đầu mút thần kinh nên gây cảm giác đau nhiều
hơn, sự xuất hiện của các phỏng nước càng gây chèn ép, gây tăng cảm giác
đau hơn và thời gian lành cũng dài hơn… nếu khỏi hoàn toàn thường vẫn để
lại cảm giác ngứa ngáy, châm chích trong một thời gian dài. Bỏng sâu qua lớp
trung bì, gây phá hủy các đầu mút thần kinh thì hầu như khơng thấy đau nữa,

có thể mất cảm giác hồn tồn, phỏng nước lớn hơn hoặc có sự xuất hiện của
hoại tử khô, hoại tử ướt. Nếu tác nhân gây bỏng đủ mạnh và đủ cường độ, nó
có thể phá hủy các tổ chức dưới da như thần kinh, mạch máu, gân, xương…
Đây là loại bỏng có tiên lượng rất nặng.
Do tính chất đặc biệt của tổn thương bỏng, mà từ lúc bị đến lúc lành
hẳn, có sự lặp đi lặp lại những triệu chứng, hội chứng theo một quy luật khiến
nó được gọi là bệnh bỏng [16]. Quy luật đó được chia làm 4 thời kỳ:


12


13
1.3.2. Các thời kỳ của bỏng
Đã có nhiều quan niệm về các thời kỳ của bệnh bỏng, người ta chia làm
hai thời kỳ, ba thời kỳ, bốn thời kỳ hay năm thời kỳ. Song sự phân chia làm
bốn thời kỳ theo Lê Thế Trung là phổ biến nhất.
1.3.2.1. Thời kỳ đầu
Thời kỳ thứ nhất là 2 -3 ngày đầu tiên sau bỏng. Đặc trưng là trạng thái
sốc bỏng, thường xảy ra các rối loạn cấp tính.
1.3.2.2. Thời kỳ thứ hai
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ nhiễm khuẩn, nhiễm độc (acute intoxication and
infection). Thời kỳ này từ ngày thứ 3 - 4 tới ngày thứ 30-45-60 sau bỏng [18].
Nếu là bỏng nơng thì thời kỳ này bắt đầu liền sẹo và khỏi bệnh. Đối với
bỏng sâu, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc điển hình do sự hấp thu
các độc tố từ các mảng hoại tử bỏng vào máu.
1.3.2.3. Thời kỳ thứ ba
Là thời kỳ suy mòn bỏng, do cơ thể hao tốn năng lượng để vượt qua
trạng thái sốc bỏng. Điều trị và nuôi dưỡng kém sẽ dễ dấn đến suy kiệt. Suy
mịn bỏng nặng có tỉ lệ tử vong lên đến khoảng 50 - 60%.

1.3.2.4. Thời kỳ thứ tư
Là thời kỳ hồi phục, vết thương bỏng đã được phủ kín, liền sẹo. Các rối
loạn chức phận của các nội tạng được phục hồi dần dần.
Hiện nay, do điều kiện kinh tế, vật chất ổn định nên người ta có thể chia
bỏng chỉ làm ba thời kỳ, hiếm khi thấy suy mịn bỏng do bệnh nhân được ni
dưỡng, điều trị tốt.
1.3.3. Tác nhân gây bỏng
1.3.3.1. Bỏng do nhiệt
Bỏng do nhiệt là loại bỏng hay gặp nhất (84-93%) gồm:
Bỏng do nhiệt nóng: thường gặp và phổ biến. Chia làm 2 loại:


14
-Nhiệt ướt: nhiệt độ gây bỏng thường không cao nhưng tác dụng kéo
dài trên da, có thể gây bỏng sâu, như nước sơi, nước nóng, hơi nước. Loại
bỏng này thường gặp nhất.
-Nhiệt khô: nhiệt độ gây bỏng thường cao từ 800-1400 độ C, bỏng do
tác dụng trực tiếp của vật nóng thường gây bỏng sâu, như kim loại nóng, ống
pơ xe máy, bàn là, bỏng do khí nóng, bỏng do lửa: lửa dầu, lửa xăng, lửa cồn,
lửa do cháy nhà,...
Bỏng do nhiệt lạnh: ít gặp, do cóng lạnh như nitơ lỏng, băng đá...
1.3.3.2. Bỏng do hoá chất.
Hơn phân nữa tổng số vụ bỏng hóa chất là do tai nạn lao động, phổ
biến là:
Dung dịch của các axit, như H2SO4, HNO3, HCl, axit Tricloroaxetic,
axit Flohydric, axit Phenic, các axit gây độc như axit focmic, axit cromic,...
Dung dịch kiềm mạnh như vôi tôi Ca(OH)2, NaOH, KOH, Amoni
hydroxit,… Ở Việt Nam, bỏng vôi tơi nóng chiếm tỷ lệ 8,8-12% tổng số nạn
nhân bỏng [18].
1.3.3.3. Bỏng do dòng điện

Tai nạn bỏng điện gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, khi nhu cầu
sử dụng điện ngày càng tăng [21]. Nghiên cứu của Ngô Minh Đức tại Viện
Bỏng Quốc gia đã báo cáo từ năm 2008 đến 2017, cho thấy tỉ lệ bỏng điện
chiếm tới 14,05%. Bỏng điện thường là bỏng sâu, có khi tới cơ xương và
mạch máu. Bỏng điện được chia làm hai loại [18]:
Do tia lửa điện, có nhiệt độ rất cao từ 3200 - 48000C, thời gian tác
dụng rất ngắn 0,2 – 0,5 giây; 80% nhiệt năng bức xạ ánh sáng của tia lửa điện
là chùm tia hồng ngoại thường gây nên bỏng nông [18].
Tổn thương do luồng điện dẫn truyền vào cơ thể sẽ theo con đường


15
nào ít điện trở nhất. Nếu đi qua tim, não thường đe dọa đến tính.
1.3.3.4. Bỏng do bức xạ
Mức độ tổn thương phụ thuộc vào loại tia, mật độ của chùm tia, khoảng
cách từ nguồn tia đến da, thời gian tác dụng. Các loại bức xạ có thể gây bỏng
là tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia rơnghen, la-ze, tia phóng xạ, tia X,...
1.3.4. Phân loại bỏng
Bỏng được phân loại theo nhiều cách, bao gồm:
1.3.4.1. Phân loại theo độ sâu
Về mặt kinh điển, có tác giả phân chia thành 6 độ (Savenco- 1834,
Dupuyhen- 1839), có tác giả đề nghị phân thành 5 độ (C. Kreilich- 1927,
Goetze - 1910), có tác giả đề nghị phân thành 4 độ (Rubasop S. M- 1939,…).
Hiện nay phân độ theo Hiệp hội bỏng Hoa kì gồm 4 độ, hay theo Tổ chức Y
Tế thế giới là 3 độ [31].
Tại Việt Nam: Lê Thế Trung (1965) [16], [18] chia độ bỏng ra 5 mức
độ và đây là cách phân độ được áp dụng rộng rãi ở nước ta gồm:
Độ I: viêm da vô trùng cấp. Tổn thương tại lớp thượng bì, biểu hiện
xung huyết động mạch. Khỏi hồn tồn sau 4-5 ngày, khơng để lại sẹo.
Độ II: Tổn thương các lớp của thượng bì, nhưng lớp tế bào mầm,

màng đáy hầu như còn nguyên vẹn. Mao mạch xung huyết mạnh, mao mạch
nhú bì ứ huyết, biểu hiện nền da viêm cấp (đỏ, nề, đau) xuất hiện nốt phỏng
nhỏ. Sau 3-4 ngày viêm giảm, 8-14 ngày hồi phục không để lại sẹo.
Độ III: Bỏng gây tổn thương đến lớp trung bì của da, các phần phụ
(ống lơng, tuyến mồ hơi, tuyến bã) cịn ngun vẹn. Được chia làm 2 loại:
-Độ III nông: tổn thương đặc trưng bởi nốt phỏng: hình thành sớm hoặc
muộn; vịm dày; đáy màu đỏ, hồng, cịn cảm giác đau; dịch nốt phỏng có thể
có màu hồng, đục. Tự khỏi bằng hiện tượng biểu mơ hóa trong vịng 2 – 4


16
tuần hay từ khoảng 15 - 30 ngày.
- Độ III sâu: tổn thương chỉ cịn tế bào tuyến mồ hơi sâu, nốt phỏng vòm
dày, đáy tím sẫm, trắng bệch, xám, cảm giác giảm. Đặc trưng bởi đám hoại tử
ướt hoặc khơ. Phân biệt với độ IV là cịn cảm giác đau, da khơng bị nhăn nhúm,
khơng có hình lưới mao mạch huyết tắc. Sau 12-14 ngày hoại tử bắt đầu rụng
hình thành mơ hạt xen kẽ với các vùng biểu mơ. Có thể tự liền bằng hiện tượng
tế bào biểu mô phủ kín các tổ chức hạt sau 30 - 45 ngày, để lại sẹo xấu. Nếu
vết bỏng thiểu dưỡng hay bị nhiễm khuẩn sẽ chuyển thành bỏng sâu.
- Trường hợp bỏng độ III thường khó chẩn đốn chính xác ngay trong
những lần khám đầu tiên. Theo tác giả Lê Năm (2006), bỏng trung bì thường
diễn biến phức tạp hơn, khó tiên lượng hơn do đó có thể lành tốt hoặc tiến
triển thành bỏng sâu [18]. Đặc biệt người già thì trung bì teo biến nên càng
khó lành.
Độ IV: Tổn thương toàn bộ 3 lớp của da. Lâm sàng thường thấy hoại
tử khô và hoại tử ướt. Mất khả năng tự lành của da, yêu cầu phải điều trị cắt
lọc, ghép da, xoay vạt,… để hồi phục.
Độ V: Tổn thương toàn bộ lớp da, các bộ phận khác dưới da như cân,
gân, cơ, xương khớp, mạch máu, thần kinh, tạng có thể bị bỏng.
1.3.4.2. Phân loại theo diện tích da

Diện tích của tổn thương bỏng phải được đánh giá, điều này rất quan
trọng để đánh giá mức độ nặng nhẹ, tiên lượng, quyết định chiến lược điều trị,
lượng nước bồi phụ cần thiết [13] [30],…Việc ước tính tỷ lệ phần trăm diện
tích tổn thương bỏng so với diện tích da tồn bộ cơ thể thường khơng chính
xác trong đánh giá ban đầu [5], cho phép sai số 3-5% [18].
Trên lâm sàng, để ước tính diện tích bỏng, hiện nay thường sử dụng 3
phương pháp chính, bao gồm:
 Quy tắc bàn tay: dễ áp dụng cho diện bỏng nhỏ hoặc tản mát, diện
tích lịng bàn tay và các ngón tay của bệnh nhân xấp xỉ bằng 1% diện tích da


17
toàn bộ cơ thể.


18
Quy tắc số 9 được sử dụng ở người trưởng thành. Việc xác định tỷ lệ
phần trăm diện tích da tồn bộ cơ thể ở bệnh nhân người lớn có thể được ước
tính như sau: 18% cho phía trước (ngực và bụng); 18% cho phía sau (lưng và
hai mông) của thân; 18% cho mỗi chi dưới; 9% cho đầu và 9% cho mỗi chi
trên; 1% cho vùng cơ quan sinh dục ngoài.
 Biểu đồ Lund-Browder (Biểu đồ 1.1) rất hữu dụng cho việc ước tính
diện tích bỏng nhưng tốn nhiều thời gian.

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ Lund – Browder ước tính tỷ lệ % diện tích da toàn thân
bị bỏng cho người lớn và trẻ em [36]


×