TRƯỜNG ĐẠI HỌC H NG VƯ NG
KHOA NÔNG – LÂM – NGƢ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
SƢNG PHÙ ĐẦU Ở LỢN CON NUÔI TẠI TRẠI
CỦA CÔNG TY PHỒN THỊNH
Ngành: Thú y
Người hướng dẫn: ThS. Phan Thị Phương Thanh
Sinh viên thực hiện: Trần Đại Nghĩa
Khóa học: 2015 - 2021
Phú Th 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại Trường Đại Học Hùng
Vương, tôi đã nhận được sự giảng dạy tận tình của các thầy cơ giảng viên. Điều
đó đã giúp bản thân hồn thiện hơn về nhân cách, phẩm chất và trình độ chun
mơn. Những kiến thức học được trong nhà trường là hành trang giúp tôi tự tin
vững bước trong cuộc sống sau này để có thể trở thành bác sỹ thú y, một trí thức
trẻ trong thời đại mới.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, cho phép tơi được bày tỏ lịng
cảm ơn chân thành tới các thầy, cô, giảng dạy trong Khoa Nông – Lâm – Ngư,
Trường Đại Học Hùng Vương đã tận tình dạy bảo và giúp đỡ tơi rất nhiều trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phan Thị Phương Thanh, người
đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo để tơi hồn hiện đề tài của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quản lý trang trại chú Đỗ Quốc Dũng
và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ kỹ thuật, các cô chú công nhân tại trại đã
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nhiều kiến thức thực
tế trong khi thực tập tại trại.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày 01 tháng 04 năm 2021.
Sinh viên
Trần Đại Nghĩa
ii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................................. 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý lợn con............................................................................. 3
2.1.3. Một số đặc điểm của vi khuẩn E.coli ........................................................ 14
2.1.4. Yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli ........................................................ 16
2.1.5. Một số loại thuốc phòng trị bệnh sưng phù đầu........................................ 19
2.2. Tổng quan về đơn vị thực tập....................................................................... 20
2.2.1. Quy mô chăn nuôi ..................................................................................... 20
2.2.2. Cơng tác chăm sóc ni dưỡng ................................................................. 22
2.2.4. Công tác vệ sinh thú y tại trại chăn nuôi ................................................... 28
2.2.5. Các công tác khác...................................................................................... 31
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước .......................................... 32
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 32
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................. 35
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU... 37
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 37
3.1. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 37
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 37
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ....................................... 37
3.4.1. Phương pháp tiến hành .............................................................................. 37
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 40
3.4.3. Phương pháp tính tốn các chỉ tiêu ........................................................... 41
iii
3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu ......................................................................... 41
PHẦN 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN .................................................................. 42
4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trang trại trong nhưng năm gần đây ................ 42
4.2. Tình hình mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con tại trại Quốc Dũng 2 ............. 43
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con tại trang trại............................... 43
4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh sung phù đầu ở lợn con theo lứa tuổi .............................. 45
4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con theo các tháng trong năm.......... 46
4.2.4. Triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm bệnh sung phù đầu......................... 48
4.2.5. Bệnh tích của lợn mắc bệnh sưng phù đầu ............................................... 50
4.2.5. Kết quả một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con ................. 51
4.2.6. Hạch tốn chi phí thú y ............................................................................. 53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 55
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 55
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 57
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu của trang trại chăn nuôi .......................................................... 22
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn con từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi .............................................................................................................. 25
Bảng 2.3 Lịch sát trùng trại lợn nái..................................................................... 29
Bảng 2.4 Lịch tiêm vaccine cho lợn con tại trại ................................................. 30
Bảng 2.5 Lịch vaccine cho lợn giống tại trại ...................................................... 31
Bảng 3.1 Phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ..................................................... 39
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trang trại những năm gần đây ................ 42
Bảng 4.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sưng phù đầu tại trại ................... 43
Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu theo lứa tuổi........................... 45
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu theo các tháng trong năm ...... 47
Bảng 4.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh sưng phù đầu ..................... 49
Bảng 4.6. Bệnh tích của lợn mắc bệnh sưng phù đầu ......................................... 50
Bảng 4.7. Hiệu quả của hai phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ........................ 52
Bảng 4.8. Hạch toán chi phí thuốc thú y ............................................................. 53
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sưng phù đầu tại trại ....... 44
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu theo lứa tuổi ............... 45
Hình 4.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh sưng phù đầu theo các tháng trong năm ....... 47
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết tắt
cs
E.coli
SS
kgTT
(L x Y)
Chú thích
Cộng sự
Escherichia coli
Sơ sinh
Kilơ gam thể trọng
Landrace x Yorkshire
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống ở vùng nông
thôn và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Do vậy nơng nghiệp nói chung và chăn
ni nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân.
Chăn nuôi lợn là một trong những thế mạnh của ngành chăn ni nước ta. Trong
đó sản xuất thịt lợn vẫn luôn là ngành hàng thịt chủ lực và truyền thống tại Việt
Nam, chiếm 70% trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm thịt trong nước. Chăn ni
lợn cịn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến và là nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Theo số liệu của tổng cục Thống kê, tổng số lợn của cả nước tính đến
tháng 01/2021 đạt khoảng 22,02 triệu con tăng 9% so với cùng thời điểm năm
2020 (TCTK, 2021). Trong đó số lợn con cai sữa là 1,99 triệu con giảm 8% so
với cùng thời điểm năm 2020. Tình hình sản xuất chăn ni trong năm 2021 vẫn
cịn gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là Dịch tả lợn Châu
Phi vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ, ảnh
hưởng đến q trình hồi phục, tái cơ cấu đàn vật ni và tăng trưởng sản xuất
chăn nuôi. Để tiếp tục thúc đẩy cho ngành chăn ni lợn phát triển ngồi các yếu
tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc ni dưỡng…thì các biện pháp phịng
trừ dịch bệnh có vai trị hết sức quan trọng. Một mặt nâng cao năng suất và chất
lượng vật nuôi, mặt khác làm giảm các thiệt hại kinh tế mà dịch bệnh gây ra.
Trong chăn nuôi lợn, lợn con là một trong những đối tượng vật nuôi nhạy
cảm, chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố tác động bên ngồi từ mơi trường ngoại
cảnh đến điều kiện chăm sóc ni dưỡng, cơng tác vệ sinh phịng bệnh. Tác
động này ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
Bệnh sưng phù đầu xuất hiện khá phổ biến ở nước ta, bệnh thường xảy ra
trên lợn con ở giai đoạn trước và sau cai sữa, giai đoạn này lợn con được tách
khỏi mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt.
Mặt khác các yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm…) hoặc chuồng trại
2
thiếu vệ sinh làm cho bệnh phát triển gây tỷ lệ chết cao và có tính lây lan mạnh.
Bệnh do trực khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra ở một số chủng nhất định.
Ngoại độc tố do E.coli tăng sinh tiết ra và nhiễm vào máu, độc tố có tính hướng
nội mạc, phá hủy nội mạc của thành mạch gây thẩm xuất và phù thũng. Bệnh
thường gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh khơng
cao vẫn có thể gây chết, lợn hay bị bệnh nhất là lúc 5-7 tuần tuổi và làm ảnh
hưởng tới sự phát triển của đàn lợn, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, nhằm tìm được biện pháp phịng trị
bệnh sưng phù đầu hiệu quả cho lợn con, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh sưng phù đầu ở lợn con nuôi tại
trại của Công ty Phồn Thịnh”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh, các biểu hiện lâm sàng của bệnh sưng
phù đầu ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi.
- Đánh giá được hiệu quả của một số phác đồ phòng, trị bệnh sưng phù
đầu lợn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đạt được của đề tài là những thơng tin có giá trị khoa học và
thực tiễn, làm cơ sở để trại chăn ni cũng như người dân thực hiện các biện
pháp phịng và điều trị bệnh sưng phù đầu trên lợn con đạt hiệu quả cao.
- Nghiên cứu là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về bệnh sưng
phù đầu tại cơ sở chăn nuôi và phục vụ cho cơng tác sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng bệnh cho lợn con,
góp phần phát triển ngành chăn ni lợn.
- Kết quả của đề tài khuyến cáo bổ ích cho các hộ chăn ni, trang trại
chăn ni lợn.
- Góp phần nâng cao thu nhập cho trang trại chăn nuôi, hộ nông dân, phát
triển kinh tế xã hội.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa h c của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh lý lợn con
- Chức năng thần khinh và điều tiết nhiệt
Theo Đào Trọng Đạt, (1999) [4] hệ thống thần kinh của lợn con chưa
hoàn thiện về chức năng (các phản xạ thích nghi, phản xạ điều tiết nhiệt). Do lớp
vỏ đại não của lợn con chưa hồn chỉnh nên khả năng điều hịa thân nhiệt chưa
tốt. Thân nhiệt lợn con thường không ổn định, chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh,
đặc biệt là ẩm độ cao và nhiệt độ thấp làm cho lợn con nhiễm lạnh dẫn đến giảm
nhu động tiết dịch gây ra chứng tiêu chảy.
Trong bụng mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai do con mẹ quy định. Sau
khi sinh do hoạt động điều tiết nhiệt còn rất kém, nên lợn con rất dễ bị tác động
của mơi trường ngồi. Vì vậy, hầu hết lợn con sơ sinh trong những giờ đầu sau
khi sinh thân nhiệt bị giảm sau đó thân nhiệt tăng dần. Lợn con có bộ lơng khá
thưa và lớp mỡ dưới da mỏng, chỉ chiếm 1% trọng lượng cơ thể, diện tích tiếp
xúc của bề mặt cơ thể với mơi trường ngồi lớn tính trên cùng một đơn vị trọng
lượng, nên khả năng chống lạnh. Chịu nhiệt của cơ thể lợn con còn hạn chế, lợn
con dễ bị mất nhiệt. Điều đó đã trở thành điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh,
nhất là bệnh về đường tiêu hóa.
- Chức năng hệ tiêu hóa
Trong 2 tuần đầu sau khi sinh sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho lợn con.
Trong giai đoạn này hơn một nửa năng lượng cung cấp dưới hình thức lipid. Sữa
mẹ được tiêu hóa gần như 100% nhờ vào một lượng lớn enzyme lipase, amylase
và enzyme phân giải protein từ tụy và maltase từ ruột non phát triển dần theo
tuổi của lợn và loại thức ăn mà lợn được cung cấp.
Lợn con trước 1 tháng tuổi, trong dịch vị khơng có acid chlorhydric tự do,
vì lúc này lượng acid tiết ra quá ít nên tiết ra bao nhiêu lẫn với niêm dịch bấy
nhiêu. Hiện tượng này gọi là “thiếu acid chlorhydric”. Vì thiếu acid chlorhydric
nên vi sinh vật có điều kiện phát triển gây bệnh tiêu chảy chảy và tiêu phân
4
trắng ở lợn con. Do độ acid kém, hoạt tính men pepsin kém, protein khơng được
tiêu hóa hết càng làm phát sinh lợn con tiêu chảy. Sức tiêu hóa của dịch vị lợn
con tăng theo tuổi. Khả năng ngưng kết sữa của dịch vị lợn con biến đổi theo
tuổi. Lượng men Kimozin trong dịch vị lợn con tăng lên trước 1 tháng tuổi, sau
đó lại giảm. Thức ăn khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến sự tiết dịch vị.
Thức ăn hạt kích thích tiết dịch vị mạnh hơn là sữa, dịch vị chứa acid
chlorhydric nhiều hơn và sức tiêu hóa mạnh hơn.
Acid chlorhydric tự do xuất hiện ở ngày tuổi 20 - 30 và tính diệt khuẩn rõ
ở ngày tuổi 40 - 50. Nếu tập cho lợn con ăn sớm từ 7 - 10 ngày bằng thức ăn hạt
thì ngày thứ 14 đã thấy có acid chlorhydric ở dạng tự do.
- Đặc điểm hệ vi sinh vật đường ruột
Trong quá trình phát triển bình thường ở đường ruột của gia súc có nhiều
loại vi khuẩn nhất là vi khuẩn sinh acid lactic, vi khuẩn bifidium và một số cầu
khuẩn đường ruột đối kháng mạnh với vi khuẩn phó thương hàn, với Proteus
vulgaris và các vi khuẩn sinh thối rữa. Ở lợn con mới sinh hệ vi sinh vật đường
ruột chưa phát triển, chưa đủ số lượng vi khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng
lại vi khuẩn gây bệnh, nên rất dễ nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa.
Ở lợn con khỏe mạnh, Lactobacillus là vi khuẩn chủ yếu ở dọc đường tiêu
hóa. Bifidobacter cũng hiện diện với lượng lớn trong đường tiêu hóa nhưng
nhiều nhất ở ruột già và manh tràng. Streptococcus, Enterobacter, Peptostreptococcus và Veillonella thì khơng có hoặc chỉ hiện diện với lượng rất nhỏ
trong dạ dày, ruột non và tăng dần ở phần ruột già. Các loại vi sinh vật được
xem là có lợi như: Lactobacillus, Streptococcus faecium, Bacillus subtilis...Có
tác dụng tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B12, Riboflavin,
acid folic, kháng sinh acidophilin...và còn đối kháng với vi sinh vật có hại, vi
khuẩn gây bệnh, gây thối rữa .
Trong điều kiện bình thường, vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu
hóa của lợn con khơng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng khi
điều kiện sống thay đổi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh chăn
ni kém,…thì một số vi khuẩn trở thành tác nhân gây bệnh như: E.coli,
5
Clostridium perfringens...sinh trưởng và phát triên mạnh gây mất cân bằng hệ vi
sinh vật trong đường tiêu hóa.
- Chức năng hệ miễn dịch
Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như khơng có kháng thể. Song
lượng kháng thể trong máu của lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con bú
sữa đầu. Cho nên người ta nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn
thụ động. Nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa
mẹ. Trong sữa đầu lợn mẹ có tỉ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi sinh
trong sữa có tới 18 - 19% protein. Trong đó lượng γ-globulin chiếm số lượng rất
lớn (34 – 45%) cho nên nó có vai trị miễn dịch ở lợn con. Tuy nhiên khả năng
hấp thu kháng thể của lợn con bị giảm rất nhanh theo thời gian từ khi sinh ra nên
việc cho lợn con bú sữa đầu rất quan trọng, việc này giúp cho lợn con hấp thu tối
đa được lượng kháng thể có trong sữa đầu, tăng khả năng miễn dịch cho lợn con.
Sữa đầu cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể (γ-globulin) cho lợn con
để chúng phát triển và chống lại bệnh trong lúc hệ thống miễn dịch của chúng
chưa hoạt động hoàn chỉnh. Lúc sơ sinh, lượng γ-globulin trong máu chỉ 1,3
mg/ml nhưng sau 24 giờ thì tăng đến 20,3 mg/ml nếu lợn con được bú sữa đầu
từ lợn mẹ đã được chủng ngừa và dinh dưỡng tốt. Trong 24-48 giờ sau khi sinh
ruột non lợn con có khả năng hấp thu các đại phân tử miễn dịch globulin từ sữa
đầu bằng hiện tượng ẩm bào tạo miễn dịch thụ động cho lợn con. Hệ thống miễn
dịch ở ruột của lợn chưa hoàn chỉnh và phát triển chậm nên rất mẫn cảm với
mầm bệnh. Sự phát triển đầy đủ của mô miễn dịch mất 7-9 tuần và có thể trễ
hơn do cai sữa sớm vào 3-4 tuần tuổi.
Giảm khả năng miễn dịch gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe lợn con và
những biến động trong hệ tiêu hóa của chúng. Lượng kháng thể thụ động nhận
từ lợn mẹ qua sữa đầu giảm dần đến mức rất thấp ở tuần tuổi thứ tư. Trong thời
điểm này thì sự sản xuất kháng thể trên lợn con chỉ mới bắt đầu do đó đây là giai
đoạn mà gần như lợn con khơng có sự bảo vệ miễn dịch nào.
6
Tổng hợp các yếu tố về thần kinh, điều tiết thân nhiệt, khả năng miễn dịch và
khả năng tiêu hóa của lợn con, nên khả năng lợn con rất mẫn cảm với các mầm
bệnh do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli, gây bệnh sưng phù đầu trên lợn.
2.1.2. Những hiểu biết về bệnh sưng phù đầu
Bệnh sưng phù đầu (Edema disease) do vi khuẩn E.coli đường ruột gây
trên lợn con giai đoạn trước và sau cai sữa. Bệnh có tên la tinh là Colibaccilosis.
Bệnh sưng phù đầu là bệnh nhiễm độc huyết truyền nhiễm cấp tính gây ra
bởi độc tố của một số serotype E.coli họ trực khuẩn đường ruột.
Đặc trưng của bệnh là hiện tượng phù thũng ở phần đầu, mí mắt, lợn ỉa
chảy phân màu vàng hoặc ghi nhạt. Bệnh xảy ra cả 4 mùa: xuân- hè- thu- đông.
Bệnh thường gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Tỷ lệ lợn con mắc
bệnh khơng cao vẫn có thể gây chết, lợn hay bị bệnh nhất là lúc 5-7 tuần tuổi
gây chết và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn giảm hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi.
Bệnh được xác định ở nhiều nước trên thế giới thường xảy ra ở hầu hết
các cơ sở chăn nuôi lợn, các trang trại chăn nuôi tập trung khả năng gây bệnh
của các chủng E.coli trên tất cả các giống lợn ở mọi lứa tuổi, bệnh lây lan nhanh,
mạnh, rộng khắp và gây chết nhiều lợn.
Ở nước ta bệnh sưng phù đầu được phát hiện ở hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn, theo Đặng
Xuân Bình (2001) [1].
* Đặc điểm dịch tễ học
Bệnh sưng phù đầu là bệnh thường xuất hiện ở lợn con giai đoạn trước và
sau cai sữa 1- 3 tuần tuổi. Tuổi cảm nhiễm của lợn thường vào lúc 4 - 10 tuần
tuổi cũng có trường hợp bệnh sưng phủ đầu được phát hiện ở lợn sơ sinh 4 ngày
tuổi hay cả lợn nái, lợn thịt.
Theo sự tổng hợp của Nguyễn Như Pho (2001) [15] cho biết giai đoạn lợn
con cai sữa do bị stress tác động như: cắt sữa mẹ, chuyển chuồng, thay đổi thức
ăn... nên thường ăn nhiều hơn do thức ăn mới lạ. Đây chính là nguyên nhân dẫn
7
đến hiện tượng thức ăn không tiêu gây rối loạn vi khuẩn đường ruột tạo điều
kiện thuận lợi cho các chủng E.coli gây bệnh.
Môi trường chuồng trại hầu như là nguồn lây nhiễm quan trọng nhất.
Chuồng trại ẩm thấp, tối tăm, không đảm bảo vệ sinh, phân chất thải ứ đọng
trong chuồng... là môi trường cư trú của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy lợn con sơ
sinh có thể bị nhiễm bệnh từ chuồng đẻ mang mầm bệnh khi chuyển sang
chuồng nuôi sau cai sữa. Đồng thời các chất tẩy uế và sát trùng thông thường
không đủ mạnh để cắt đứt chu kỳ lây bệnh của mầm bệnh (Nguyễn Xuân Bình,
2002) [2]. Sự phát tán của mầm bệnh rất rộng và khó kiểm sốt do mầm bệnh
phát tán thường qua khơng khí, thức ăn, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn
ni, ngồi ra cũng có thể lây nhiễm qua mơi giới truyền lây là các lồi động vật
cơn trùng khác.
* Sinh bệnh học
- Sự lây nhiễm
Sự lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hố thơng qua thức ăn, nước uống
hoặc do lợn liếm láp nền chuồng bị nhiễm mầm bệnh. Ngồi ra lợn cịn có thể
nhiễm E.coli thơng qua tác động của các lồi thiên địch như: chuột, chó, mèo,
cơn trùng hoặc có thể do con người thơng qua đưa thức ăn, dùng dụng cụ chăn
ni có nhiễm E.coli. Khi mắc bệnh E.coli tăng nhanh trong đường ruột và sau
đó giải phóng ra độc tố xâm nhập vào dịng lympho làm máu bị nhiễm độc.
- Sự định vị ở ruột non
Thông thường môi trường acid ở trong dạ dày thấp có tác dụng ức chế vi
khuẩn E.coli. Trong dạ dày, ruột sự tăng độ pH của chất chứa trong dạ dày ở lợn
cai sữa là nguyên nhân làm tăng số lượng E.coli là yếu tố cần thiết cho sự định
vị của vi khuẩn. Do đó lợn cai sữa rất mẫn cảm với vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hố đặc biệt là ruột non cần phải có cơ
chế thích nghỉ để khơng bị nhu động ruột đẩy ra ngồi. Đó là cơ chế định vị của
ruột non. Sự định vị ở ruột non là khả năng mà vi khuẩn E.coli thực hiện các cơ
chế thích nghỉ để chống lại nhu động của ruột. Sự định vị ở ruột phải có 2 yếu tố
là: sự bám dính vào mảng nhày và sự tăng sinh nhanh.
8
Sự tạo thành dịch ruột và dưỡng chất có liên quan đến các loại vi khuẩn
và yếu tố hỗ trợ đó là sự dư thừa dinh dưỡng.
- Cơ chế gây bệnh
Q trình sinh bệnh có liên quan mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của lợn
con. Đối với những con khoẻ mạnh, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác chi cư
trú ở ruột già và một phần cuối ruột non, phần đầu và phần giữa hầu như khơng
có.
Đối với lợn con lúc này bộ máy tiêu hoá chưa được hồn chỉnh. Hệ thống
thần kinh cịn phụ thuộc vào hầu hết các phản xạ không điều kiện. Độ acid của
dịch vị, độ thẩm thấu của tế bào thành ruột, chức năng của gan chưa hoàn chỉnh
dẫn đến khả năng tiêu hoá của lợn con kém. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự
xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
Sau khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hoá, vi
khuẩn sẽ chui vào niêm mạc ruột sinh sản và phát triển trong các tế bào tạo nên
một áp lực lớn ở ống tiêu hoá. Các nội độc tố và ngoại độc tố tiết ra gây viêm
niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, nước và dịch ruột dồn vào ruột dẫn tới
hiện tượng tiêu chảy. Ban đầu hiện tượng này có lợi nhằm bảo vệ cơ thể, đẩy các
tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể nhưng do nguyên nhân gây bệnh không ngừng
phát triển cùng sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm đã kích thích tổn
thương niêm mạc ruột, lúc này tiêu chảy là có hại cho lợn con. Tiêu chảy nặng
làm mất nhiều nước, gây rối loạn chức năng sinh lý tiêu hoá của lợn con dẫn đến
rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột làm vi khuẩn lên men gây thối
phát triển nhanh với số lượng ngày càng nhiều. Độc tố vào máu làm rối loạn cơ
năng giải độc của gan và quá trình loại thải ở thận làm lợn chết.
Cơ chế gây bệnh sưng phủ đầu do chủng E.coli gây ra có 3 giả thuyết về
cơ chế sinh bệnh là: sự hấp thu E.coli từ mơi trường, độc tố có trong cơ thể và sự
cảm thụ cao của 1 hay nhiều kháng nguyên kháng lại E.coli đã xác định. Trong
giả thuyết bệnh sưng phù đầu là sự hấp thu E.coli từ môi trường được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nhất. Môi trường điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: ẩm
9
thấp, tối tăm... là mơi trường thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát
triển.
Nhiều tác giả cho rằng bệnh sưng phù đầu do tác động của nội độc tố. Sau
khi định vị ở ruột non vi khuẩn E.coli bắt đầu tăng sinh và sinh độc tố. Độc tố
huyết sinh ra gồm 2 loại: enterotoxinegic gây viêm, xuất huyết ruột dẫn đến tiêu
chảy ra máu và vasotacin gây hoại tử động mạch dẫn đến phù.
Các chủng O149: K88; O147: K88; O141: K88 được Nguyễn Thị Nội (1984)
[14] phân lập từ các bệnh tạo ra hội chứng sưng phù đầu sau khi gây bệnh thí
nghiệm. Khi mổ khám kiểm tra bệnh tích động vật thí nghiệm thì có các tổn
thương do nội độc tố gây ra như: sưng phù các mô liên kết, tràn dịch các xoang
tim, phổi tụ máu nội tạng, xuất huyết đáy niêm mạc dạ dày, xuất huyết lấm tấm
và bầm máu ở phổi.
Nhiều tác giả khác lại cho rằng bệnh sưng phủ đầu là sự cảm thụ ở mức
độ cao của kháng nguyên kháng E.coli trong tử cung của con mẹ hoặc có trong
sữa đầu. Sự cảm thụ xuất hiện những tổn thương như: sưng phổi, xuất huyết
ruột, xuất huyết đáy niêm mạc dạ dày, tràn dịch xoang bao tim, phổi.
* Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sưng phù đầu là bệnh do các chủng E.coli gây nên, là bệnh truyền
nhiễm cấp tính đặc trưng là tiêu chảy, nhiễm trùng huyết, sưng phù đầu mặt,
nhiễm độc ruột hay gặp ở lợn giai đoạn trước và sau cai sữa. E.coli có khả năng
bám dính vào thành ruột non và sản sinh ra độc tố, các chủng này đều gây dung
huyết tăng sinh. Các độc tố sẽ thấm vào máu rồi gây hại thành mạch máu.
Vi khuẩn E.coli thường xuyên cư trú trong đường tiêu hoá của lợn con khi
gặp điều kiện thuận lợi để phát triển như: thay đổi thời tiết nhất là khi trời lạnh,
độ ẩm cao, thay đổi dinh dưỡng đột ngột, chất lượng sữa thay đổi… làm cho số
lượng E.coli phát triển nhanh mạnh với số lượng nhiều và đây chính là nguyên
nhân gây bệnh sưng phù đầu ở lợn con.
Chế độ dinh dưỡng kém, công tác vệ sinh thú y khơng tốt thì sức đề kháng
của cơ thể giảm vi khuẩn E.coli sẽ tăng cường độc tính và gây bệnh. Do vi
khuẩn E.coli xuất hiện sớm vài ngày sau khi sinh và chúng tồn tại, sinh trưởng,
10
phát triển trong bộ máy tiêu hoá của lợn cho tới khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ
phát bệnh hoặc tới khi chết.
Mức độ cảm nhiễm E.coli khác nhau tuỳ thuộc vào thể trạng của cơ thể
con vật, các điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng. Mức độ cảm nhiễm E.coli sẽ
tăng do một số nguyên nhân chính như:
- Vi khuẩn có trong đường tiêu hố gây ra do thức ăn mới, số lượng nhiều
nên thức ăn không tiêu làm cho vi khuẩn đường ruột bị rối loạn tạo điều kiện
cho vi khuẩn E.coli sinh sơi phát triển từ đó sẽ gây bệnh cho lợn.
- Do chuồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, bẩn, chất thải ứ đọng trong
chuồng làm cho chuồng trại nhiễm khuẩn dẫn đến bầu vú cũng bị nhiễm khuẩn
E.coli khi lợn con bú sẽ bị nhiễm bệnh.
- Do điều kiện thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm cao làm sức đề kháng của
lợn giảm nên lợn con dễ bị nhiễm khuẩn.
- Q trình chăm sóc lợn nái chửa không đúng kỹ thuật, lượng sắt dự trữ
trong bào thai ít nên lợn con sinh ra cịi cọc, yếu làm sức đề kháng của cơ thể
giảm, vì vậy khả năng nhiễm bệnh của lợn là rất cao.
* Triệu chứng lâm sàng
Lợn bị bệnh sưng phù đầu do vi khuẩn E.coli biểu hiện ở 2 thể chủ yếu:
thể cấp tínhvà thể quá cấp.
- Thể quá cấp tính: Lợn chết đột ngột trước khi thấy rõ các triệu chứng
lâm sàng như: phù thũng, rối loạn thần kinh. Thường những con to béo nhất đàn
hay ăn nhất, ăn nhiều thì bị mắc bệnh và chết đột ngột không biểu hiện triệu
chứng lâm sàng (Bùi Xuân Đồng, 2002) [5].
Nguyên nhân những con to béo hay ăn nhất đàn thì bị mắc bệnh và chết
đột ngột là do nhưng con to khỏe ăn nhiều, ăn thức ăn mới nhiều mà khơng tiêu
hóa hết là dư thừa chất dinh dưỡng nên tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli phát
triển nhanh dẫn đến những con to béo thường bị mắc bệnh và phát bệnh rất
nhanh, thường là ở thể q cấp tính khi chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Tuy nhiên thì vẫn có biểu hiện triệu chứng chung như: kém ăn, bỏ ăn, lừ đừ,
ỉa chảy hoặc táo bón… biểu hiện này thưởng xuất hiện trước khi chết 1 – 2 ngày.
11
Lợn chết ở thể này là do tác động stress như: thay đổi thức ăn đột ngột,
biến động thời tiết làm lợn bị lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli gây bệnh
và phát triển.
- Thể cấp tính: con vật có biểu hiện triệu chứng chung như: mệt mỏi, bỏ
ăn, sốt, lừ đừ, nằm ở góc chuồng tách riêng với đàn, hay uống nước, lúc táo bón
lúc ỉa chảy.
Những con to khoẻ nhất đàn thường bị bệnh đầu tiên. Ban đầu lợn có biểu
hiện ỉa chảy phân vàng hoặc màu ghi, lợn kém ăn, đi lại chậm chạp, da nhợt
nhạt, khô và nhăn do mất nước, lông xù và rụng lên, uống nhiều nước. Có biểu
hiện phù thũng ở phần đầu như: mí mắt, vùng hầu phù thanh quản làm thay đổi
tiếng kêu của con vật (giọng khàn), phù thũng não gây chèn ép não dẫn đến thần
kinh: đâm đầu vào tường, đi lịng vịng, loạng choạng khơng định hướng, co
giật, 2 chân sau liệt, có khi liệt cả 4 chân. Sau đó lợn khó thở, xuất huyết ở niêm
mạc, xanh tím ở tai, mõm.
Những ngày sau đó lợn có biểu hiện triệu chứng thần kinh nặng hơn như:
đi lại lảo đảo, đầu nghiêng dễ ngã, ngồi tư thế chó ngồi để thở, co giật, mí mắt
sưng.
Tỷ lệ lợn con chết ở những đàn đã có triệu chứng rõ rệt khoảng 62%,
những con không chết khá dần lên sau 24 giờ. Diễn biến bệnh kéo dài 2 – 5 ngày
và tái phát sau 10 – 15 ngày.
Theo Brenda (1992) [21], lợn bị bệnh E.coli dung huyết kiểm tra lâm sàng
thấy sưng phù mi mắt trước khi thể hiện dấu hiệu thần kinh, sưng dưới da có thể
mở rộng từ mí mắt cho đến xương trán. Đơi khi sưng phù cịn biểu hiện ở các
mơ dưới da. Trước khi chết lợn trở nên khó thở do phù phổi. Đây là một trong
những dấu hiệu lâm sàng nổi bật của bệnh này.
* Bệnh tích
Bệnh tích đa phần ở lợn có thể trạng béo tốt, khi mổ khám thấy phù nề
trong các cơ quan, mô bào khác như: mô dưới mi, quanh mắt, vùng trán, gốc tai,
sau gáy. Xoang bao tim tích nước có nhiều dịch fibrin. Phổi viêm, sưng phù ở
mức độ khác nhau giữa hai lá phổi. Gan sưng, xuất huyết, đôi khi sưng phù túi
12
mật. Xoang bụng chứa nhiều thanh dịch, niêm mạc ruột non xung huyết từng
đám, phủ bựa nhầy, chứa đầy nước căng phồng. Trong đa số các trường hợp mổ
khám thấy sưng phù ở lớp niêm mạc dạ dày thường thể hiện trong vùng viêm
phần thân vị, đơi khi có thể thấy hiện tượng xung huyết, xuất huyết. Hạch bạch
huyết màng treo ruột sưng phù, xuất huyết niêm mạc ruột, tích máu ở nội tạng
xung huyết từng vết đốm.
* Chẩn đoán
- Chẩn đốn lâm sàng
Ở thể cấp tính bệnh sưng phù đầu chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ học
là các đặc điểm triệu trứng biểu hiện đột ngột ở lợn con giai đoạn sau cai sữa 1 –
3 tuần tuổi như: biếng ăn, đi lại lảo đảo, phù ở vùng đầu, mi mắt, vùng hầu. Một
số trường hợp khác biểu hiện triệu chứng thần kinh như: liệt 2 chân, có khi liệt
cả 4 chân.
Mổ khám thì thấy các biểu hiện tổn thương phù các cơ quan nội tạng như:
ruột sưng to, phù thũng màng, tim, phổi.
- Chẩn đoán phi lâm sàng
Phân lập E.coli dung huyết từ ruột non, ruột già. Một số trường hợp bệnh
kéo dài thì số lượng vi khuẩn sẽ giảm, sau khi lợn chết một số E.coli sẽ bị lấn át
bởi 1 số vi khuẩn đường ruột khác. Vì vậy phải xác định được serotype vi khuẩn
E.coli dung huyết không kết hợp với các yếu tố độc hại khác của vi khuẩn có
trong đường ruột.
* Biện pháp phòng và trị bệnh
- Biện pháp phòng bệnh: Phòng bệnh là việc làm cần thiết đem lại hiệu
quả cao nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra khi mà E.coli đã nhiễm vào máu thì
việc chữa trị khơng có hiệu quả cao nên phòng bệnh là cách duy nhất. Vì vậy
cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Ngăn chặn kịp thời sự truyền lây của bệnh bằng cách vệ sinh tiêu độc,
sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống thường xuyên.
+ Chọn giống: chọn con giống từ đàn bố mẹ khoẻ mạnh không bị bệnh,
chăn ni đảm bảo vệ sinh, lợn có khả năng kháng bệnh tốt.
13
+ Thức ăn: bệnh sưng phù đầu xảy ra một phần là do chế độ dinh dưỡng,
khẩu phần ăn. Vì vậy phải cân đối khẩu phần ăn của lợn sao cho hợp lý đầy đủ
các chất dinh dưỡng như: giảm thức ăn giàu đạm, protein, năng lượng tiêu hoá,
tăng lượng thức ăn thơ, xơ…
+ Chăm sóc, ni dưỡng và tiêm phịng đầy đủ cho lợn nái. Chăm sóc
ni dưỡng tốt là một trong những biện pháp quan trọng nhất để khống chế và
phòng bệnh sưng phù đầu đạt hiệu quả cao.
+ Luôn giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thức ăn nước uống hợp vệ sinh
nhằm giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn. Cần sát trùng và tẩy uế
chuồng nuôi định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng như: iodin, vôi tôi...
+ Tập cho lợn con ăn sớm bằng thức ăn thay thế sữa thích hợp.
+ Cung cấp thức ăn đầy đủ các nhu cầu về vitamin, khoáng chất như:
premix, giảm thức ăn tinh bột và đạm. Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ
theo số lượng tăng dần tránh thay đổi đột ngột.
+ Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng cho lợn nái kháng thể E.coli sưng
phù đầu. Ngoài ra cần tiêm dextran Fe cho lợn nái trước khi sinh vài ngày và
tiêm cho lợn con sau khi sinh 4 ngày, sau 10 ngày tiêm nhắc lại lần 2 nhằm tăng
sức đề kháng cho cơ thể hạn chế bệnh xảy ra.
- Biện pháp trị bệnh
Khi điều trị E.coli dung huyết thì phải chú ý đến nguyên nhân gây chết
nhanh của bệnh là do độc tố của vi khuẩn E.coli xâm nhập vào máu, não gây
phù não, phá huỷ mạch quản. Vì vậy dùng biện pháp tiêu diệt vi khuẩn E.coli thì
chưa có hiệu quả cao. Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2002) [3] đưa ra biện
pháp điều trị nhằm giải quyết 3 vấn đề sau:
+ Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
+ Chống xuất huyết phù nề do độc tố.
+ Giảm khả năng bài tiết độc tố khi vi khuẩn bị thuốc kháng sinh tiêu diệt.
Khi điều trị bệnh phải phát hiện nhanh và kịp thời những con có biểu hiện
bệnh đồng thời điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu trứng. Trong quá
trình điều trị phải tiến hành đồng thời và thường xuyên cho đến khi con vật khỏi
14
hồn tồn mới thơi. Cần bổ sung thêm nước, muối khoáng, vitamin nhằm tăng
sức đề kháng cho cơ thể chống hiện tượng mất nước. Trong thực tế có rất nhiều
loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sưng phù đầu lợn con như: enrofloxacin,
amoxicillin, colistin…
2.1.3. Một số đặc điểm của vi khuẩn E.coli
* Hình thái
E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu trịn, kích thước 2 3x0.6µm.
E.coli có khả năng di động, một số khơng có khả năng di động do khơng có lơng
ở quanh thân.
Trong cơ thể động vật E.coli lại có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ hoặc
từng đơi một, có khi xếp thành chuỗi ngắn có lơng quanh thân giúp cho q trình
labell di động của E.coli và khả năng bám dính.
Vi khuẩn E.coli khơng hình thành nha bảo nhưng hình thành giáp mơ, khi
quan sát dưới kính hiển vi điện tử thì quan sát được cấu trúc pili mang kháng
nguyên bám dính như: K88, K89.
Vi khuẩn nhuộm màu Gram (-) trong tổ chức và dịch thể thấm ra, thỉnh
thoảng E.coli bắt màu đen hoặc sẫm cả 2 đầu.
* Đặc tính ni cấy E.coli
E.coli có thể phát triển ở nhiều loại môi trường nuôi cấy thông thường,
một số chủng E.coli có thể phát triển ở mơi trường ni cấy tổng hợp.
E.coli là trực khuẩn yếm khí có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 5-40°C, nhiệt
độ thích hợp nhất để vi khuẩn tồn tại là 37ºC, phát triển ở mơi trường có độ pH
là 5,5-8, độ pH thích hợp để vi khuẩn phát triển là 7,2-7,4. Mỗi loại mơi trường
ni cấy khác nhau thì điều kiện mơi trường nuôi cấy E.coli là khác nhau.
- Môi trường nước thịt là mơi trường rất đục có lắng cặn ở dưới đáy, màu
tro hoặc xám trên bề mặt, môi trường có mùi phân thối, ở mơi trường vi khuẩn
có thể phát triển tốt.
- Môi trường thạch thường nuôi cấy E.coli ở mơi trường này sau 24h thì
vi khuẩn hình thành nên những khuẩn lạc ẩm ướt màu xám ảnh, có kích thước
trung bình, bề mặt hơi lồi, có bề mặt bóng láng.
15
Ngồi ra vi khuẩn E.coli cịn được ni cấy ở môi trường khác như: môi
trường thạch máu (khuẩn lạc màu sáng)... Ở mơi trường khác nhau khuẩn lạc có
màu sắc khác nhau nhưng vi khuẩn E.coli phát triển tốt và hình thành nên khuẩn
lạc.
* Đặc tính sinh học
Trực khuẩn E.coli biểu hiện những đặc tính sinh học rõ nhất khi trực
khuẩn lên men sinh hơi các loại đường: glucoza, galactoza, mantoza tạo acid là
đặc tính chủ yếu của vi khuẩn đường ruột với các chủng khác nhau thuộc họ
Enterobacteriaccac.
E.coli làm đông sữa ở nhiệt độ 37ºC nên không chịu được nhiệt độ cao,
chết ngay ở 100oC, ở nhiệt độ 55°C trong 1 giờ E.coli chết, ở nhiệt độ 60oC
trong thời gian 15 – 30 phút vi khuẩn chết. Trong nước vi khuẩn E.coli sống
được vài phút. Trong môi trường nước luộc thịt, sữa một số chủng E.coli bị phá
huỷ ở nhiệt độ 600C trong thời gian 38 phút . Các chất sát trùng thông thường
như: phenol, formol, acid phenic, HCl, vơi tơi, sút (NaOH) ở nhiệt độ thường
cũng có thể tiêu diệt được E.coli trong vịng 5 phút. Ngồi ra E.coli rất mẫn cảm
với các loại kháng sinh.
* Tính kháng nguyên của vi khuẩn E.coli
- Kháng nguyên K
Là kháng nguyên bề mặt ngăn cản sự ngưng kết của vi khuẩn sống trong
huyết thanh khơng tương ứng, đun nóng 100 – 120oC thì kháng nguyên mất tác
dụng này.
Căn cứ vào đặc tính chịu nhiệt, khơng chịu nhiệt, khả năng hình thành kết
tố và khả năng ức chế ngưng kết thì kháng nguyên K của vi khuẩn E.coli có 3
loại: L, A, B.
+ Kháng nguyên L: là kháng nguyên vỏ không chịu nhiệt độ cao bị phá
huỷ ở 100oC trong thời gian 1 giờ.
+ Kháng nguyên A: là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá huy ở
100oC nhưng trong thời gian dài 2,5 giờ thì tính kháng ngun, khả năng ngưng
kết, kết hợp của kháng nguyên bị phá vỡ.
16
- Kháng nguyên O
Là kháng nguyên chịu nhiệt nằm trên màng ngoài của vỏ bọc vi khuẩn.
Kháng nguyên được đặc trưng bởi lớp polysaccarit cấu trúc gồm 2 phần:
+ Phần polysaccarit có nhóm hydro nằm mặt ngồi có chức năng tạo hình
của serotype, cịn polysaccarit ở mặt trong có chức năng tạo sự khác biệt giữa
các khuẩn lạc.
+ Phần lipit của màng quyết định độc lực của vi khuẩn. Tỷ lệ lipit màng
ngồi càng cao thì độc lực của vi khuẩn càng cao. Kháng nguyên chịu nhiệt nên
ở nhiệt độ đun sôi 100oC thời trong gian 2,5 giờ vẫn giữ được tính kháng
nguyên, khả năng ngưng kết và kết hợp.
+ Đặc biệt là kháng nguyên không bị phá huỷ bởi cồn.
- Kháng ngun H
Là kháng ngun có trên lơng vi khuẩn chịu được nhiệt độ cao, đun sôi
trong thời gian 90 phút vẫn giữ được tính kháng nguyên. Trong thời gian 100°C
dài hơn 2,5 giờ thì tính kháng ngun bị phá vỡ.
Tóm lại: E.coli có nhiều chủng serotype khác nhau và chúng đều đóng vai
trị quan trọng trong bệnh rối loạn tiêu hoá ở lợn con. Trong các serotype ấy thì
thành phần quan trọng nhất là kháng nguyên K88AB, K88AC. Những chủng nào
có 2 loại kháng ngun này thì sẽ gây bệnh cho lợn con và ngược lại chỉ những
chủng có 2 loại kháng nguyên này mới sinh kháng thể để kháng lại vi khuẩn.
Việc nghiên cứu các kháng nguyên nhằm mục đích nghiên cứu ra các loại
kháng thể và vắc-xin phòng và tiêu diệt vi khuẩn E.coli gây bệnh.
2.1.4. Yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli
* Khả năng bám dính của vi khuẩn E.coli
Khả năng bám dính của vi khuẩn vào ruột lợn để gây bệnh là rất quan
trọng. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn qua đường tiêu hố thì vi
khuẩn sẽ chui vào niêm mạc ruột sau đó sinh sản và phát triển trong các tế bào
tạo nên một áp lực lớn ở ống tiêu hố. Nên vi khuẩn phải có cơ chế thích nghi để
chống lại nhu động ruột đẩy vi khuẩn ra ngồi và khả năng bám dính của vi
khuẩn vào ruột lợn để gây bệnh là vô cùng quan trọng.
17
* Khả năng xâm nhập của vi khuẩn
Là khả năng mà vi khuẩn qua đường tiêu hoả vào niêm mạc ruột để sinh
sôi và phát triển. Vi khuẩn muốn xâm nhập vào đường ruột để gây bệnh cho lợn
thì nó phải phá vỡ được hàng rào bảo vệ của lớp mucoprotein trên bề mặt niêm
mạc ruột rồi tiếp tục xâm nhập vào tế bào ephitel và sinh sản phát triển ở đó.
Các vi khuẩn mà khơng có khả năng xâm nhập, không qua được hàng rào
bảo vệ mucoprotit hoặc nếu qua thì bị tiêu diệt bởi khả năng thực bào của một tế
bào lớn ở tổ chức hạ niêm mạc.
* Vai trò gây bệnh của kháng nguyên
Trong vi khuẩn đường ruột có rất nhiều kháng nguyên, có loại tạo miễn
dịch để phịng vệ cho vật chủ, có loại khơng tạo miễn dịch nhưng chúng đều
tham gia vào quá trình gây bệnh cho vật chủ Kháng nguyên đó có thể gây bệnh
bằng cách giúp vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào tế bào vật chủ và tham gia
kháng lại các yếu tố phỏng vệ tự nhiên của vật chủ. Các loại yếu tố phòng vệ tự
nhiên như: kháng nguyên O, H, OMP.
* Khả năng gây dung huyết
Sắt là nguyên tố đóng vai trị rất quan trọng nhằm tăng sức đề kháng cho
cơ thể con vật. Sắt được cung cấp cho các tổ chức, cơ quan phụ thuộc vào chất
soderofor do vi khuẩn sản sinh ra. Chất này có khả năng phân huỷ sắt liên kết
trong tổ chức vật chủ thông qua sự phá huỷ hồng cầu để vi khuẩn sử dụng nhân
Hem. Vì vậy việc sản sinh ra hematolyzin của vi khuẩn có thể coi là một yếu tố
độc lực.
* Độc tố của vi khuẩn
Độc tố chính là yếu tố gây bệnh của E.coli, vi khuẩn sau khi xâm nhập
vào đường tiêu hoá vào niêm mạc ruột chúng sẽ sinh sản và phát triển ở đó. Sau
đó vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố gây viêm niêm mạc ruột làm nhu động ruột sinh ra
nhiều nước và dồn vào ruột gây nên hiện tượng tiêu chảy. E.coli có 2 loại độc tố
là: nội độc tố và ngoại độc tố.
18
- Nội độc tố: là độc tố có trong tế bào vi khuẩn chỉ được giải phóng ra
ngồi mơi trường khi vi khuẩn chết. Là yếu tố gây bệnh chủ yếu của trực khuẩn
đường ruột.
Nội độc tố được chiết xuất từ acid trichloaxetic, phenol. Dưới tác dụng
của enzim nội độc tố được coi là kháng ngun hồn tồn có tính đặc hiệu cao
với chủng serotype. Nội độc tố có 2 lớp:
+ Độc tố chịu nhiệt ST (Stable Heat Toxin)
Độc tố chịu nhiệt ở 100oC trong thời gian 15phút. Độc tố này được phân
chia làm 2 nhóm: STa, STb có vai trò quan trọng trong việc gây ỉa chảy của
chủng E.coli gây bệnh trên lợn, bê, nghé và cả trẻ sơ sinh.
+ Độc tố không chịu nhiệt LT (Leat Labite Toxin)
Độc tố bị vô hoạt ở 60°C trong thời gian 15phút. Độc tố gồm 5 nhóm B
có khả năng bám dính trên bề mặt biểu bì của tế bào niêm mạc ruột và một phần
nhóm A có hoạt tính sinh học cao có các chủng E.coli gây bệnh cho người và
lợn.
- Ngoại độc tố: là độc tố của vi khuẩn tiết ra khuyếch tán vào môi trường.
Ngoại độc tố của E.coli không chịu nhiệt dễ bị phá huỷ ở 56oC trong thời gian
10 – 30 phút. Dưới tác dụng của formol và nhiệt độ thì ngoại độc tố chuyển
thành giải độc tố. Ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử, khả năng tạo
độc tố của vi khuẩn sẽ mất đi nếu chúng giữ được lâu dài và cấy truyền nhiều
lần trên môi trường dinh dưỡng.
Vậy, cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong bệnh sưng phù đầu là độc
tố của vi khuẩn E.coli, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá vào niêm
mạc ruột chúng sẽ sinh sản và phát triển ở đó. Sau đó vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố
gây viêm niêm mạc ruột làm nhu động ruột sinh ra nhiều nước và dồn vào ruột
gây nên hiện tượng tiêu chảy. Độc tố ngấm vào dòng lympho làm máu bị nhiễm
độc, độc tố phá hủy thành mạch gây hiện tượng thẩm xuất dịch sưng phù các mô
liên kết, tràn dịch các xoang tim, phổi tụ máu nội tạng, xuất huyết đáy niêm mạc
dạ dày, xuất huyết lấm tấm và bầm máu ở phổi.