Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở việt nam nửa cuối thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH
-----------------------

NGUYỄN NGỌC ÁNH

ĐÁNH GIÁ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NHÀ CẢI CÁCH
Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Lịch sử

Phú Thọ, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH
-----------------------

NGUYỄN NGỌC ÁNH

ĐÁNH GIÁ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NHÀ CẢI CÁCH
Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Lịch sử

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. ĐOÀN THỊ LOAN


Phú Thọ, 2019


LỜI CẢM ƠN!
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường
Đại học Hùng Vương, các Phòng, Ban trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Xã
hội và Văn hóa Du lịch đã định hướng, hướng dẫn, chỉnh sửa và tạo điều kiện
giúp đỡ em hồn thành khóa luận.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới cơ giáo ThS. Đồn Thị
Loan, cơ ln tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo và từng bước chỉnh sửa những thiếu
sót trong q trình thực hiện nghiên cứu, để bài khóa luận của em có giá trị và
khoa học nhất.
Em cũng xin gửi lời biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã
ln động viên, khích lệ, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu có hạn, chắc
chắn đề tài khóa luận nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, nên em
rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn để em có
điều kiện hồn thiện hơn nữa khóa luận của mình.
Phú thọ, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Ánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................... 7
7. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................................. 7
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 8
Chương 1 KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ...................................................................................................... 8
1.1. Bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX............................................................................. 8
1.1.1. Bối cảnh thế giới .......................................................................................................... 8
1.1.2. Sự khủng hoảng của triều đình nhà Nguyễn .............................................................. 12
1.1.3. Sự xuất hiện của tầng lớp sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX ............................... 17
1.2. Tư tưởng cải cách về kinh tế, chính trị nửa cuối thế kỉ XIX ........................................ 21
1.2.1. Tư tưởng cải cách kinh tế .......................................................................................... 21
1.2.2. Tư tưởng cải cách về chính trị ................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................ 37
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH KINH TẾ, CHÍNH
TRỊ VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ........................................................................ 38
2.1. Đặc điểm của tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX ... 38
2.1.1. Đặc điểm của tư tưởng cải cách kinh tế ..................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm của tư tưởng cải cách chính trị .................................................................. 40
2.2. Những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XIX.............................................................................................................. 41
2.2.1. Tính tích cực trong tư tưởng cải cách kinh tế chính trị cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ
XX ........................................................................................................................................ 41



2.2.2. Những hạn chế mang yếu tố thời đại của tư tưởng cải cách kinh tế - chính trị ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX ..................................................................................................... 44
2.3. Thái độ của triều Nguyễn đối với các đề nghị canh tân, đổi mới đất nước .......................... 46
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................ 50
Chương 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
HIỆN NAY .......................................................................................................................... 51
3.1. So sánh tư tưởng cải cách với các nước trong khu vực Đông Nam Á .......................... 51
3.2. Nguyên nhân thất bại của các tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX ......................... 54
3.3. Bài học cho công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.................................................... 62
3.3.1. Những bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 62
3.3.2. Đối chiếu tư tưởng canh tân kinh tế, chính trị cuối thế kỷ XIX với công cuộc xây
dựng đất nước hiện nay ........................................................................................................ 64
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 69
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 72
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ và chuyển
dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đặt ra u cầu bức thiết về
thị trường, đó chính là ngun nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh
xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đơng. Mục đích của việc xâm
lược là để biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,
mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các
nước thực dân phương Tây.

Vào thời điểm này, trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản
phương Tây, các nước ở khu vực Châu Á đã có những phản ứng khác nhau.
Trong đó, một số nước như Nhật Bản, Xiêm (Thái Lan) đã tiến hành những
cuộc cải cách để đưa đất nước thoát khỏi số phận thuộc địa và phát triển nền
kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa. Ở Nhật Bản, vào năm 1868, sau khi lên
ngơi, Thiên hồng Minh Trị đã tiến hành cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh
vực. Cuộc cải cách đó đã đưa Nhật Bản bước vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa,
thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc đầu tiên ở
châu Á. Ở Xiêm, dưới thời vua Rama IV (1851- 1868), Rama V (1868- 1910)
đã tiến hành cải cách, mở cửa bằng những biện pháp thỏa hiệp, ngoại giao
mềm dẻo. Chính sách đối ngoại khơn khéo đã đưa Xiêm thốt khỏi ách thống
trị trực tiếp của thực dân, trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được
độc lập và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
Ở Việt Nam, vào năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra vương triều Nguyễn,
lấy niên hiệu là Gia Long. Đến giữa thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam đã lâm vào
một cuộc khủng hoảng trầm trọng toàn diện. Cuộc khủng hoảng đã cho thấy
tất cả những mâu thuẫn ở Việt Nam lúc bấy giờ, đó là mâu thuẫn về kinh tế xã
hội do quan hệ sản xuất phong kiến đã lỗi thời kìm hãm mầm mống tư bản


2

chủ nghĩa; mâu thuẫn chính trị - xã hội: biểu hiện nhiều phong trào đấu tranh
chống phong kiến, khủng hoảng cung đình ngày càng bộc lộ; mâu thuẫn văn
hóa - tư tưởng với sự xâm nhập của nền văn hóa, tư tưởng mới của chủ nghĩa
thực dân (Thiên Chúa Giáo), Nho giáo - vốn được coi là quốc giáo nay khơng
cịn là tối thượng nữa... và điển hình bao trùm nhất là mâu thuẫn dân tộc và
thời đại. Bên cạnh đó, các nhà vua nhà Nguyễn, từ vua Gia Long đến vua
Minh Mệnh lại thể hiện sự bảo thủ, trì trệ, lúng túng, bị động, thiếu nhận thức
đầy đủ về thời thế và không quan tâm đến việc cải cách canh tân đất nước.

Trước tình hình Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX, địi hỏi nước ta cần
có những cải cách theo hướng tiến bộ của thời đại. “Nói đến cải cách là nói
đến biện pháp giải quyết một cuộc khủng hoảng xã hội. Hay nói một cách
khác, cải cách nhằm giải quyết khủng hoảng xã hội. Có thể là khủng khoảng
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, mà thường là do khủng hoảng kinh tế sâu
sắc, kéo dài theo cả khủng hoảng chính trị, văn hóa, xã hội, tức là khủng
hoảng tồn diện. Có khi lại chỉ là khủng hoảng bộ phận như khủng hoảng
kinh tế - xã hội, mặc dầu chính trị, văn hóa ổn định. Hay khủng hoảng cung
đình thường diễn ra trong nền phong kiến chuyên chế xa xưa hay khủng
hoảng cơ cấu quyền lực thường diễn ra hiện nay” [16;215]. Do đó, cải cách
là một nhu cầu không thể thiếu trong lịch sử dân tộc nhằm đưa đất nước phát
triển, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc, nơ lệ và sự nhịm ngó xâm lược
của kẻ thù. Nhờ nhận thức được vận mệnh của dân tộc và lo lắng về tình hình
đất nước, vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất
hiện một số xu hướng cải cách của tầng lớp Nho sĩ và quan lại với những đại
diện tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Bùi
Viện, Nguyễn Lộ Trạch,...
Việc nghiên cứu tư tưởng cải cách chính trị, kinh tế của một số nhà cải
cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX sẽ góp thêm một góc nhìn về trào lưu cải
cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đánh giá được vai trò của đội ngũ tri thức


3

nửa cuối thế kỷ XIX đối với vận mệnh dân tộc và trách nhiệm của nhà
Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm có thể vận dụng trong cơng cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Với
những lí do trên, tơi chọn đề tài “Đánh giá tư tưởng cải cách kinh tế, chính
trị của một số nhà cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đặc biệt là vấn đề canh tân, cải
cách đất nước đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Những cơng trình nghiên
cứu về xu hướng canh tân đất nước nửa cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam khá
phong phú và đa dạng, tiêu biểu như:
Năm 1985, Nhà xuất bản Đông Nam Á đã cho ra mắt cuốn Bùi Viện với
chính phủ Mỹ - lịch sử ngoại giao triều Tự Đức của Phan Trần Chúc. Nội
dung của tác phẩm chủ yếu đề cập đến hành trình đi Mỹ của Bùi Viện. Qua
chuyến đi đó, ơng mở rộng được tầm nhìn, thấy được sự phát triển nước Mỹ
và sau khi về nước thì ơng đã đưa những bản điều trần của mình lên Tự Đức.
Năm 1988, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh cơng bố cơng trình
Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo của tác giả Trương Bá Cần. Trong
cơng trình này, tác giả đã sưu tầm những kiến nghị, điều trần của Nguyễn
Trường Tộ đồng thời tìm kiếm khá đầy đủ về những tư tưởng của ơng.
Năm 1997, cơng trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 2) của tác giả Lê
Sỹ Thắng được nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành. Tác phẩm đã trình bày
khái quát sự ra đời của tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX và những
cơ sở hình thành tư tưởng đó. Cùng với đó, tác giả phân tích khá rõ ràng
những bản điều trần, những kiến nghị của các nhà canh tân đất nước trên tất
cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, qn sự, giáo dục, đối
ngoại,… của các nhà canh tân tiêu biểu cuối thế kỷ XIX đó là: Phạm Phú
Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.


4

Năm 1999, cơng trình Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn
do nhiều tác giả đã được nghiên cứu được nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản.
Trong tác phẩm tác giả đề cập đến quá trình chuyển biến trong nhận thức của
các nhà cải cách cuối thế kỷ XIX như: Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ,

Phạm Phú Thứ,…
Năm 2006, tác phẩm Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt
Nam của tác giả Văn Tạo đã được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội ấn
hành. Tác phẩm đề cập đến mười cuộc cải cách tiêu biểu trong suốt chiều dài
của lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ cải cách của Khúc Hạo, Lý Công Uẩn, Trần
Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Đào Duy Từ, Trịnh Cương, Minh
Mệnh, Nguyễn Trường Tộ đến phong trào đổi mới đầu thế kỷ XX.
Năm 2011, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội đã tập hợp nhiều
các bài viết của nhiều tác giả và xuất bản thành cuốn Lịch sử nhà Nguyễn –
một cách tiếp cận mới. Trong cơng trình này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
những nguyên nhân dẫn đến thất bại của xu hướng canh tân đất nước nửa cuối
thế kỷ XIX. Như tác giả Đỗ Thanh Bình viết về Triều đình nhà Nguyễn không
chấp nhận hay không thể thực hiện các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường
Tộ. Hay như tác giả Nguyễn Trọng Văn đưa ra bài viết Về nguyên nhân thất
bại của xu hướng canh tân ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Hai bài nghiên
cứu đó hai tác giả đã nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Trường
Tộ và nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân cuối thế kỷ XIX.
Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình khác nghiên cứu về Nguyễn Trường
Tộ như Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân do Nhà xuất bản Văn học ấn
hành năm 2011 của tác giả Bùi Kha; Nguyễn Trường Tộ với triều Tự Đức
(nhà xuất bản Trẻ, năm 2013) của tác giả Nguyễn Đình Đầu.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về các nhà cải cách cuối thế kỷ
XIX cịn có những cơng trình mang tính thơng sử có liên quan đến thời gian
lịch sử này như: Cuốn Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, tập IV


5

do Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội); hay
cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập của các tác giả Trương Hữu

Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Nhà xuất bản Giáo dục, 2006); cuốn
Tiến trình lịch sử Việt Nam do tác giả Nguyễn Quang Ngọc chủ biên (Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006). Đặc biệt là cuốn Lịch sử Cận – hiện đại Việt Nam,
một số vấn đề nghiên cứu (Nhà xuất bản Thế giới, 1998) của tác giả Đinh
Xuân Lâm. Trong tác phẩm này, tác giả đã làm sáng tỏ trách nhiệm của triều
Nguyễn đối với sự thất bại của xu hướng đổi mới canh tân đất nước cuối thế
kỉ XIX.
Như vậy cho thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về xu hướng cải
cách ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX. Các cơng trình ở trên là những nguồn
tài liệu tham khảo hết sức quý giá cho tôi thực hiện khóa luận. Tuy nhiên,
những cơng trình đó chủ yếu tập trung nghiên cứu vào từng cá nhân và những
tư tưởng canh tân của họ, chưa đi sâu vào những cải cách cụ thể về lĩnh vực
lĩnh kinh tế và chính trị. Trên cơ sở kế thừa những cơng trình nghiên cứu đó,
cùng với nguồn tài liệu sưu tập được tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề nghiên cứu
của khóa luận.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu những đề nghị cải cách
đất nước về kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách tiêu biểu ở Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét về những đề nghị cải
cách đó và rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng cho công cuộc xây dựng
đất nước ngày nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XIX của một số nhà cải cách tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ…


6


- Tìm ra những điểm tích cực, giá trị, hạn chế của tư tưởng cải cách về kinh
tế, chính trị ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
- Từ việc nghiên cứu các tư tưởng cải cách rút ra bài học kinh nghiệm cho
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xu hướng đánh giá cải cách về kinh
tế, chính trị của một số nhà cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX như:
Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ Nguyễn Lộ Trạch, Bùi
Viện,…
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Việt Nam
- Thời gian: nửa cuối thế kỷ XIX
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện khóa luận này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Phương pháp chuyên ngành: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic là hai phương pháp chủ yếu.
+ Phương pháp lịch sử: được sử dụng khi nghiên cứu các tư tưởng cải
cách kinh tế, chính trị của một số nhà cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XIX và đánh giá về tư tưởng cải cách đó.
+ Phương pháp logic: được sử dụng khi nghiên cứu các tư tưởng cải
cách của một số nhà canh tân nửa cuối thế kỷ XIX về kinh tế, trên các lĩnh
vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tiếp thu khoa học kỹ thuật và
về chính trị; tổ chức bộ máy nhà nước, những đề nghị cải cách về chính trị.
- Phương pháp liên ngành: Phân tích, so sánh, tổng hợp
+ Phương pháp phân tích: sử dụng khi phân tích về những cải cách kinh
tế, chính trị của một số nhà canh tân nửa cuối thế kỷ XIX
+ Phương pháp so sánh: Được sử dụng khi so sánh những cải cách về
kinh tế, chính trị của những nhà cải cách với nhau ở các mức độ chuyên môn



7

khác nhau. Đồng thời, so sánh với cuộc các cuộc cải cách của Xiêm, Trung
Quốc, Nhật Bản về hoàn cảnh lịch sử để cải cách ở mỗi nước.
+ Phương pháp tổng hợp: được sử dụng trong việc tổng hợp các luận
điểm đã đưa ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Khóa luận nghiên cứu về tư tưởng cải cách của một số nhà tư tưởng ở
Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX như: Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ,
Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch,... rút ra một số đặc điểm, giá trị
và hạn chế của các tư tưởng đó.
Giá trị thực tiễn của khóa luận là trở thành một tài liệu tham khảo hữu
ích cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam cận đại.
Việc triển khai nghiên cứu các nội dung của khóa luận là một lần mở lại
những vấn đề canh tân cải cách trong lịch sử dân tộc để rút ra những bài học
kinh nghiệm thực tiễn cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay về các lĩnh
vực cải cách, biện pháp tiến hành cải cách và cả thời điểm thực hiện cải cách.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị Việt Nam nửa cuối
thế kỉ XIX.
Chương 2: Đặc điểm và giá trị của tư tưởng cải cách kinh tế, chính trị Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.


8


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
1.1. Bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Vào cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở các nước phương Tây bước
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn cao của nghĩa tư bản. Biểu hiện
rõ nhất của sự chuyển biến này thể hiện trong cơng nghiệp, sự phá sản của các
xí nghiệp loại nhỏ, các xí nghiệp lớn thâu tóm cơng ty nhỏ hình thành các tổ
chức lũng đoạn xuất hiện với các hình thức các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt, cóngxóc-xi-um,… và nhanh chóng trở thành cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế các
nước tư bản. Cùng với đó là những tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng được đưa
vào sản xuất tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất lao động. Năng
suất lao động cao, hàng hóa sản xuất ra nhiều, đã đặt ra nhu cầu về vốn, nhân
công, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, giữa các nước tư bản xảy ra
sự cạnh tranh gay gắt trong việc xác lập vị trí kinh tế và vị trí chính trị. Điều
đó làm nảy sinh nhu cầu chạy đua xâm chiếm thuộc địa để tìm nguồn ngun
liệu và nhân cơng rẻ mạt. Mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc là
những nước có trình độ thấp kém và lạc hậu như châu Á, châu Phi và khu
vực Mỹ Latinh.
Châu Á trở thành đối tượng chính trong cơng cuộc tìm kiếm thị trường
và tranh giành thuộc địa của các nước phương Tây. Vì đây là châu lục lớn
nhất và đơng dân nhất trên thế giới, lại giàu có và phong phú về tài nguyên thiên
nhiên nên đáp ứng những gì các nước đế quốc đang thèm khát và tìm kiếm.
Trong khi các nước tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
và phát triển mạnh mẽ thì các quốc gia ở châu Á vẫn duy trì chế độ phong
kiến lỗi thời, lạc hậu và đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Chính sự suy


9


yếu đó đã làm cho các quốc gia châu Á trở thành miếng mồi béo bở cho các
nước đế quốc chia sẻ, xâu xé: Phi-líp-pin bị người Tây Ban Nha xâm lược;
Sin-ga-po, Ấn Độ, My-an-ma bị thực dân Anh xâm lược; Trung Quốc bị các
nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ,… sâu xé; ba nước Đông Dương là Việt Nam,
Lào, Cam-pu-chia cũng chung số phận, bị thực dân Pháp xâm lược. Chỉ có Xiêm
(Thái Lan) và Nhật Bản là hai nước ở châu Á không bị biến thành thuộc địa.
Vào cuối thế kỷ XIX, bằng những vũ khí hiện đại các nước tư bản
phương Tây đã tiến sang phương Đông để tiến hành xâm chiếm đất đai, biến
các quốc gia phương Đông trở thành thuộc địa. Lúc này, các quốc gia phong
kiến phương Đơng bị đặt vào tình thế hết sức nguy nan trước sự xâm lược của
các đế quốc phương Tây.
Ở Nhật Bản, đầu thế kỉ XIX, triều đại Tokugawa vẫn duy trì chính sách
đóng cửa. Năm 1825, Nhật hồng ra sắc lệnh cấm tất cả các tàu ngoại quốc
nhập cảng của Nhật, cấm giáo sỹ phương Tây hiện diện trên đất nước. Đến
năm 1868, sau khi lên ngôi Thiên hồng Minh Trị đã nhanh chóng tiến hành
cải cách đất nước trên tất cả lĩnh vực. Về cải cách hành chính và thể chế, ban
hành Hiến pháp 1889 thiết lập quân chủ lập hiến; bãi bỏ chế độ đẳng cấp,
thực hiện “quyền bình đẳng giữa các cơng dân”, ban bố tự do đi lại; tòa án
mới (kiểu tư sản) được thành lập. Về giáo dục, ban hành chế độ giáo dục bắt
buộc 4 năm; tăng cường nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình; cử
thanh niên ưu tú ra học tập ở nước ngồi. Về kinh tế, xóa bỏ chế độ nộp tơ,
ban hành chế độ đóng thuế bằng tiền, cho phép mua bán ruộng đất; tăng
cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; thống nhất tiền tệ,
thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến;
xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống phục vụ giao thông liên lạc. Về
quân sự, quân đội được tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ
nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh; phát triển công nghiệp quốc phịng; mời
chun gia qn sự nước ngồi về huấn luyện. Cuộc cải cách Duy tân Minh



10

Trị đã đưa Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và đưa Nhật
Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở thành đế quốc đầu
tiên ở châu Á.
Ở Xiêm (Thái Lan), nhờ có vị trí địa lý, trở thành vùng đệm giữa hai
khối thuộc địa của Anh và Pháp, vua Rama V đã nhận thấy tình hình thế giới
và trong nước có nhiều chuyển biến nên đã nhanh chóng tiến hành cải cách
đưa đất nước thoát khỏi số phận là thuộc địa trực tiếp của các nước phương
Tây. Về kinh tế, để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế
ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch. Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây
dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng. Về chính trị, cải cách theo khuân
mẫu của phương Tây, đứng đầu nhà nước vẫn là vua, giúp việc có hội đồng
nhà nước (nghị viện); chính phủ có 12 bộ trưởng. Quân đội, tòa án, trường
học được cải cách theo khuân khổ của phương Tây. Về xã hội, xóa bỏ chế độ
nơ lệ, giải phóng người lao động. Về đối ngoại, thực hiện chính sách ngoại
giao mềm dẻo lợi dụng vị trí nước đệm, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai thế lực
Anh – Pháp đã lựa chiều để có lợi để giữ chủ quyền đất nước. Nhờ cuộc cải
cách đó mà Xiêm đã thốt khỏi số phận là thuộc địa của các nước phương Tây
và có điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Ở Trung Quốc: cũng như Việt Nam, Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh
đã triệt để thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, hồn tồn đóng cửa với các
nước phương Tây và thế giới bên ngồi. Tuy nhiên, Hiệp ước Nam Kinh (kí
ngày 29/8/1842) đã buộc Trung Quốc phải mở cửa, áp dụng tự do mậu dịch
với các quốc gia khác. Các cảng: Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba,
Thượng Hải, Hồng Kông lần lượt trở thành nhượng địa của Anh[19,30Ths].
Phong trào Thái bình thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo tiếp tục
giáng những địn mạnh mẽ vào triều đình nhà Thanh. Sự khủng hoảng và suy
yếu trên nhiều phương diện đẩy nhà Thanh đến chỗ phải ký Hịa ước Thiên

tân (1885) chính thức biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa của Anh,


11

Mỹ, Pháp. Việc Trung Quốc thất bại trong “Chiến tranh nha phiến” khiến
xã hội ngày càng suy đồi, một tầng lớp trí thức mới của Trung Quốc đã
xuất hiện.
Qua thực tiễn cho thấy, ở Nhật Bản và Xiêm đã chủ động mở cửa cải
cách thành công nên đã bảo vệ được chủ quyền độc lập và còn đưa đất nước
phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, ở thời điểm lịch sử cuối
thế kỷ XIX thì các quốc gia châu Á chủ động mở cửa cải cách chính là một
giải pháp tích cực nhằm tận dụng những cơ hội thuận lợi để làm cho đất nước
không bị trở thành thuộc địa. Tuy nhiên, để mở cửa cải cách thì quốc gia đó
phải có những điều kiện tiếp nhận từ bên trong và phải có tư duy nhìn nhận
của chính quyền thực hiện. Đối với Nhật Bản và Xiêm thì họ đã chủ động mở
cửa với các nước phương Tây ngay từ đầu thế kỷ XVI do đó họ đã có những
cơ sở để dễ dàng cải cách, hơn nữa những cải cách đều do vua – người đứng
đầu nhà nước thực hiện nên khơng bị cản trở.
Cịn đối với Trung Quốc và Việt Nam lại bị tư tưởng Nho giáo chi phối
nên Việt Nam và Trung Quốc đều thực hiện chính sách đóng cửa khơng giao
thoa bn bán với bên ngồi. Bên cạnh đó lại coi nhẹ công nghiệp và
thương nghiệp đề cao kinh tế nông nghiệp, điều đó đã làm cho những mầm
mống của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản khơng có điều kiện để phát triển.
Chính vì vậy, đã gây nên một cản trở lớn và gây khó khăn cho những cuộc
cải cách đất nước.
Như vậy, cuối thế kỷ XIX là một khoảng thời gian khá phức tạp và đầy
biến động. Chủ nghĩa tư bản phương Tây đang thèm khát một thị trường béo
bở đó là châu Á. Vì vậy, để khơng bị trở thành miếng mồi cho các nước đế
quốc thì mỗi quốc gia phải có những phướng hướng, biện pháp phù hợp để

đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Hoặc là cải cách đưa đất nước phát
triển tiến bộ hoặc là thay thế một chế độ mới để đưa đất nước tránh khỏi sự
xâm lược của các nước đế quốc.


12

1.1.2. Sự khủng hoảng của triều đình nhà Nguyễn
Vào năm 1802, triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam được
thiết lập. Mặc dù triều Nguyễn cũng có nhiều đóng góp nhất định trong lịch
sử dân tộc như: Trong những năm 1828 – 1829, Nguyễn Công Trứ mộ dân
khai hoang lập ra hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình).
Hay năm 1853, cử Nguyễn Tri Phương chiêu dân lập ấp ở Nam Kỳ. Nhưng
một thực tế khác cũng rất rõ ràng, đó là sau khi thiết lập vào năm 1802 triều
đình nhà Nguyễn ngày càng có những biểu hiện đi ngược với xu thế phát triển
chung của lịch sử. Trong chính sách cai trị của các vua nhà Nguyễn từ vua
Gia Long đến vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức, vấn đề “lợi ích
dịng họ” luôn được đặt lên hàng đầu. Các vị vua của nhà Nguyễn không nhận
thấy những thay đổi của thời đại, duy trì tồn bộ các thiết chế chính trị của
chế độ phong kiến mà khơng có bất cứ một thay đổi nào.
Về chính trị, triều Nguyễn duy trì là một nước quân chủ chuyên chế
tuyệt đối mang tính quan liêu, độc đốn. Trên hết là Hồng đế, nắm tất cả
quyền binh, có cơ mật viện bàn quốc sự lớn lao, nhưng ý kiến quyết định cuối
cùng vẫn là ý kiến của vua. Hoàng đế tự xưng là Thiên tử - con trời, thay trời
trị dân [3;14]. Vua là người nắm mọi quyền hành, quyết định mọi ngân sách
và có quyền tước đoạt quyền hành của người khác. Nhà vua trên thực tế là
một địa chủ lớn có vơ số quyền hạn. Hệ thống quan lại thì ăn chơi, xa đọa,
mua quan bán tước, bóc lột sức lao động, cướp bóc ruộng đất của nhân dân.
Hệ thống quan lại từ triều đình đến tỉnh, huyện, làng, xã đều do vua sắp xếp.
Quan đứng đầu tỉnh do Nhà nước bổ nhiệm và thông qua thi cử. Dưới các

thôn, xã, do phú hào cai trị, đây được coi như là cơng cụ bóc lột sương máu
của nhân dân.
Về kinh tế, các vua nhà Nguyễn vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong
kiến, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Công tác đê điều lúc đầu được
chú ý về sau thiếu sự quản lí và khơng có quy hoạch nên mất mùa, đói kém, lũ


13

lụt xảy ra liên miên, làm cho đời sống của nhân dân vơ cùng cực khổ, bần
hàn. Bên cạnh đó, nhân dân cịn phải nộp vơ vàn thứ thuế như thuế thân, thuế
ruộng, nộp vô số các loại tiền (tiền đèn dầu, tiền sai dư…) để làm giàu cho
giai cấp thống trị. Ruộng đất của nông dân bị bọn địa chủ, cường hào cướp
bóc một cách trắng trợn, tràn lan trong cả nước. Sách Minh Mạng chính yếu
cho biết, vào năm 1840, tại tỉnh Gia Định “khơng có ruộng cơng, các nhà giàu
đã bao chiếm ruộng tư đến ngàn trăm mẫu, dân nghèo không được nhờ cậy”
[3;15]. Cũng theo sử cũ, vào năm 1852, trong 31 tỉnh của toàn quốc thì chỉ có
hai tỉnh là Thừa Thiên Huế và Quảng Trị có số ruộng cơng nhiều hơn ruộng
tư. Một số tỉnh là Quảng Bình có ruộng cơng và ruộng tư bằng nhau, còn 28
tỉnh khác ruộng tư nhiều hơn ruộng cơng, phần ruộng tốt thì cường hào chiếm
cả, thừa ra thì hương lí cũng bao chiếm. Dân chỉ được phần ruộng xấu, cằn
cỗi, bạc màu [3;15-16]. Trước tình hình trên, nơng dân rơi tình cảnh khổ cực
lâm con đường bần cùng hóa vì vậy họ đi lưu tán khắp nơi. Dưới thời cầm
quyền của vua Minh Mạng, có năm tại trấn Hải Dương trong số 13 huyện, dân
phiêu tán mất 108 thôn xã, ruộng bỏ hoang trên 1.270 mẫu. Thời cầm quyền
của vua Tự Đức, nạn vỡ đê đã biến miền Khoái Châu thuộc Hưng Yên trở
thành bãi cát hoang vu. Năm Tự Đức thứ 8 và thứ 9 (1856- 1857) hàng chục
vạn người chết đói ngay trên đồng ruộng phì nhiêu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nạn ơn dịch vì thế đã hoành hành. Năm Tự Đức thứ 12 (1859), số người chết
vì đói và nạn ơn dịch ở trong miền Nam và ngoài miền Bắc lên tới 60 vạn

người” [3;16].
Nạn nông dân phiêu tán đã dẫn đến thực trạng ruộng đất bị bỏ hoang
nhưng triều đình nhà Nguyễn hầu như khơng có bất cứ một biện pháp nào.
Cơng tác tu bổ ruộng đất bỏ hoang, tu bổ đê điều khiến cũng không được chú
ý, đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, đê Văn Giang (Hưng Yên) liên tiếp bị vỡ
trong suốt 18 năm. Cộng thêm sự khắc nghiệt của thời tiết, phá hoại của sâu
bệnh khiến nạn đói thường xuyên xảy ra liên miên. “Ngay trước khi tư bản


14

Pháp sắp nổ súng đánh vào Đà Nẵng (1858), một trận đói gê gớm đã xảy ra.
Đồng thời, cũng do sự bất lực của bọn phong kiến hồi đó, nạn dịch đã hoành
hành dữ dội, giết hàng chục vạn người” [14;479-484].
Như vậy, nền nông nghiệp trở nên hết sức tiêu điều, vua quan không
chăm lo cho nhân dân làm cho nhân dân rơi vào tình trạng khổ cực, bần hàn,
đói kém, mất mùa, dịch bệnh hồnh hành.
Trong cơng nghiệp, triều Nguyễn nắm tất cả những ngành kinh doanh
lớn, gần như độc quyền về thương nghiệp nhưng lại khơng có chế độ đãi ngộ
thỏa đáng đối với người lao động. Các xưởng đúc tàu, đúc súng, đúc các loại
vũ khí, các công trường xây dựng lớn đều nằm dưới sự quản lí của triều đình.
Bắt những người thợ giỏi về để phục vụ trong triều đình và phải chịu sự kiểm
sốt gắt gao của triều đình.
Từ khi Nguyễn Ánh tái lập triều Nguyễn đến trước khi thực dân Pháp
xâm lược năm 1858, cả nước có 139 mỏ khống sản các loại được khai thác.
Ngoại trừ một số lượng không quá nhiều mỏ do Hoa kiều và người Việt Nam
đứng ra khai thác, phần cịn lại đều do triều đình trung ương độc quyền kiểm
sốt. Khơng những thế, nhà Nguyễn cịn đặt ra những ngun tắc hết sức vơ lí
như khoanh vùng những khu vực không được khai thác, đặt giá cho một số
kim loại rồi độc quyền thu mua,…

Trong thương nghiệp, triều đình duy trì chính sách “trọng nơng, ức
thương. Các hoạt động bn bán hết sức nhỏ giọt. Triều đình độc quyền kinh
doanh nguyên liệu công nghiệp như: đồng, thiếc, chì, diêm tiêu,… bên cạnh
đó, cịn đặt ra rất nhiều đạo luật vơ lí khác như: đánh thuế rất nặng vào các
mặt hàng gạo, nghiêm cấm nhân dân họp chợ khiến việc giao thương buôn
bán giữa các địa phương gặp khó khăn,… Về ngoại thương, nhà Nguyễn thực
hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, chỉ nhập những nguyên liệu cần thiết cho
triều đình (sắt, gang,… để đúc đạn dược, vũ khí) ở một số cửa biển. Tàu bn
các nước ngồi bị khám xét kỹ và đánh thuế rất nặng.


15

Như vậy, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã ra sức củng cố quan hệ
sản xuất phong kiến lạc hậu cản trở lực lượng sản xuất mới đã manh nha từ
những thế kỉ trước, để đất nước càng rơi vào khủng hoảng và trì trệ khơng lối
thốt. Điều đó cũng cho ta thấy, đến khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam
có nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, kém phát triển. Đây lại là một
trong những điểm yếu để thực dân phương Tây dễ dàng xâm nhập và xâm
lược vào nước ta.
Về xã hội, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, cuộc đấu tranh của
nhân dân nổ ra ngày càng liên miên. Trong thời cầm quyền của vua Tự Đức,
cao trào nông dân khởi nghĩa đã làm cho nền tảng chế độ phong kiến lung lay
nền móng. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ từ năm 1848 (khi vua Tự Đức lên
ngôi) đến năm 1862 (là năm thực dân Pháp cướp trắng ba tỉnh miền Đông
Nam Kỳ) đã có tới 40 cuộc khởi nghĩa và nếu tính đến năm 1883, khi nhà
Nguyễn kí Điều ước Hắc-măng, thừa nhận sự chiếm đóng của Pháp trên
tồn cõi Việt Nam thì các cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã lên tới con
số 103 [4; 23-24].
Trước tình hình đó, triều đình tìm cách đàn áp dã man các cuộc khởi

nghĩa của nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng căm phẫn triều đình và mất
tinh thần đồn kết dân tộc, mà đây lại là yếu tố quan trọng góp phần thắng lợi
trước kẻ thù xâm lược. Điều này càng làm cho mâu thuẫn trong xã hội có diễn
biến phức tạp hơn. Theo như nhận xét của Nguyễn Trường Tộ, tình hình trong
nước lúc đó đang rối loạn: “Trời sanh tai biến để cảnh báo, đất thì hạn hán
tai ương, tiền của, sức lực của dân đã kiệt quệ, việc cung ứng cho quân binh
đã mệt mỏi, trong triều đình quần thần chỉ làm trò hề cho vua, che đậy những
việc hư hỏng trong nước, ngăn chặn những bậc hiền tài, chia đảng phái
khuynh loát nhau, những việc như vậy cũng đã nhiều; ngồi các tỉnh thì quan
ham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc, tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ thế
cơ, bịn rút mỡ dân, đục kht tủy nước” [1;11]. Chính những mâu thuẫn gay


16

gắt trong xã hội dưới triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã tạo cơ hội cho
thực dân Pháp nhanh chóng thơn tính được Việt Nam.
Về qn sự - ngoại giao, quân đội triều Nguyễn với số lượng đông
nhưng kém về luyện tập chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản. Vũ khí
thiếu thốn, lạc hậu, cùng với đó là đời sống của binh lính cịn gặp nhiều khó
khăn, thiếu thốn, lại bị đối xử khắt khe nên tinh thần chiến đấu xa xút. Một
người Pháp lúc đó nhận xét: “Những cuộc hành quân của vua xứ Nam Kỳ
giống kì lạ với các cuộc hành binh thời Đệ nhất Cộng hòa Pháp, giống kì lạ về
tổ chức và vũ khí, nhất là ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thế kỉ
XVIII,…” [11;206].
Chính sách ngoại giao thời kì này của triều đình nhà Nguyễn đó là: đẩy
mạnh các cuộc chiến tranh với Cam-pu-chia và Lào; thực hiện chính sách “bế
quan tỏa cảng”, cấm đạo và giết đạo. Do nhà Nguyễn cho rằng nếu quan hệ
ngoại giao rộng rãi sẽ tạo thêm cơ hội cho người nước ngoài can thiệp vào
nền độc lập của Việt Nam. Đây là những chính sách sai lầm, bảo thủ của triều

đình nhà Nguyễn. Việc đi xâm lược mở rộng thuộc địa khiến cho binh lực đất
nước yếu đi và mất nhiều tiền của sức lực. Cịn việc thi hành chính sách “bế
quan tỏa cảng” cấm đạo, giết đạo lại càng khiêu khích kẻ thù, càng làm
cho đất nước tiếp tục khủng hoảng, không thông thương, giao lưu trao đổi
với bên ngồi vì vậy khơng bắt kịp những xu thế phát triển mới của thế
giới lúc bấy giờ.
Về văn hóa – tư tưởng, mọi chính sách của nhà Nguyễn đều nhằm duy
trì lợi ích dịng họ. Năm 1815, ban hành bộ luật Gia Long để trấn áp nhân dân
và giữ vững trật tự quân chủ. Nhìn chung, chỉ vài thập kỷ sau khi thiết lập
vương triều, nhà Nguyễn đã khiến tiềm lực đất nước suy yếu rất nhiều.
Như vậy có thể thấy rằng, tất cả những chính sách về chính trị, kinh tế,
xã hội, ngoại giao, quân đội,... mà triều đình phong kiến nhà Nguyễn ban
hành đều nhằm mục đích bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho tập đoàn phong kiến


17

nhà Nguyễn. Chính vì vậy đã khơng tạo ra được sức mạnh của nhân dân,
không phát huy được truyền thống lâu đời vốn có của dân tộc trong khi thực
dân Pháp đang tìm cách xâm lược nước ta. Tình hình đó đã đặt triều Nguyễn
trước thử thách để quyết định cho sự tồn vong của dân tộc, hoặc là phải cải tổ
để đáp ứng yêu cầu lịch sử, thay thế một triều đại khác tiến bộ hơn có khả
năng bảo vệ đất nước; hoặc là Việt Nam sẽ bị xâm lược và biến thành thuộc
địa. Đứng trước nguy cơ đó triều Nguyễn vẫn ra sức bảo vệ lợi ích dịng họ
cộng với tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thiếu nhận thức về thời thế nên đã không
quan tâm đến canh tân để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và sự nhịm
ngó xâm lược của phương Tây.
1.1.3. Sự xuất hiện của tầng lớp sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, Việt Nam ngày càng rơi vào khủng hoảng và
trì trệ về mọi mặt, triều Nguyễn ngày càng tỏ ra suy yếu, bảo thủ, lung túng

trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Cải cách hành chính của vua Minh
Mệnh vào đầu thế kỉ XIX tuy tiến bộ nhưng không phù hợp với thời thế.
Đứng trước vận mệnh dân tộc như vậy, một bộ phận sĩ phu, quan lại, tri thức
yêu nước đã đưa ra những chương trình để canh tân, cải cách đất nước. Tiêu
biểu đó là:
Phạm Phú Thứ (1821-1882): Mặc dù có nhiều tư liệu đề cập đến ông
nhưng đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên quán của
ông, chỉ biết là ông là người Bắc, tổ tiên vào Quảng Nam lập nghiệp. Ơng có
tên tự Giáo Chi (có nghĩa là “dạy học”), hiệu Trúc Đường (ngơi nhà tre), biệt
hiệu là Giá Viên (vườn mía). Cha ơng là Phạm Phú Sung, mẹ là Phạm Thị
Cẩm. Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Năm 21 tuổi, (năm Thiệu
Trị thứ 2, tức 1842), Phạm Phú Thứ đỗ Giải ngun ở kì thi Hương. Một năm
sau, ơng tiếp tục đỗ đầu kì thi Hội. Sau đó, ơng đậu Tiến sĩ cập đệ ở kì thi
Đình [13;758]. Thi đỗ Phạm Phú Thứ được bổ nhiệm làm biên tu, một năm
sau (năm 1845) ông được thăng chức Tri phủ Lạng Giang.


18

Năm 1852, triều đình cử ơng làm Tri phủ Tư nghĩa. Xét công lao tổ
chức và vận động dân chúng lập được hơn năm mươi kho nghĩa thương, nhà
Nguyễn phong cho ông chức Viên ngoại lang ở bộ Lễ.
Năm 1855, nhân cuộc bạo động của người Thượng ở Đá Vách (Quảng
Ngãi), ơng được điều sang cơng tác qn sự. Ơng được giao chức Án sát hai
tỉnh: Thanh Hóa và Hà Nội. Sau đó, ơng dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sơng
Ái Nghĩa và xây dựng căn cứ quốc phịng ở Quảng Nam.
Từ việc ơng vận động dân chúng lập hơn năm mươi kho nghĩa thương
đến việc dâng sớ xin đắp đê Cu Nhí, đào sơng Ái Nghĩa là một trong những
tiền đề để xuất hiện dòng canh tân đất nước sau này.
Năm 1862, ông được cử cùng với Phan Thanh Giản và Ngụy Khắc Đản

sang châu Âu xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Sau khi trở về nước, Phạm Phú
Thứ đã dâng lên vua Tự Đức bản tường trình đề nghị “Cải cách việc học tập
và phát triển cơng nghiệp”. Ngồi ra, ơng cịn dâng lên triều đình hai tác
phẩm: Tây hành nhật kí và Tây phù thi thảo.
Vào năm 1874, ông nhận chức Tổng lý thương chánh đại thần tại Hải
Yên. Tại đây, ông chứng kiến cảnh vỡ đê Văn Giang (thuộc Hưng Yên ngày
nay), Phạm Phú Thứ đã xin triều đình chuẩn y đề xuất trích 5 vạn gạo trong
kho Hưng Yên để phát chấn, đồng thời di dân đến Đông Triều, Nam Sách để
khai khẩn, ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Năm 1976, Phạm Phú Thứ chính thức nhận chức Tổng đốc. Ơng đã
thực thi một số biện pháp an dân, mở rộng sông ở Bình Giang.
Năm 1880, ơng cáo quan về q.
Đặng Huy Trứ (1825- 1874) sinh ra trong một gia đình có truyền thống
khoa bảng, tổ tiên nhiều đời làm quan dưới triều Nguyễn. Ơng có tên tự là
Hồng Trung, hiệu Võng Tân, Tỉnh Trai. Quê ở làng Bát Vọng, sau dời sang
làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.


19

Năm 18 tuổi ơng đã đổ Cử nhân, sau đó thi đỗ Tiến sĩ và dạy học. Năm
1865, ông đi Hương Cảng và mang về cuốn sách viết hơi nước của người
phương Tây Dương, ơng đã tự mình dịch sang tiếng Hán. Năm 1867, ông đi
Trung Quốc và mua về cho triều đình khẩu sơn pháo, đồng thời ơng cịn viết
sách và mua một số tân thư, máy móc, vật liệu chụp ảnh về nước.
Ngày 7/8/1874, ông lâm bệnh nặng và từ trần.
Nguyễn Trường Tộ (1831-1871) ông sinh ra và lớn lên trong một gia
đình Cơng giáo. Q ở Hưng Nguyên, Nghệ An. Cha ông là Nguyễn Quốc
Thư. Từ nhỏ, Nguyễn Trường Tộ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi nhưng
khơng đỗ đạt gì. Ơng mở trường dạy học chữ Hán.

Cuối năm 1858, khi Pháp bắt đầu đánh chiếm Việt Nam, triều đình cho
rằng người Cơng giáo có thể tiếp tay cho tư bản phương Tây, triều đình Huế
đã thi hành một số biện pháp như: bắt giam các nho sĩ, phân tán người Công
giáo bằng cách sáp nhập các gia đình cơng giáo vào các làng bên Lương.
Trong tình hình đó, Nguyễn Trường Tộ đã cùng giám mục Ngơ Gia Hậu
chuyển vào Đà Nẵng.
Tháng 2 năm 1861, thực dân Pháp với ý định mở rộng vùng chiếm
đóng ở Sài Gòn đã thuyết phục một số giáo sĩ cộng tác. Ông đã làm phiên
dịch các tài liệu chữ Hán cho Pháp. Tuy nhiên sự cộng tác này chỉ kéo dài
chưa đầy 8 tháng. Đến cuối năm 1861, thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến
xâm lược Việt Nam, Nguyễn Trường Tộ nhận thấy khơng thể “nghị hịa” giữa
hai quốc gia nên đã xin thôi việc phiên dịch.
Với vốn kiến thức rộng rãi và sự thông minh uyên bác và sự am hiểu về
thời đại. Năm 1863, ông thảo ba bản điều trần: Tế cấp luận, Giáo môn luận và
Thiên hạ phân hợp đại thế luận gửi lên triều đình. Đến đầu năm 1864, ông
tiếp tục soạn một bản điều trần nữa với đại ý là thuyết phục triều đình nên tạm
thời hịa hỗn với Pháp để mở rộng bang giao.


20

Tháng 6 năm 1864, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bản Lục lợi
từ, nhưng cũng như những bản điều trần trước cũng không được đáp từ.
Từ cuối năm 1864 đến năm 1865, Nguyễn Trường Tộ liên tiếp gửi 5
bản điều trần nhưng cũng bị thất lạc. Những năm sau đó ơng liên tiếp gửi các
bản điều trần, những đề nghị canh tân đất nước cho triều Nguyễn, nhưng đều
bị khước từ.
Tháng 4 năm 1866, có lẽ do chán chường và thất vọng với triều đình
nhà Nguyễn, ơng xin về Nghệ An.
Trong thời gian 3 tháng ở Nghệ An, Nguyễn Trường Tộ vẫn liên lạc

với triều đình (viết thư báo tin Giám mục Ngô Gia Hậu nhận lời đi Pháp để
chuẩn bị mở trường kỹ thuật ở Huế); đồng thời, tham gia giúp Tổng đốc
Nghệ An Hoàng Tá Viêm “xem thế đất” đào kênh Sắt ở huyện Hưng
Nguyên (Nghệ An).
Năm 1870, Nguyễn Trường Tộ gửi thư lên triều đình đề nghị lập lãnh
sự ở Sài Gòn và sứ quán ở Pháp để nắm tình hình. Đầu tháng 11 cùng năm đó,
tranh thủ thời cơ quân Pháp thất thế trên chiến trường (thua Phổ - Đức và
Cách mạng Pháp đang phát triển mạnh) ông xin vào Nam tổ chức đánh úp
quân Pháp để thu hồi 6 tỉnh Nam Kỳ.
Đến đầu năm 1871, trên danh nghĩa “đưa học sinh đi Pháp”, Nguyễn
Trường Tộ được gọi ra Huế để giải trình về các bản điều trần mà ơng gửi lên
triều đình vào năm trước. Tuy nhiên, tất cả các đề xuất của Nguyễn Trường
Tộ đều bị bỏ ngỏ.
Năm 1871, Nguyễn Trường Tộ về lại xã Đoài (Nghệ An) và đột ngột
qua đời ngày 22 tháng 11 năm 1871.
Bùi Viện (1841-1879) tên hiệu Mạnh Dực, q ở làng Trình Phố, tổng
đình có truyền thống Nho giáo. Năm 1873, Bùi Viện được triều đình cử sang
Mĩ trước nguy cơ mất nước để chủ trương tìm đối trọng với Pháp nhưng sau
đó cơng việc khơng thành ông nên ông về nước. Bùi Viện được cử làm Chánh


×