Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên huyện cẩm khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH

ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
HUYỆN CẨM KHÊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Địa Lí

Phú Thọ, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH

ĐẶNG THỊ VIỆT HÀ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
HUYỆN CẨM KHÊ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Địa Lí

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. ĐÀO THỊ KIM QUẾ

Phú Thọ, 2020


i


LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi
cam kết rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện đảm bảo trung thực và không vi
phạm yêu cầu về đạo đức trong học thuật.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban
lãnh đạo trường Đại học Hùng Vương, Ban lãnh đạo Khoa Khoa học Xã hội và
Văn hóa du lịch, các thầy giáo, cơ giáo trong khoa. Đặc biệt em xin được gửi
lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo, thạc sĩ Đào Thị Kim Quế - người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân huyện Cẩm
Khê, Chi cục Thống kê huyện Cẩm Khê, Phịng Tài ngun và Mơi trường
huyện Cẩm Khê và Thư viện trường Đại học Hùng Vương đã cung cấp cho em
những tài liệu cần thiết để em hồn thiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn
bên cạnh giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày….tháng 6 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Việt Hà


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 7
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 9
PHẦN 2. NỘI DUNG ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ ................ 10
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10
1.1.1. Khái niệm địa lí học – địa lí tự nhiên .................................................... 10
1.1.2. Quan niệm điều kiện tự nhiên ............................................................... 11
1.1.3. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên .......................... 14
1.2.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 14
1.2.2. Địa hình ................................................................................................. 14
1.2.3. Khí hậu .................................................................................................. 15
1.2.4. Thủy văn................................................................................................ 15
1.2.5. Sinh vật.................................................................................................. 16
Chương II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH PHẦN TỰ
NHIÊN HUYỆN CẨM KHÊ .......................................................................... 18
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu................................................................... 18
2.1.1. Vị trí địa lí huyện Cẩm Khê .................................................................. 18
2.1.2. Lịch sử hình thành huyện Cẩm Khê...................................................... 21
2.1.3. Khái quát đặc điểm tự nhiên huyện Cẩm Khê ...................................... 22
2.1.4. Dân cư-xã hội ........................................................................................ 23
2.2. Đặc điểm chung tự nhiên huyện Cẩm Khê .............................................. 28



iv
2.3. Đặc điểm các thành phần tự nhiên ........................................................... 30
2.3.1. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 30
2.3.2. Khí hậu .................................................................................................. 38
2.3.3. Thuỷ văn................................................................................................ 42
2.3.4. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 46
2.3.5. Rừng ...................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ BẢO
VỆ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CẨM KHÊ .............................. 57
3.1. Quan điểm về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ các điều kiện tự nhiên huyện
Cẩm Khê .......................................................................................................... 57
3.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 57
3.2.1. Lĩnh vực kinh tế .................................................................................... 57
3.2.2. Lĩnh vực văn hóa xã hội ........................................................................ 60
3.3. Các giải pháp về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ điều kiện tự nhiên huyện
Cẩm Khê .......................................................................................................... 61
3.3.1. Khai thác hợp lý kết hợp với cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên ................................................................................................................ 61
3.3.2. Kêu gọi hợp tác, thu hút vốn đầu tư ...................................................... 62
3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 62
3.2.4. Giải pháp về quản lý môi trường .......................................................... 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 65
1. Kết luận ....................................................................................................... 65
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67


v
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê ......................................... 18
Bảng 2.2. Dân số trung bình huyện Cẩm Khê giai đoạn 2010-2018 .............. 23
Bảng 2.3. Dân số trung bình thành thị huyện Cẩm Khê giai đoạn 2010-2018 .....24
Bảng 2.5. Các cấp độ dốc và ảnh hưởng ......................................................... 34
Bảng 2.5: Diện tích các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê phân theo độ dốc
(đơn vị: ha) ...................................................................................................... 37
Bảng 2.6: Diện tích các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê phân theo các loại
đất (đơn vị: ha) ................................................................................................ 46
Bảng 2.7: Diện tích các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê phân theo tầng dày
của đất (đơn vị: ha).......................................................................................... 48
Bảng 2.8: Sự biến động các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp ........... 50
Bảng 2.9: Biến động về diện tích đất chưa sử dụng huyện Cẩm Khê giai đoạn
2014-2018........................................................................................................ 51


vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Thể hiện cấu trúc hệ thống của ngành Khoa ho ̣c Địa lí
Biểu đồ 2.1. Dân số trung bình huyện Cẩm Khê giai đoạn 20102018
Bảng 2.2. Dân số trung bình thành thị huyện Cẩm Khê giai đoạn
2010-2018
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân số phân theo khu vực lao động huyện
Cẩm Khê năm 2018

10
24

25


25


vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
Từ viết tắt
KH
ĐL
TN
KT-XH
TNTN
MN
TH
THCS

Từ đầy đủ
Khoa học
Địa lí
Tự nhiên
Kinh tế-xã hội
Tài nguyên thiên nhiên
Mầm non
Tiểu học
Trung học cơ sở


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết quá trình phát triển kinh tế - xã hội ln gắn liền

với q trình sử dụng tài ngun thiên nhiên. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu
sử dụng tài nguyên ngày càng cao.
Việc nghiên cứu và định hướng sử dụng hợp lí điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, tạo
điều kiện góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu nhập,
tạo việc làm cho người dân và nâng cao mức sống, đồng thời bảo đảm duy trì
tài nguyên cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, với trình độ phát triển của khoa học
– kỹ thuật như hiện nay, vấn đề đặt ra không phải chỉ là khai thác tự nhiên phục
vụ cuộc sống của con người mà phải là sử dụng hợp lý, bảo vệ, tái tạo tự nhiên.
Việc đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai chưa lúc nào
và chưa bao giờ cấp bách như hiện nay.
Là một đất nước ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình, việc nghiên cứu,
đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là
cần thiết để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Điều kiện tự nhiên
phong phú, đa dạng được coi là thế mạnh trong phát triển kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, nghiên cứu đặc điểm và quy luật tự nhiên là cần thiết để sử dụng hợp
hợp lý, bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên quốc gia quý giá này.
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, được coi là
vùng “Đất Tổ” cội nguồn, tương truyền là nơi các Vua Hùng đã dựng lên nhà
nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên vủa Việt Nam. Đây là tỉnh nằm giao thoa,
chuyển về mặt điều kiện tự nhiên giữa vùng Đông Bắc và Tây bắc, giữa vùng
núi và đồng bằng. Do đó, điều kiện tự nhiên của tỉnh mang đặc trưng của vùng
trung du.
Nằm ở trung tâm của tỉnh là huyện Cẩm Khê, phía hữu ngạn sơng Thao,
cách thủ đơ Hà Nội 80km và cách thành phố Việt Trì 40km về phía Tây Bắc,


2
là mảnh đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên khá phong
phú, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế. Đây là huyện nằm trong vùng đồng

bằng của tỉnh, là vựa lúa của tỉnh nên việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên là cần
thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Từ lí do đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm tự nhiên huyện Cẩm Khê” làm nội dung nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Xu hướng nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên trên thế giới có từ rất sớm,
gắn liền với sự hình thành và phát triển của khoa học Địa lí. Từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai, rất nhiều cơng trình nghiên cứu Địa lí đã ra đời và có đóng góp
to lớn cho sự phát triển của khoa học Địa lí trên thế giới, tiêu biểu phải kể đến
công lao của các nhà Địa lí Xơ Viết như V.V. Dokutraev, A.A. Grygoryev,
B.N. Sukatrov, S.V. Kalexnic....
Hướng nghiên cứu cảnh quan sinh thái trên thế giới phát triển đã tạo cơ
sở cho quá trình nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên. Tiêu biểu cho
hướng này phải kể đến Carl Troll (1939), Forman & Godron (1981), J.A. Wiens
& Milne (1989), Haber (1990), J Wu (2006)….. các nhà nghiên cứu chỉ ra nông
nghiệp là một hệ sinh thái và nó chịu sự chi phối của các điều kiện tự nhiên
trong hệ sinh thái đó.
Theo hướng tiếp cận của các thành phần tự nhiên, tiêu biểu nhất là “Hệ
thống đánh giá đất đai” của FAO (1967). Cơng trình là kết quả nghiên cứu tổng
hợp của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Đất đai được phân hạng theo những
tiêu chuẩn thích nghi khác nhau đối với các loại hình sản xuất nơng nghiệp,
trong đó chủ yếu là trồng trọt. Cơ sở lý luận và thực tiễn của cơng trình là nền
tảng của các cơng trình đánh giá các thành phần khác sau này.
Khí hậu là điều kiện khơng thể thiếu đối với nơng nghiệp, nó quy định
sự có mặt của giống vật ni, tập đồn cây trồng có khả năng thích nghi với
điều kiện đó. Do vậy, có khá nhiều các cơng trình nghiên cứu đánh giá điều


3
kiện khí hậu cho phát triển nơng nghiệp. Tiêu biểu là P.P.Davita, I.A.Golxeber

(1970),“Tài ngun các vùng khí hậu Liên Xơ và vấn đề sử dụng” và các tác
giả như L.H. Ermakov, N.I. Tolmachev, E.A Bermachern… Kế thừa kết quả
nghiên cứu về vai trị của khí hậu đối với nơng nghiệp, các nhà nghiên cứu tiến
hành đánh giá năng suất sinh học tiềm năng trong nông nghiệp, trong điều kiện
đối tượng được đánh giá thích nghi với điều kiện khí hậu đó sẽ đạt được năng
suất lý thuyết. Đó là các nhà nghiên cứu R.A.Misenko, I.V. Kimakovckaica
(2000) “Đánh giá năng suất sinh học tiềm năng lãnh thổ cộng hòa Ucraina”;
A.V.Saxov (2008) “Phương pháp đánh giá năng suất tiềm năng sinh học nông
nghiệp”.
2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam hướng nghiên cứu về địa lí tự nhiên được các nhà khoa học
Địa lí Việt Nam rất chú trọng. Nguyễn Đức Chính – Vũ Tự Lập (1963), “Địa
lí tự nhiên Việt Nam (phần đại cương)”, đã nghiên cứu một cách tổng hợp các
đặc điểm chung của tự nhiên và đặc điểm các thành phần tự nhiên: địa chất, địa
hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật.
Tác giả Lê Bá Thảo (2001), “Thiên nhiên Việt Nam”, đã nghiên cứu đặc
điểm tự nhiên các vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Ông đã chỉ ra các nét đặc trưng,
tiêu biểu của thiên nhiên các vùng và hướng sử dụng hợp lý, cải tạo, khắc phục
hạn chế để phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Những năm đầu thập kỉ XXI được đánh dấu bằng hàng loạt các công bố
về cảnh quan sinh thái tự nhiên ứng dụng, tập trung vào hướng nghiên cứu và
đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ các mục đích phát triển kinh tế, sử dụng
hợp lí tài nguyên và bảo vệ mơi trường các vùng địa lí của Việt Nam; “phát
triển nông lâm ngư nghiệp trên cảnh quan đồng bằng duyên hải và ven biển”
(Phan Thế Vĩnh, 2002; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, 2006).
Ngồi các cơng trình tiêu biểu trên phải kể đến một số cơng trình như
“Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm - du lịch huyện Sa Pa” của Nguyễn An Thịnh (2007), “Nghiên cứu đánh


4

giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển nơng, lâm nghiệp bền vững huyện
Văn Yên, tỉnh Yên Bái” của Nguyễn Ánh Hồng (2010)…
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hiền - Nguyễn Thanh Vân (1997) đã công bố
đề tài “Đánh giá điều kiện khí hậu vùng Bắc Trung Bộ phục vụ sản xuất nông
nghiệp và phát triển du lịch” trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm khí hậu vùng Bắc
Trung Bộ để phục vụ cho việc phát triển thế mạnh đặc trưng của vùng, tạo bước
đột phá trong phát triển kinh tế của vùng.
Nguyễn Thị Hương Hồng (1984) đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp tất
cả các hợp phần tự nhiên trong không gian lãnh thổ vùng Tây Nguyên trong
đề tài “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên”. Cùng với
hướng nghiên cứu này tác giả Hoàng Đức Triêm (2003) “Đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên và đề xuất hướng sử dụng lãnh thổ đồi núi tỉnh Quảng Trị
cho mục đích phát triển nơng lâm nghiệp trên cơ sở phát triển bền vững”.
2.3. Ở tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều tiềm
năng về tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh
tế nói chung cịn nhiều hạn chế. Chỉ có một số ít các tác giả có các cơng trình
nghiên cứu theo hướng này, như:
- Đối với vấn đề nghiên cứu các thành phần tự nhiên trên địa bàn tỉnh
có một số tài liệu như:
+ “Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai đối với phát triển nông
nghiệp của tỉnh Phú Thọ”, (2005) của Sở Tài Nguyên và Môi trường Phú
Thọ.
+ Đề tài “Nghiên cứu khoanh vùng dự báo nứt, sụt đất ở huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ, đề xuất các giải pháp phòng tránh và quy hoạch phục vụ
phát triển bền vững” của tập thể các tác giả Viện Địa chất, thuộc viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.



5
+ Dự án “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ lấy nước phù sa
cải tạo đất canh tác cho một số vùng tỉnh Phú Thọ” của Chi cục phòng chống
bão lụt và quản lý đê điều Phú Thọ (2004-2005)
+ Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và phân vùng khí hậu tỉnh Phú
Thọ phục vụ phát triển bền vững và phòng chống thiên tai” của Sở Khoa học
và Công nghê, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2005-2007).
+ Đề tài “Nghiên cứu đa dạng động vật đất tại Vườn quốc gia Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ” của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Đề tài xác
định thành phần lồi một số nhóm động vật đất (nhện, bọ cạp, và bọ nhảy)
tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Khám phá giá trị đa
dạng sinh học hang động khu vực nghiên cứu, phát hiện các lồi có giá trị
khoa học và kinh tế (lồi chỉ thị, lồi có ý nghĩa trong y dược học, lồi có ý
nghĩa trong nơng lâm nghiệp).
+ Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình cảnh báo và phân vùng lũ
qt cho tỉnh Phú Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu” do Trường Đại học
Mỏ - Địa chất chủ trì thực hiện (2020).
- Đối với vấn đề nghiên cứu cảnh quan tỉnh có một số đề tài sau:
+ Luận án cảnh quan Phú Thọ của Đặng Thị Huệ: Nghiên cứu điều
kiện sinh khí hậu tỉnh Phú Thọ và sơ bộ đánh giá mức độ thích nghi của nó
với một số cây nông-lâm nghiệp” (2001).
+ Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 trong công
tác giám sát và quản lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường khu vực trung du
Bắc Bộ, ứng dụng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ” (2014)
của Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ. Đề tài nghiên cứu sử dụng tư
liệu ảnh vệ tinh VNREDSat-1 và hệ thông tin địa lý giám sát, quản lý biến
động bề mặt địa lý tự nhiên, tài ngun khống sản và mơi trường… khu vực
trung du Bắc Bộ, thử nghiệm tại các huyện Hạ Hịa, Sơng Thao, n Lập,
Thanh Ba trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Xây dựng hệ thống thông tin về tài
nguyên thiên nhiên và môi trường theo công nghệ WebGIS trợ giúp phát



6
triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ. Phát triển nguồn nhân lực địa phương
trong nghiên cứu ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quản lý tài
nguyên thiên nhiên, môi trường thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ.
Nâng cao hiệu quả đầu tư vệ tinh VNREDSat-1.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã bước đầu đánh giá được những
tiềm năng về điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ để từ đó làm tiền đề để
phát triển kinh tế-xã hội. Đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao
cần được tiếp tục nghiên cứu một cách cụ thể và xác thực hơn nữa. Từ đó,
em xin phép được kế thừa và phát huy các cơng trình nghiên cứu đi trước để
vận dụng vào việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú
Thọ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm của các điều kiện tự nhiên
huyện Cẩm Khê.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đặc điểm của điều kiện tự nhiên.
- Về lãnh thổ: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên huyện
Cẩm Khê với diện tích là 234,6 km² bao gồm 30 xã và 1 thị trấn.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về
việc nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc phát triển kinh tế
của huyện Cẩm Khê, góp phần sử dụng hợp lí hơn nguồn tài ngun của huyện.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu điều kiện
tự nhiện huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ



7
- Nghiên cứu đặc điểm chung, đặc điểm các thành phần tự nhiên huyện
Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tự nhiên huyện Cẩm
Khê, tỉnh Phú Thọ.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Đối tượng nghiên cứu khoa học của địa lí là tất cả các hiện tượng, các
yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội trong mối tác động tương hỗ qua lại
lẫn nhau, sự biến đổi vận động của thành phần này sẽ kéo theo sự biến đổi của
thành phần khác và có thể dẫn đến sự thay đổi của hệ thống. Cẩm Khê nằm
trong hệ thống phát triển kinh tế của cả nước.
Về phương diện cấu trúc, hệ thống các điều kiện tự nhiên là một hệ thống
gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các điều kiện và nhân
tố tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với đủ các thành phần và chịu sự chi
phối của nhiều quy luật cơbản.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Các đối tượng nghiên cứu của địa lí khơng thể tách rời một lãnh thổ cụ
thể, với những đặc trưng riêng. Lãnh thổ địa lí được tổ chức như một hệ thống
liên kết không gian của các đối tượng và trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự
nhiên tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế. Quan điểm này
được vận dụng vào đề tài thơng qua việc phân tích các tiềm năng cho phát triển
kinh tế của huyện Cẩm Khê trong mối quan hệ tổng hợp của nhiều yếu tố. Quan
điểm này cũng luôn được quán triệt khi đánh giá các hoạt động, kinh tế, các
vấn đề liên quan, trong phát triển kinh tế.
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ

hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển của những thế hệ tương


8
lai. Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các điều
kiện tự nhiên, môi trường.
Do đó khơng chỉ đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội vững chắc nhờ
khoa học-công nghệ tiên tiến mà cịn đảm bảo và cải thiện những điều kiện mơi
trường phục vụ con người. Quan điểm này sẽ chi phối việc đề xuất các giải
pháp khai thác lãnh thổ tự nhiên đảm bảo phát triển bền vững.
5.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng để đánh giá các tiềm năng phát triển
kinh tế cũng như trong việc đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng hợp lý tài
nguyên lãnh thổ với những kiến nghị và giải pháp có tính khả thi để phát triểnkinh
tế. Tất các giải pháp đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn, vì thế kết quả của việc
nghiên cứu sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của lãnh thổ.
5.1.5. Quan điểm lịch sử
Vận dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm
hiểu nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian
trên từng địa bàn cụ thể, trên cư sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch sử
để rút ra được những bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động kinh tế. Quán
triệt quan điểm lịch sử để có được những nhận định, những dự báo phát triển
chính xác được thực hiện trong xu thế phát triển chung của Việt Nam và thế giới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Đây là phương pháp hết sức cần thiết cho việc nghiên cứu tài ngun
thiên nhiên. Để có một lượng thơng tin đầy đủ về các mặt tự nhiên, dân cư, xã
hội trong khu vực nghiên cứu cần tiến hành thu thập thơng tin chọn lọc, xử lí
từ nhiều lĩnh vực, từ nhiều nguồn khác nhau. Những tài liệu, thông tin luôn
được bổ sung cập nhật đảm bảo cho việc phân tích, xử lí, đánh giá các vấn đề

cho nội dung nghiên cứu của đề tài.


9
5.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê
Khi tiến hành nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế của khu vực
nghiên cứu, có rất nhiều số liệu ở nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau. Việc
nghiên cứu, phân tích các số liệu này cần có những nhận định, đánh giá khoa học
phù hợp với thực tế. Trên cơ sở nguồn tư liệu đó, em tiến hành phân tích và đưa
ra những kết luận, giải pháp để khai thác tài nguyên một cách hợp lý hơn.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp truyền thống của ngành khoa học địa lí. Trong nghiên
cứu về điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Khê, phương pháp bản đồ được sử dụng
để phân tích các đặc điểm tự nhiên, giúp thể hiện một cách trực quan về tài
nguyên thiên nhiên của huyện. Cụ thể, khóa luận sử dụng các bản đồ: hành
chính, địa hình, độ dốc, thủy văn, thổ nhưỡng và bản đồ tự nhiên.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Công tác thực địa nhằm điều tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài
nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng xã hội. Để làm cơ sở khoa học cho việc thu
thập, phân tích đánh giá tài ngun thiên nhiên, tìm ra phương pháp đánh giá
cho mục đích phát triển và định hướng phát triển kinh tế. Trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố tự nhiên
theo tuyến, lấy thị trấn Sông Thao làm trung tâm để nghiên cứu theo các hướng.
6. Cấu trúc của khóa luận
Với cách tiếp cận dựa trên những cơ sở về mặt lí luận và thực tiễn nêu
trên, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo,
phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên
Chương 2: Đặc điểm chung và đặc điểm các thành phần tự nhiên huyện
Cẩm Khê

Chương 3: Một số đề xuất về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ các điều kiện
tự nhiên huyện Cẩm Khê


10
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm địa lí học – địa lí tự nhiên
Tên gọi Địa lí xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Geography.
Người xưa có những nhận biết sơ khai về địa lí thơng qua việc mô tả các
hiện tượng như sự thay đổi thời tiết, khí hậu, tìm phương hướng… cho đến khi
có chữ viết, các kiến thức địa lí được ghi chép lại tạo nền móng cho sự phát
triển của Khoa học địa lí ngày nay.
Theo Bách khoa toàn thư Xơ Viết: “Địa lí học là mơ ̣t hệ thống các khoa
học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên, thể tổng hợp sản xuất
theo lãnh thổ và các thành phần của chúng.”
Hệ thống các ngành KH Địa lí

KH Địa lí Tự nhiên

Địa lí TN bộ phận

- Cổ địa lí
- KH Trái đất
- Địa mạo ho ̣c
- Khí hậu ho ̣c
- ĐL thủy văn

- ĐL sinh vật
- ĐL thổ
nhưỡng

KH Địa lí KT - XH

Địa lí TN tổng hợp

Địa lí KT – XH bộ phận

- Cơ sở địa lí tự
nhiên
- Địa lí tự nhiên thế
giới và Việt Nam
- Cảnh quan ho ̣c

- ĐL Dân cư
- ĐL Nông
nghiê ̣p
- ĐL Cơng
nghiệp
- ĐL Dịch vụ

Địa lí KT – XH tổng hợp

- Cơ sở địa lí
KT - XH
- Địa lí KT-XH
thế giới
- Địa lí KT-XH

Việt Nam

Bản đồ học

Sơ đồ thể hiện cấu trúc hệ thống của ngành Khoa học Địa lí


11
Xét về cấ u trúc, điạ lí tự nhiên thuô ̣c khoa học tự nhiên, như vậy nghiên
cứu đặc điểm địa lí tự nhiên là đi tìm hiểu nghiên cứu các thành phần của tự
nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật...).
1.1.2. Quan niệm điều kiện tự nhiên
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự
nhiên bao gồm toàn bộ các nhân tố của mơi trường tự nhiên và các tính chất
của chúng như cấu trúc địa chất, thành phần và tính chất của nham thạch, địa
hình, khí hậu, các đặc trưng khác của nước, lớp phủ thổ nhưỡng… giữa các
thành phần có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trên cơ sở nghiên cứu,
đánh giá điều kiện tự nhiên có thể tìm ra chức năng sinh thái về khía cạnh nào
đó của từng thành phần tự nhiên nhằm phục vụ mục đích sử dụng và sản xuất
của con người mà nó chính là thế mạnh của lãnh thổ nghiên cứu.
Ngày nay, con người không ngừng tác động vào điều kiện tự nhiên để
tạo ra của cải, vật chất nuôi sống xã hội, và dự báo tác động này theo thời gian
thì cường độ tác động vào tự nhiên lại càng mạnh mẽ. Thực tế đáp ứng nhu cầu
tồn tại và phát triển của mình, con ngươi đã khai thác triệt để, nhiều khi vượt
quá khả năng tự điều chỉnh và tự phục hồi của các dạng tài nguyên, dẫn đến
hậu quả to lớn là sự suy thoái của môi trường tự nhiên, đe dọa cuộc sống của
con người.
Xuất phát từ thực tế đó, trong những thập niên vừa qua nhiều tác giả với
nhiều cách tiếp cận tự nhiên khác nhau đã tiến hành những cơng trình nghiên
cứu ứng dụng và bước đầu đã đem lại những kết quả khá tốt.

Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên là sự thể hiện cơ chế quan hệ
giữa các hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.
Đánh giá được hiểu là việc xác định giá trị, tiềm năng của một đối tượng
nào đó với một số yêu cầu nhất định như mưucs độ thuận lợi hay không thuận
lợ, thích nghi hay khơng thích nghi, tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp…


12
Đánh giá điều kiện tự nhiên có nhiều hình thức khác nhau, có thể đánh
giá từng thành phần của điều kiện tự nhiên hoặc cũng có thể đánh giá tổng hợp
các yếu tố tự nhiên. Thực chất đánh giá điều kiện tự nhiên là việc xem xét, xác
định phân loại giá trị của các điều kiện tự nhiên trên một vùng lãnh thổ nhất
định với một số yêu cầu kinh tế xã hội.
Đánh giá từng thành phần: đánh giá này thường được sử dụng trong các
khoa học bộ phận. Ví dụ, đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển nông
nghiệp, công nghiệp,… Nhược điểm của đánh giá thành phần là loại bỏ quan
hệ của nó với các thành phần tự nhiên khác.
Đánh giá tổng hợp: các thành phần tự nhiên khơng tồn tại độc lập mà có
mối quan hệ nhiều chiều và tác động qua lại lẫn nhau theo không gian và thời
gian. Các nhân tố thành phần này luôn tác động một cách đồng thời và tổng
hợp lên các đối tượng sản xuất, nên đòi hỏi phải xuất hiện loại hình đánh giá
phức tạp hơn đó là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên.
Điều kiện tự nhiên là khả năng của toàn bộ các thành phần mơi trường
trong tự nhiên có ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động của con người
trên một lãnh thổ nhưng không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất vật
chất của con người. Ví dụ như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, các nguồn nước,
các nguồn động thực vật…
1.1.3. Các khái niệm liên quan
- Khái niệm địa hình: Là thể tổng hợp tất cả các dạng hình thái của bề

mặt Trái Đất nói chung hay một khu vực nói riêng. Nó là kết quả của tác dụng
tương hỗ giữa các quá trình nội sinh và ngoại sinh được thể hiện trên bề mặt
trái đất.
Về phân loại, có nhiều cách khác nhau như: theo kích thước hoặc theo
quy mơ phát triển, theo hình thái, theo nguồn gốc hình thành, theo tuổi.


13
Theo kích thước hoặc quy mơ phát triển, địa hình bề mặt Trái Đất được
chia ra các cấp từ lớn đến nhỏ như sau:
+ Địa hình cấp hành tinh là những bộ phận lớn nhất của bề mặt đất như
các đại lục, các đại dương.
+ Vĩ địa hình là những bộ phận lớn nhất trong phạm vi của địa hình cấp
hành tinh như miến núi, miền sơn nguyên, miền đồng bằng trong các đại lục,
các thềm lục địa, đồng bằng đáy đại dương.
+ Đại địa hình là những bộ phận lớn của bề mặt Trái Đất nằm trong phạm
vi của vĩ địa hình như: một dải núi trong miền núi, bồn trũng giữa núi, thung
lũng sông lớn trong miền núi… hoặc các vùng đất cao, vùng đất thấp trong
miền đồng bằng.
+ Trung địa hình là những bộ phận của bề mặt đất có diện tích từ vài ba
kilomet vng tới vài trăm mét vng như quả núi sót trên đồng bằng, dãy đồi,
cánh đồng karst,…
+ Vi địa hình là những bộ phận của bề mặt đất có diện tích nhỏ nhất
thường chỉ đạt từ vài chục đến vài trăm mét vng.
- Khái niệm khí hậu: Là trạng thái của khí quyển ở nơi nào đó, được đặc
trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,… đó
là các yếu tố hình thành khí hậu. Như vậy, khí hậu là trị số trung bình nhiều
năm của thời tiết. Khí hậu có tính chất ổn định, ít thay đổi.
- Khái niệm thủy văn: Là trạng thái, q trình diễn biến và sự vận động
của nước sơng, hồ, kênh rạch,..

- Khái niệm thổ nhưỡng: còn gọi là đất, là một thành phần của lớp vỏ địa
lí, phân bố ở bề mặt các lục địa. Đây là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua
lại của tất cả các thành phần tự nhiên, vì thế đất có thành phần vật chất, cấu trúc
phức tạp và đa dạng nhất trong lớp vỏ địa lí.


14
Những kiến thức về đất đã được tích lũy kể từ khi con người chuyển từ
hái lượm thực vật hoang dại sang trồng trọt, cách đây khoảng 7000-8000 năm.
Song mãi tới cuối thế kỉ XIX, lần đầu tiên khái niệm về đất trên cơ sở phát sinh
học mới được đề xuất bởi nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V.Đôcutsaep
(1846-1903): “Đất là một vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản phẩm của
hoạt động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa hình địa phương”
Sau này, nhiều nhà thổ nhưỡng học đã nêu ra các định nghĩa khác, nhưng
định nghĩa của V.R.Viliam (1863-1930) cho ta nhận thức đầy đủ hơn về đất:
“Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch thực vật. Độ
phì là một tính chất hết sức quan trọng của đất, là đặc trưng cơ bản của đất”.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lí
Cẩm Khê nằm ở vùng Tây Bắc, cách không xa thành phố Hà Nội. Với
tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Quốc lộ 32C chạy dọc theo suốt
chiều dài huyện, Quốc lộ 70B chạy qua địa bàn huyện. Ngoài ra các tuyến
đường tỉnh, đường huyện đã được trải nhựa kết nối dễ dàng với các địa phương
trong vùng. Đường liên thơn, liên xã đang ngày càng được bê tơng hóa. Đây là
yếu tố quan trọng để giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế.
1.2.2. Địa hình
Bên cạnh vị trí địa lí thì địa hình cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển kinh tế.
Có các kiểu địa hình cụ thể như:
- Địa hình đồng bằng: địa hình này tương đối đơn điệu, khơng có gì đặc

biệt về ngoại hình là nơi thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, cho canh tác nông
nghiệp.
- Địa hình vùng đồi: vùng đồi là nơi tập trung dân cư tương đối đơng
đúc, khơng khí nơi đây trong lành, mát mẻ và thoáng đãng. Thuận lợi để trồng
các cây công nghiệp lâu năm như chè, cao su,…


15
- Địa hình núi: là khu vực địa hình tập trung nhiều loại khoáng sản phục
vụ phát triển kinh tế, các con sơng ở miền núi có tiềm năng thủy điện cao, đây
cũng là khu vực có diện tích rừng lớn với hệ sinh thái động, thực vật phong phú
đa dạng, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lich.
- Kiểu địa hình karstơ: kiểu địa hình này được thành tạo do sự lưu thông
của nước trong các đá dễ hòa tan, ở nước ta chủ yếu là đá vơi. Những cảnh quan
thiên nhiên và văn hóa của địa hình karstơ là tiềm năng để phát triển du lịch,
đem lại nguồn lợi lớn cho kinh tế. Ở nước ta hang động karstơ không sâu nhưng
rất đẹp và tráng lệ, tiêu biểu là động Phong Nha (Quảng Bình), động Hương
Tích (Hà Nội), Tam Cốc Bích Động (Ninh Bình)…
- Các kiểu địa hình ven bờ: có thể tận dụng khai thác du lịch với nhiều
mục đích khác nhau: tham quan du lịch theo chuyên đề, nghỉ ngơi, thể thao…
1.2.3. Khí hậu
Cũng giống như vị trí địa lí và địa hình, khí hậu là một thành phần quan
trọng của môi trường tự nhiên, nó ảnh hưởng vơ cùng lớn tới hoạt động phát
triển kinh tế. Những nơi có khí hậu ơn hịa thường tập trung đông dân cư, là
nguồn lao động dồi dào cho các xí nghiệp, nhà máy.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các hoạt động
kinh tế vì vậy cần phải lưu ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt có nguy
cơ cản trở việc sản xuất như: bão, lũ lụt, động đất, sóng thần…
1.2.4. Thủy văn
Nước là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống

của con người. Tài nguyên nước bao gồm: nước ngầm và nước trên bề mặt.
Tùy vào mục đích mà nguồn nước được sử dụng khác nhau: nước để uống,
nước để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nước phục vụ sản
xuất,…


16
1.2.5. Sinh vật
Động, thực vật đóng vai trị chủ đạo trong sự phát triển kinh tế đặc biệt
là du lịch và hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ở nước ta có rất nhiều vườn quốc gia trong đó hệ động thực vật rất
phong phú và đa dạng như: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng
Bình), Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Vườn quốc gia Bến Én
(Thanh Hóa), Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn)…
Như vậy, các nhân tố địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật ln ln
có tác động lẫn nhau mặc dù với mức độ khác nhau và hiệu quả kinh tế không
như nhau.


×