ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========*========
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ
BẢN THÂN CỦA TRẺ (từ 3 – 6 tuổi)
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
========*========
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ
BẢN THÂN CỦA TRẺ (từ 3 – 6 tuổi)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ Tâm lý học NGHIÊN CỨU ĐẶC
ĐIỂM TỰ ĐÁNG GIÁ BẢN THÂN CỦA TRẺ (TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI) là công
trình nghiên cứu cuả cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan
rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đươc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất với PGS.TS Nguyễn
Thị Minh Hằng – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề
tài này. Thầy đã luôn quan tâm, chỉ bảo, truyền đạt tri thức và góp ý cho tôi
nhiều ý tưởng hay, hướng nghiên cứu mới để hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban hệ thống trường mầm non
tiểu học Quốc Tế Hà Nội VIP, đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi, để tôi có
những số liệu trung thực, khách quan nhất phục vụ cho nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng
đào tạo, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Tâm lý học và tập thể lớp cao học
K12 Tâm lý, trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, truyền đạt tri thức quý báu giúp
tôi thực hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Tác giả
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................4
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá của trẻ. ......4
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài. .............................................................4
1.1.2. Một số nghiên cứu ở trong nước ..............................................................7
1.2. Lý luận về tự đánh giá ở trẻ mẫu giáo .......................................................10
1.2.1. Khái niệm tự đánh giá và tự đánh giá của trẻ mẫu giáo. ........................10
1.2.2. Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo.................................................................12
1.2.3. Các mặt biểu hiện tự đánh giá ở trẻ mẫu giáo. .......................................18
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của trẻ mẫu giáo...................20
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................26
2.1. Các bƣớc nghiên cứu ...................................................................................26
2.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu ...............................................................26
2.2.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................26
2.2.2. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................27
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................28
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................28
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................................28
2.3.3. Phương pháp sử dụng câu chuyện tình huống ........................................28
2.3.4. Phương pháp trắc nghiệm .......................................................................29
2.3.5. Phương pháp quan sát .............................................................................29
2.3.6. Phương pháp vẽ tranh .............................................................................29
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học................................29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................31
3.1. Thực trạng chung về tự đánh giác của trẻ mẫu giáo ................................31
3.2. Đặc điểm tự đánh giá của trẻ mẫu giáo .....................................................32
3.2.1. Tự đánh giá về thể chất...........................................................................32
3.2.2. Tự đánh giá về ngoại hình ......................................................................35
3.2.3. Tự đánh giá của trẻ về đặc điểm tính cách. ............................................43
3.2.4. Tự đánh giá về năng lực. ........................................................................53
3.2.5. Tự đánh giá về giao tiếp xã hội. .............................................................56
3.2.6. Đặc điểm tự đánh giá của trẻ mẫu giáo thể hiện qua năng lực tự phê
phán ..................................................................................................................72
3.3. Đánh giá của giáo viên và của cha mẹ học sinh. .......................................75
3.3.1. Đánh giá của giáo viên. ..........................................................................75
3.3.2. Đánh giá của phụ huynh .........................................................................78
3.3.3. Cách ứng xử, giáo dục của cha mẹ đối với con cái. ...............................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................87
1. Về lý luận. .......................................................................................................87
2. Về thực tiễn ......................................................................................................87
3. Kiến nghị ..........................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ..............................................................89
PHỤ LỤC .................................................................................................................91
DANH MỤC VIẾT TẮT
TĐG
: Tự đánh giá
HS
: học sinh
PH
: Phụ huynh
GV
: giáo viên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thực trạng chung về tự đánh giá của trẻ mẫu giáo. .................................31
Bảng 3.2. Tự đánh giá của trẻ về thể chất .................................................................33
Bảng 3.3. Tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về ngoại hình.............................................35
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tự đánh giá về ngoại hình của trẻ
thông qua trắc nghiệm bậc thang được miêu tả qua bảng. ....................38
Bảng 3.5. Tự đánh giá về đặc điểm tính cách ...........................................................43
Bảng 3.6. Tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về sự dũng cảm. ........................................46
Bảng 3.7. Tự đánh giá là đứa trẻ ngoan. ...................................................................49
Bảng 3.8. Tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về sự tự tin. ...............................................50
Bảng 3.9. Tự đánh giá về đặc điểm tính cách của trẻ thể hiện qua trắc nghiệm
bậc thang ................................................................................................51
Bảng 3.10. Tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về năng lực. .............................................53
Bảng 3.11. Kết quả tự đánh giá về năng lực thông qua trắc nghiệm bậc thang ........56
Bảng 3.12. Tự đánh giá của trẻ mẫu giáo trong mối quan hệ với bạn bè .................57
Bảng 3.13. Tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về giải quyết mâu thuẫn với bạn. ..........58
Bảng 3.14. Tự đánh giá của trẻ trong mối quan hệ với giáo viên .............................60
Bảng 3.15. Tự đánh giá của trẻ về khả năng thích ứng với môi trường mới. ...........61
Bảng 3.16. Tự đánh giá của trẻ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.....63
Bảng 3.17. Tự đánh giá về giao tiếp xã hội qua trắc nghiệm bậc thang. ..................65
Bảng 3.18. Tự đánh giá của trẻ về những việc con làm tốt và những việc còn
làm chưa tốt ...........................................................................................73
Bảng 3.19. So sánh tự đánh giá của trẻ mẫu giáo và đánh giá của giáo viên ...........76
Bảng 1.20 Sự khác biệt giữa tự đánh giá của trẻ và đánh giá của giáo viên.............78
Bảng 3.21. So sánh TĐG của trẻ mẫu giáo và đánh giá của phụ huynh ...................79
Bảng 3.22. Cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng đến đánh giá của con cái ............81
Bảng 3.23. Sự tương quan giữa các ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG của trẻ .......84
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ các mức tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về các mặt ..........32
Biểu đồ 3.2: So sánh sự khác biệt tự đánh giá về ngoại hình giữa bé trai
và bé gái ................................................................................................36
Biểu đồ 3.3: So sánh sự khác biệt về tính cách giữa bé trai và bé gái. ......................44
Biểu đồ 3.4: So sánh sự khác nhau giữa bé trai và bé gái trong tự đánh giá
về dũng cảm ............................................................................................47
Biểu đồ 3.5: So sánh sự khác biệt về các cư xử của bé trai và bé gái .......................59
Biểu đồ 3.6: Mức độ các cách ứng xử của cha mẹ với con cái. ................................83
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đánh giá bản thân chính là sự nhìn nhận tổng thể về giá trị bản thân, điều
này có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ đời sống của cá nhân đó. Sự đánh giá này
không có sẵn khi con người sinh ra mà được hình thành trong mối quan hệ giao
lưu với người khác, trong sự phát triển và từ những trải nghiệm thành công hay
thất bại của cá nhân. Nếu cá nhân có sự đánh giá đúng những phẩm chất và năng
lực của mình, điều đó giúp cho chúng ta có được những thành công và hạnh phúc
trong cuộc sống. Có thể nói tự đánh giá bản thân có vai trò và ảnh hưởng quan
trọng đến quá trình hình thành phát triển nhân cách cũng như xu hướng hành động
của mỗi cá nhân.
Trong những năm gần đây, vấn đề tự đánh giá luôn thu hút sự quan tâm chú
ý của các nhà tâm lý học. Các công trình nghiên cứu khả năng tự đánh giá đề cập
đến bản chất, con đường hình thành tự đánh giá và vai trò của tự đánh giá trong
hình thành và phát triển nhân cách. Sự đánh giá những phẩm chất nhân cách của trẻ
đánh dấu sự phát triển về nhận thức, sự lĩnh hội ngôn ngữ, những quy tắc chuẩn
mực và những mối quan hệ xã hội trong trò chơi tập thể. Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu
giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tự đánh giá bản thân của trẻ. Ở giai đoạn
này trẻ chưa nhận biết đầy đủ về thế giới xung quanh chúng, mọi suy nghĩ và hành
động của trẻ đều rất hồn nhiên. Không bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm xã hội giống
như người lớn. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
tâm lý, nhân cách của trẻ. Trẻ mẫu giáo bắt đầu nhận thức được mình là một cá thể
độc lập của xã hội vì vậy việc tìm hiểu khả năng tự đánh giá của trẻ có ý nghĩa quan
trọng trong việc giao tiếp và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tự đánh giá
ở trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ có nhận thức đúng đắn và giúp con có tự đánh giá tích cực.
Đó là sơ sở nền tảng giúp trẻ tự tin và phát triển lành mạnh.
Vấn đề tự đánh giá bản thân là một đề tài được nhiều các nhà nghiên cứu
quan tâm. Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của mỗi cá nhân:
(a) Tự bản thân mỗi cá nhân tự đánh giá về mình.
(b) Sự đánh giá của những cá nhân khác trong các mối quan hệ xã hội mà cá
nhân đó tham gia vào.
(c) Nhận thức và thái độ của bản thân về những gì người khác đánh giá về
mình.
1
Khác với người lớn, tự đánh giá bản thân của trẻ mẫu giáo phụ thuộc phần
lớn vào đánh giá của những người xung quanh về trẻ. Do vậy thái độ của những
người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình, thầy cô giáo có ảnh
hưởng rất quan trọng đến tự đánh giá của trẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cha mẹ, thầy cô chưa nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về điều này. Đây là một trong những lý do quan trọng làm nảy sinh ý tưởng
nghiên cứu đề tài:" Nghiên cứu đặc điểm tự đánh giá của trẻ mẫu giáo”.Việc
nghiên cứu vấn đề tự đánh giá của trẻ tập trung ở hai vấn đề lớn là:
(a) Sự đánh giá của trẻ về chính mình.
(b) Sự đánh giá của người lớn về trẻ.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tự đánh giá của trẻ mẫu giáo về các mặt: Thể chất,
ngoại hình, năng lực, đặc điểm tính cách, giao tiếp xã hội.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm tự đánh giá của trẻ mẫu giáo nhằm đề xuất một số kiến
nghị đối với cha mẹ và giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống một số vấn đề lý luận về tự đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến
tự đánh giá của trẻ mẫu giáo.
Tìm hiểu thực trạng, các mặt biểu hiện tự đánh giá của trẻ mẫu giáo.
Đề xuất một số kết luận và kiến nghị đối với việc giáo dục trẻ.
5. Khách thể nghiên cứu
25 bé 5 tuổi đang học mẫu giáo lớn.
25 bé 6 tuổi đang học lớp 1.
50 phụ huynh là cha mẹ của các bé.
10 giáo viên đang dạy các bé thuộc nhóm được nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về độ tuổi của trẻ: chỉ nghiên cứu trẻ ở độ tuổi mẫu giáo
6.2. Về nội dung
- Thực trạng tự đánh giá của trẻ về các mặt: đánh giá về thể chất, ngoại hình,
năng lực, đặc điểm tính cách và giao tiếp xã hội.
- Trong các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG trẻ mẫu giáo, chúng tôi chỉ tập
trung tìm hiểu ảnh hưởng của sự đánh giá của cha mẹ và giáo viên đến TĐG của
trẻ mẫu giáo.
2
6.2. Về địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo đang học tại
trường Quốc tế Hà Nội V.I.P.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn trẻ mẫu giáo có tự đánh giá cao về bản thân trên mọi phương diện.
Có sự tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với tự đánh giá của trẻ.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp sử dụng câu chuyện tình huống
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp vẽ tranh
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
3
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá của trẻ.
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài.
Trong lịch sử ngành tâm lý học, đã có rất nhiều nghiên cứu về TĐG. Các tác
giả tập trung vào những vấn đề như: Nghiên cứu về cái tôi. Các yếu tố của sự tự
đánh giá, vai trò của tự đánh giá đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Có
thể dẫn ra một số nghiên cứu về tự đánh giá của một các nhà tâm lý học các nước:
Những tác giả nghiên cứu về nguồn gốc và ảnh hưởng của tự đánh giá
bản thân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
A.I. Lipkina và L.A. Rubak đã khẳng định bản chất tâm lý của tự đánh giá là:
“Hình thức phát triển cao của tự ý thức”, “Là thành phần không thể tách rời của ý
thức, của sự phản ánh chính bản thân mình cũng như những mối quan hệ của mình
với những người khác, với thực thể xung quanh”. Các tác giả cũng đã chỉ ra nguồn
gốc của sự phát triển tự ý thức, tự đánh giá bản thân là: “Sự phát triển của lịch sử xã
hội tác động vào cá nhân thông qua hoạt động ngày càng phát triển, càng phức tạp
của bản thân”. (dẫn theo 14; tr 24)
V.P.Levcovic đã nghiên cứu về “Sự tự đánh giá và vai trò của nó trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách", Ông cho rằng: “Tự đánh giá là điều kiện
bên trong điều khiển hành vi của con người, điều khiển sự phát triển nhân cách. Tự
đánh giá được hình thành trong đời sống tập thể và trong giao tiếp” (dẫn Theo 34;
tr25).
Tác giả Wiliam James – Nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng: Khái niệm
cái tôi được hình thành tự sự so sánh xã hội, cá nhân thường so sánh mình với người
khác. Trong hoạt động của mình, mỗi cá nhân thường so sánh thành tích đạt được
với những nguyện vọng đặt ra. Thông qua kinh nghiệm bản thân và ảnh hưởng của
người khác mà cá nhân nhận ra: Tôi là ai? Tôi sẽ là người như thế nào? Họ muốn
tôi là người như thế nào?...Để đi tìm câu trả lời này, trong quá trình so sánh mình
với người khác, các cá nhân đã có sự tự đánh giá mình và đánh giá về người khác.
Qua đó, cá nhân thấy được vị thế của mình trong các nhóm xã hội.
Cùng quan điểm này, tác giả George H. Mead một lần nữa khẳng định yếu tố
xã hội tạo nên cái tôi. Ông tập trung vào quá trình cá nhân gia nhập và trở thành
thành viên của các nhóm xã hội. Theo ông, nguyên nhân của quá trình này là cá
4
nhân nội tâm hóa những ý tưởng và thái độ của những nhân vật quan trọng trong
cuộc sống của anh ta đã quan sát, chấp nhận chúng và thể hiện chúng như là của
mình. Cá nhân sẽ đánh giá cao bản thân khi được những người khác chấp nhận và
ngược lại, cá nhân đánh giá thấp bản thân khi bác bị bác bỏ. từ chối. Như vậy quá
trình: “Nội tâm hóa thái độ” hình thành nên cái tôi và thông qua đó, cá nhân điều
chỉnh thái độ của bản thân dựa trên đánh giá của người xung quanh về mình.
Theo Taosevinski và Petroski (1990). Tự đánh giá bản thân đóng vai trò là
tác nhân điều chỉnh hành vi của con người. Ngoài ra hai ông còn cho rằng mối liên
hệ giữa con người với thế giới xung quanh, yêu cầu đối với bản thân, sự thành công
cũng như thất bại đều phụ thuộc vào sự TĐG bản thân.
Một số tác giả khác lại nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh
giá.
Nhà tâm lý học Alferd Adler nhận định tình trạng sức khỏe cũng được coi
như nguồn gốc của TĐG bản thân. Thực tế là nếu như chúng ta luôn cảm thấy lo
hãi, bất an hoặc thấy ốm yếu thì khó có thể luôn có sự đánh giá tích cực về bản thân.
Ngược lại, nếu chúng ta có sức khỏe tốt, chúng ta thường cảm thấy lạc quan, tràn
đầy sức sống. có sự đánh giá về bản thân một cách tích cực…
Con người chỉ nhận biết về mình thông qua người khác. Chính sự đánh giá
của những người xung quanh sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về bản thân mình. Theo
Anachiep (1980). chính trong quá trình giao tiếp con người hiểu được người khác
và nhận biết được thái độ của người khác về mình. Sự đánh giá, chấp nhận của
những người xung quanh cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự đánh
giá của chúng ta về bản thân.
Gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng và chi phối đến TĐG bản
thân cuả mỗi cá nhân. Các nhà tâm lý học thuộc trường phái phân tâm học mới là
H.S.Sullivan, K.Horney, A. Adler đều có chung quan điểm: Mối quan hệ liên nhân
cách là nền tảng của sự tự đánh giá. Trong đó, họ đặc biệt nhấn mạnh đến sự quan
trọng của cha mẹ, anh chị em ruột. Cụ thể là: việc cha mẹ nuông chiều con cái có
ảnh hưởng tiêu cực đến đứa trẻ. Những đứa trẻ được nuông chiều sẽ có một giá trị
thổi phồng không thực tế so với giá trị thực của chúng – tính tự kỉ trung tâm lớn và
luôn đòi hỏi nhưng không muốn hoặc không chuẩn bị phấn đấu cho sự trưởng thành
trong các mối quan hệ xã hội.
Stanley Coopressmith trong tác phẩm “Những tiền đề của tự đánh giá”:
(1967) cho rằng nguồn gốc tự đánh giá ở trẻ là:
5
- Toàn bộ hoặc gần như toàn bộ sự chấp nhận của cha mẹ đối với đứa trẻ
- Các giới hạn và nội quy đối với đứa trẻ được xác định rõ
- Sự tôn trọng các hành động cá nhân tồn tại trong giới hạn được xác định
trên
Cha mẹ của những đứa trẻ có sự tự đánh giá cao thì có sự quan tâm và chú ý
đến những đứa trẻ cũng như cho phép một mức độ tự do tương đối, trong khuôn khổ
đã được hình thành. Khi giới hạn được xác định rõ, cho phép đứa trẻ xác định rõ các
thành tích hiện có cũng như so sánh các hành vi và thái độ trước đó. Điều này sẽ
giúp cho đứa trẻ có sự tự đánh giá cao.
Các nhà tâm lý học khác lại chú ý đến độ cao thấp. tính phù hợp và tính
bền vững của tự đánh giá.
Nhà tâm lý học Horney cho rằng: Đứa trẻ mắc chứng nhiễu tâm liên quan
đến sự phát triển không thuận lợi dẫn đến việc trẻ mang hình tượng cái tôi bị xuyên
tạc: “Nó không mang lại cho người bị nhiễu tâm khả năng hiểu và chấp nhận bản
thân thực tế với chính mình”(26; tr.50). Chứng rối nhiễu có thể phòng ngừa được
nếu ở lứa tuổi ấu thơ đứa trẻ ở trong một gia đình có đủ tình yêu thương, ấm áp và
thông cảm, trẻ sẽ cảm thấy được an toàn. Do đó có thể khẳng định: TĐG bản thân
của cá nhân chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố giáo dục gia đình.
Theo tác giả Harter (1999) cho rằng: Trẻ em không có sự đánh giá tổng quan
cao hay thấp mà một đứa trẻ chỉ có thể nhận thấy bản thân có năng lực ở lĩnh vực
này nhưng không có năng lực ở lĩnh vực khác. Tính thống nhất giữa “Cái tôi thực
tế” và “Cái tôi lý tưởng” cao sẽ có tự đánh giá cao. Sự tự đánh giá bản thân phụ
thuộc vào mức độ kì vọng ở bản thân mỗi cá nhân.
Burns và Covington đều có chung quan điểm: Người TĐG bản thân cao
thường cư xử, hành động có tính cộng đồng hơn, có trách nhiệm hơn và đạt được
những thành công cao hơn, có xúc cảm xã hội cao hơn và hạnh phúc hơn. Ngược
lại, những người TĐG bản thân thấp thường phải đối mặt với những vấn đề xã hội
và tâm lý bởi họ rất nhạy cảm và dễ chịu tác động bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ
môi trường xã hội. Khi một người nào đó cảm thấy mọi thứ thật tồi tệ, người ta có
xu hướng làm những việc tiêu cực.
Tác giả (Dissler. 1976) cho rằng: tính bền vững của tự đánh giá phụ thuộc
vào tính bền vững của sự tự khẳng định trong nhân cách và tính bền vững về mặt xã
hội của nhóm có liên quan.
6
Theo nghiên cứu của Hall và Boivin, tự đánh giá còn có tính bền vững “nó
liên quan đến những đặc điểm tâm lý cá nhân và những điều kiện xã hội của cá nhân
đó”. Hall và Boivin đã phân tích về đặc điểm tính bền vững của tự đánh giá bản
thân qua các lứa tuổi học sinh: “Đường biểu diễn của tự đánh giá là bắt đầu từ rất
cao ở trước tuổi đi học, nghiêng xuống những năm cấp I, bằng phẳng ở suốt tuổi
thanh thiếu niên, và tăng ở cuối tuổi thanh thiếu niên”. (dẫn theo 5; tr. 20)
Qua một số công trình nghiên cứu về TĐG của những tác giả nước ngoài,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Tự đánh giá là một đề tài được nhiều tác
giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu tập trung ở nhiều góc
độ: Nguồn gốc, những thuộc tính biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng của tự đánh giá.
Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều đối tượng khách thể ở các lứa
tuổi khác nhau, điều đó cho thấy tự đánh giá có ảnh hưởng và tầm quan trọng đến
sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi cá nhân.
1.1.2. Một số nghiên cứu ở trong nước
Từ những năm 90 của thế kỉ XX vấn đề nghiên cứu về tự đánh giá đã được
nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm.
Tác giả Đào Lan Hương (năm 2000) đã có “Nghiên cứu tự đánh giá thái độ
học tập môn toán của sinh viên Cao đẳng Sư phạn Hà Nội”, tiến hành trên 360 sinh
viên. Với nghiên cứu này, tác giả đã rút ra một số kết luận: Khả năng học tập môn
toán của sinh viên phát triển không đồng đều với các mức độ khác nhau: Có sự khác
biệt về khả năng tự đánh giá thái độ học tập toán ở những sinh viên khác nhau về
kết quả học tập, thái độ học tập, vị thế trong tập thể, hoạt động nghề nghiệp và môi
trường học tập. Cụ thể là: tự đánh giá phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm sinh
viên khá, giỏi là 44,16%, sinh viên có học lực trung bình có tỷ lệ là 26,25% và sinh
viên yếu kém là 8,7%. Trong đó, những sinh viên học tập đạt kết quả thấp lại có xu
hướng đánh giá cao: 61,7% ở nhóm học lực trung bình và 83,04% ở nhóm học lực
yếu kém. Sinh viên có thái độ học tập tự giác tích cực ở mức cao hơn thì tự đánh giá
cũng phù hợp hơn: 45,66% ở sinh viên khá, giỏi. 27,98% ở sinh viên học lực trung
bình và 20,66% ở sinh viên học lực yếu kém. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố
ảnh hưởng đến TĐG bản thân của sinh viên: Trình độ phát triển nhân cách là yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp thu của cá nhân đối với đánh giá bên ngoài, vì vậy
nó ảnh hưởng một cách gián tiếp đến tự đánh giá.
Trong bài viết về khái niệm “Tự đánh giá” đăng trên tạp chí tâm lý học (Số
6. 6/2004 tr.41 – 45) tác giả Đỗ Ngọc Khanh cho thấy: TĐG bản thân có một vai trò
7
quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Tự đánh giá giúp cho trẻ có được các
mối quan hệ liên nhân cách tốt đẹp, làm giảm mức độ lo lắng, trầm cảm, những
người tự đánh giá cao dễ dàng ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống. Tự đánh
giá thấp có thể làm tổn hại đến các mối quan hệ liên nhân cách, gây trầm cảm, lo
lắng, dễ dẫn đến sử dụng các chất gây nghiện.
Cùng hướng nghiên cứu về tự đánh giá của học sinh, sinh viên, tác giả Vũ
Thị Nho qua nghiên cứu về “Trình độ học lực và khả năng tự đánh giá phù hợp, ổn
định của học sinh cuối bậc tiểu học” (Vũ Thị Nho. 1998), tác giả đã đưa ra một số
kết luận:
Học sinh cuối bậc tiểu học đã có khả năng tự đánh giá những phẩm chất nhân
cách cơ bản của học sinh, người đội viên. Song việc đánh giá ổn định và phù hợp
chiếm tỉ lệ chưa cao và phụ thuộc khá rõ vào nội dung, chuẩn đánh giá cũng như
trình độ học lực.
Học sinh giỏi tự đánh giá phù hợp, ổn định trội hơn hẳn so với học sinh có
học lực kém hơn.
Tác giả cho rằng, với học sinh cuối bậc tiểu học, việc nâng cao chất lượng học
tập, khả năng nhận thức là một trong những con đường nâng cao khả năng tự đánh
giá của các em. Giúp các em định hướng và điều chỉnh hành vi một cách hiệu quả.
Trong bài viết tìm hiểu về khái niệm “Tự đánh giá”, tác giả Vũ Thị Nho một
lần nữa lại đề cập đến vấn đề tự đánh giá. Việc dẫn ra một số quan niệm điển hình
cho thấy, mỗi tác giả tuy xuất phát từ góc nhìn của mình và nhấn mạnh nội dung
này hay nội dung khác trong khái niệm tự đánh giá, song đều thống nhất coi tự đánh
giá có bản chất từ sự nhận xét đánh giá về chính mình và tự đánh giá có tính toàn
diện. Điều này có nghĩa tự đánh giá bao hàm cả những yếu tố về diện mạo, thể chất
cũng như những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý nhân cách. Tự đánh giá là điều
kiện bên trong của tự giáo dục, tự ý thức, tự hoàn thiện nhân cách.
Một nghiên cứu khác của tác giả Văn Thị Kim Cúc về tự đánh giá tiến hành
trên 60 bé trai và 60 bé gái ở một số trường phổ thông cơ sở tại Hà Nội năm 2004
đã có những kết luận bước đầu về “Mối tương quan giữa biểu tượng ban đầu về gia
đình và sự tự đánh giá bản thân ở trẻ”. Theo tác giả, những biểu tượng trẻ có được
về gia đình, về người bố, người mẹ, có mối quan hệ rất chặt chẽ tới hình ảnh mà trẻ
có được về bản thân mình. Sự hình thành về biểu tượng gia đình nói chung, về
người cha, người mẹ nói riêng, không có con đường nào khác ngoài những gì trẻ
nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy thông qua những hoạt động của gia đình, của người
8
bố và người mẹ. Chính qua tổng thể các hoạt động này mà trẻ xác định vị trí của
mình trong gia đình: Mình được tôn trọng như thế nào? Bố mẹ thật lòng yêu mình
không?... Những gì trẻ cảm nhận được là cơ sở để trẻ thiết lập nên những giá trị về
bản thân mình. Trẻ càng có những biểu tượng tích cực về giá trị của gia đình càng
đánh giá bản thân mình cao trong lĩnh vực học đường.
Văn Thị Kim Cúc và đồng nghiệp trong nghiên cứu “Nghiên cứu tổn thương
tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn” đã so sánh tự đánh giá giữa trẻ trong gia
đình bình thường và trẻ sống trong gia đình bố mẹ ly hôn. Kết quả cho thấy: Ở
những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn, tồn tại nhiều dạng và nhiều mức độ tổn thương tâm
lý khác nhau. Các tổn thương tâm lý ảnh hưởng tiêu cực tới sự tự đánh giá của trẻ.
Điều này thể hiện ở chỗ, trẻ có bố mẹ ly hôn đánh giá cái tôi tích cực thấp hơn so
với đánh giá cái tôi tích cực của trẻ sống trong gia đình bình thường (4; tr.135-140).
Trong đề tài: “Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà
Nội” (Số 7, 7/2005). Đỗ Ngọc Khanh đã rút ra một số kết luận: “Học sinh trung học
cơ sở ở Hà Nội có mức độ tự đánh giá tổng thể ở mức độ trung bình. Sự tự đánh giá
về mặt học tập, mặt đạo đức, mặt xã hội của học sinh đạt mức trung bình cao. Đồng
thời mức độ tự đánh giá về học tập, về cảm xúc và về đạo đức của học sinh tăng lên
dần theo mức độ tăng của xếp hạng học lực. Trong khi đó, mức độ tự đánh giá về
mặt thể chất có xu hướng ngược lại: Các em có học lực càng cao lại càng đánh giá
về thể chất của mình thấp hơn. Yếu tố học lực không ảnh hưởng nhiều đến tự đánh
giá về giao tiếp xã hội của học sinh. Nghiên cứu này cũng cho thấy, ứng xử của cha
mẹ với con cái đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tự đánh giá của học
sinh: Con cái càng có mức độ tự đánh giá cao khi bố mẹ ứng xử yêu thương khích
lệ, quan tâm; và ngược lại sẽ có mức độ tự đánh giá thấp khi có cha mẹ ít quan tâm
động viên. Đồng thời sự tác động của các nhân tố xã hội như sự ủng hộ của thầy cô
giáo và bạn bè có ảnh hưởng đến TĐG bản thân của các em. (19; tr 175 – 176)
Trong Nghiên cứu“Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học
phổ thông” tác giả Nguyễn Thị Mai Lan đã nghiên cứu trên 509 học sinh tại địa bàn
Hà Nội và Tuyên Quang trên 3 phương diện: Hoạt động học tập, quan hệ với bản
thân và quan hệ với người khác. Tác giả đã rút ra một số kết luận: “Phần lớn học
sinh THPT được khảo sát tự đánh giá bản thân chưa có ý thức trong hoạt động học
tập của mình”, có 54% học sinh chỉ học khi bố mẹ và thầy cô yêu cầu, nhắc nhở.
Đồng thời các em cũng tự đánh giá là: “Kết quả học tập của mình còn chưa tốt,
chưa đúng với kỳ vọng của bản thân” (23; tr. 115 – 119). Bên cạnh đó có sự khác
9
biệt về tự đánh giá kết quả học tập giữa hai nhóm khách thể thuộc hai địa bàn
nghiên cứu: Học sinh THPT ở Hà Nội tự đánh giá bản thân đã đạt được kết quả học
tập như mong muốn cao hơn học sinh ở Tuyên Quang (77,2% ở Hà Nội và 60,2% ở
Tuyên Quang). Tác giả cũng chỉ ra rằng: Đa số học sinh THPT có cái tôi hiện thực
là người sống lương thiện, người tốt, có trách nhiệm với bản thân, có lý tưởng và
sống theo chuẩn mực của nhà trường và xã hội (23; tr.133).
Qua bài viết “Con người thích tự đánh giá và được đánh giá hình ảnh cái tôi
của mình như thế nào”, tác giả Nguyễn Thị Hoa đã khẳng định: Tất cả mọi người
đều có nhu cầu muốn tự đánh giá và được đánh giá hình ảnh cái tôi. Bài viết xoay
quanh câu hỏi: “Các cá nhân muốn tự đánh giá đúng thực tế hay muốn tự đánh giá
tốt đẹp hơn?”. Thông qua việc tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm. tác giả bài
viết đã chỉ ra rằng: Nhìn chung con người thích nhận xét thống nhất với nhận xét
của họ về bản thân hơn là những nhận xét trái ngược. Những người tự đánh giá bản
thân tốt thường tìm cách để người khác cũng đánh giá tốt về họ.
Tóm lại: Trong những năm gần đây, vấn đề tự đánh giá đã thu hút được sự
quan tâm chú ý của các nhà tâm lý học trong nước. Các nghiên cứu chủ yếu thuộc
lĩnh vực tâm lý học giáo dục, khách thể nghiên cứu chủ yếu thuộc đối tượng học
sinh phổ thông và sinh viên. Ít có những nghiên cứu tự đánh giá ở lứa tuổi mẫu
giáo. Trong khi tự đánh giá có vai trò rất quan trọng ngay từ khi tự đánh giá của trẻ
ở giai đoạn bắt đầu có tự ý thức. Nếu cha mẹ và những người xung quanh ý thức
được rằng: Tự đánh giá của trẻ bị ảnh hưởng quyết định bởi đánh giá của những
người xung quanh và bởi những thành công của trẻ trong hoạt động thì cha mẹ sẽ có
được những ứng xử phù hợp nhằm phát triển tự đánh giá của trẻ một cách lành
mạnh, tích cực. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tự đánh giá nghiên cứu ở khách thể trẻ
em nói chung vẫn còn rất ít chính vì thế chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm tự đánh giá của trẻ 3 – 6 tuổi”.
1.2. Lý luận về tự đánh giá ở trẻ mẫu giáo
1.2.1. Khái niệm tự đánh giá và tự đánh giá của trẻ mẫu giáo.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả lớn trong và ngoài nước về
vấn đề tự đánh giá. Nhìn chung các quan niệm về tự đánh giá của các tác giả chưa
hoàn toàn thống nhất. Sau đây chúng tôi xin trích dẫn một số quan điểm:
Theo tác giả V.P Levcovic: “Tự đánh giá là giai đoạn phát triển cao nhất của
tự ý thức nó bao gồm không chỉ sự nhận thức về bản thân mà cả sự đánh giá đúng
sức lực, khả năng và thái độ với bản thân”.(dẫn Theo 14; tr 40)
10
Nhà tâm lý học người Mỹ William James cho rằng tự đánh giá là kết quả của
mối liên hệ giữa những thành công đã đạt được và những tham vọng cá nhân muốn
vươn tới trong những lĩnh vực mà cá nhân cho là quan trọng trong cuộc sống.
Theo Harter, đánh giá bản thân được định nghĩa là sự đánh giá tổng thể về
giá trị của bản thân với tư cách là con người, đó là sự đánh giá mà cá nhân có được
về giá trị của mình.
Nhà tâm lý học người Đức Franz – Người đã có rất nhiều nghiên cứu về tự
đánh giá đã đưa ra kết luận: tự đánh giá là một dạng đặc biệt của hoạt động nhận
thức. Đó là nhận thức của cá nhân về mức độ biểu hiện của các hiện tượng tâm lý,
của phương thức, thái độ đang tồn tại ở bản thân (25; tr.83).
Trong cuốn từ điển tâm lý học, tự đánh giá được định nghĩa là: “Cá nhân
đánh giá chính mình, đánh giá những năng lực, phẩm chất và vị trí của mình so với
người khác”, “là sự điều chỉnh quan trọng hành vi cá nhân, mối quan hệ qua lại giữa
con người xung quanh, tính phê phán, tính đòi hỏi của bản thân, mối quan hệ qua lại
đối với những thành tích và thất bại của người đó đều phụ thuộc vào tự đánh giá”
(6; Tr. 391 – 392).
Trong đề tài “Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ở Hà
Nội”, Đỗ Ngọc Khanh đã định nghĩa: “Tự đánh giá là một hình thức phát triển cao
của sự tự ý thức, là sự đánh giá tổng thể của một cá nhân về các giá trị bản thân với
tư cách là một con người trong hoạt động và giao tiếp với những người khác”.
Tác giả Vũ Thị Nho cũng đã đưa ra quan điểm của mình về TĐG bản thân
đăng trên Tạp chí tâm lý học số 3/1998. Theo tác giả: “Tự đánh giá là một học động
nhận thức đặc biệt của con người, trong đó đối tượng của nhận thức là bản thân chủ
thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chính mình chỉ ra được mức độ
giá trị nhân cách tồn tại ở bản thân từ đó có thái độ, hành động, hoạt động phù hợp
nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện và phát triển”.
Tóm lại: Các quan điểm của các nhà nghiên cứu tuy khác nhau (Mỗi người
tập trung đến từng khía cạnh riêng trong vấn đề tự đánh giá như: thái độ, nhận thức,
mối quan hệ liên nhân cách…trong khái niệm tự đánh giá), nhưng nhìn chung các
tác giả thống nhất ở một điểm: Coi tự đánh giá là một giai đoạn phát triển cao của tự
ý thức. Tự đánh giá là sự nhận xét, đánh giá về chính bản thân mỗi cá nhân, là sự
phát biểu của chính cá nhân đó về bản thân anh ta.
Đồng tình với quan điểm của Franz và một số tác giả khác. chúng tôi cho
rằng: Tự đánh giá là một dạng nhận thức đặc biệt, trong đó cá nhân nhận thức
11
về giá trị tổng thể của bản thân trong hoạt động và giao tiếp, với những ngƣời
khác giúp cá nhân tự điều chỉnh và tự hoàn thiện bản thân.
Từ định nghĩa trên đã chỉ ra rằng: tự đánh giá là một dạng nhận thức đặc biệt
của con người, nó hình thành nên thái độ của bản thân mỗi cá nhân đối với chính
mình. Tự đánh giá không được hình thành một cách tự nhiên, mà là sản phẩm của
quá trình sống, giao lưu, học tập của cá nhân trong các mối quan hệ giữa hội mà cá
nhân đó tham gia vào. Thông qua tự đánh giá, cá nhân tự đánh giá, điều chỉnh hành
vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực của xã hội – Hay nói cách khác cá
nhân tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân. Cá nhân có sự đánh giá về mình như thế
nào phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội của cá nhân và những thành công hay
thất bại của cá nhân đó.
Từ những phân tích trên đây, trong luận văn này, chúng tôi cho rằng: Tự
đánh giá của trẻ mẫu giáo là nhận thức đặc biệt trong đó trẻ nhận thức về tổng
thể giá trị bản thân trong hoạt động và giao tiếp với những ngƣời xung quanh,
giúp trẻ tự điều chỉnh và phát triển bản thân.
Như vậy tự đánh giá của trẻ mẫu giáo có những đặc điểm sau: Đó là hoạt
động nhận thức mà đối tượng của nó là chính bản thân mình. Trẻ tự đánh giá về giá
trị tổng thể của bản thân, có nghĩa là tự đánh giá ở tất cả các mặt sau: Ngoại hình,
năng lực, cảm xúc, hành vi, giá trị xã hội…Tự đánh giá có tác dụng điều chỉnh hành
vi của cá nhân, theo hướng phù hợp với hình ảnh bản thân có được thông qua tự
nhận thức. Do vậy tự đánh giá không phải là một sản phẩm tâm lý có sẵn mà nó
được hình thành trong quá trình hoạt động và giao tiếp của cá nhân. Vì vậy tự đánh
giá chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi kết quả hoạt động và giao tiếp của trẻ, cũng như
đánh giá của những người xung quanh. Biểu hiện của tự đánh giá của trẻ mẫu giáo
được thể hiện thông qua quá trình trẻ tự nhận thức về bản thân, thông qua đó trẻ tự
so sánh, đối chiều với đánh giá của người khác để tự phê phán, điều chỉnh và hoàn
thiện bản thân.
1.2.2. Đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo
Xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo.
Đời sống tâm lý của trẻ phát triển khá phong phú và sâu sắc, chi phối mạnh
mẽ và thúc đẩy trẻ hành động. Nhu cầu được yêu thương của trẻ rất lớn. Trẻ thèm
khát được yêu thương, trìu mến và rất sợ hãi trước thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của
những người xung quanh đối với mình. Trẻ thực sự vui mừng khi được người lớn
12
hay bạn bè yêu thương, ngợi khen và cũng thực sự đau buồn khi bị người khác ghét
bỏ hay bạn bè tẩy chay.
Tình cảm của trẻ mẫu giáo mang đậm tính dễ xúc cảm. Trẻ mới cười như nắc
nẻ rồi mấy phút sau lại khóc sướt mướt ngay. Tính dễ xúc cảm là nét nổi bật trong
đời sống tình cảm của trẻ.
Sự bộc lộ tình cảm của trẻ với những người xung quanh là rất rõ ràng. Trẻ
thường quấn quýt và gắn bó với cha mẹ, người thân và thể hiện sự quan tâm, chăm
sóc họ bằng những hành động cụ thể. Có thể nói trẻ mẫu giáo đã biểu hiện một năng
lực đồng cảm đối với người xung quanh và đó là một phẩm chất quan trọng để trẻ
biết hòa nhập vào xã hội.
Tình bạn của trẻ mang tính ngẫu nhiên và nhất thời. Trẻ thường kết bạn và
chơi với nhau trong những hoàn cảnh cụ thể. Trẻ cũng có xu hướng thích chơi với
một số bạn này hơn những bạn khác. Tuy vậy trẻ vẫn sẵn sàng chia sẻ với bạn,
nhường nhịn đồ chơi, quà bánh cho bạn. Đặc biệt đối với những em bé hơn mình.
trẻ thể hiện sự thương yêu thực sự bằng những hành vi chăm sóc ân cần.
Tình cảm của trẻ không chỉ bộc lộ với những người xung quanh mà còn dễ
dàng chuyển vào các con vật, cỏ cây, thâm chí cả những nhân vật trong truyện cổ
tích. Trẻ tỏ ra thông cảm với nỗi bất hạnh của những người nghèo khó, lương thiện
và căm ghét những người độc ác, gian dối. Trẻ nhìn mọi sự vật quanh chúng đều có
tâm hồn và gắn cho chúng những sắc thái tình cảm của con người.
Trong suốt thời kì mẫu giáo, tình cảm và xúc cảm bao trùm đời sống của trẻ,
cả trong nhận thức và thái độ hành vi. Trẻ thường nhận thức thế giới và tỏ thái độ
đối với sự vật quanh mình bằng những xúc cảm thẩm mỹ. Đối với trẻ, cái đẹp, cái
tốt chỉ là một, chúng chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của trẻ. Tính hay sợ hãi có
một vị trí lớn và chi phối đời sống tinh thần của trẻ, nhất là đối với những trẻ hay bị
dọa dẫm, chúng thường rơi vào tình trạng căng thẳng lo sợ. Sự sợ hãi của trẻ cũng
có thể bị lây nhiễm từ người lớn, khi thấy người lớn tỏ ra sợ hãi một điều gì đó sẽ
ảnh hưởng đến tình trạng thể lực và tâm lý của trẻ trong quá trình phát triển. Tuy
nhiên sự lo sợ cho người khác lại là biểu hiện khả năng đồng cảm rất cần được phát
triển ở trẻ.
Trẻ mẫu giáo đã có thể kiềm chế được những xúc cảm quá mạnh hoặc
những xúc cảm bột phát của mình. Lúc này trẻ đã có thể biểu cảm bằng các hành
vi phi ngôn ngữ nhằm thông báo cho người khác biết được thái độ của mình về
một điều gì đó. Do lĩnh hội được những chuẩn mực hành vi nên trẻ bắt đầu hình
13
thành nên tình cảm tự hào và xấu hổ. Đồng thời “tính hợp lý” trong tình cảm cũng
phát triển, giúp cho trẻ biết thể hiện những xúc cảm phù hợp với cái tốt, cái xấu,
cái đúng, cái sai.
Trước đây chúng ta chỉ tìm cách nâng cao chỉ số thông minh (Interlligence
Quotient – IQ). Ngày nay các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài trí thông
minh, để thành công trong cuộc đời, cá nhân còn phải có trí tuệ cảm xúc (Emotional
Interlligence – EQ). chỉ số vượt khó (Adversity Quotient – AQ). Chỉ số EQ và chỉ
số AQ càng cao thì càng thuận lợi hơn để cá nhân ứng phó với những biến động tâm
lý của mình và lường trước được những khó khăn trong cuộc sống hay trong học tập
sau này. Như vậy giúp trẻ thơ trở thành người xúc cảm, tự tin, dạy trẻ biết xử lý một
cách có kết quả bằng xúc cảm của chính mình và sự đồng cảm với người khác sẽ
đem lại cho trẻ một phương tiện cần thiết để phát triển và hoàn thiện bản thân.
Tóm lại: Đời sống xúc cảm – tình cảm của trẻ được phát triển tốt sẽ là điều
kiện thuận lợi cho sự hình thành thái độ tích cực đối với cuộc sống. Chính vì vậy
những trẻ có đời sống xúc cảm, tình cảm phong phú và đầy đủ sẽ luôn cảm thấy
hạnh phúc, hài lòng trong các mối quan hệ. Đó là cơ sở giúp trẻ có TĐG cao về
bản thân.
Các mối quan hệ giao tiếp của trẻ mẫu giáo
Nhìn chung, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tuổi mẫu giáo diễn ra rất tốt
đẹp. Trẻ thường quấn quýt và gắn bó với cha mẹ, người thân và thể hiện tình cảm
đó bằng các hành vi và lời nói rất đáng yêu.
Tình bạn của trẻ mẫu giáo đã bắt đầu hình thành. Trẻ đã có xu hướng thích
chơi với một số bạn này hơn những bạn khác. Một số trẻ được bạn bè yêu quý, còn
số khác thì không. Điều đáng nói là khi lớn lên, những trẻ em bị ghét ở trường mẫu
giáo sau này cũng khó được chấp nhận vào nhóm bạn cùng học ở trường tiểu học.
Đến độ tuổi thiếu niên và thanh niên, những đứa trẻ như thế dễ gặp phải nhiều khó
khăn trong vấn đề thích nghi xã hội.
Những trẻ như thế nào thì thường được bạn bè yêu quý?. Các nghiên cứu cho
thấy, những trẻ được bạn bè quý mến thường có tinh thần hợp tác, chia sẻ, nhường
nhịn nhiều hơn trong khi chơi với các bạn. Asher đã đưa ra danh sách các phẩm chất
đặc trưng cho những đứa trẻ dễ được quý mến giai đoạn tuổi mẫu giáo, trong đó có
một số như sau:
- Thể hiện tính tích cực, dần dần hòa nhập vào nhóm, đưa ra những giải thích
đúng lúc và biết chia sẻ thông tin.
14
- Nhạy cảm với những yêu cầu và những hành động của những đứa trẻ khác.
- Không áp đặt ý muốn của mình cho những đứa trẻ khác.
- Khi cần có thể giúp đỡ những đứa trẻ khác.
- Có khả năng duy trì cuộc nói chuyện.
- Trong các tình huống xung đột không gây gổ hoặc dùng vũ lực.
Ngược lại, những đứa trẻ không được chấp nhận thường có tính gây gổ nhiều
hơn. Có thể hiểu sự gây gổ là những hành vi tấn công, dọa nạt, gây tổn thương cho
người khác nhằm chiếm ưu thế. Ví dụ, một đứa trẻ xô đẩy đứa trẻ khác để giành lấy
chỗ lên cầu trượt. Sự gây gổ khác với hành vi kiên quyết, không gây thiệt hại cho
người khác để bảo vệ các quyền của bản thân. Gây gổ có thể bằng sức mạnh hoặc
bằng lời nói. Gây gổ có thể nhằm vào con người, con vật hay đồ vật. Sự gây gổ ở
những đứa trẻ tuổi mẫu giáo là biểu hiện của cảm xúc giận dữ và thù hằn. Các
nghiên cứu cho thấy rằng có mối liên hệ giữa tính gây gổ và sự thất bại. Những đứa
trẻ thất bại trong việc hình thành những kỹ năng và tính tự chủ hay gây gổ hơn
những đứa trẻ thành công. Bị trừng phạt cũng làm cho đứa trẻ có tính gây gổ. Trẻ
càng bị phạt nhiều thì càng có hành vi gây gổ nhiều hơn. Ngoài ra, theo lý thuyết
học tập xã hội của Bandura, nếu chứng kiến người lớn gây gổ và giành được ưu thế
thì trẻ em cũng học theo.(4; tr. 147)
Như vậy, mối quan hệ giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trong đối với trẻ mẫu
giáo trong các hoạt động vui chơi, học tâp, giúp đỡ lẫn nhau của trẻ. Chất lượng của
các hoạt động này lại chi phối sự phát triển tâm lý ý thức của trẻ.
Sự phát triển tự ý thức, tự đánh giá của trẻ mẫu giáo
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết: “Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành
và phát triển nhân cách là sự xuất hiện tự ý thức (Còn gọi là ý thức bản ngã, tức là
tự nhận thức về bản thân mình)”. Tự ý thức thường xuất hiện khi trẻ lên 3 tuổi. Biểu
hiện đầu tiên là trẻ bắt đầu ý thức được rằng mình là một con người riêng biệt, khác
với những người xung quanh, trẻ hình thành những ý muốn riêng biệt, có thể phù
hợp hay không phù hợp với những người xung quanh.
Ý thức về bản thân là nguồn gốc làm nảy sinh những ý muốn và hành động
phân biệt mình với người khác:
Do ảnh hưởng của những hành động ngày càng mang tính độc lập nhiều hơn
của trẻ. Từ khi lên 3 tuổi, trẻ đã có khả năng tự mình thực hiện những hành động
với đồ vật mà không cần sự giúp đỡ của người khác, bên cạnh đó trẻ đã có khả năng
15
tự phục vụ trong những trường hợp đơn giản. Kết quả là trẻ đã bắt đầu hiểu được
rằng chính bản thân mình đã làm được việc này việc nọ và trên thực tế trẻ đã làm
được một số việc: Đi từ nơi này đến nơi khác, làm một số việc cho bản thân, thay
áo, cởi dép, để cặp sách đúng chỗ khi đi học về…Trẻ nắm được khá nhiều phương
thức sử dụng đồ vật, tự thỏa mãn được nhiều nhu cầu và chủ động giao tiếp với
những người xung quanh bằng ngôn ngữ. Khi mẫu giáo trẻ đã có tự ý thức về bản
thân, tự nhận định và đánh giá về bản thân thông qua những hoạt động và giao tiếp
với người khác đồng thời trẻ cũng biết điều chỉnh hành vi của mình theo những kỳ
vọng, mong muốn của người lớn. Trẻ tiếp thu những quy tắc chung trong nhóm
chơi, những quy định trong gia đình và xã hội đồng thời biết phân biệt những phải
trái, đúng sai để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mức và kỳ
vọng của người khác. Sự phát triển về ngôn ngữ giúp trẻ hiểu và diễn đạt tốt hơn,
chính vì vậy trẻ giao tiếp thuận lợi với người khác. Tự ý thức của trẻ được thể hiện
ở khả năng tự đánh giá bản thân: Đầu tiên trẻ đánh giá những hành động của trẻ
khác. Trẻ thường đánh giá những hành vi của trẻ khác theo sự đánh giá của người
lớn. Sau đó trẻ đánh giá bản thân cũng theo sự đánh giá của người lớn. Dần dần,
trên cơ sở khái quát, đối chiếu, so sánh, trẻ bắt đầu tự ý thức về phẩm chất, năng lực
của bản thân.
Về mặt hoạt động, trẻ không chỉ chú ý đến thế giới bên ngoài mà còn
hướng tới bản thân mình, bắt đầu tự nhận thức.
Điều đó thể hiện ở chỗ trẻ bắt đầu muốn thử sức với các đồ vật, cố gắng thực
hiện hành động với đồ vật và chú ý đến sự thay đổi của nó. Chính nhờ ý muốn chủ
động đó mà trẻ nhận thấy mình có thể làm thay đổi được các sự vật xung quanh.
Đồng thời các mối quan hệ với những người xung quanh trẻ ngày càng được mở
rộng do có sự giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tất cả những thay đổi ấy khiến trẻ lần đầu
tiên nhận ra sức mạnh nơi bản thân mình và nhận ra mình là một chủ thể.
Trẻ đã bắt đầu nhận thức, tỏ thái độ và dự kiến trước hành vi của mình.
Các quá trình nhận thức có chủ định bắt đầu phát triển, cộng với vốn hiểu
biết phong phú giúp trẻ có khả năng suy ngẫm lại những gì đã xảy ra. Trẻ tích cực
tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và tỏ thái độ của mình
qua cảm xúc: thích hay không thích, yêu và ghét khá rõ ràng. Trẻ đã phân biệt được
những hành vi đáng khen và những hành vi đáng chê, đã nhận biết được một số
chuẩn mực xã hội, tuy mới chỉ ở hình thức bên ngoài. Trẻ bắt đầu có khả năng hình
16