Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba cuộc kháng chiến của việt nam thời âu lạc, nhà hồ và nhà nguyễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.29 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ QUA BA CUỘC KHÁNG
CHIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI ÂU LẠC, NHÀ HỒ VÀ NHÀ NGUYỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD

PHÚ THỌ, NĂM 2018
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ QUA BA CUỘC KHÁNG
CHIẾN CỦA VIỆT NAM THỜI ÂU LẠC, NHÀ HỒ VÀ NHÀ NGUYỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Đại học Sư phạm Lịch sử - GDCD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Hùng

PHÚ THỌ, NĂM 2018
2



MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
6. Cấu trúc khóa luận.......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ CỦA NƯỚC TA THỜIÂU
LẠC, NHÀ HỒ VÀ NHÀ NGUYỄN TRƯỚC KHÁNG CHIẾN....................... 8
1.1. Tình hình chính trị, qn sự thời Âu Lạc trước cuộc kháng chiến chống
quân Nam Việt ................................................................................................... 8
1.1.1. Quá trình thiết lập nhà nước Âu Lạc ........................................................ 8
1.1.2. Những chính sách thời kỳ Âu Lạc ............................................................. 9
1.2. Tình hình chính trị, qn sự thời kỳ nhà Hồ trước cuộc kháng chiến chống
quân Minh ........................................................................................................ 15
1.2.1. Q trình thiết lập nhà Hồ...................................................................... 15
1.2.2. Những chính sách của Hồ Quý Ly cuối thời Trần và thời Hồ ................. 16
1.3. Tình hình chính trị, qn sự thời nhà Nguyễn trước cuộc kháng chiến chống
Pháp ................................................................................................................. 20
1.3.1. Quá trình thiết lập nhà Nguyễn .............................................................. 20
1.3.2. Những chính sách của triều Nguyễn ....................................................... 21
* Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 29
CHƯƠNG 2:TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QN SỰ THỜI ÂU LẠC, NHÀ HỒ
VÀ NHÀ NGUYỄN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC ......... 30
2.1. Thời kỳ Âu Lạc kháng chiến chống Nam Việt ........................................... 30


2.1.1. Tình hình chính trị .................................................................................. 30
2.1.2. Đường lối qn sự ................................................................................. 33

2.2. Thời kỳ nhà Hồ kháng chiến chống qn Minh ......................................... 34
2.2.1. Tình hình chính trị .................................................................................. 34
2.2.2. Đường lối quân sự .................................................................................. 36
2.3. Thời kỳ nhà Nguyễn kháng chiến chống quân xâm lược Pháp................... 38
2.3.1. Tình hình chính trị .................................................................................. 38
2.3.2. Đường lối quân sự .................................................................................. 41
2.4. Kết quả của các cuộc kháng chiến xâm lược.............................................. 44
* Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 47
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QN SỰ
THỜI ÂU LẠC, NHÀ HỒ VÀ NHÀ NGUYỄN QUA BA CUỘC KHÁNG
CHIẾN ............................................................................................................. 48
3.1 Đặc điểm .................................................................................................... 48
3.1.1 Đặc điểm chung ....................................................................................... 48
3.1.2. Đặc điểm riêng ....................................................................................... 49
3.2. Bài học kinh nghiệm.................................................................................. 57
3.2.1. Chuẩn bị giữ nước từ thời hịa bình ........................................................ 57
3.2.2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trị, sức mạnh của
nhân dân .......................................................................................................... 59
3.2.3. Ln ln đề cao cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch....... 61
* Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 62
KẾT LUẬN...................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã phải đối đầu
với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của bọn cướp và bán nước để đi đến
thắng lợi như ngày hôm nay. Tuy nhiên không phải cuộc chiến tranh nào dân tộc
ta cũng đều giành thắng lợi, mà có những cuộc kháng chiến chúng ta đã thất bại
như các cuộc kháng chiến: chống Nam Việt thời Âu Lạc; chống quân Minh thời
nhà Hồ và chống Pháp thời Nguyễn.
Mặc dù các cuộc kháng chiến đã kết thúc từ rất lâu, đất nước ta hôm nay đã
giành được độc lập. Nhưng nguyên nhân thất bại của ba cuộc kháng chiến này
thì vẫn là một đề tài được nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm
hiểu.Khi tìm hiểuvề nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc kháng chiến
này đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra các câu trả lời khác nhau có
người cho rằng đó là do sự bất ổn về chính trị, có người thì cho rằng là do trong
q trình phản công nhà nước không đưa ra được biện pháp quân sự kịp thời nên
dẫn đến thất bại và có người cho rằng đó là do sự chủ quan mất cảnh giác của
những người đứng đầu, có người cho rằng do nhà nước không tập hợp được
nhân dân cùng đánh giặc nên thất bại. Tất cả những cơng trình nghiên cứu này
chỉ đưa ra một được một khía cạnh về nguyên nhân thất bại của các cuộc kháng
chiến mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu tồn diện về vấn đề chính trị, quân
sự trước và trong các cuộc kháng chiến. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ lý giải
các vấn đề: tình hình chính trị của đất nước trước và trong cáccuộc kháng chiến
này diễn ra như thế nào?; Nghệ thuật quân sự được các triều đình xử lý ra sao
trong các cuộc kháng chiến?; Vai trò của những người đứng đầu trong quá trình
xây dựng và kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời khi nghiên cứu về vấn đề
này sẽ cung cấp, mở rộng kiến thức cho các bài giảng lịch sử ở trường phổ
thông.
Hiện nay, Viêt Nam mặc dù đang trong thời kỳ hịa bình ổn định, đất nước
đang thực hiện cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.



2
Nhưng các thế lực thù địch vẫn liên tục tìm cách chống phá cách mạng Việt
Nam, nguy cơ xâm lược của dân tộc ln tiềm tàng. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn
đề chính trị, quân sự trong các cuộc kháng chiến thất bại này sẽ để lại những bài
học kinh nghiệm quan trọng để hồn thiện đường lối chính trị, quân sự của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tạo thế chủ động và đánh bại mọi âm mưu
xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với những lý do trên tơi chọn vấn đề “Những vấn đề chính trị, quân sự qua
ba cuộc kháng chiến của Việt Nam thời Âu lạc, nhà Hồ và nhà Nguyễn” làm
hướng nghiên cứu cho đề tài của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chúng ta tìm hiểu tình hình
chính trị, qn sự qua ba cuộc kháng chiến: kháng chiến chống quân Nam Việt
của An Dương Vương năm 179 Tr.CN; kháng chiến chống quân Minh xâm lược
của nhà Hồ năm 1407; kháng chiến chống thực dân Pháp của nhà Nguyễn cuối
thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. Đã có nhiều cơng trình khoa học và nhiều tác phẩm
đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau:
Tác phẩm “Khởi nghĩa Lam Sơn” do Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn chủ biên,
xuất bản năm 1977, nhà xuất bản khoa học xã hội. Tác giả đã khái quát sự thành
lập nhà Hồ, những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly, cuộc tấn công xâm lược
của quân Minh, sự thất bại của nhà Hồ và sự bùng nổ của khởi nghĩa Lam Sơn,
qua đó để lại giá trị trong việc nghiên cứu về thời kỳ nhà Hồ.
Tác phẩm “Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến
Trung Quốc xâm lược” tập 1 do Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn chủ biên, xuất bản
năm 1984, nhà xuất bản khoa học xã hội. Tác phẩm là bản anh hùng ca tuyệt đẹp
của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm qua các thời kỳ lịch
sử trong đó có thời kỳ An Dương Vương. Qua đó khái qt về tình hình nước ta
trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu. Có giá trị trong việc nghiên cứu về
tình hình chính trị, qn sự của nước ta dưới thời kỳ An Dương Vương.



3
Tác phẩm “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời kỳ trước” do Nguyễn
Lương Bích chủ biên, xuất bản năm 1996, nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Nội
dung tác phẩm đã đề cập đến hoạt động ngoại giao của Việt Nam qua các thời
kỳ lịch sử, từ ngày đầu dựng nước đến khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
Với những khái quát về ngoại giao như vậy đã để lại ý nghĩa to lớn trong việc
nghiên cứu ngoại giao nước ta thời kỳ nhà Hồ, nhà Nguyễn.
Tác phẩm “Lịch sử quân sự Việt Nam” tập 1 do đại tá Nguyễn Quốc Dũng
chủ biên, xuất bản năm 1999, nhà xuất bản chính trị quốc gia. Tác giả đã khái
quát tình hình nước ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước thời kỳ Hùng
Vương- An Dương Vương,khái quát sự ra đời của hai nhà nước Văn Lang- Âu
Lạc và hai cuộc kháng chiến đầu tiên chống đế chế Tần, quân Triệu Đà của nước
ta. Tác phẩm đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của quân sự, chiến lược quân
sựcủa Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến đó. Với những khái quát về kinh
nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam đã để lại ý nghĩa to lớn với các nhà
nghiên cứu quân sự hiện nay. Đặc biệt có ý nghĩa trong việc nghiên cứu thời kỳ
Âu Lạc.
Tác phẩm “Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều
Nguyễn (1802- 1858)”,do Thạc sĩ Trần Nam Tiến chủ biên, xuất bản năm 2006,
nhà xuất bản đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung tác phẩm đã
xốy sâu vào chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước phương Tây
trong đó có thực dân Pháp. Thông qua tác phẩm để lại bài học kinh nghiệm cho
thế hệ sau về chính sách ngoại giao. Có giá trị cho việc nghiên cứu chính sách
ngoại giao nước ta thời kỳ nhà Nguyễn.
Tác phẩm “Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn”, do Chu Tuyết Lan, Hồng
Nhuệ, Thuận Hóa, Trịnh Thành Cơng chủ biên, xuất bản năm 2007, nhà xuất
bản văn hóa Sài Gịn. Đã nghiên cứu khái qt về tình hình nhà Nguyễn, những
chính sách ngoại giao, quân sự của nhà Nguyễn với các nước trong khu vực
cũng như trên thế giới. Có giá trị trong việc nghiên cứu ngoại giao, quân sự nhà

Nguyễn.


4
Tác phẩm “Lịch sử Việt Namtập 1 từ nguyên thủy đến đầu thế kỷ X”, do PGS
Nguyễn Cảnh Minh chủ biên, xuất bản năm 2011, nhà xuất bản đại học sư
phạm. Nội dung trình bày khái quát về các triều đại đã tồn tại ở nước ta trong đó
có thời kỳ Âu Lạc. Qua đó, ta có thể biết được quá trình thành lập nhà nước Âu
Lạc, quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của An Dương Vương.
Tác phẩm “Lịch sử Việt Namtập II từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI”, do
PGS.TS Đào Tố Uyên chủ biên, xuất bản năm 2011, nhà xuất bản đại học sư
phạm. Nội dung đã khái quát quá trình thành lập và phát triển của quốc gia Đại
Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong đó có thời kỳ của Hồ
Quý Ly, qua đây cung cấp những kiến thức về quá trình thành lập nhà Hồ và
những cải cách của Hồ Quý Ly.
Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam tập III từ đầu thế kỷ XVI đến năm 1858”, do
PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh chủ biên, xuất bản năm 2011, nhà xuất bản đại học
sư phạm. Đã khái quát những kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển của Việt
Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XVI- đến thế kỷ XIX và đặc điểm của tiến trình
đó trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Qua đây ta có thêm hiểu
biết về q trình thành lập nhà Nguyễn, những hoạt động của nhà Nguyễn trong
thời gian kháng chiến.Có giá trị trong việc nghiên cứu sự thành lập nhà Nguyễn,
những chính sách ngoại giao và hoạt động quân sự của nhà Nguyễn.
Tác phẩm “Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam”, tập IIdo đại tá, TS Nguyễn
Huy Thục chủ biên, xuất bản năm 2014, nhà xuất bản Chính trị quốc gia – sự
thật. Tác phẩm đã trình bày tư tưởng quân sự Việt Nam từ thời Lê Sơ đến thời
Nguyễn, có ý nghĩa phục vụ cho việc nghiên cứu hoạt động quân sự thời kỳ nhà
Nguyễn.
Tác phẩm “Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam”, tập IIIdo đại tá, TS Lê Văn
Thái chủ biên, xuất bản năm 2014,nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật. Nội

dung tác phẩm nghiên cứu về vấn đề quân sự nước ta trong một giai đoạn đầy
biến cố, đau thương của dân tộc trong đó có đề cập đến tình hình nước ta dưới
triều Nguyễn. Có giá trị trong việc nghiên cứu tình hình quân sự nước ta dưới
triều Nguyễn.


5
Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam giản yếu”, do GS Lương Ninh chủ biên, xuất
bản năm 2015, nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật. Tác phẩm đã đề cập
đến tình hình nước ta trên tất cả các khía cạnh từ thời Văn Lang – Âu Lạc cho
đến thời kì nước ta bước vào đổi mới năm 1986. Có giá trị trong việc nghiên cứu
q trình thành lập của ba thời kỳ này.
Cịn có rất nhiều cơng trình, tác phẩm nghiên cứu về ba cuộc kháng chiến
này. Tuy nhiên, nghiên cứu tồn diện về vấn đề chính trị, quân sự trước vàtrong
từng cuộc kháng chiến của Việt Nam thời Âu lạc, nhà Hồ và nhà Nguyễn thì
chưa có cơng trình nào, tác giả nào đề cập đến. Vì vậy đây là cơ sở quan trọng
giúp tôi căn cứ để triển khai hướng nghiên cứu “Những vấn đề chính trị, quân sự
qua ba cuộc kháng chiến của Việt Nam thời Âu Lạc, nhà Hồ và nhà Nguyễn”.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục tiêu làm rõ tình hình chính trị, quân sự của nước ta
trước và trong ba cuộc kháng chiếnchống Nam Việt, chống nhà Minh và chống
thực dân Pháp, qua đó đánh giá nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của ba cuộc
kháng chiến; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá những chính sách và thực tiễn tình hình chính trị, qn
sự của nước ta dưới các triều đại Âu Lạc, nhà Hồ, nhà Nguyễn trước và trong
mỗi cuộc kháng chiến.
- Phân tích và đánh giá những biện pháp quân sự của các triều đại Âu Lạc,

nhà Hồ, nhà Nguyễn trong quá trình thực hiện kháng chiến.
- Đánh giá những tác động của chính sách chính trị và quân sự đối với sự thất
bại của nước ta trong ba cuộc kháng chiến; rút ra bài học kinh nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Những vấn đề chính trị, quân sự qua ba
cuộc kháng chiến của Việt Nam thời Âu Lạc, nhà Hồ và nhà Nguyễn”.


6
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: thời kỳ Âu Lạc (208 TCN – 179 TCN); thời kỳ nhà Hồ
(1400 – 1407); thời kỳ nhà Nguyễn ( 1802 – 1884)
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu nhìn
nhận các sự kiện, hiện tượng, quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc, đặt
trong mối quan hệ với hoàn cảnh khi sự kiện hiện tượng xảy ra. Phương pháp
lịch sử giúp phục dựng khách quan, chân thực sự kiện lịch sử, hiện tượng. Trong
đề tài tôi sử dụng phương pháp lịch sử để khơi phục tình hình chính trị, qn sự
của nước ta qua ba cuộc kháng chiến: kháng chiến chống quân Nam Việt của An
Dương Vương, kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ, kháng chiến chống
quân Pháp của nhà Nguyễn.
Phương pháp lôgic: Đây là phương pháp nghiên cứu các sự kiện hiện tượng
trong mối quan hệ trung nhằm rút ra bản chất, quy luật sự kiện, hiện tượng để đi
đến nhận định đánh giá về sự kiện đó. Tơi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu
nguyên nhân thất bại của ba cuộc kháng chiến cũng như bài học kinh nghiệm rút
ra từ ba cuộc kháng chiến thất bại cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Bên cạnh đó tơi cịn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh,
sưu tầm, chọn lọc tài liệu nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài đặt ra. Trên cơ

sở đó đưa ra kết luận khoa học chính xác về nội dung nghiên cứu.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi chương mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được trình bày
theo ba chương.
Chương 1. Tình hình chính trị, qn sự của nước ta thời Âu Lạc, nhà Hồ và
nhà Nguyễn trước kháng chiến.
Chương 2: Tình hình chính trị, qn sự của nước ta thời Âu Lạc, nhà Hồ và
nhà Nguyễn trong kháng chiến.


7
Chương 3: Một số nhận xét về tình hình chính trị, quân sựthời Âu Lạc, nhà
Hồ và nhà Nguyễn qua ba cuộc kháng chiến.


8
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QN SỰ CỦA NƯỚC TA THỜI
ÂU LẠC, NHÀ HỒ VÀ NHÀ NGUYỄN TRƯỚC KHÁNG CHIẾN
1.1. Tình hình chính trị, qn sự thời Âu Lạc trước cuộc kháng chiến chống
quân Nam Việt
1.1.1. Quá trình thiết lập nhà nước Âu Lạc
Để có được lãnh thổ như hiện nay, nước ta đã phải trải qua một quá trình đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc rất khó khăn và phức tạp. Đã có rất nhiều cuộc đấu tranh
dựng nước và giữ nước nổ ra trong lịch sử dân tộc.
Trong các thời kỳ đó ta khơng thể khơng kể đến thời kỳ đầu tiên của dân tộc,
đó là thời kỳ Âu Lạc. Nhà nước Âu Lạc được hình thànhtrên cơ sở cuộc đấu
tranh giữa nhân dân Âu Việt và Lạc Việt với quân xâm lược Tần.Nước Tần vốn
là một nước lớn trong thời Chiến Quốc ở Trung Quốc do Tần Thủy Hồng là
hồng đế. Mặc dù lên ngơi thống trị một vùng đất rộng lớn nhưng Tần Thuỷ

Hoàng vẫn chưa thỏa mãn với lãnh thổ đó, mà cịn muốn gây chiến tranh mở
rộng lãnh thổ xuống tận phía Nam nơi sinh sống của tộc người Bách Việt, chính
là nhà nước Văn Lang của chúng ta.
Năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng cử Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân chia làm 5
đạo tiến xuống phía Nam. Đến năm 214 TCN, quân Tần đã đánh chiếm được
một vùng rộng lớn gồm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay,
lập thành bốn quận mới sáp nhập vào lãnh thổ nước Tần, đó là các quận Mân
Trung, Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quân, đặt ra các chức quan úy và lệnh để cai
trị. Nhưng người Việt dưới sự chỉ huy của các tù trưởng đã kháng chiến kiên
cường, chống lại quân Tần liên tục trong nhiều năm. Từ Tây Giang quân Tần
tiến vào đánh chiếm nước Văn Lang, trước tình hình đó nhân dân Âu Việt và
Lạc Việt đã đoàn kết lại cùng chống quân xâm lược Tần. Họ dựa vào các chiềng,
kẻ, ngày ẩn, đêm đánh phá quân Tần. Cuộc chiến đấu lâu dài “ngày ẩn đêm
đánh” của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt đã khiến quân Tần rơi vào tình thế tiến
thối lưỡng nam: lương thực bị cạn kiệt, đóng binh ở đất vơ dụng, tiến khơng
được thối cũng khơng xong. Khi quân Tần lâm vào thế cùng lực kiệt, binh sĩ


9
đều mệt mỏi thì người Việt đã tổ chức tấn công đánh trả.Cuộc kháng chiến
chống quân Tần của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên đất Văn Lang kéo dài từ
năm 214 đến năm 208 TCN đã giành được thắng lợi, làm thất bại âm mưu xâm
chiếm đô hộ nước Văn Lang của đế chế Tần. Năm 210TCN, Tần Thủy Hoàng
chết, nội bộ nhà Tần mâu thuẫn, gặp nhiều khó khăn trong nước và sự kháng cự
quyết liệt của người Lạc Việt và Âu Việt nên quân Tần rút khỏi nước Văn Lang
[8,80].
Trước cuộc xâm lược của nhà Tần, người Lạc Việt và Âu Việt đã đoàn kết
lại cùng đánh giặc, người Âu Việt sống ở phía Nam nước Văn Lang do Thục
Phán làm thủ lĩnh. Người Lạc Việt sống ở phía Bắc nước Văn Lang do vua
Hùng làm thủ lĩnh. Giữa lúc vua Hùng và Thục Phán đang xảy ra xung đột

nhưng chưa phân thắng bại thì quân Tần xâm lược nước ta lần nữa. Trước thảm
họa diệt vong hai bên chấm dứt xung đột hợp sức cùng chiến đấu chống ngoại
xâm. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, với vai trò là người lãnh đạo, Thục
Phán được tôn làm vua, ông lên ngôi và thành lập nhà nước Âu Lạc.
Như vậy, có thể thấy nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở nhu cầu đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, là sự đoàn kết cùng kháng chiến đánh giặc của hai bộ tộc
Âu Việt – Lạc Việt.Tinh thần đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc
ta, cứ khi nào đất nước có giặc ngoại xâm thì tinh thần đó lại dâng cao hơn bao
giờ hết. Nhà nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nhà nước
Văn Lang- trên cơ sở ý thức dân tộc đã được nâng cao lên một mức cao hơn.
1.1.2. Những chính sách thời kỳ Âu Lạc
Ngay sau khi kháng chiến giành được thắng lợi, đất nước thống nhất An
Dương Vương đã tập trung vào củng cố ổn định đất nước, ban hành nhiều chính
sách để phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, củng cố bộ máy chính trị.
Nhà nước Âu Lạc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, qn sự đều phát triển rất mạnh mẽ.
* Về chính trị


10
Sau khi giành thắng lợi,Thục Phán đã thành lậpnhà nước Âu Lạc trên cơ sở
sáp nhập hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Âu Việt.Lãnh thổ nhà nước Âu Lạc
được mở rộng hơn lãnh thổ của nhà nước Văn Lang. Sự sáp nhập về lãnh thổ và
sự liên kết thống nhất về dân tộc giữa hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt khơng
phải bằng chiến tranh thơn tính, bằng vũ lựcquân sự mà là kết quả của sự liên
minh chiến đấu chống kẻ thù chung là quân xâm lược Tần. Vì vậy, mà tinh thần
đồn kết trong nhân dân rất cao, nhà nước Âu Lạc là một bước phát triển cao
hơn nhà nước Văn Lang.
Sau khi lên ngôi vua Thục Phántự xưng là An Dương Vương, đổi tên nước
thành Âu lạc điều này đã phản ánh sự hợp nhất chặt chẽ giữa hai thành phần

Việt tộc Âu và Lạc trong một chỉnh thể quốc gia thống nhất, một kết cấu chính
trị - xã hội cao rộng, sâu sắc. Nhà nước Âu Lạc là một thể thống nhất Việt tộc,
thống nhất dân tộc, thống nhất quốc gia cao hơn nhà nước Văn Lang. Nó phản
ánh một trình độ phát triển của sức sản xuất cao hơn trước, đồng thời phản ánh
nhu cầu chống giặc ngoại xâm bức thiết hơn giai đoạn trước, vì đế chế Trung
Quốc đã từ lưu vực Trường Giang bành trướng tới lưu vực Việt Giang, áp sát
quốc gia Việt Nam cổ đại [5; 56].
An Dương Vương dời trung tâm từ miền trung du (Phú Thọ ngày nay) về
vùng ngã ba sông Đuống – sông Hồng – đỉnh thứ hai của tam giác châu Bắc Bộ,
miền đất cao châu thổ. Vua cho xây dựng ở chạ Chủ một tịa thành làm trung
tâm cho vùng đơ mới. Đó là tịa thành Cổ Loa thuộc huyện Đơng Anh – Hà Nội
ngày nay. Việc dời đô này ghi dấu sự phát đạt của nền kinh tế vùng đồng bằng
cả về mật độ dân số, về nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp, phản
ánh địa vị ưu thắng của miền châu thổ so với miền trung du [5; 57].
Chế độ chính trị của nhà nước Âu Lạc căn bản vẫn là chế độ chính trị của
nhà nước Văn Lang, tuy nhiên được tăng cường và hồn thiện hơn, trong đó xu
thế chuyên chế vẫn là xu thế chính. Quyền uy của nhà vua được tăng cường hơn
trước, bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức hoàn chỉnh hơn. Một chức vụ của
nhà nước Âu Lạc là chức tả tướng, giúp việc cho An Dương Vương cịn có các


11
Lạc hầu, Lạc tướng, Nồi hầu, Đinh Toán... Bộ máy nhà nước Âu Lạc về cơ bản
vẫn giống bộ máy nhà nước Văn Lang.
Về hành chính, nước Âu Lạc bao gồm miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày
nay. Đất đai chia thành từng khu vực (Bộ) giao cho các lạc tướng cai quản như
cũ, Lạc tướng được kế truyền theo dòng máu. Bên dưới các bộ, đơn vị cơ sở của
nước Âu Lạc vẫn giống như nước Văn Lang cũ là các cơng xã (làng- chạ). Nội
bộ triều đình tương đối đoàn kết, An Dương Vương đã cùng với các đại thần bàn
bạc về việc xây dựng hệ thống quân sự, củng cố quân đội để bảo vệ đất nước

trước âm mưu xâm lược từ bên ngồi, vì họ nhận ra rằng các triều đình phong
kiến sẽ khơng dễ dàng từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta như vậy.
Trong quan hệ với các đại thần có cơng dẹp loạn quân Tần, An Dương
Vương đối đãi rất hậu hĩnh, đặc biệt là hai công thần Cao Lỗ - người có cơng
chế tạo ra nỏ thần được An Dương Vương tin tưởng giao cho nhiệm vụ xây
dựng thành Cổ Loa, phụ giúp vua trong huấn luyện quân sĩ tập bắn nỏ. Nồi Hầu
người có cơng lớn trong việc đánh qn Tần, được An Dương Vương phong cho
làm quan, có nhiệm vụ trợ giúp vua trong việc huấn luyện quân đội. Có thể thấy
khi mới thành lập nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương rất quan tâm đến chính
sự, đối đãi với công thần hết mực tin tưởng, mối quan hệ giữa nhà vua và các
công thần rất thân thiết, gần gũi, nội bộ triều đình tương đối đồn kết.
Đời sống nhân dân giai đoạn này cũng rất ổn định, người dân ai cũng có cơm
ăn áo mặc, có cơng việc ổn định. Sở dĩ như vậy là do An Dương Vương đã thi
hành nhiều chính sách tích cực để phát triển kinh tế đất nước.Trong nông
nghiệp, nhà nước ưu tiên nơng nghiệp trồng lúa nước,coi đó là nền kinh tế chủ
đạo của đất nước. Nhà nước tạo điều kiện để người dân phát triển các nghành
chăn ni và trồng trọt.Ngồi trồng trọt người Âu Lạc cịn phát triển mạnh chăn
ni như nitrâu, bị, lợn, gà, chó.
Nhờ những chính sách trong nông nghiệp, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp lúc nước mà đời sống nhân dân ngày càng ổn định hơn. Họ
sống tập trung và định cư lâu dài hơn giai đoạn trước, sống quần tụ thành các
làng, các chiềng, các chạ.


12
Do có đời sống vật chất ổn định nên người dân Âu Lạc cóđời sống văn hóa
tinh thần khá phong phú, đa dạng, đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ cao
hơn.Trong xã hội, do cùng sinh sống trên một vùng lãnh thổ nên đã hình thành
nên xu hướng thống nhất, đồn kết, hịa hợp, họ cùng tham gia làm thủy lợi để
phát triển nông nghiệp và chống giặc ngoại xâm. Từ ý thức cộng động đã nảy

sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Trong ý
thức tư tưởng của người dân bấy giờ đều cho rằng người dân Văn Lang – Âu
Lạc có chung một cội nguồn, một tổ tiên.
Người dân Âu Lạc bấy giờ đã ý thức được rất rõ ràng vai trị của việc đồn
kết dân tộc trong việc phát triển kinh tế cùng như trong quá trình đấu tranh
chống ngoại xâm. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới nảy sinh đó, người
dân Âu Lạc cịn bảo lưu những hình thức tín ngưỡng tơn giáo vật tổ, ma thuật,
phồn thực, cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết. Nghệ thuật, âm nhạc
cũng khá phá triển, nhiều nhạc cụ được chế tạo và sử dụng bộ gõ có trống đồng,
trống da, chng nhạc. Văn hóa Đơng Sơn là cơ sở, là nền văn hóa chung của
đất nước Âu Lạc. Do đó, thời kỳ Âu Lạc được coi là một giai đoạn phát triển
tiếp tục của thời kỳ Văn Lang và nằm trong thời đại chung của lịch sử Việt
Nam. Qua đây ta có thể thấy thời kỳ đầu của nhà nước Âu Lạc tiềm lực kinh tế
đất nước tương đối mạnh và ổn định so với thời kỳ chống Tần thì mạnh hơn rất
nhiều. Mối quan hệ giữa triều đình và nhân dân lúc này cũng rất gần gũi, gắn bó,
người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của triều đình, khối đại đồn kết dân tộc
khá vững mạnh.
* Về quân sự
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa là sự phát triển của
quân sự. Sau khi lên nắm quyền An Dương Vương chú trọng củng cố quân đội,
xây dựng thành lũy để bảo vệ đất nước.Đặc biệt dưới thời kỳ An Dương Vương
việc xây thành đắp lũy luôn là nhiệm vụ quan trọng được quan tâm hàng
đầu.Trong đó khơng thể khơng kể đến cơng trình qn sự thành Cổ Loa – một
cơng trình quân sự hiện đại bậc nhất của nhà nước Âu Lạc. Thành Cổ Loa thuộc
xa Cổ Loa, huyện Đông Anh, thủ đô Hà Nội được xây dựng vào thế kỷ III


13
Tr.CN, là kinh đơ của nhà nước Âu Lạc, ngồi ra cịn là một cơng trình qn sự
nổi tiếng của nước ta. Thành Cổ Loa nằm trong vùng đất cao Tây Bắc của châu

thổ sông Hồng, chiếm ngự một vùng đất cao vững chãi. Là nơi giao lưu quan
trọng cả về đường bộ và đường thủy, từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng
bằng lẫn vùng sơn địa. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu,
khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngồi lũy, dốc thẳng
đứng, mặt trong xoải để ngồi đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Sử cũ có
chép khi mới xây dựng xong thành có 9 vòng nhưng hiện nay trải qua một thời
gian dài cùng nhiều biến động lịch sử thành chỉ còn ba vịng gồm thành nội,
thành trung, thành ngoại.
Thành Nội có cấu trúc đặc biệt hơn hai thành còn lại, với nhiều ụ đất nhỏ
cao và nhô ra khỏi lũy thành, tua tủa như lông chim, cách xa nhau khoảng một
tầm tên bắn. Đó là một tịa thành khơng có tứ giác, quân thù nấp bất cứ chỗ nào
cũng bị phát hiện và bắn tên. Cịn thành Trung và thành Ngoại thì bao bọc vùng
Đầm Cả, Đầm Nềm rộng mênh mông hàng nghìn mẫu. Sơng chảy qua con ngịi
vào cửa phía Đơng và dồn nước vào Đầm Cả, qua cửa Đông thành Trung, tách
làm 5 nhánh, xòe bàn tay nước tưới tắm từ phía Đơng đến phía Bắc kinh thành
và một nhánh tụ lại ở khu vực Vườn thuyền giáp phía ngồi thành Nội. Vài trăm
chiến thuyền có thể đậu ở các “quân cảng” này. Đây chính là nét độc đáo nhất
của thành Cổ Loa: Kinh thành vừa là căn cứ bộ binh vừa là căn cứ thủy binh.
Thuyền chiến từ Đầm Cả, Vườn Thuyền có thể triển khai ra các chiến hào, phối
hợp chiến đấu với bộ binh,cũng có thể tiến ra sơng Hồng, ngược lên sơng Cả,
xuống sơng Cầu, qua Lục Đầu Giang mà ra biển [5, 59].
Xây dựng thành Cổ Loa, An Dương Vương đã tích hợp được tinh hoa – tài
đánh bộ, tài đánh thủy của mọi thành phần Việt tộc quen ở cao hay ở nước.
Thành Cổ Loa thể hiện nghệ thuật quân sự tài giỏi của quân dân Âu Lạc. Làmột
kinh đô, một quân trấn, một hệ thống phịng thủ vừa có chiều rộng vừa có chiều
sâu, thể hiện trí thơng minh và lịng dũng cảm của tổ tiên ta ngày ấy. Đồng thời
thể hiện sự sáng tạo của người dân Âu Lạc trong quá trình đấu tranh giữ nước và
chống ngoại xâm. Với các bức tường thành kiên cố, hào sâu rộng cùng các ụ,



14
lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và
kinh đơ. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ
ba vịng hào thơng nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận
động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến. Qua cơng trình thành Cổ Loa đã
thể hiện một nhu cầu bức xúc chống ngoại xâm, chống bành trường Trung Quốc
của nước Việt phương Nam. Thể hiện tài trí, lịng u nước thiết tha của dân tộc
trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, biểu thị sự cố kết dân tộc, khẳng định vị
thế của đất nước.
Tuy nhiên, khi thành Cổ Loa được xây dựng xong quan hệ giữa triều đình
với nhân dân đã có sự thay đổi. Biểu hiện qua việc phân bốkhu vựccư trú cho
vua, quan, binh lính trong thành Cổ Loa. Thời kỳ này, vua quan khơng những đã
tách khỏi dân chúng mà cịn phải được bảo vệ chặt chẽ gần như cô lập hẳn với
cuộc sống của nhân dân. Lúc này An Dương Vương dường như đã xa rời dân
chúng của mình, khơng cịn quan tâm, gần gũi nhân dân như giai đoạn mới
thành lập đất nước. Vì thế khối đại đồn kết dân tộc phần nào bị suy giảm, đây
là sơ hở để kẻ địch dễ dàng lợi dụng tấn cơng. Đây chính là ngun nhân mà An
Dương Vương đã khơng thể đồn kết nhân dân cùng đấu tranh chống giặc ở giai
đoạn sau.
Bên cạnh một cơng trình qn sự độc đáo, triều đình Âu Lạc cịn có một lực
lượng qn đội thường trực lớn mạnh ngày càng được củng cố và phát triển
chuyên nghiệp, nó đã phát triển và lớn mạnh cùng với cuộc kháng chiến chống
Tần. Quân sĩ được trang bị bằng nhiều loại vũ khí đồng thau(mũi tên, lao, rìu,
giáo mác, dao găm, qua, kiếm ngắn, mộc…) và nhất là nỏ liễu một lần bắn được
nhiều phát tên. Ngoài ra cịn có các tranh thiết bị qn sự khác từ đồ dùng cá
nhân như mũ nón, giày đến các phương tiện cơ động, thông tin liên lạc. Trang bị
quân sự quan trọng hơn cả ở giai đoạn này để đảm bảo tính cơ động cho qn
đội là thuyền bè.
Ngồi vũ khí lợi hại qn sĩ cịn được tập luyện cẩn thận, kỹ càng cả về đánh
thủy, đánh bộ và sử dụng cung nỏ… Tài nghệ dùng nỏ của quân đội An Dương

Vương không chỉ được biết qua truyền thuyết mà còn được ca ngợi trong sử


15
sách. Việt kiệu thư chép: “Man động xưa ở nước Nam Việt (tức nước Âu Lạc khi
bị Triệu Đà chiếm) thời Tần rất mạnh, về phép dùng nỏ thì lại càng giỏi lắm,
mỗi phát tên xuyên qua hơn chục người, Triệu Đà sợ lắm”[2, 181].
Đội quân thường trực của Âu Lạc bấy giờ có khoảng một vạn người cả bộ
binh và thủy binh, có nhiệm vụ trấn giữ và bảo vệ. Thời bình thì làm chức năng
bảo vệ bộ máy thống trị, vào thời chiến là lực lượng chiến đấu chủ chốt. Quân
đội, vũ khí quân sự dưới thời An Dương Vương tương đối mạnh, quân sĩ được
đào tạo cẩn thận chu đáo, so với thời kỳ kháng chiến chống Tần thì mạnh hơn
rất nhiều.
Ta có thể thấy so với nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc của An Dương
Vương trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự đều phát triển hơn
rất nhiều, đời sống của người dân cũng rất ổn định.
1.2.Tình hình chính trị,quân sự thời kỳ nhà Hồ trước cuộc kháng chiến
chống quân Minh
1.2.1.Quá trình thiết lập nhà Hồ
Từ cuối thế kỷ XIV nhà Trần khơng cịn chăm lo đến thủy lợi, đê điều và thi
hành chính sách khuyến nơng tích cực như giai đoạn trước. Không những thế địa
chủ phong kiến, cường hào cịn tăng cường vơ vét của cải, thóc gạo của nhân
dân. Nạn vỡ đê, mất mùa, hạn hán, đói kém xảy ra liên miên. Nơng dân phải bỏ
làng đi phiêu tán, chạy vào các điền trang “làm nô cho các thế gia”, sản xuất bị
đình trệvà tàn phá nặng nề. Chế độ điền trang ngày càng phát triển với quy mô
lớn và nông dân tự do bị nông nơ hóa ngày càng nhiều. Bị dồn vào đường cùng
người nông dân, nông nô, nô tỳ đã vùng lên đấu tranh. Phong trào đấu tranh của
nông dân kéo dài ở nửa cuối thế kỷ XIV là biểu hiện cụ thể nhất của sức sản
xuất bị kìm hãm, phá hoại nghiêm trọng và thể hiện sự bất lực của nhà nước
quân chủ quý tộc.

Đối diện với nguy cơ bị nhà Minh xâm lược đang đến gần thì nhà Trần cũng
chưa có biện pháp nào để đối phó. Chính vì vậy mà vào nửa cuối thế kỷ XIV
đứng trước cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội, trước xu hướng phân tán và li
tâm ngày càng phát triển và lan rộng trong giới quý tộc nhà Trần, trước nguy cơ


16
mất nước. Nhà Trần đã chứng tỏ sự suy yếu của mình, khơng cịn khả năng điều
hành đất nước của một Nhà nước theo thiết chế quân chủ quý tộc. Vì vậy, một
yêu cầu bức thiết đặt ra là phải có một nhà nước Trung ương tập quyền vững
mạnh, đủ khả năng thực hiện một cuộc cải cách sâu rộng lãnh đạo nhân dân
đánh thắng ngoại xâm.Trước tình hình đó đã có rất nhiều văn thân sĩ phu, những
nhà yêu nước đề ra cải cách mong muốn nhà Trần thực hiện nhưng đều bị vua
Trần khước từ. Điều này thể hiện sự bất lực,yếu kém và nguycơ sụp đổ của nhà
Trần đang đến rất gần.
Trong tình thế đó, Hồ Q Ly là một người xuất thân từ tầng lớp quý tộc
ngoại thích, lại được nhà Trần trọng dụng, ơng đã dần nắm được các chức vụ
quan trọng trong triều đình. Năm 1375, Hồ Quý Ly được cử làm tham mưu qn
sựvà sau đó giữ trọng trách Nhập nội chính Thái sư bình chương quốc quân
trọng sự tuyên trung vệ đại vương. Năm 1395 Thượng hồng Nghệ Tơng chết.
Đây là cơ hội để Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực vào tay mình. Tháng 3 năm
1398, Hồ Quý Ly ép vua Trần phải nhường ngơi cho Hồng Thái tử Án mới lên
3 tuổi và đến tháng 2 năm 1400, ông bức vua Trần phải nhường ngôi rồi tự lập
làm vua đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, thành lập triều đại
nhà Hồ thi hành các chính sách cải cách đất nước[14, 103].
Như vậy, ta có thể thấy nhà Hồ được thành lập trên cơ sở nhà Trần suy yếu
và Hồ Quý Ly ép vua Trần phải nhường ngôi. Chính vì vậy, mà ngay từkhi
thành lập nhà Hồ đã khơng được lịng dân và vì thế trong q trình cải cách đất
nước cũng như trong cuộc đấu tranh chống xâm lược nhà Hồ đều không nhận
được sự ủng hộ của nhân dân.

1.2.2. Những chính sách của Hồ Quý Ly cuối thời Trần và thời Hồ
Hồ Quý Ly là một người táo bạo có nhiều tham vọng. Trong những năm
nắm giữ quyền binh của triều Trần nhất là từ khi lên nắm chính quyền, Hồ Quý
Ly đã thực hiện một số cải cách nhằm cứu vãn nguy cơ sụp đổ của nhà Trần và
củng cố địa vị của dòng họ thống trị mới.
* Về chính trị


17
Năm 1375, Hồ Quý Ly đề nghị xóa bỏ chế độ lấy người tôn thất làm các
chức chỉ huy quân sự cao cấp, định lại số quân, đưa lực lượng trẻ vào. Năm
1378, trong số 16 chỉ huy các đạo quân ở trung ương, 12 người không phải là
tôn thất nhà Trần. Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt quy chế về hệ thống quan lại địa
phương, thống nhất việc quản lý từ trung ương đến địa phương. Các chức an phủ
sứ ở lộ phải quản toàn bộ đến các phủ, huyện, châu trong lộ. Các lộ trực tiếp
chịu trách nhiệm trước nhà nước trung ương.Hồ Quý Ly loại bỏ dần tầng lớp
quý tộc tôn thất nhà Trần khỏi bộ máy chính quyền Trung ương, thay thế dần
bằng tầng lớp nho sĩ tri thức có tư tưởng cải cách (đưa Nguyễn Đa Phương làm
tướng quân, Phạm Cự Luận làm đô sự rồi thăng đến chức thiên thư khu mật viện
sứ...). Tháng 2 năm 1400 nhà Trần đã hoàn toàn mất quyền bính dù chỉ là trên
danh nghĩa, thiết chế quân chủ q tộc của nhà Trần hồn tồn sụp đổ. Chính
quyền sang tay họ Hồ, đứng đầu là Hồ Quý Ly xây dựng kinh đô ở An TônVĩnh Lộc - Thanh Hóa (gọi là Tây Đơ). Hồ Q Ly ra sức tuyển chọn, đề bạt và
tổ chức thi cử để nhanh chóng đào tạo một đội ngũ quan lại mới cho nhà nước.
Từ cuối thế kỷ XIV- đầu thế kỷ XV, chế độ quân chủ quý tộc dần chuyển sang
chế độ quân chủ quan liêu [9; 104].
Với bộ máy cai trị hồn tồn mới và đều là những người có tài năng có tư
tưởng cải cách, nhận thấy sự yếu kém của nhà Trần. Nên có thể thấy khi mới
thành lập triều đại chính quyền của Hồ Quý Ly đã tập trung cải cách đất nước.
Về mối quan hệ giữa nhân dân và nhà Hồ vì nhà Hồ được thành lập trên cơ
sở chiếm đoạt ngôi vua của nhà Trần, nên ngay từ khi thành lập đã không được

nhân dân ủng hộ. Hơn nữa những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly phần lớn
mang lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc, tập trung quyền lợi vào tay dòng họ
nên lòng dân càng căm phẫn. Các tầng lớp nhân dân khơng thỏa mãn với cải
cách của nhà Hồ, có thái độ phản ứng, chống đối, hoặc khơng tích cực ủng hộ
chính quyền mới.Như chính sách hạn điền gặp phải sự phản kháng quyết liệt của
vương hầu quý tộc Trần.Việc ban hành tiền giấy của Hồ Quý Ly không nhận
được sự hưởng ứng của người dân, đặc biệt tầng lớp thương nhân bn bán vì
họ cho rằng tiền giấy khó bảo quản


18
Đời sống nhân dân cịn khó khăn khơng được cải thiện nên các tầng lớp nhân
dân đều bất bình. Tầng lớp đại chủ đang giữ vai trị tích cực trong xã hội cũng
phản ứng vì điều đó. Tầng lớp q tộc phong kiến lạc hậu lúc bấy giờ mặc dù bị
hạn chế và đả kích nhưng chưa bị tiêu diệt và xóa bỏ hồn tồn nên có điều kiện
để chống phá nhà Hồ. Quân Minh càng tiến sâu vào bỡ cõi thì bọn quý tộc lai
đua nhau đầu hàng và trở thành tay sai đắc lực cho địch. Có thể thấy dưới thời
nhà Hồ mâu thuẫn giữa triều đình và nhân dân đã nảy sinh ngay từ đầu triều đại.
Trong hoạt động đối ngoại nhà Hồ lại tiếp tục thực hiện chính sách lấn át đối
với Chăm - pa. Triều Hồ 3 lần tấn công Chăm-pa, chiếm thêm đất Chiêm - động,
Cổ- Lũy lập thành lộ Thăng - Hoa. Đồng thời nhà Hồ ra sức chuẩn bị lực lượng
để chống nguy cơ xâm lược của phong kiến phương Bắc.
* Về quân sự
Trước nguy cơ xâm lược của nhà Minh, nhà Hồ đã áp dụng biện pháp ngoại
giao mềm dẻo để cố trì hỗn chiến tranh, mặt khác ra sức chuẩn bị kháng chiến.
Về quân sự, nhà Hồ trước sau đã chủ trương kiên quyết kháng chiến và tích cực
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Từ những năm 1403 – 1404 nhà Hồ đã chủ
trương chuẩn bị hệ thống phòng vệ. Biên giới phía Nam được củng cố bằng
nhiều cuộc hành quân và di dân khai hoang, bảo vệ. Năm 1405 nhà Hồ thành lập
4 kho vũ khí (xưởng chế tạo vũ khí), thăm dị nghiên cứu các vùng hiểm yếu,

củng cố lực lượng quân sự [14, 127].
Hồ Quý Ly định lại binh chế, chỉnh đốn quân đội, tổ chức lại quân túc vệ,
đặt thêm các hiệu quân, tăng cường kỷ luật quân đội, thải các tướng sĩ bất tài,
sức yếu, thay bằng những người khỏe mạnh, am tường võ nghệ. Quân đôi được
biên chế thành các quân, đô, vệ đứng đầu là các Đại tướng, Đơ tướng, phó Đơ
tướng qn. Các đơn vị đặt các chứ Đại đội trưởng, Đại đội phó, Đơ đốc, Đơ
thống, Tổng quản. Cấm qn có 20 vệ, quân thường trực sắp xếp thành nhiều
quân, mỗi quân gồm nhiều vệ,mỗi vệ có 18 đội, mội đội có 18 người. Hồ Quý
Ly cũng làm sổ hộ tịch để kiểm tra dân số toàn quốc, ghi tên tất cả con trai từ 2
tuổi trở lên, cấm ẩn lậu dân đinh nhằm tăng cường dân số với mong muốn xây
dựng đội quân 1 triệu người [9;104].


19
Hồ Quý Ly chủ trương cải tiến vũ khí và trang bị, thực hiện nhiều biện pháp
cần thiết, như: mở xưởng rèn đúc vũ khí, tuyển các thợ giỏi vào các quan xưởng,
nhờ vậy, đã chế tạo được nhiều vũ khí mới, lợi hại như súng thần cơ loại đại bác
đầu tiên ở nước ta, các loại pháo nhỏ súng bắn bằng đạn ghém, đạn lửa. Bên
cạnh đó các đội cung tên, giáo mác, kích, máy bắn đá trong quân đội nhà Hồ cịn
có các bộ phận pháo binh. Nhà Hồ cịn mở xưởng cho đóng thuyền đinh sắt để
chuẩn bị đối phó với sự xâm lược của nhà Minh.
Ơng chủ trương xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia với nhiều cơng trình
kỹ thuật qn sự khá lớn như: thành Tây Đơ, thành Đa Bang với cơng trình
phịng thủ có quy mơ lớn dài gần 400km, kéo dài từ núi Tản Viên đến sơng Thái
Bình, gồm những bãi cọc xích sắt làm chướng ngại vật cùng với các đồn qn
đóng khắp các cửa sơng, các nguồn, quan ải.
Qua những cải cách này, Hồ Quý Ly tỏ ra là một người có nhiều tham vọng
và táo bạo. Ơng nhìn thấy nguy cơ sụp đổ của triều Trần và sự sa đọa của tầng
lớp quý tộc Trần. Những chính sách này nhằm vào hai mục tiêu củng cố tăng
cường, chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn kinh tế- xã hội

nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử do cuộc khủng hoảng đặt ra. Tuy nhiên, khi đi vào
thực hiện những chính sách này đã khơng giải quyết được nhiệm vụ mà ngược
lại còn làm cho xã hội ngày càng lâm vào khủng hoảng, mâu thuẫn. Vì quyền lợi
của bản thân Hồ Quý Ly không dám triệt tiêu đi tầng lớp quý tộc mà chỉ dám
hạn chế quyền lực của chúng điều này đã tạo cơ hội cho chúng tìm cách tiêu diệt
nhà Hồ. Hồ Quý Ly chỉ đả kích vào tầng lớp quý tộc bằng cách hạn chế bớt kinh
điền trang thái ấp và sự bóc lột nơng nơ, nơ tỳ nhưng khơng dám xóa bỏ kinh tế
điền trang thái ấp giải phịng người nơng nơ, nơ tỳ. Khơng thể hồn tồn từ bỏ
lập trường của tầng lớp quý tộc suy đồi để chuyển hẳn sang lập trường tiến bộ
hơn của tầng lớp địa chủ. Do vậy những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
mang tính chất nửa vời, thiếu triệt để, không những không đáp ứng được yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn làm ra tăng mâu thuẫn xã hội. Tuy nhiên
qua những chính sách này có thể khẳng định Hồ Quý Ly là người khởi xướng,
mở đầu một giai đoạn cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam.


20
1.3.Tình hình chính trị, qn sự thời nhà Nguyễn trước cuộc kháng chiến
chống Pháp
1.3.1.Quá trình thiết lập nhà Nguyễn
Cuối thế kỷ XVIII tình hình đất nước lại càng rơi vào khó khăn, chế độ
phong kiến ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kinh tế không phát
triển, người dân không có ruộng đất để sản xuất do số lượng ruộng đất cơng chỉ
cịn khoảng 17%. Vì vậy phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ở khắp mọi
nơi.
Đất nước loạn lạc do Nguyễn Ánh dựa vào thế lực bên ngồi để phản cơng
nghĩa qn Tây Sơn. Sau lần cầu viện vua Xiêm nhưng khơng thành cơng,
Nguyễn Ánh khơng cịn hi vọng vào quân Xiêm. Ông sang cầu cứu tư bản Pháp
được sự giúp đỡ của Pháp, Nguyễn Ánh về nước tập trung lực lượng ở Gia Định
chuẩn bị tấn công ra Bắc, cho xây dựng thành, chiêu mộ binh lính, tích trữ lương

thực, tập trung những cư dân lưu vong về đây sản xuất chuẩn bị tích cực cho
cuộc tấn cơng.Sau một thời gian tích cực chuẩn bị lực lượng, lương thực, vũ khí
tháng 5- 1790 Nguyễn Ánh mở cuộc tấn công đầu tiên ra vùng đất Tây Sơn,
chiếm được Phan Rí và Bình Thuận, mấy tháng sau bị quân Tây Sơn phản công
Nguyễn Ánh đã phải rút về Bà Rịa đắp thành lũy cố thủ. Ba năm sau 1793,
Nguyễn Ánh lại mở cuộc tấn công ra Quy Nhơn, tuy nhiên Nguyễn Ánh liệu thế
chưa thắng được đã rút quân về Gia Định.
Lợi dụng tình hình nghĩa quân Tây Sơn mâu thuẫn, tháng 3- 1799 Nguyễn
Ánh quyết định kéo quân ra chiếm Phú Xuân rồi vây thành Quy Nhơn một lần
nữa. Các lực lượng Tây Sơn lần lượt bị đánh bại, Nguyễn Ánh chiếm được
thành giao cho Võ Tánh ở lại trấn giữ rồi lại rút quân về.Từ năm 1800 trở đi lực
lượng của Nguyễn Ánh liên tục lớn mạnh, quyết định mở nhiều cuộc phản công
ra Bắc tiêu diệt vương triều Tây Sơn. Lần lượt chiếm các căn cứ của nghĩa qn
Tây Sơn từHồnh Sơn đến Thanh Hóa, các tướng lĩnh cùng vợ con cũng bị bắt
nộp cho Nguyễn Ánh.
Sau khi chiếm được Thanh Nghệ quân Nguyễn Ánh tiếp tục tiến ra Bắc,
đánh chiếm Thăng Long. Nguyễn Quang Toản biết không thể chống cự nổi đã


×