Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch của huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH

LÊ VĂN TIẾN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN THANH
THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Phú Thọ, 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA DU LỊCH

LÊ VĂN TIẾN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN THANH
THỦY, TỈNH PHÚ THỌ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S CHU THỊ THANH HIỀN

Phú Thọ, 2021
i




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép em xin được gửi tới các thầy cô Ban giám hiệu
trường Đại Học Hùng Vương, Ban lãnh đạo phịng văn Hóa Thể Thao và Du
Lịch huyện Thanh Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này
Em xin được chân thành cảm ơn tới các thầy cơ giáo khoa Khoa học xã
hội và Văn hóa du lịch, Bộ mơn Văn hóa du lịch đã tận tâm định hướng, giúp
đỡ, chỉnh sửa và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hồn thành khóa luận
này
Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Th.s
Chu Thị Thu Hiền đã luôn quan tâm, giúp đỡ, chỉnh sửa và cung cấp kiến thức
để em từng bước hồn thiện khóa luận này.
Cuối cùng em xin được cảm ơn sự quân tâm, động viên của những người
thân trong gia đình, thầy cơ, bạn bè để em có thêm động lực hồn thành khóa
luận này.
Tuy đã đã rất cố gắng song trong suốt q trình hồn thiện khóa luận
khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý
kiến từ thầy cơ cũng như bạn bè để đề tài của em hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Việt Trì, ngày... tháng... năm...
Sinh viên

Lê Văn Tiến

ii



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 8
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 8
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 9
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9
6. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....................................................... 11
1.1. Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch ...................... 11
1.1.1.Khái niệm du lịch, sản phẩm và điểm đến du lịch ..................................... 11
1.1.2.Khái niệm năng lực cạnh tranh .................................................................. 14
1.1.3.Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ................................................. 14
1.1.4.Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ....................................................... 15
1.2.Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16
1.2.1.Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam ...................................................... 16
1.2.2.Kinh nghiệm nâng cao NLCT của một số quốc gia và địa
phương………………………………………………………………….. .......... 19
CHƯƠNG 2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DU LỊCH HUYỆN THANH
THỦY .................................................................................................................. 27
2.1. Khái quát hiện trạng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy ......................... 27
2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch huyện Thanh Thủy ................... 32
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 32
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 40

2.2.3. Môi trường hoạt động................................................................................ 43
2.2.4. Điều kiện chính sách hỗ trợ....................................................................... 47
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DU LỊCH HUYỆN THANH THỦY ......................................................... 54
3.1. Đổi mới nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí nhà nước về du lịch ............... 54
3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng ..................................................................................... 55
3.3. Thực hiện đào tạo nguồn nhân lực du lịch ................................................... 55
3.4. Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch ............................................................... 56
3.5. Tăng cường các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch .................................. 57
3.6. Xây dựng các chương trình liên kết ............................................................. 58
KẾT LUẬN ...................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................63
PHỤ LỤC ......................................................................................................................65

iii


iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Thuỷ là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có vị trí thuận lợi là cửa
ngõ giao lưu giữa các tỉnh Tây Bắc với thủ đơ Hà Nội. Tồn huyện có 36 di tích
lịch sử văn hóa đã được xếp hạng. Trong đó có 5 di tích xếp hạng cấp quốc gia:
Đình Đào Xá; đền Tam Cơng xã Đào Xá; đình Hạ Bì Trung xã Xuân Lộc; tượng
đài chiến thắng Tu Vũ; đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa, cùng nhiều lễ hội
truyền thống đặc sắc. Trong đó có 02 lễ hội được cơng nhận là di tích lịch sử là
cấp quốc gia: lễ hội đình Đào Xá cơng nhận 2016; lễ hội đền Lăng Sương cơng
nhận 2018.

Là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, đặc biệt có nguồn nước
khống nóng thiên nhiên quý hiếm đã được Liên hiệp khoa học địa chất Việt
Namặcơng nhận. Thương hiệu nước khống nóng Thanh Thủy đã nổi tiếng trong
nhiều năm qua, thành phần nước nhiều khống chất, đặc biệt có hàm lượng
radon cao, dùng nước khống nóng để tắm và uống có thể chữa một số bệnh và
tăng cường sức khỏe. Là huyện có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch:
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nước khống nóng, du lịch văn hóa truyền thống,
văn hóa tâm linh, du lịch cộng đồng... Một điểm đến hấp dẫn nữa của du lịch
Thanh Thủy đó là tham quan, trải nghiệm các làng nghề truyền thống. Thanh
Thủy hiện có 06 làng nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ công nhận. Các
làng nghề tiêu biểu như: đan lát Ba Đơng - Hồng Xá; sản xuất và dịch vụ thủy
sản Thủy Trạm - Sơn Thủy; nuôi trồng và chế biến nấm mộc nhĩ Đoan Thượng Đồng Trung, Đoan Hạ; sản xuất tương làng Bợ xã Thạch Đồng; trồng hoa và
cây cảnh Phương Viên - Tân Phương. Sản phẩm của các làng nghề từng bước
được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã, giá thành
sản phẩm. Bên cạnh đó quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, phát
triển sản xuất nông sản sạch vừa phục vụ khách tham quan du lịch, mua sắm,
vừa phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân.
Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, giao thông, cùng với nguồn
tài nguyên du lịch văn hóa nhân văn và đặc biệt là nguồn tài nguyên nước
1


khống nóng cùng hệ thống các dịch vụ du lịch, Thanh Thủy được xác định là
một trong bốn trọng điểm du lịch của tỉnh Phú Thọ; có tiềm năng phát triển đa
dạng loại hình, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng
tắm khống nóng.
Xác định được những tiềm năng đó UBND tỉnh Phú Thọ và BTV Huyện
ủy đã luôn quan tâm đề ra những Quyết định, Nghị quyết mạng ý nghĩa quan
trọng như: Quyết định số 3651/QĐ-UBND, ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh
Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn

2011-2020, định hướng đến 2030; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của
BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIII về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 4772/KH-UBND, ngày 20/10/2016 của UBND
tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020; Nghị
quyết 03/NQ-HU ngày 29/01/2016 của BTV Huyện ủy là văn bản định hướng
cho mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện để phát triển các loại hình du lịch nhằm
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh các sản
phẩm du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, công nghiệp chưa phát
triển, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh
nghiệp trong và ngồi tỉnh cịn hạn chế. Kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm
đầu tư thi công nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du
lịch hiện tại và tương lai. Cấp ủy, chính quyền và nhân dân chưa có kinh nghiệm
trong công tác phát triển du lịch nên những năm đầu triển khai xây dựng các mơ
hình, tổ chức quản lý và điều hành cịn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng về du
lịch tâm linh nhiều địa điểm hiện nay đã xuống cấp, kinh phí để đầu tư xây dựng
nâng cấp, tu bổ, tôn tạo các di tích cịn hạn chế. Sản phẩm du lịch chưa phong
phú, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch nhanh, mạnh, bền
vững. Nắm bắt được điều đó “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển
du lịch của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” được chọn làm đề tài khóa luận
khơng chỉ có ý nghĩa lý luận mà cịn có vai trị ý nghĩa thực tiễn nhằm đánh giá

2


tiềm năng, thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao NLCT cho du
lịch huyện Thanh Thủy.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hướng tiếp cận từ lý thuyết năng lực cạnh tranh quốc gia
M.Porter (1980, 1998, 2007) định nghĩa “cạnh tranh quốc gia là khả năng

của các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giá trị gia tăng trong một
ngành công nghiệp cụ thể trong một quốc gia cụ thể để duy trì giá trị gia tăng
trong thời gian dài” .Với các kết quả nghiên cứu của mình tác giả giải thích và
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến đến NLCT của một quốc gia (một địa phương)
trong một ngành nhất định. Theo đó, NLCT được thể hiện qua sự liên kết của 4
nhóm yếu tố: Điều kiện các yếu tố sản xuất và dịch vụ; Điều kiện về cầu; Các
ngành hỗ trợ và có liên quan; Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của ngành. Các
yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên khả năng cạnh tranh của một
quốc gia, một địa phương trong ngành. Ngồi ra cịn hai yếu tố khác là Chính
sách của Chính phủ và Cơ hội. Mặc dù, cơng trình khơng đi sâu vào lĩnh vực
dịch vụ du lịch, song lý thuyết cạnh tranh của M. Porter có thể được sử dụng khá
thích hợp trong việc nghiên cứu NLCT của ngành du lịch”.[14]
Trong thời gian gần đây, Hội đồng Du lịch Thế giới và Diễn đàn Kinh tế Thế
giới (WEF) đã sử dụng bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cho ngành Du
lịch/Lữ hành, gồm 8 chỉ số chính, đã thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên
thế giới ngay sau khi được WEF cơng bố vào năm 2004. Sau đó, bắt đầu từ năm
2007 đến nay, đều đặn hàng năm, WEF đều công bố báo cáo kết quả nghiên cứu
đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch của các quốc gia. Đây được xem là thông
tin, là cơ sở quan trọng giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý kinh doanh du lịch
tìm hiểu và đánh giá năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch khác nhau
Những nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến ở Việt
Nam không phải là một chủ đề mới, các nhà nghiên cứu tiếp cận NLCTDL trên
nhiều lát cắt khác nhau và ở mỗi giai đoạn các nghiên cứu đều có những đóng
góp và có những ý nghĩa thực tiễn khác nhau, có thể kể đến một số nghiên cứu
tiêu biểu sau:
3


Dự án VIE 893 (1989) về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịchViệt Nam do
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Chương trình Phát triển của Liên hợp

quốc (UNDP) đã nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam –
dưới góc độ xem Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế.[1]
Đề tài NCKH của Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối
hợp với nhóm NCS của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện (2006), Khả
năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành Du lịch do UNDP tài trợ đã
tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá khái quát khả
năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam cũng như những tác động khác
nhau từ quá trình tự do hóa đang diễn ra trong ngành.[2]
Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2007), trong đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực
trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Quốc tế
của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Quốc tế” đã phân tích thực trạng NLCT
trong lĩnh vực Lữ hành Quốc Tế (LHQT) của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế Quốc tế dựa trên các tiêu chí về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý, sản
phẩm và dịch vụ, nguồn nhân lực và so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong
khu vực. Đồng thời, trên cơ sở khái quát thực trạng NLCT của nền kinh tế Việt
Nam, thông qua kết quả xếp hạng và đánh giá NLCT Du lịch và lữ hành (WEF),
đưa ra một số định hướng và tập trung đề xuất ba nhóm giải pháp quan trọng là
nhóm giải pháp vĩ mơ liên quan đến chủ trương chính sách, nhóm giải pháp của
Hiệp hội Du lịch và nhóm giải pháp của Doanh nghiệp lữ hành để góp phần
nâng cao NLCT trong lĩnh vực LHQT của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập.[7]
Nguyễn Anh Tuấn (2001) trong luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh
tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” đã nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý
luận cơ bản về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng mơ
hình Tích hợp của Dwyer và Kim (2003) và phương pháp điều tra trên mạng
Survey Monkey để điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh
của điểm đến du lịch Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm
4



yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Namặcũng như nguyên nhân
của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Qua
đó, đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam
gồm: Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng
góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia. Mơi trường chính sách phải tạo
thuận lợi cho du lịch phát triển. Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng
năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi. Ngành du
lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững . [8]
Nguyễn Thị Thu Vân (2012), khi nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh điểm
đến du lịch Đà Nẵng” đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh du
lịch của các tác giả quốc tế và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh trong du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm đến hấp
dẫn của Việt Nam và khu vực. Khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Đà
Nẵng, tác giả đã dựa vào giá trị trung bình của 84 chỉ số (Mơ hình tích hợp của
Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố được
hình thành, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẳng, gồm:
Nguồn lực tự nhiên; Nguồn lực kế thừa; Nguồn lực tạo ra; Nguồn lực hỗ trợ;
Quản trị điểm đến; Điều kiện hoàn cảnh, Điều kiện về cầu. Kết quả phân tích
thống kê mơ tả 7 nhân tố trên cho thấy, hầu hết các nhân tố tác động đến năng
lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Nẵng đều ở mức trung bình khá, khơng
có nhân tố nào xuất sắc (giá trị trung bình lớn hơn 4), khơng có nhân tố tiêu cực
giá trị trung bình nhỏ hơn. .”.[10]
Hà Thị Thanh Thuỷ (2014) phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của du
lịch biển Việt Nam: so sánh với Thái Lan và Indonesia, theo số liệu năm 2013
năng lực cạnh tranh của du lịch biển Việt Nam đứng vị trí 8 trên tổng số 14 quốc
gia tham gia xếp hạng, thua Thái Lan tới 37 bậc và đứng sau Indonesia tới 1 bậc.
Cụ thể, xét năng lực cạnh tranh quốc gia ở cả 3 bộ tiêu chí (khn khổ pháp lý;
môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng; con người, văn hóa và tài nguyên thiên

nhiên) của Việt Nam đều đứng ở vị trí thấp hơn so với Thái Lan. So với
5


Indonesia, Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn ở bộ tiêu chí khn khổ pháp lý, hai
bộ tiêu chí cịn lại đều đứng ở thứ hạng thấp hơn. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ
ra điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng để
theo kịp Thái Lan và Indonesia, trở thành cường quốc về du lịch biển, trước tiên
Việt Nam cần giải quyết gốc rễ của ba vấn đề gồm: Chính sách, cơ sở hạ tầng và
nguồn nhân lực.[9]
Trần Thị Thùy Trang (2015), nghiên cứu về năng lực cạnh tranh du lịch của
TP Hồ Chí Minh đã đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch TP.HCM, dựa trên
cơ sở lý thuyết về du lịch và du lịch điểm đến để chọn ra 4 nhóm yếu tố chính
phỏng theo mơ hình kim cương của Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm
đến trong lĩnh vực du lịch gồm: Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch,
chiến lược, cơ cấu và đối thủ cạnh tranh của điểm đến, các ngành cơng nghiệp
hỗ trợ có liên quan và các điều kiện về nhu cầu thị trường du lịch. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn của du lịch địa phương
có ảnh hưởng cao nhất, thứ hai là chiến lược cơ cấu và đối thủ cạnh tranh, thứ ba
là các ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan và cuối cùng là các điều kiện về
nhu cầu du lịch. Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của du lịch TP.HCM trong xu thế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc
tế gồm: nhóm giải pháp về phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, nhóm giải
pháp về phát triển thị trường khách du lịch nội địa và nhóm giải pháp về sản
phẩm du lịch.[6]
Nguyễn Thạnh Vượng (2015), khi nghiên cứu về các yếu tố tác động tới
năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch Tiền Giang đã khảo sát 43 doanh
nghiệp du lịch tại Tiền Giang đã chỉ ra rằng các yếu tố nguồn nhân lực phục vụ
dịch vụ du lịch được các doanh nghiệp đánh giá quan trọng nhất trong việc tác
động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh, tiếp theo là các yếu tố: Cơ sở

vật chất hạ tầng du lịch, chính sách và chiến lược của doanh nghiệp, Marketing,
yếu tố tự nhiên, đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố còn lại tác động đến năng lực
cạnh tranh ở mức độ vừa phải. Từ đó tác giả khuyến nghị một số giải pháp cho
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Tiền Giang gồm:
6


+ Chủ động trong việc đào tạo các nhà quản lý và nhân viên về trình độ, kỹ
năng, thái độ để đáp ứng tốt công tác tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ của
doanh nghiệp.
+ Tăng cường liên kết với các nhà cung ứng (vận tải, lưu trú, nhà hàng, điểm
du lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
+ Chú trọng đến chính sách giá và sản phẩm cũng như công tác điều hành
tour.
+ Tích cực tham gia vào các hội chợ, hội thảo về du lịch để quảng bá sản
phẩm du lịch.[11]
Phạm Thị Thu Hường, Đinh Hồng Linh (2012) : “ Nâng cao năng lược
cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ”, tạp chí Khoa học & Cơng nghệ
tháng 4 năm 2012. Phú Thọ được coi là trung tâm du lịch về cội nguồn của đất
nước, trong đó, di tích Lịch sử Đền Hùng và hát Xoan được vinh danh là di sản
văn hóa của cả nước. Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ không những là động lực
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ mà còn hiệu ứng tương hỗ rất lớn, tạo
thành một thế mạnh không những cho tỉnh mà cịn cho tồn vùng, góp phần phát
triển kinh tế cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Bài viết sẽ phân tích các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, từ đó đưa
ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, giúp các
nhà hoạch định chính sách có những tham khảo đúng đắn định hướng phát triển
và kết hợp các thế mạnh trong cạnh tranh du lịch của tỉnh.[4]
Đề tài của Nguyễn Thị Thịnh, Ngô Văn Nhuận: “ Khảo sát thực trạng lao
động làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch và đề xuất giải pháp đào

tạo lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ” (2012). Đề tài tập trung rà soát, đánh giá thực trạng lao
động làm việc trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện Thanh Thủy,
một trong những huyện có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng
với nguồn nước khống nóng có hàm lượng chất tốt cho sức khỏe cao đặc biệt là
hàm lượng radon có thể tắm hoặc uống đều rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ và điều
trị một số bệnh lí cho cơ thể. Từ đó, đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp
7


đưa ra kế hoạch đào đạo nhân lực. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc rà
soát, thống kê số lượng nhân lực, đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng nhân lực, chưa nghiên cứu sâu về các yếu tố khác của du lịch để
nâng cao chất lượng cũng như sự cạnh tranh trong phát triển du lịch huyện
Thanh Thủy. [5]
Các cơng trình nghiên cứu trên khơng chỉ có ý nghĩa đối với những người
quan tâm tới lĩnh vực du lịch, những lợi ích của du lịch trong sự phát triển của
kinh tế- xã hội mà cịn thực sự có ý nghĩa với bản thân tơi trong q trình nghiên
cứu và viết đề tài khóa luận này. Các cơng trình trên đã nghiên cứu rất chi tết cụ
thể và có ý nghĩa thực tiễn rất cao ở các quốc gia, địa phương khác nhau. Đề tài
“Khảo sát thực trạng lao động làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ du lịch
và đề xuất giải pháp đào tạo lao động phục vụ việc phát triển ngành du lịch trên
địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” Tuy đã tiếp cận rất cụ thể tới đối
tượng quan trọng của việc đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch là nhân lực trong
các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, xong để nâng cao năng lực cạnh tranh trong
phát triển du lịch huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, cần phải nghiên cứu nhiều
hơn nữa về thực trạng các yếu tố khác trong du lịch từ đó đưa ra những giải
pháp khắc phục những hạn chế trong phát triển du lịch huyện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các điều kiện, hiện trạng phát triển du lịch huyện
Thanh Thủy, đánh giá khả năng cạnh tranh của du lịch huyện; từ đó đề xuất một
số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch huyện Thanh Thủy trong
giai đoạn tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh du lịch ở
điểm đến. Xác định các yếu tố với hệ thống tiêu chí đo lường đánh giá năng lực
cạnh tranh du lịch
- Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của du lịch huyện Thanh Thủy
qua một số các yếu tố: nguồn lực thừa hưởng, nguồn lực tạo thêm, nguồn lực
8


phụ trợ, chính sách phát triển du lịch và quản lý điểm đến. Trên cơ sở phân tích
thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch huyện Thanh Thủy, chỉ ra những điểm
hạn chế về năng lực cạnh tranh và nguyên nhân của những hạn chế
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch
huyện Thanh Thủy trong bối cảnh phát triển mới gắn với quan điểm và định
hướng phát triển du lịch huyện Thanh Thủy trong giai đoạn tới đây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch
huyện Thanh Thủy
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vị địa bàn huyện Thanh
Thủy
Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu thực trạng và giải pháp từ năm 20162020 định hướng đến năm 2030
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu: Phân tích là nghiên cứu các
tài liệu, lý thuyết khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm

hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng bộ phận thông tin đã được
phân tích tạo ra một hệ thống ý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng,
phương pháp này nhằm xử lý các nguồn tư liệu, thư tịch, sách báo, tạp chí khoa
học... đã thu thập nhằm làm rõ vấn đề
Phương pháp thu thập và xử lí thơng tin: Phương pháp này chủ yếu dựa
trên việc thu thập nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ những tài liệu nghiên cứu
trước đây, từ các sở ban ngành, công ty du lịch...
Phương pháp điền dã, thực địa: Việc tiếp cận trực tiếp với đối tượng
nghiên cứu cho phép thu nhận trực tiếp những thông tin cập nhật, cụ thể mà các tài
liệu cũng như bản đồ khơng có ưu thế hơn. Phương pháp này giúp chúng ta có cái
nhìn cụ thể hơn về các cơ quan, điểmặcung cấp dịch vụ du lịch là cơ sở để nhận
định lại số liệu trong q trình thu thập thơng tin
9


Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ
chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối
ưu.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài khóa luận
gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh trong phát
triển du lịch
Chương 2: Năng lực cạnh tranh của du lịch huyện thanh thủy, tỉnh Phú
Thọ
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch
huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

10



CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận về năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch, sản phẩm và điểm đến du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Từ lâu, khái niệm “du lịch” đã được các tác giả sử dụng rộng rãi trên sách
báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ phát triển,
khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được bổ sung
ngày càng hồn thiện.
Theo Giáo trình Kinh tế Du lịch của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội (2006), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã định nghĩa về khái niệm “du
lịch” như sau: “Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú
thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích
hịa bình và hữu nghị. Với họ, du lịch là một cơ hội để tìm kiếm những kinh
nghiệm sống, sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mình.”.[12,10]
Ở Việt Nam, Luật Du lịch (năm 2017) định nghĩa “Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong
thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dư
ng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”.[13,1]
Tóm lại, tất cả các khái niệm về du lịch đã nêu trên đây tuy cách diễn đạt có
khác nhau nhưng đều có những nét đặc trưng chung như:
Du lịch thuộc lĩnh vực dịch vụ
Du lịch là bao gồm nhiều hoạt động khác nhau
Du lịch là lĩnh vực hoạt động rộng trên toàn lãnh thổ, bao gồm nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực tham gia
Các hoạt động du lịch diễn ra ở ngoài khu vực khách du lịch cư trú


11


Du lịch là hoạt động liên quan đến nhu cầu, nhưng không phải mọi nhu
cầu đều liên quan đến du lịch. Chỉ có hoạt động nào dẫn đến thỏa mãn nhu cầu
về tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định mới được gọi là
du lịch.
Du lịch được thực hiện thơng qua sản phẩm du lịch. Nói cách khác thì du khách
thu được lợi ích từ du lịch thông qua thưởng thức, tiêu dùng sản phẩm du lịch.
1.1.1.2. Khái niệm sản phẩm du lịch.
Khái niệm về sản phẩm du lịch được đưa ra trong Luật Du lịch 2017, theo
đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, trên cơ sở khai thác tài nguyên du
lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch” [13,3]. Sản phẩm du lịch có thể tồn
tại dưới dạng vật thể (hữu hình) hoặc phi vật thể (vơ hình) và mang đặc
điểmặcủa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thơng thường. Bên cạnh những đặc
điểmặchung của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, sản phẩm du lịch có các đặc
trưng riêng gồm: Thứ nhất, sản phẩm du lịch có thể không mất đi sau khi đáp
ứng nhu cầu của du khách, thậmặchí cịn tăng thêm giá trị nếu được du khách
đánh giá cao và giới thiệu cho nhiều người khác. Thứ hai, sản phẩm du lịch có
tính thời điểm, mùa vụ nhất định và quá trình cung ứng, tiêu dùng thường diễn
ra đồng thời. Thứ ba, sản phẩm du lịch thường là không thể dịch chuyển được và
gắn liền với những địa điểm cụ thể.
Đặc trưng này có nghĩa là muốn hưởng thụ sản phẩm du lịch, du khách buộc
phải di chuyển tới nơi cung ứng. Thứ tư, sản phẩm du lịch thường không đồng
nhất về chất lượng cũng như sản lượng. Điều này hàm ý khác với hàng hóa
thơng thường, khó khăn hơn nhiều khi so sánh hai sản phẩm du lịch với nhau.
Du lịch có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế, môi trường tự nhiên cũng như xã
hội, tới dân cư bản địa cũng như tới chính khách du lịch. Do những tác động đa
chiều này, các yếu tố sản xuất sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng

khách du lịch có phạm vi và số lượng rất lớn. Danh sách các đơn vị, cá nhân
được thụ hưởng và chịu ảnh hưởng từ du lịch cũng rất dài. Chính vì vậy, cần
thiết có cách tiếp cận đa chiều khi phát triển, quản lý và giám sát du lịch.

12


1.1.1.3 Điểm đến du lịch
Du lịch bao giờ cũng gắn liền với một địa điểmặcụ thể. Thuật ngữ hay
được sử dụng để chỉ nơi, địa điểm, vùng hay khu... tham quan du lịch là điểm
đến du lịch. Điểm đến du lịch vì thế khơng chỉ giới hạn ở một nơi chốn cụ thể
mà cịn có thể là tập hợp của nhiều địa điểm (vùng du lịch, tuyến du lịch). Xét
về phạm vi địa lý thì điểm đến du lịch có thể là một khu vực du lịch trên thế giới
(ví dụ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Nam
Á...), một quốc gia, một vùng, một địa phương, một địa điểm nhất định, một khu
rừng hay một hòn đảo...
Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ và
được rộng rãi chấp nhận: “điểm đến du lịch là một khơng gian vật chất mà du
khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch
vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có
các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh
tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều
bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo
thành một điểm đến du lịch lớn hơn”. Chung quy, điểm đến du lịch là một nơi
tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ hỗ trợ, người dân
địa phương, văn hóa, thiên nhiên…
Ở Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 đưa ra hai khái niệm về điểm đến du
lịch là điểm du lịch và khu du lịch. Khái niệm thứ nhất, khu du lịch là khu vực
có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi

trường. Khái niệm thứ hai, điểm du lịch, được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch
được đầu tư khai thác phục vụ khách du lịch. [14,2] Như vậy, khu du lịch có
phạm vi địa lý rộng hơn điểm du lịch, có thể bao gồm nhiều điểm du lịch. Đồng
thời, không phải bất cứ điểm đến nào có tài nguyên du lịch cũng trở thành điểm
đến du lịch. Ngay cả những điểm đến có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn
nhưng khơng có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách thì vẫn
chưa trở thành điểm đến du lịch.
13


1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh, trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi lấy khái niệm của Van Duren, Martin và
Wesrtgren. Các tác giả cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy
trì một cách tốt nhất mức lợi nhuận cao và thị phần lớn trong các thị trường
trong và ngoài nước. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp, chi phí sản xuất thấp là điệu kiện cơ
bản của lợi thế cạnh tranh. Còn năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng cạnh
tranh của toàn ngành của một quốc gia so với các quốc gia khác. Điều này có
nghĩa là nếu các yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của một ngành cao, thì quốc gia
đó sẽ có năng lực cạnh tranh về ngành liên quan cao. Trong nghiên cứu nảy,
xem ngành là tổng thể các doanh nghiệp trong ngành. Sức cạnh tranh không chỉ
thể hiện sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, của ngành mà còn tạo nên sức
mạnh cạnh tranh của một quốc gia.[3,2]
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.3.1.

Mơi trường hoạt động

Môi trường hoạt động bao gồm các yếu tố như Mơi trường kinh doanh, an

ninh an tồn, y tế và vệ sinh, mức độ sẵn sàng CNTT và truyền thơng.
1.1.3.2.

Chính sách và điều kiện hỗ trợ

Chính sách và điều kiện hỗ trợ trong đánh giá năng lực cạnh tranh bao
gồm các yếu tố về mức độ ưu tiên cho du lịch, mức độ cởi mở quốc tế, sức cạnh
tranh về giá, sự bền vững về môi trường.
1.1.3.3.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là chỉ tiêu bao gồm các yếu tố như hạ tầng hàng không, hạ
tầng mặt đất và cảng, các hạ tầng phục vụ du lịch
1.1.3.4.

Tài nguyên tự nhiên và văn hóa

Tài nguyên tư nhiên bao gồm các tài nguyên thuộc về yếu tố tự nhiên như
nguồn nước, đất, khí hậu, sơng, suối ... và các hạ tầng phục vụ cho du lịch khác.

14


1.1.4. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Theo Nguyễn Duy Mậu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch việt
nam trong thời kỳ hội nhập” ,Tạp chí Kinh tế - Kĩ thuật điều này được hiểu: cạnh
tranh là một cuộc chiến khốc liệt thực sự và hướng chủ yếu đến đối tượng khách hàng,
thị trường; một cuộc chiến một mất một còn giữa các doanh nghiệp với nhau. Quan
điểm này vẫn được nhiều người ủng hộ khi nói về cạnh tranh và các doanh nghiệp có

thể tìm đủ mọi cách để tồn tại kể cả những phương thức cạnh tranh không lành
mạnh.[3,89]
Năng lực cạnh tranh du lịch là thước đo khả năng thu hút khách du lịch
của điểm đến du lịch, được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều yếu tố. Theo
Dwyer & Kim (2003), năng lực cạnh tranh du lịch nhìn chung được chấp nhận
dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; khả năng
về chiến lược và quản trị; và nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng lực
cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, vĩ mô (cấp quốc gia) hay
vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2003; Dwyer & Kim, 2003). Theo
một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập
khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 1999) mặc dù sự khác biệt
giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie & Crouch, 2003). Ritchie &
Crouch (2003) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các
nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực vật, v.v… Lợi thế
cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu
trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực…
Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi
thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của
mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại
lợi thế này.[15]
Có rất nhiều định nghĩa thế nào là năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch (Porter, 1999). Như đã nêu trên, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều các yếu tố. Đánh giá năng lực cạnh
tranh du lịch vì thế có thể dựa vào nhiều tiêu chí, có thể là tiêu chí khách quan
15


(như số du khách, thị phần, chi tiêu của du khách, số lao động sử dụng và giá trị
gia tăng của ngành du lịch) hay tiêu chí chủ quan (như sự phong phú văn hóa và
di sản, chất lượng sản phẩm, độ hài lòng của du khách…). Cách tiếp cận khác

nhau về tiêu chí được sử dụng s cho định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh
tranh của điểm đến du lịch. [14]
Ngồi ra cũng có khá nhiều các định nghĩa khác được sử dụng trong thực
tế. Theo Hartserre , “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của
điểm đến trong việc duy trì sức mạnh, thị phần trên thương trường và tăng
chúng lên theo thời gian”. Hassan thì cho rằng “năng lực cạnh tranh của một
điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc tạo ra và tích hợp
các sản phẩmặcó giá trị gia tăng, vừa giúp bảo tồn cácũnguồn lực trong khi vẫn
duy trì sức hút thị trường so với các đối thủ cạnh tranh”. Dwyer và cộng sự định
nghĩa “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một khái niệm tổng thể bao
gồm khả năng tạo khác biệt về giá, tỷ giá hối đoái, năng suất của các bộ phận
trong ngành du lịch cũng như các yếu tố ảnh hưởng sự hấp dẫn của điểm đến du
lịch”. Dwyer & Kim (2003) lại xác định “năng lực cạnh tranh của điểm đến du
lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc đưa ra hàng hóa, dịch vụ tốt
hơn các điểm đến du lịch khác theo những tiêu chí đánh giá được cho là quan
trọng của du khách”.[12,378]
Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến bắt đầu từ những năm
1990 Crouch và Ritcchie, 1993; Chon và Mayer, 1995; Pearce,1997. Poon 1993
nhấn mạnh tầm quan trọng có tính chất chiến lược trong quản lí và phát triển
điểm đến cạnh tranh và đã đề xuất 4 yếu tố mà điểm đến cần tuân thủ nếu muốn
duy trì năng lực cạnh tranh bao gồm: 1, coi mơi trường là hàng đầu; 2, Đặt du
lịch lên vị trí hàng đầu; 3, Tăng cường kênh phân phối; 4, Xây dựng khu vực tư
vấn khách hàng năng động. [13,109]
1.2.Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam
Việc gia nhập WTO, nhất là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã mở ra cơ hội lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Đây thực sự là
16



“hòn đá thử vàng” cho ngành du lịch trong bối cảnh tồn cầu, các cơng ty xun
quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, cơng nghệ, quản lý và năng
lực cạnh tranh cao trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường du lịch.
Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch là một trong số 14 nhóm chỉ số cấu thành
năng lực cạnh tranh ngành du lịch, thuộc yếu tố Chính sách và điều kiện hỗ trợ.
Đáng lưu ý, trong 6 chỉ số thuộc nhóm Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch, có 3
chỉ số liên quan đến thống kê du lịch, bao gồm: (1) Chi tiêu của Chính phủ cho
du lịch; (2) Mức độ toàn diện về dữ liệu thống kê du lịch hàng năm; (3) Mức độ
kịp thời cung cấp thông tin du lịch hàng tháng/q.
Trong khi Việt Nam ln ở nhóm dẫn đầu thế giới về chỉ số Mức độ kịp thời
cung cấp thơng tin du lịch hàng tháng/q thì chỉ số về Chi tiêu của Chính phủ
cho du lịch và chỉ số Mức độ toàn diện về dữ liệu thống kê du lịch hàng năm
ln ở nhóm cuối, theo Báo cáo của WEF năm 2019 xếp hạng lần lượt 118/140
và 112/140 nền kinh tế.
- Về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch Việt Nam thiếu những sản phẩm du lịch ấn tượng, mang
tính đặc trưng, chứa đựng giá trị văn hố đặc sắc với những biểu tượng nổi bật.
Nói cách khác, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, trùng lắp những sản phẩm du
lịch mang tính xu hướng như du lịch chữa bệnh, du lịch thể thao, du lịch từ
thiện, du lịch MICE… cịn phát triển chậm; tính liên kết vùng, miền chưa chặt
chẽ. Sản phẩm du lịch chưa định vị được trong tâm trí du khách, uy tín, chất
lượng chưa được khẳng định. Chính vì vậy, tỷ trọng đóng góp của du lịch cho
GDP của Việt Nam dừng lại ở mức 5%, trong khi đó Thái Lan là 12.06%,
Malaysia là 15.6% (năm 2012). Sản phẩm du lịch đơn điệu sẽ giảm chi tiêu của
du khách.
- Năng lực tài chính
Đa phần các doanh nghiệp du lịch Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa
(tính đến năm 2015 có 1,519 doanh nghiệp). Hơn nữa, những doanh nghiệp này
có vốn ít, sức cạnh tranh yếu, trong khi đó, các cơng ty nước ngồi có tiềm lực


17


tài chính mạnh, hoạt động du lịch có thị trường rộng. Có thể nhận thấy, các cơ
sở du lịch lớn ở Việt Nam chủ yếu do các tập đoàn nước ngồi nắm giữ.
- Về cơng nghệ
Việc phát triển cơng nghệ thơng tin ứng dụng vào các doanh nghiệp du lịch
có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, công nghệ thông tin chủ yếu phục vụ cho đặt
phòng, bán tour trực tuyến. Việc đầu tư chưa phát huy vai trò của nhà cung cấp.
Các websites chưa có tính phổ cập quốc tế, giới thiệu các sản phẩm du lịch và
dịch vụ chưa có tính chun nghiệp. Kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và các
ngành liên quan hiệu quả chưa cao.
- Nhân lực ngành du lịch
Lao động là lợi thế cạnh tranh của du lịch Việt Nam, do nguồn lao động trẻ,
dồi dào và chi phí tương đối rẻ. Tuy nhiên, lao động chủ yếu là lao động phổ
thông, năng lực người lao động cịn hạn chế, tính chun nghiệp chưa cao. Một
hiện tượng mà du lịch Việt Nam phải đối mặt là các nhà quản lý giỏi, lao động
lành nghề bị thu hút về các cơng ty du lịch nước ngồi.
- Chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch
Chưa đầu tư thực sự cho công việc này, mặc dù quảng bá du lịch là một
kênh quan trọng giới thiệu sản phẩm du lịch cho khách hàng; chi phí quảng cáo
cịn rất thấp, dưới 1% doanh thu, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chiếm
từ 10-20%.
Bài học về quảng bá du lịch như chương trình “Good morning America” của
Mỹ về hang động Sơn Đng là một ví dụ. Chính vì vậy, nhiều sản phẩm du
lịch Việt nam tuy vốn nổi tiếng nhưng ít được biến đến trên thị trường thế giới.
Đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch là một đầu tư rất lớn, như Malaysia đầu tư gần
98.2 triệu USD, Thái Lan là 80 triệu USD, Singarpore đã đầu tư trên 160 triệu
USD và Hàn Quốc là 56 triệu USD, trong khi đó Việt Nam chỉ đầu tư khoảng
2.5 triệu USD. Năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam hiện xếp thứ 75/141

quốc gia (2015), Singarpore xếp thứ 10, Malaysia được xếp thứ 34, Thái Lan
xếp thứ 43… Tuy nhiên, nhiều yếu tố thiếu tính bền vững, phát triển du lịch
chưa theo chiều sâu, năng lực quản lý còn hạn chế, động lực cho phát triển du
18


lịch chưa đảm bảo. Khoảng cách về lượng khách quốc tế giữa Việt Nam và bốn
nước Thái Lan, Malaysia, Singarpore và Indonesia từ 2.5 lần, khoảng cách về
thu nhập du lịch là 1.5-4 lần.
1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao NLCT điểm đến của một số quốc gia và địa
phương
- Kinh nghiệm nước ngoài
Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Singapore
Năng lực cạnh tranh của du lịch Singapore đã được nâng cao đáng kể
nhờ chính sách quản lý du lịch hợp lý và phát triển sản phẩm du lịch đa dạng,
độc đáo.
Để phát triển du lịch, Chính phủ Singapore đã đề ra nhiều kế hoạch phát
triển du lịch vừa mang tính kế thừa vừa phù hợp cho từng giai đoạn. Những kế
hoạch gần đây đều tính đến những thay đổi lớn lao của thế giới. Singapore đã
xác định đúng vị trí của du lịch trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã
hội và có nhiều biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch.
Rõ ràng, một quy trình quản lý du lịch hiệu quả đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng
yếu tố đầu tiên mà bất cứ một quá trình quản lý nhà nước về du lịch nào cũng
phải dựa vào chính là tạo ra một mơi trường chính sách ổn định, minh bạch và
tôn trọng cạnh tranh. Để làm được việc này, cơ quan quản lý các cấp của
Singapore đã ban hành và duy trì một mơi trường luật lệ, quy định phù hợp,
thơng thống và nhất qn làm nền tảng hoạt động cho tất cả các hoạt động du
lịch. Các chính sách, quy định về phát triển du lịch được trong mối quan hệ hữu
cơ và tương thích với các l nh vực phát triển kinh tế - xã hội khác và có tính
đến những tác động của ngoại cảnh. Bên cạnh đó là sự thân thiện, hiếu khách

và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân nơi đây. Điều này khiến
cho Singapore trở thành một điểm đến an toàn, văn minh, lịch sự, làm hài lòng
du khách.
Về phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, Singapore là một điển
hình thành cơng của việc tăng sự đa dạng, độc đáo của sản phẩm du lịch thông
qua phát triển mạnh mẽ các tài nguyên. Singapore phát triển thương hiệu du lịch
19


với yếu tố hấp dẫn khác biệt: xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; chú trọng
phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường; phân
mảng thị trường khách du lịch quốc tế và đưa ra những chương trình phù hợp
cho từng thị trường (châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ…), tùy theo nhu cầu
và khả năng chi trả của từng du khách. Chẳng hạn, với “Kế hoạch phát triển du
lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử
văn hóa như: Khu phố của người Hoa,Tiểu Ấn, Tanjong Tagar, Kampong Glam,
sông Singapore. Hoặc, với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993),
Singapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch
chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch
mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn
nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao
nhận thức của người dân về du lịch… Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch
21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong
Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu
vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch.
Trong chiến lược “Du lịch 2015” (năm2015), Singapore tập trung phát triển các
thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát
triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ
nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng
du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên

nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Nhờ đó, Singapore đã
phát triển du lịch hết sức thành cơng, hàng năm, Singapore đón trên 10 triệu
khách quốc tế, gấp gần 3 lần dân số đất nước.
- Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thái Lan
Thái Lan, cư dân bản địa cho rằng thắng cảnh văn hóa, con người thân
thiện và đồ ăn thức uống là yếu tố quan trọng đối với hình ảnh du lịch. Tuy
nhiên, từ phía nhiều du khách quốc tế, cuộc sống về đêm và vui chơi giải trí có
một vai trị lớn hơn. Vì thế, Thái Lan đã thực hiện các chương trình quảng bá,
phát triển hình ảnh du lịch trong đó kết hợp hài hịa quan điểm của các đối tượng
20


×