Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở thanh thủy, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN VĂN ĐỨC





BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY,
TỈNH PHÚ THỌ





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC











THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN VĂN ĐỨC




BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY,
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 60140114




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ ĐỨC






THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì viết trong luận văn là do sự tìm tòi, học hỏi và
nghiên cứu của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phó Đức Hòa.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ tại bất kỳ Hội đồng nào và
cũng chưa hề được công bố trên bất kỳ phương tiện nào.
Tác giả xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Văn Đức



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận
được sự động viên, khuyến khích và giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo,
các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Với tình cảm chân thành, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Khoa Quản lý giáo dục, phòng sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy giúp tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Thị Đức,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và góp ý kiến
hoàn thiện luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Thanh Thủy; Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng và giáo viên các trường THCS
trên địa bàn huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ, cùng bạn bè đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu,
số liệu, tham gia đóng góp nhiều ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ
các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Văn Đức


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục
iv
Danh mục chữ cái viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ vii
MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
3.1. Khách thể nghiên cứu 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Giả thuyết nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 4
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
7.3. Nhóm phương pháp khác 5
8. Cấu trúc luận văn 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC,
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở
TRƢỜNG THCS 6
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2. Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh giỏi 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS 13
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng học
sinh giỏi trong nhà trường 21
Kết luận chương 1 24
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG VÀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH THỦY, HUYỆN
THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 25
2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ 25
2.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển giáo dục huyện Thanh
Thủy, tỉnh Phú Thọ và những nguyên nhân 29
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS
Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 31
2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thanh
Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 38
2.5. Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường

THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 42
2.6. Đánh giá chung về thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ 53
2.7. Nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Kết luận chương 2 58
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THANH THỦY, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ 59
3.1. Các định hướng và nguyên tắc xây dựng biện pháp 59
3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học
sinh giỏi ở trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh
Phú Thọ 63
3.3. Các biện pháp cụ thể 65
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 76
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 77
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1. Kết luận 85
2. Khuyến nghị 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Viết tắt
Viết đầy đủ

BDHSG
- Bồi dưỡng học sinh giỏi
BHXH
- Bảo hiểm xã hội
CSTĐ
- Chiến sĩ thi đua
CBQL
- Cán bộ quản lý
CNXH
- Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CBQL
- Cán bộ quản lý
CSVC
- Cơ sở vật chất
CSVC-KT
- Cơ sở vật chất -kỹ thuật
CMHS
- Cha mẹ học sinh
ĐHSP

- Đại học sư phạm
GD&ĐT
- Giáo dục và đào tạo
GD
- Giáo dục
GV
- Giáo viên
GDTX
- Giáo dục thường xuyên
HĐND
- Hội đồng nhân dân
HS
- Học sinh
HSG
- Học sinh giỏi
NV
- Nhân viên
QLGD
- Quản lý giáo dục
SGK
- Sách giáo khoa
SKKN
- Sáng kiến kinh nghiệm
TBDH
- Thiết bị dạy học
TĐ-KT
- Thi đua, khen thưởng
TH
- Tiểu học
THCS

- Trung học cơ sở
THPT
- Trung học phổ thông
TW
- Trung ương
UBND
- Uỷ ban nhân dân
XHH
- Xã hội hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường 33
Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, GV, NV nhà trường trong 5 năm từ 2008-2013 33
Bảng 2.3. Danh hiệu thi đua của GV đạt được trong 5 năm từ 2008-2013 34
Bảng 2.4. Kết quả giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 5 năm từ 2008-2013 34
Bảng 2.5. Kết quả học lực của trường 5 năm từ 2008-2013 35
Bảng 2.6. Kết quả hạnh kiểm của trường 5 năm từ 2008-2013 35
Bảng 2.7. Kết quả học sinh đạt giải các cấp trong 5 năm từ 2008-2013 35
Bảng 2.8. Kết quả HS thi đỗ vào các trường chuyên từ 2008-2013 36
Bảng 2.9. Kết quả HS thi đỗ vào các trường THPT công lập từ 2008-2013 37
Bảng 2.10. Kinh phí chi phục vụ công tác BDHSG từ 2008-2013 37
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát tính cần thiết của việc bồi dưỡng HSG 44
Bảng 2.12: Khảo sát tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG 44
Bảng 2.13: Mức độ thực hiện các biện pháp bồi dưỡng HSG 44
Bảng 2.14. Mức độ đáp ứng của các biện pháp bồi dưỡng HSG 46
Bảng 2.15. So sánh giữa mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của biện pháp 47
Bảng 2.16. Mức độ thực hiện biện pháp Lập kế hoạch bồi dưỡng HSG 48

Bảng 2.17. Mức độ thực hiện biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG 49
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện biện pháp thực hiện các quy định về công tác
thi đua khen thưởng đối với HSG và GV bồi dưỡng HSG 50
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện biện pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá
thường xuyên các hoạt động Bồi dưỡng HSG có hiệu quả 51
Bảng 2.20. Mức độ thực hiện biện pháp tạo điều kiện và môi trường làm
việc thuận lợi hoạt động bồi dưỡng HSG của GV và HS 52
Bảng 3.1: Dự báo quy mô lớp, học sinh trong 5 năm từ 2014-2019 62
Bảng 3.2: Dự kiến số học sinh giỏi các cấp trong 5 năm 2014-2019 62
Bảng 3.3. Dự kiến HS thi đỗ vào các trường Chuyên từ năm 2014-2019 63
Bảng 3.4. Dự kiến HS thi đỗ vào THPT Công lập từ năm 2014-2019 63
Bảng 3.5: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết của các biện pháp 78
Bảng 3.6: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
Bảng 3.7. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp 82


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quan hệ của các chức năng quản lý 16
Biểu đồ 2.1. So sánh cơ cấu kinh tế giữa các ngành năm 2005, 2008, 2013 26
Biểu đồ 2.2. Sự thay đổi về số lượng học sinh qua các năm học 27
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn tính cần thiết của những biện pháp đề xuất 79
Biểu đồ 3.2. Biểu diễn tính khả thi của những biện pháp đề xuất 81

Biểu đồ 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất 83

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng
đến yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
của xã hội. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) đã nêu “ phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền
vững” và “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” [6];
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đã tiếp tục khẳng định: “Mở
rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể,
nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển, đẩy mạnh phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020 [10];
Ngày nay, chúng ta đang đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước. Quá trình hội
nhập quốc tế đã mang lại cho chúng ta rất nhiều thời cơ nhưng cũng không ít
thách thức, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Cùng với các cấp, các ngành
và toàn xã hội, ngành giáo dục và đào tạo nói chung và các nhà trường nói
riêng phải có trách nhiệm từng bước đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi đó để
phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Như vậy, việc đào tạo
phát triển nhân tài nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng, vừa là mục
tiêu, yêu cầu, trách nhiệm, đồng thời là đòi hỏi của xã hội đối với ngành giáo
dục và đào tạo và các nhà trường hiện nay;
Trong những năm qua, ngành giáo dục và các nhà trường đã có nhiều cố
gắng và trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục được
Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, trên thực tế

công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và hiệu quả học sinh giỏi còn bộc lộ
một số những vấn đề yếu kém, bất cập như sau:

2
Lãnh đạo các trường mới chỉ quan tâm đến việc bồi dưỡng chất lượng
giáo dục đại trà mà chưa chú ý nhiều đến bồi dưỡng học sinh giỏi, việc tổ chức
bồi dưỡng học sinh giỏi còn mang tính tự phát, thời vụ;
Chưa xây dựng được kế hoạch và có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng
học sinh giỏi lâu dài, việc đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy, thiết bị và
kinh phí cho giáo viên tham gia trực tiếp bồi dưỡng còn hạn chế, lãnh đạo
nhiều trường coi trách nhiệm bồi dưỡng học sinh giỏi là của giáo viên, do vậy
không thường xuyên tham gia quản lý, chỉ đạo, động viên khuyến khích giáo
viên và học sinh kịp thời;
Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng trình độ còn hạn chế, chưa chú
trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng, điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó
khăn; Công tác thi đua khen thưởng, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, học sinh
giỏi chưa thỏa đáng, dẫn tới chưa tạo được động lực thi đua trong nhà trường
Những tồn tại, hạn chế đó, nếu không được giải quyết dứt điểm, kịp thời thì sẽ
có nguy cơ chất lượng học sinh giỏi trong thời gian tới đây sẽ giảm sút.
Trường THCS Thanh Thủy là trường trọng điểm, là trung tâm giáo dục
chất lượng cao khối THCS của huyện Thanh Thủy, có nhiệm vụ chính là tham
gia bồi dưỡng các đội tuyển HSG của huyện. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt
động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường chủ yếu làm theo kinh nghiệm chủ quan.
Việc xác định được các biện pháp quản lý mang tính khoa học, bền vững có hệ
thống là vấn đề cấp bách và cần thiết để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
nước nhà và hội nhập quốc tế.
Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề “Biện pháp
quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Thanh
Thủy - huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học

nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý
hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường THCS, đặc biệt là trường
THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, đề xuất các biện pháp
tăng cường quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà
trường trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS
Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn
huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy đã được quan tâm chỉ đạo và đạt
được những kết quả nhất định. Song, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục hiện nay, chất lượng bồi dưỡng vẫn bộc lộ một số những tồn tại, hạn
chế. Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà
trường, đặc biệt là trường trọng điểm thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn
huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt
động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS;
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi và các biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THCS Thanh Thủy,

huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

4
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG
trong 5 năm từ năm học 2008-2009 đến nay và đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động BDHSG tại 05 trường THCS trên địa bàn huyện, gồm:
1. Trường THCS Thanh Thủy;
2. Trường THCS La Phù;
3. Trường THCS Đoan Hạ;
4. Trường THCS Yến Mao;
5. Trường THCS Xuân Lộc.
Đặc biệt, luận văn tập trung nghiên cứu kỹ tại trường THCS Thanh Thủy,
là trường trọng điểm của huyện.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn tài liệu, nhằm xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài gồm: Lý luận hoạt động dạy học bồi dưỡng học sinh
giỏi; lý luận về quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý dạy học bồi
dưỡng học sinh giỏi; nghiên cứu về mục tiêu giáo dục học sinh THCS, mục tiêu
dạy học học sinh giỏi; Lý luận về học sinh giỏi: Một số quan điểm về học sinh
giỏi, đặc điểm học tập của học sinh giỏi; nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả dạy học học sinh giỏi.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp quan sát sư phạm
Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lý của Ban giám
hiệu, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh học bồi dưỡng

học sinh giỏi ở 05 trường THCS, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;
* Phương pháp điều tra bằng phiếu: Xây dựng bảng hỏi, nghiên cứu về biện
pháp quản lý hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng
các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Thủy;

5
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.3. Nhóm phương pháp khác
* Phương pháp xin ý kiến chuyên gia:
+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo phụ
trách quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS trên địa bàn huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;
+ Thăm dò bằng phiếu cán bộ giáo viên có kinh nghiệm dạy học bồi
dưỡng học sinh giỏi, đại diện hội cha mẹ HS tại các trường THCS trên địa bàn
huyện, đặc biệt là trường THCS Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ;
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm tại trường trung học
cơ sở Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nhằm kiểm tra hiệu quả
của các biện pháp quản lý dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi đã nghiên cứu
trong luận văn.
* Phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề quản lý giáo dục, quản lý hoạt động
bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS;
Chương 2: Thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi
dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ;
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở

trường trung học cơ sở Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.




6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG THCS

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới việc đào tạo và phát triển nhân tài đã có từ rất lâu. Ở Trung
Quốc, từ đời nhà Đường những trẻ em có tài đặc biệt được mời đến sân Rồng
để học tập và được giáo dục bằng những hình thức đặc biệt;
Trong tác phẩm phương Tây, Plato cũng đã nêu lên các hình thức giáo
dục (GD) đặc biệt cho HSG. Ở châu Âu trong suốt thời phục hưng, những
người có tài năng về nghệ thuật, kiến trúc, văn học đều được nhà nước và các
tổ chức cá nhân bảo trợ, giúp đỡ;
Đối với nước Mỹ, một siêu cường của thế giới, với trình độ khoa học,
công nghệ phát triển rất cao với một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại bậc nhất
trên thế giới, mãi đến thế kỉ 19 mới chú ý tới vấn đề GD học sinh giỏi và tài
năng. Đầu tiên là hình thức GD linh hoạt tại trường St. Public Schools Louis
1868 cho phép những HSG học chương trình 6 năm trong vòng 4 năm; sau đó
lần lượt là các trường Woburn; Elizabeth; Cambridge…;
Và trong suốt thế kỉ XX, HSG đã trở thành một vấn đề của nước Mỹ với
hàng loạt các tổ chức và các trung tâm nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi ra
đời. Năm 2002 có 38 bang của Hoa Kỳ có đạo luật về giáo dục HSG (Gifted &
Talented Student Education Act) trong đó 28 bang có thể đáp ứng đầy đủ cho
việc GD học sinh giỏi;

Nước Anh thành lập cả một Viện hàn lâm quốc gia dành cho học sinh
giỏi và tài năng trẻ và Hiệp hội quốc gia dành cho học sinh giỏi, bên cạnh
Website hướng dẫn GV dạy cho HS giỏi và HS tài năng;
Từ năm 2001 chính quyền New Zealand đã phê chuẩn kế hoạch phát triển
chiến lược HSG. CHLB Đức có Hiệp hội dành cho HSG và tài năng Đức ;

7
Giáo dục Phổ thông Hàn Quốc có một chương trình đặc biệt dành cho HSG
nhằm giúp chính quyền phát hiện HS tài năng từ rất sớm. Năm 1994 có khoảng
57/ 174 cơ sở GD ở Hàn Quốc tổ chức chương trình đặc biệt dành cho HSG;
Từ năm 1985, Trung Quốc thừa nhận phải có một chương trình GD đặc
biệt dành cho hai loại đối tượng HS yếu kém và HSG, trong đó cho phép các
HSG có thể học vượt lớp;
Một trong 15 mục tiêu ưu tiên của Viện quốc gia nghiên cứu giáo dục và
đào tạo Ấn Độ là phát hiện và bồi dưỡng HS tài năng ;
Phần lớn các nước đều chú ý bồi dưỡng HSG từ Tiểu học. Cách tổ chức
dạy học cũng rất đa dạng: có nước tổ chức thành lớp, trường riêng một số
nước tổ chức dưới hình thức tự chọn hoặc course học mùa hè, một số nước do
các trung tâm tư nhân hoặc các trường đại học đảm nhận ;
Tuy vậy, cũng có một số nước không có trường lớp chuyên cho HSG
như Nhật Bản và một số bang của Hoa Kỳ. Chẳng hạn: Từ 2001, với đạo luật
“Không một đứa trẻ nào bị bỏ rơi” (No Child Left Behind) giáo dục HSG
ở Georgia về cơ bản bị phá bỏ. Nhiều trường không còn là trường riêng, lớp
riêng cho HSG, với tư tưởng các HSG cần có trong các lớp bình thường nhằm
giúp các trường lấp lỗ hổng về chất lượng và nhà trường có thể đáp ứng nhu
cầu giáo dục HSG thông qua các nhóm và các course học với trình độ cao;
Chính vì thế vấn đề bồi dưỡng HSG đã trở thành vấn đề thời sự gây
nhiều tranh luận: “Nhiều nhà GD đề nghị đưa HSG vào các lớp bình thường
với nhiều HS có trình độ và khả năng khác nhau, với một phương pháp giáo
dục như nhau;

Tuy nhiên nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng giáo viên các lớp bình thường
không được đào tạo và giúp đỡ tương xứng với chương trình dạy cho HSG.
Nhiều nhà GD cũng cho rằng những HS dân tộc ít người và không có điều kiện
kinh tế cũng không tiếp nhận được chương trình giáo dục dành cho HSG.
Trong khi quỹ dành cho GD chung là có hạn nên sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu
quả đào tạo tài năng và HS giỏi”.

8
1.1.2. Ở Việt Nam
Vấn đề bồi dưỡng người tài đã được nhiều triều đại Việt Nam trải qua các
thời kỳ dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã rất coi trọng việc phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài. Thân Nhân Trung viết bài văn cho tấm bia đầu tiên ở Văn
Miếu, ông ghi nhận về tri thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên
khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn, nguyên khí suy nhược thì nước yếu và
ngày càng xuống cấp”. Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày
20/11/1946, trong bài viết “Tìm người tài đức” Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định “Nước nhà còn phải kiến thiết, kiến thiết phải có người tài, trong số 20
triệu đồng bào chắc không thiếu gì người có tài, có đức…”;
Kế thừa truyền thống hiếu học, trọng giáo dục, trọng nhân tài của dân tộc
Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp GD&ĐT, quan tâm đến
nhân tố con người và bồi dưỡng người tài. Với quan điểm "Giáo dục là quốc sách
hàng đầu", chất lượng GD có nhiều chuyển biến và đội ngũ HSG Việt Nam ngày
càng được phát triển thể hiện qua số lượng HSG đạt giải cao trong kỳ thi thế giới.
Đã có nhiều HSG trở thành các nhà khoa học đầu ngành trong tất cả các lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật đang phục vụ trong nước và trên toàn thế giới như GS.TS Ngô
Bảo Châu, người đã đạt giải thưởng Fields danh giá trong lĩnh vực Toán học năm
2010 và nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới khác
1.2. Những khái niệm cơ bản về học sinh giỏi và bồi dƣỡng học sinh giỏi
1.2.1. Năng lực, tài năng, năng khiếu
1.2.1.1. Năng lực

Là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiện
quy định tốc độ, chiều sâu của việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng
yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định.
1.2.1.2. Tài năng (trình độ cao của năng lực là tài năng):
Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề thuận lợi cho con người
sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tài năng được rèn luyện, hình

9
thành trong quá trình hoạt động của con người. Người có năng khiếu được phát
hiện, bồi dưỡng kịp thời thì có nhiều cơ hội trở thành tài năng.
1.2.1.3. Năng khiếu
Là "mầm mống" của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong tương lai.
Năng khiếu không được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em. Năng
khiếu có liên quan tới một số yếu tố bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh
- di truyền thể hiện ở các tố chất sinh lý, thần kinh trội tương hợp với năng khiếu
có ở một người.
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của một tài năng
1.2.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn sinh học: (từ lúc người mẹ mang thai đến lúc
đứa trẻ ra đời):
Đây là giai đoạn hình thành các tổ chức cấu trúc tế bào, gắn bó chặt chẽ với
việc hình thành và phát triển của thai nhi cũng như việc nảy sinh (hoặc thui
chột) mầm mống ban đầu tài năng của mỗi con người.
1.2.2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn sinh - xã hội: (Bắt đầu từ lúc đứa trẻ ra đời cho
tới lúc đứa trẻ trưởng thành): Đây là giai đoạn nảy sinh, bộc lộ, phát triển và xác
lập năng lực.
1.2.2.3. Giai đoạn 3: Giai đoạn xã hội
Đây là giai đoạn tài năng được thể hiện, được sử dụng trong thực tiễn,
mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể.
1.2.3. Học sinh giỏi, học sinh giỏi THCS
1.2.3.1. Học sinh giỏi

Nhìn chung các nước đều dùng hai thuật ngữ chính là gift (giỏi, có năng
khiếu) và talent (tài năng). Luật bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa HSG như
sau: “HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao/và có khả năng
sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt/và đạt xuất sắc trong lĩnh vực
lý thuyết/khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt/ và sự phục vụ đặc biệt
để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó” (Georgia Law).

10
Cơ quan giáo dục Hoa Kỳ miêu tả khái niệm “học sinh giỏi” như sau: Đó
là những học sinh có khả năng thể hiện xuất sắc hoặc năng lực nổi trội trong
các lĩnh vực trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng lãnh đạo, nghệ thuật, hoặc các lĩnh
vực lí thuyết chuyên biệt. Những HS này thể hiện tài năng đặc biệt của mình từ
tất cả các bình diện xã hội, văn hóa và kinh tế”.
Nhiều nước quan niệm: HSG là những đứa trẻ có năng lực trong các lĩnh
vực trí tuệ, sáng tạo, nghệ thuật và năng lực lãnh đạo hoặc lĩnh vực lí thuyết.
Những học sinh này cần có sự phục vụ và những hoạt động không theo những
điều kiện thông thường của nhà trường nhằm phát triển đầy đủ các năng lực
vừa nêu trên.


Hay nói một cách khác: HSG là học sinh có tiềm năng của sự
"thông thạo".
1.2.3.2. Học sinh giỏi THCS
HSG về một môn học nào đó là sự đánh giá, ghi nhận kết quả học tập
mà các em đạt được ở mức độ cao so với mục tiêu môn học ở từng lớp và cả cấp
THCS. Kết quả ở mỗi môn học của học sinh được thể hiện thông qua kiến thức
và kỹ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư duy, qua
thái độ và cách ứng xử, qua cách vận dụng kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống
thường ngày.
1.2.4. Khái niệm bồi dưỡng học sinh giỏi

Theo Từ điển Giáo dục học 2001, bồi dưỡng được định nghĩa như sau:"Bồi
dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao
và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể". [13];
Bồi dưỡng HSG là chủ động tạo ra môi trường và những điều kiện thích
hợp cho người học phát huy cao độ nội lực của mình, đi đôi với việc tiếp nhận
một cách thông minh, hiệu quả ngoại lực (người thầy có vai trò quan trọng hàng
đầu trong môi trường có tính ngoại lực); mà cốt lõi là giúp cho người học về
phương pháp, biết cách học, cách nghiên cứu, cách tư duy, cách tự đánh giá,

11
tận dụng phương tiện hiện đại nhất để tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để
tự học, tự bồi dưỡng.
1.2.5. Một số biểu hiện của học sinh giỏi cần chú ý trong việc tuyển chọn, bồi
dưỡng học sinh giỏi
HSG thường tỏ ra thông minh, trí tuệ phát triển, có năng lực tư duy tốt,
tiếp thu nhanh, nhớ lâu, có khả năng suy diễn, khái quát hóa, hiểu sâu, rộng, có
khả năng giải quyết vấn đề nhanh, hiệu quả cao;
HSG có óc tư duy độc lập, luôn tìm cái mới, hiểu khá sâu về bản chất và
hiện tượng, có cách giải hay, ngắn gọn và sáng tạo;
HSG rất say mê tò mò, ham hiểu biết, biết vượt khó, lao vào cái mới, có
ý chí phấn đấu vươn lên.
1.2.6. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS
Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG được thể hiện qua báo cáo chính
trị của ban chấp hành Trung ương Đảng VI: "Nhân tài không phải là sản phẩm tự
phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai
một đi nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ

" [8].
1.2.7. Mục đích của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Mục đích chính của việc bồi dưỡng HSG và HS tài năng nhìn chung các

nước đều khá giống nhau. Có thể nêu lên một số điểm chính sau đây:
- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng
trí tuệ của trẻ;
- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo;
- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời;
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm;
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong
đóng góp xã hội;
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.

12
- Mục đích của việc bồi dưỡng HSG được quy định rõ ràng trong điều I,
Quy chế thi HSG quốc gia là: “Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động
viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi,
học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất
lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát
hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện
mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước”.[5]
1.2.8. Các hình thức, biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và
tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG
để phát triển và đáp ứng được tài năng của họ;
Từ điển bách khoa Wikipedia trong mục Giáo dục HSG (gifted
education) nêu lên các hình thức sau đây:
- Lớp riêng biệt (Separate classes): HSG được rèn luyện trong một lớp
hoặc một trường học riêng, thường gọi là lớp chuyên, lớp năng khiếu. Nhưng
lớp hoặc trường chuyên (độc lập) này có nhiệm vụ hàng đầu là đáp ứng các đòi
hỏi cho những HSG về lí thuyết (academically). Hình thức này đòi hỏi ở nhà
trường rất nhiều điều kiện (không dựa vào được các gia đình phụ huynh) từ
việc bảo vệ HS, giúp đỡ và đào tạo phát triển chuyên môn cho giáo viên đến

việc biên soạn chương trình, bài học
- Phương pháp Mông-te-xơ-ri (Montessori method): Trong một lớp HS
chia thành ba nhóm tuổi, nhà trường mang lại cho HS những cơ hội vượt lên so
với các bạn cùng nhóm tuổi. Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng được các
mức độ khá tự do, nó hết sức có lợi cho những HSG trong hình thức học tập
với tốc độ cao.
- Tăng gia tốc (Acceleration): Những HS xuất sắc xếp vào một lớp có
trình độ cao với nhiều tài liệu tương ứng với khả năng của mỗi HS. Một số
trường Đại học, Cao đẳng đề nghị hoàn thành chương trình nhanh hơn để HS

13
có thể học bậc học trên sớm hơn. Nhưng hướng tiếp cận giới thiệu HSG với
những tài liệu lí thuyết tương ứng với khả năng của chúng cũng dễ làm cho HS
xa rời xã hội.
- Học tách rời (Pull-out) một phần thời gian theo lớp HSG, phần còn lại
học lớp thường.
- Làm giàu tri thức (Enrichment) toàn bộ thời gian HS học theo lớp bình
thường, nhưng nhận tài liệu mở rộng để thử sức, tự học ở nhà.
- Dạy ở nhà (Homeschooling) một nửa thời gian học tại nhà học lớp,
nhóm, học có cố vấn (mentor) hoặc một thầy một trò (tutor) và không cần dạy.
- Trường mùa hè (Summer school) bao gồm nhiều course học được tổ
chức vào mùa hè.
- Sở thích riêng (Hobby) một số môn thể thao như cờ vua được tổ chức
dành để cho HS thử trí tuệ sau giờ học ở trường.
1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và biện pháp quản lý hoạt động bồi
dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng THCS
1.3.1. Quản lý, Quản lý Giáo dục, Quản lý nhà trường THCS
1.3.1.1. Quản lý
a) Khái niệm:
Từ khi xã hội loài người có tổ chức, có sự phân công, hợp tác lao động

thì cũng từ đó xuất hiện hoạt động quản lý. Quản lý là một hoạt động bắt
nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động trong một tổ chức nhất định nhằm đạt
được hiệu quả lao động cao hơn. Vì vậy quản lý mang tính lịch sử, nó phát
triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa Mác đã đề cao vai trò
của quản lý: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đều
tiến hành trên quy mô tượng đối lớn tuỳ theo các cách tiếp cận, mà có nhiều
cách định nghĩa về hoạt động quản lý như:
- Theo quan điểm kinh tế học, nhà kinh tế học người Mỹ - Frederic
Wiliam Taylo (1856- 1915), một nhà kinh tế học Anh cho rằng: "Quản lý là

×