Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG – BEE LOGISTICS CORPORATION

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.34 MB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI CON ONG – BEE LOGISTICS
CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Ngoại thương

GVHD: ThS. HUỲNH TỊNH CÁT
SVTH: PHẠM VĂN TRƯỜNG
LỚP: K24QNT1
MSSV: 24212706423

ĐÀ NẴNG 2022


1

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN

“Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả phân tích, tìm
hiểu của riêng em, được thực hiện dưới sự hướng dẫn chuyên môn của
giảng viên hướng dẫn Ths. Huỳnh Tịnh Cát và các nhân sự phòng giao
nhận tại Bee Logistics Corp – chi nhánh Đà Nẵng, đảm bảo tính trung
thực về các nội dung đã trình bày.”
Em xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu trong bài làm có sao chép


hay sử dụng dữ liệu không trung thực.”

Đà Nẵng, ngày ….. tháng ….. năm 2022
Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Trường


2
LỜI CẢM
CẢM ƠN
LỜI
ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên trong
khoa QTKD của Trường Kinh Tế - Đại học Duy Tân đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong học tập cũng như trong quá trình em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn đến giảng
viên hướng dẫn ThS. Huỳnh Tịnh Cát là người đã tận tình hướng dẫn
chuyên môn cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty cổ
phần giao nhận vận tải con Ong – Bee Logistics Corporation, chi nhánh
Đà nẵng, các phòng ban và đặc biệt là phòng giao nhận – vị trí mà em
được thực tập tại cơng ty – đã nhiệt tình chỉ dẫn các nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khơng. Trong
q trình thực tập ở đây em học hỏi thêm rất nhiều kiến thức thực tế và
được tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ. Em chúc cho
các anh chị đã đồng hành cùng em cũng như quý công ty thành công hơn
nữa trong cơng việc sắp tới của mình.
Cuối cùng, vì thời gian nghiên cứu có hạn cũng như kiến thức cịn

hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô cũng như ý kiến của đơn vị
thực tập để đề tài trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời em có cơ hội học hỏi
và bổ sung thêm kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn.


3

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................xiii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................3
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI...........................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG..................................................4
1.1

KHÁI QT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU

BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.......................................................................4
1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa...........................................................................4
1.1.2 Khái niệm về nhận hàng hóa nhập khẩu..................................................................4
1.1.3 Khái niệm về hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không.................5
1.1.4 Khái niệm người giao nhận.....................................................................................5

1.1.5 Phần mềm truyền tờ khai Hải quan điện tử ECUS5-VNACCS/VCIS.....................5
1.1.5.1 Giới thiệu phần mềm............................................................................5
1.1.5.2 Tính năng nổi bật..................................................................................6
1.1.6 Các chứng từ cần thiết trong vận tải hàng không Quốc tế........................................8
1.1.6.1 Vận đơn hàng không (AWB – Airway Bill)...........................................8
1.1.6.2 Nhãn hiệu vận chuyển (Shipping Mark)................................................9
1.1.6.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)........................................11


4
1.1.6.4 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).............................................13
1.1.6.5 Bản lược khai hàng hóa (Cargo Manifesh).........................................14
1.1.6.6 Lệnh giao hàng (Delivery Order).......................................................14
1.2

ĐẶC ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA

VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG...................................................15
1.2.1 Đặc điểm vận tải hàng không................................................................................15
1.2.2 Đối tượng chuyên chở trong vận tải đường hàng không.......................................16
1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường hàng không.........................................16
1.2.3.1 Cảng hàng không (Airport).................................................................16
1.2.3.2 Máy bay (Aircraft/Airplance)..............................................................17
1.2.3.3 Cơng cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại sân bay.........................20
1.3

NỘI DUNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU

BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.....................................................................22
1.3.1 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng...............................................................................23

1.3.2 Chuẩn bị nhận hàng...............................................................................................23
1.3.3 Dỡ hàng và thông quan..........................................................................................25
1.3.4 Vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận.............................................................25
1.3.5 Giải quyết khiếu nại (nếu có).................................................................................26
1.3.6 Thanh tốn hợp đồng.............................................................................................26
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG............................................26
1.4.1 Yếu tố khách quan.................................................................................................26
1.4.1.1 Cơ sở pháp lý......................................................................................26
1.4.1.2 Các nhân tố môi trường......................................................................28
1.4.1.3 Cơ quan chức năng.............................................................................29


5
1.4.2 Yếu tố chủ quan.....................................................................................................29
1.4.2.1 Hàng hóa nhập khẩu...........................................................................29
1.4.2.2 Thủ tục hải quan.................................................................................29
1.4.2.3 Chứng từ và bộ hồ sơ giao nhận.........................................................30
1.4.2.4 Phương tiện vận chuyển nội địa.........................................................30
1.4.2.5 Đại lý ở nước ngoài............................................................................31
1.4.2.6 Nghiệp vụ của nhân viên giao nhận....................................................31
1.4.2.7 Hãng hàng không vận chuyển quốc tế................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG...............................................................................................33
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON
ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.....33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty cổ phần giao nhận vận tải
con Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng...........................................33

2.1.2 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ các phịng ban của cơng ty cổ phần giao
nhận vận tải con Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng......................35
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức....................................................................................35
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ phịng ban........................................................35
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của cơng ty cổ phần giao nhận vận tải con Ong Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng...........................................................38
2.1.3.1 Vận tải hàng không quốc tế................................................................38
2.1.3.2 Vận chuyển đường biển quốc tế..........................................................38
2.1.3.3 Dịch vụ gom hàng đường biển............................................................39
2.1.3.4 Vận tải đa phương thức......................................................................40


6
2.1.3.5 Vận tải đường bộ xuyên biên giới.......................................................40
2.1.3.6 Đại lý Hải quan..................................................................................41
2.1.3.7 Các dịch vụ khác.................................................................................41
2.1.4 Nguồn lực tại công ty cổ phần giao nhận vận tải con Ong - Bee Logistics
Corporation - chi nhánh Đà Nẵng..................................................................................42
2.1.4.1 Nguồn nhân lực..................................................................................42
2.1.4.2 Cơ sở vật chất.....................................................................................44
2.2

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ

PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS
CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.................................................45
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận
vận tải con Ong – Bee Logistics Corporation, chi nhánh Đà Nẵng trong giai
đoạn từ năm 2019 – 2021...............................................................................................45
2.2.2 Phân tích bảng cân đối kế tốn của cơng ty cổ phần giao nhận vận tải
con Ong - Bee Logistics Corporation - chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ

năm 2019 - 2021.............................................................................................................48
2.3

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA NHẬP KHẨU

BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG...........................................................................................51
2.3.1 Tiếp nhận yêu cầu khách hàng...............................................................................52
2.3.2 Chuẩn bị chứng từ..................................................................................................53
2.3.2.1 Airport to airport (Giao hàng từ sân bay đến sân bay).......................53
2.3.2.2 Door to door (Giao hàng từ kho đến kho)..........................................54
2.3.3 Khai Hải quan........................................................................................................56
2.3.3.1 Lên tờ khai..........................................................................................56


7
2.3.3.2 Nhận tờ khai.......................................................................................60
2.3.4 Kiểm hóa và hồ sơ.................................................................................................61
2.3.5 Thơng quan hàng hóa.............................................................................................62
2.3.6 Nhận hàng hóa tại kho...........................................................................................63
2.3.7 Vận chuyển và giao hàng.......................................................................................63
2.3.8 Quyết toán.............................................................................................................. 66
2.4

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA NHẬP

KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG...................................................................................67
2.4.1 Ưu điểm................................................................................................................. 67

2.4.1.1 Chuyên môn nghiệp vụ........................................................................67
2.4.1.2 Giải quyết các vấn đề phát sinh..........................................................67
2.4.1.3 Có quy trình xử lý rõ ràng, cụ thể.......................................................68
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân........................................................................................68
2.4.2.1 Còn nhiều đơn hàng bị phân luồng đỏ, vàng khi nhận tờ khai Hải
quan................................................................................................................ 68
2.4.2.2 Bước vận chuyển và giao hàng chưa được tối ưu về chi phí cũng như
chưa đảm bảo về chất lượng hàng hóa, số lượng đơn hàng...........................69
2.4.2.3 Sự liên kết giữa các bộ phận chưa cao, giao tiếp với nhau vẫn bằng
cách truyền thống...........................................................................................70
2.4.2.4 Số lượng nhân sự còn hạn chế............................................................71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA
NHẬP KHẨU ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG...............................................................................................72


8
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2023 – 2025.................................72
3.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO
NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS CORPORATION - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG...........................................................................................73
3.3.1 Giải pháp hạn chế đơn hàng bị phân luồng đỏ, vàng khi nhập khẩu......................73
3.3.1.1 Mục tiêu giải pháp..............................................................................73
3.3.1.2 Nội dung giải pháp.............................................................................73
3.3.1.3 Tính thực tiễn giải pháp......................................................................74
3.3.2 Giải pháp cải thiện khâu vận chuyển và giao hàng................................................75

3.3.2.1 Mục tiêu giải pháp..............................................................................75
3.3.2.2 Nội dung giải pháp.............................................................................75
3.3.2.3 Tính thực tiễn giải pháp......................................................................78
3.3 GIẢI PHÁP BỔ TRỢ NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
HĨA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG - BEE LOGISTICS
CORPORATION - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.................................................79
3.3.1 Giải pháp tăng sự liên kết giữa các bộ phận trong công ty.....................................79
3.3.1.1 Mục tiêu giải pháp..............................................................................79
3.3.1.2 Nội dung giải pháp.............................................................................79
3.3.1.3 Tính thực tiễn giải pháp......................................................................82
3.3.2 Giải pháp tuyển dụng nhân sự................................................................................82
3.3.2.1 Mục tiêu giải pháp..............................................................................82
3.3.2.2 Nội dung giải pháp.............................................................................82


9
3.3.2.3 Tính thực tiễn giải pháp......................................................................87
KẾT LUẬN............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................89
PHỤ LỤC A...........................................................................................................90
PHỤ LỤC B...........................................................................................................92


10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ


NGHĨA TIẾNG VIỆT

C/O

Certificate of Original

Chứng nhận xuất xứ

B/L

Bill of lading

Vận đơn đường biển

AWB

Airway Bill

Vận đơn hàng không

MAWB

Master Airway Bill

Vận đơn chủ hàng không

HAWB

House Airway Bill


Vận đơn lẻ hàng không

D/O

Delivery order

Lệnh giao hàng

VAT

Value-Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

T/T

Telegraphic transfer

Chuyển tiền bằng điện

THC

Terminal handling Charge


Phí bốc dỡ hàng

SCC

Security Charge

Phí soi hàng

XNK

Xuất nhập khẩu

ETD

Estimated Time of Departure

Thời gian khởi hành dự kiến

ETA

Estimated Time of Arrival

Thời gian đến dự kiến

Cnee

Consignee

Người nhận hàng


FWD

Forwarder

Người giao nhận

CSDL

Cơ sở dữ liệu


11
DANH MỤC HÌNH Ả
Y
Hình 1.1: Giao diện phần mềm ECUS5-VNACCS...................................................6
Hình 1.2: Giao diện lên tờ khai nhập khẩu................................................................7
Hình 1.3: Giao diện lên tờ khai xuất khẩu.................................................................7
Hình 1.4: Hóa đơn thương mại................................................................................12
Hình 1.5: Phiếu đóng gói hàng hóa..........................................................................13
Hình 1.6: Bản lược khai hàng hóa...........................................................................14
Hình 1.7: Lệnh giao hàng........................................................................................14
Hình 1.8: Phân loại máy bay theo đối tượng chuyên chở........................................18
Hình 1.9: Tổng số lượng máy bay dân dụng của toàn thế giới năm 2019................19
Hình 1.10: Số lượng máy bay phân bổ theo khu vực...............................................19
Hình 1.11: Sơ đồ quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khơng......22
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của cơng ty...........................................................35
Hình 2.2: Các dịch vụ vận tải hàng khơng của Bee Logistics..................................38
Hình 2.3: Các hãng tàu mà Bee Logistics hợp tác...................................................38
Hình 2.4: Các thị trường Bee Logistics gom hàng...................................................39

Hình 2.5: Vận tải đa phương thức............................................................................40
Hình 2.6: Tuyến đường vận tải đường bộ xuyên biên giới......................................40
Hình 2.7: Một số hình ảnh về văn phịng Bee Logistics Đà Nẵng...........................44
Hình 2.8: Văn phịng Bee Logistics tại Cảng hàng khơng Quốc tế Đà Nẵng...........44
Hình 2.9: Xe vận tải của Bee Logistics...................................................................45
Hình 2.10: Tỷ trọng chi phí và lợi nhuận của Bee Logistic từ năm 2019-2021.......46
Hình 2.11: Sơ đồ thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng
khơng tại Bee Logistics Corporation.......................................................................51


12
Hình 2.12: Thơng báo hàng đến (Arrival Notice)....................................................55
Hình 2.13: Vận đơn hàng khơng..............................................................................57
Hình 2.14: Lên tờ khai bằng phần mềm ECUS5-VNACCS (1)...............................58
Hình 2.15: Lên tờ khai bằng phần mềm ECUS5-VNACCS (2)...............................59
Hình 2.16: Lên tờ khai bằng phần mềm ECUS5-VNACCS (3)...............................59
Hình 2.17: Tờ khai Hải Quan..................................................................................60
Hình 2.18: Tờ khai tính thuế....................................................................................62
Hình 2.19: Phiếu xuất kho.......................................................................................63
Hình 2.20: Thơng tin nhận hàng..............................................................................64
Hình 2.21: Điều kiện CIP của Incoterms 2020........................................................64
Hình 2.22: Điều kiện FCA và CPT của Incoterms 2020..........................................65
Hình 3.1: Giải pháp cải thiện khâu vận chuyển và giao hàng..................................76
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình tra cứu vận đơn của khách hàng.....................................77
Hình 3.3: Sơ đồ DFD mức 0 của hệ thống thông tin quản lý...................................81


13
DANH MỤC BẢNG BIỂUY
Bảng 1.1: Phân loại Pallet chuyên chở cho máy bay...............................................20

Bảng 1.2: Phân loại container theo chuẩn của IATA................................................21
Bảng 1.3: Các nguồn luật Quốc tế...........................................................................27
Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự Bee Logistics chi nhánh Đà Nẵng..................................42
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Bee Logistics từ năm 2019 -2021.....46
Bảng 2.3: Cân đối kế toán của Bee Logistics từ năm 2019-2021............................48
Bảng 2.4: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn........................................................................49
Bảng 2.5: Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình............................................................49
Bảng 2.6: Chỉ số ROE,ROA....................................................................................49
Bảng 2.7: Chỉ số về khả năng thanh tốn.................................................................50
Bảng 2.8: Thơng tin đơn hàng.................................................................................52
Bảng 3.1: Chi phí dự kiến cho chiến dịch truyền thông...........................................84
Bảng 3.2: Nội dung chương trình tuyển mộ............................................................85
Bảng 3.3: Tiêu chí tuyển chọn nhân sự....................................................................86


SVTH: Phạm Văn Trường

LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhìn vào bức tranh tồn cảnh của tồn cầu hóa ta có thể nhận thấy rằng thế giới
đang vận hành theo quy luật của các quốc gia phát triển đã đặt ra và thể hiện rõ chủ
nghĩa bá quyền của các nước lớn. Các nước đang phát triển hiện nay đều đứng trước
nhiệm vụ chung là duy trì hịa bình thế giới, phát triển nền kinh tế. Tình hình chung
của kinh tế tồn cầu chính là nền kinh tế hỗn loạn buộc các bên tham gia vào cuộc
chơi phải liên kết với nhau để chinh phục được thị trường hiện tại. Mối quan tâm
cấp thiết là phải tạo ra hệ sinh thái của riêng mình hoặc liên minh hệ sinh thái để sự
tồn tại được đảm bảo. Hệ quả của nó chính là sự ra đời của các tổ chức Quốc tế như
Liên Hợp Quốc, WTO, ASEAN, … Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ, sau
cuộc cải cách kinh tế tồn diện vào năm 1986 và tiến đến “bình thường hóa” mối
quan hệ với Mỹ vào năm 1992, sau đó là gia nhập ASEAN năm 1995 và WTO năm

2007 là những bước tiến quan trọng để hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu cũng như
tạo được các liên minh trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, gần đây nhất Việt Nam
tham gia hai hiệp định thương mại mà có thể nói nó ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh
vực giao thương quốc tế là Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt
Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP) với nội dung chủ yếu là ưu đãi thuế quan nhằm tăng lợi thế cạnh tranh
hàng hóa khi nhập khẩu vào các thị trường nói trên. Như vậy hoạt động giao thương
quốc tế hay buôn bán quốc tế không những là một hoạt động tất yếu trong bối cảnh
hiện tại mà nó cịn là cơng cụ phát triển cho các nền kinh tế mới như Việt Nam.
Đầu tiên, hoạt động ngoại thương là nguồn thu ngoại tệ, giúp ổn định tỷ giá hối
đoái và kiềm chế lạm phát. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu là một
trong những nguồn thu chính của quốc gia, khi lượng ngoại tệ dồi dào nó giúp ổn
định tỷ giá hối đối. Mà lợi ích của nó là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham
gia đầu tư tại Việt Nam và cũng sẽ giảm chi phí vay vốn khi mà chính phủ có nhu
cầu phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế với chi phí hợp đồng hốn
đổi rủi ro tín dụng của Việt Nam được giảm.

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
1


SVTH: Phạm Văn Trường
Dựa vào lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế để tăng nguồn thu nhập cho
người dân, cải thiện đời sống. Tại Việt Nam được biết đến với một thị trường lao
động tiềm năng và một số lợi thế về các mặt hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là
gạo và trái cây. Nhờ vào lợi thế này trong thương mại quốc tế chúng ta chiếm được
ưu thế từ đó mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động và người nông dân
giúp họ cải thiện đời sống đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Phát triển các mối quan hệ ngoại giao thơng qua việc bn bán trao đổi hàng
hóa. Hoạt động ngoại thương khơng những tác động tích cực đến nền kinh tế mà nó

cịn đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các mối quan hệ ngoại
giao song phương và đa phương nhằm ổn định môi trường kinh tế - chính trị cũng
như dần tiến đến hình thái xóa bỏ hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
hàng hóa giữa các quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như kinh nghiệm tích lũy trong q trình
thực tập với vị trí là nhân viên giao nhận hiện trường (operations) tại Công Ty Cổ
Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong - Bee Logistics Corporation nên em quyết định
chọn đề tài “Giải pháp cải thiện quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
hàng khơng tại Cơng Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong - Bee Logistics
Corporation, Chi nhánh Đà Nẵng” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Tìm hiểu thực tế Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không tại
công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong – Bee Logistics Corporation,
chi nhánh Đà Nẵng.



Qua đó đề ra các giải pháp cải thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường hàng không tại công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong – Bee
Logistics Corporation, chi nhánh Đà Nẵng.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
2



SVTH: Phạm Văn Trường


Đối tượng nghiên cứu: Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng
không tại công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong – Bee Logistics
Corporation, chi nhánh Đà Nẵng.



Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong –
Bee Logistics Corporation, chi nhánh Đà Nẵng.
 Phạm vi thời gian: Từ ngày 21/02 đến 12/05/2022.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp so sánh, đối chiếu với số liệu thực tế.



Phương pháp quan sát.



Phương pháp logic phản biện.

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng

khơng.
Chương 2: Thực trạng quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không
tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong - Bee Logistics Corporation chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: giải pháp cải thiện quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng
khơng tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Con Ong - Bee Logistics
Corporation - chi nhánh Đà Nẵng.

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
3


SVTH: Phạm Văn Trường

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG HĨA NHẬP
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHƠNG
1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu hàng hóa
Khi phạm vi mua bán khơng cịn nằm trong lãnh thổ của một quốc gia hay
người mua và người bán ở hai đất nước khác nhau thì khi hàng hóa được vận
chuyển đến đất nước người mua sẽ phát sinh hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa như sau: "Nhập khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật"
Có thể hiểu nhập khẩu hàng hóa là một hoạt động trong bn bán quốc tế khi
mà hàng hóa được vận chuyển vào nước người mua qua biên giới hải quan. Hoạt
động nhập khẩu cũng xảy ra khi hàng hóa đi từ vùng phi thuế quan của quốc gia đó
vào vùng nội địa.
1.1.2 Khái niệm về nhận hàng hóa nhập khẩu

Trong lĩnh vực bn bán quốc tế có đặc điểm khác với bn bán nội địa là
khoảng cách địa lý giữa người mua (Consignee) và người bán (Shipper) là rất xa
nhau, ngoài ra thủ tục pháp lý cũng là một yếu tố cản trở cho việc vận chuyển hàng
hóa. Để cho hàng hóa được vận chuyển an toàn từ tay người bán đến tay người mua
và giải quyết được các vấn đề liên quan như người bán sẽ nhận được tiền và người
mua phải nhận được hàng một cách an tồn thì cần có một cá nhân hoặc tổ chức
đứng ra đảm nhận công việc này gọi là người giao nhận (Freight forwarder). Đây là
một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương bao gồm nhưng
không phải là tất cả như: đưa hàng đến cảng đi, làm thủ tục hải quan xuất khẩu, tổ
chức xếp hàng lên phương tiện vận tải quốc tế, dỡ hàng xuống cảng đến, làm thủ tục
hải quan nhập khẩu, giao hàng đến địa điểm đến,… Hoạt động thực hiện tất cả các
công việc này được gọi chung là “Nghiệp vụ giao nhận (Forwarding)”.

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
4


SVTH: Phạm Văn Trường
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (Fédération
Internationale de Transitaires et Assimilés - FIATA) về dịch vụ giao nhận (Freight
forwarding) thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa như bất kỳ loại dịch vụ nào liên
quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng
hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả vấn
đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu nhận chứng từ liên quan đến
hàng hóa.
Theo luật thương mại Việt Nam “ Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác.”

Theo các định nghĩa trên thì có thể hiểu hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu
chính là hoạt động do người giao nhận (Freight forwarder) thực hiện bao gồm nhận
hàng tại cảng đến, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ liên quan và cuối cùng là
vận chuyển hàng hóa đến người nhận hoặc người được ủy thác nhận.
1.1.3 Khái niệm về hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường hàng không
Theo đó thì hoạt động nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng khơng là
thực hiện trình tự các hoạt động bao gồm nhận hàng tại cảng hàng không, dỡ hàng
từ máy bay, làm các thủ tục liên quan và vận chuyển hàng đến người nhận.
1.1.4 Khái niệm người giao nhận
Người thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hóa được gọi là “người giao nhận Forwarder - Freight Forwarder - Forwarding Agent”. Người giao nhận thực hiện
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty kinh doanh dịch vụ giao
nhận vận tải hoặc bất kỳ ai tùy vào sự thỏa thuận của cả hai bên khi ký kết hợp đồng
thương mại.
1.1.5 Phần mềm truyền tờ khai Hải quan điện tử ECUS5-VNACCS/VCIS
1.1.5.1 Giới thiệu phần mềm
GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
5


SVTH: Phạm Văn Trường

(Nguồn: phần mềm ECUS5)
Hình 1.1: Giao diện phần mềm ECUS5-VNACCS
Hệ thống phần mềm ECUS5-VNACCS được xây dựng và thiết kế theo chuẩn
mực của Hệ thống Hải quan điện tử hiện đại, đáp ứng đầy đủ các quy trình nghiệp
vụ hệ thống VNACCS/VCIS của Hải quan Việt Nam.
Chức năng của phần mềm ECUS5-VNACCS được mở rộng từ các thủ tục khai
báo thông quan tờ khai đến thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế; thủ tục áp dụng
chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch; thủ tục đơn giản đối với hàng hóa trị giá

thấp; quản lý hàng hóa tạm nhập, tái xuất, .. Đồng thời vẫn hỗ trợ đầy đủ các chức
năng khai báo đến hệ thống tiếp nhận tập trung Hải quan như Cont mã vạch, số định
danh hàng hóa, chứng từ điện tử và quản lý và báo cáo quyết tốn loại hình Gia
cơng, Sản xuất xuất khẩu, Chế xuất.
Phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS5-VNACCS vinh dự 3 năm liên tiếp
nhận giải thưởng Sao Khuê trong lĩnh vực phần mềm Thuế và Hải quan.
1.1.5.2 Tính năng nổi bật


Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ hải quan theo Thông tư, Nghị định, chính








sách nhà nước
Đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ thơng quan hàng hóa tự động e-Declaration
Quản lý đăng ký danh mục hàng miễn thuế - TEA
Quản lý đăng ký danh mục hàng tạm nhập, tái xuất – TIA
Lên tờ khai nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa – IDA/EDA
Chức năng hỗ trợ kê khai báo cáo quyết tốn hàng hóa xuất nhập khẩu
Quản lý khai báo hàng hóa các loại hình đặc thù

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
6



SVTH: Phạm Văn Trường



Hỗ trợ nhiều báo cáo quản lý nội bộ doanh nghiệp
Tích hợp hệ thống trình ký ECUSSignPro và dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực





tuyến ECUSDRIVER
Tích hợp chức năng khai báo dịch vụ cơng
Tích hợp chức năng khai báo thu phí hạ tầng cảng
Tự động cập nhật kịp thời các thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu

(Nguồn: phần mềm ECUS5)
Hình 1.2: Giao diện lên tờ khai nhập khẩu

(Nguồn: phần mềm ECUS5)
Hình 1.3: Giao diện lên tờ khai xuất khẩu
1.1.6 Các chứng từ cần thiết trong vận tải hàng không Quốc tế
1.1.6.1 Vận đơn hàng không (AWB – Airway Bill)
Khái niệm và chức năng vận đơn hàng không
GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
7


SVTH: Phạm Văn Trường
Theo Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2016, sửa đổi bổ sung năm

2014 quy định: “Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng khơng và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng
hóa và các điều kiện của hợp đồng.”
Vận đơn hàng khơng có những chức năng sau đây:


Là bằng chứng của hợp đồng vận tải được ký kết giữa người chuyên chở và



người gửi hàng.
Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng ký kết giữa người chuyên chở và






người gửi hàng.
Là hóa đơn thanh tốn cước phí
Là giấy chứng nhận bảo hiểm
Là chứng từ Hải quan
Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.

Phân loại vận đơn hàng không


AWB của Hãng hàng không (Airline AWB): là vận đơn do Hãng hàng không
phát hành, trên đó có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở




(Issueing Carrier Identiffication).
AWB trung lập (Neutral AWB): là vận đơn do người khác không phải do
Hãng hàng khơng phát hành. Loại này khơng có ký hiệu nhận dạng và biểu



tượng của người chuyên chở.
AWB chủ (Master AWB): là vận đơn do người chuyên chở phát hành khi
nhận hàng từ người gom hàng ở sân bay xuất phát và để người gom hàng



nhận hàng ở sân bay đến.
AWB gom hàng (House AWB): là vận đơn do người gom hàng phát hành cho
các chủ hàng gửi lẻ để họ nhận hàng từ người gom hàng ở sân bay đến.

Phân phối vận đơn hàng không
Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành một bộ vận đơn
gồm 9-12 bản, trong đó có 3 bản gốc đánh số 1,2,3. Các bản còn lại đánh số từ 4-12.
AWB được phân phối như sau:


Bản gốc số 1 có màu xanh được phân phối cho người chuyên chở (Issueing
Carrier).

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
8



SVTH: Phạm Văn Trường



Bản gốc số 2 có màu hồng được phân phối cho người nhận hàng (Cnee).
Bản gốc số 3 có màu vàng xanh da trời được phân phối cho người gửi hàng



(shipper).
Bản số 4 có màu vàng được gửi đến nơi cuối cùng, làm biên lai giao hàng, có
chữ ký của người nhận hàng và người chuyên chở cuối cùng giữ lại làm biên





lai đã giao hàng cho người nhận hàng.
Bản số 5 có màu trắng được dành cho sân bay đến.
Bản số 6,7,8 có màu trắng được dành cho người chuyên chở thứ 3,2,1.
Bản số 9 có màu xanh lá cây được dành cho người chuyên chở lập AWB hay



Đại lý giữ lại.
Bản 10,11,12 có màu trắng được dành cho các người chuyên chở (Extra
Copy for Carrier).

Trách nhiệm lập AWB



Theo công ước Vác-sa-va 1929 và Nghị định thư Hague 1955, người gửi




hàng có trách nhiệm lập AWB.
Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về những nội dung ghi trên AWB.
Khi người gửi đã ký AWB thì người gửi hàng coi như đã thừa nhận các điều
kiện của hợp đồng ghi mặt sau của AWB.

1.1.6.2 Nhãn hiệu vận chuyển (Shipping Mark)
Khái niệm và chức năng
Shipping Mark hay còn gọi với cái tên khác là nhãn hiệu vận chuyển chính là
một chữ số, một biểu tượng hay nhãn hiệu vận chuyển được gán lên mỗi một đơn vị
hàng hóa trước khi được vận chuyển.
Shipping Mark có chức năng chính là đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra
thuận lợi hơn bao gồm dễ dàng kiểm soát, kiểm đếm hàng hóa, phân loại nhanh, thể
hiện rõ các thuộc tính hàng hóa,…
Phân loại Shipping Mark








Nhãn chạm, khắc lên bao bì đựng hàng hóa

Hình vẽ
Hình chụp
Dạng viết tay
Ảnh chụp văn bản
Bản in
Dấu hiệu, con dấu

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
9


SVTH: Phạm Văn Trường


Nhãn đúc

Các thơng tin cần có trên nhãn hiệu vận chuyển







Tên hàng bằng tiếng Anh
Tên đơn vị sản xuất/xuất khẩu
Tên đơn vị nhập khẩu
Nguồn gốc xuất xứ (Made in ….)
Số thứ tự kiện/tổng số kiện
Ngồi ra, có thể thêm các thơng tin như Số hợp đồng/hóa đơn thương mại




trên Shipping Mark.
Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều
thẳng đứng, hàng dễ vỡ,…

Vị trí Shipping Mark
Căn cứ theo điều 4 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành về vị
trí nhãn hàng hóa, theo đó:
“1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng
hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy
định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp khơng được hoặc khơng thể mở bao bì ngồi thì trên bao bì ngồi
phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.”
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư số 05/2019/TT-BKHCNL:
“1. Những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa khơng cần thể hiện tập
trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có
thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần
của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.”
1.1.6.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của
người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải
nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở
giao hàng, phương thức thanh tốn, phương tiện vận tải…

GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
10



SVTH: Phạm Văn Trường
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau:
xuất trình cho ngân hàng để địi tiền hàng, xuất trình cho cơng ty bảo hiểm để tính
chi phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế…
Chức năng của hóa đơn thương mại


Hóa đơn thương mại dùng để thanh toán: là chức năng chính của hóa đơn
thương mại khi nó được lập ra, là chứng từ hợp pháp để đòi tiền người mua



khi mà có đầy đủ thơng tin cả 2 bên cũng như chữ ký, con dấu xác nhận.
Hóa đơn thương mại dùng để khai giá Hải quan: được sử dụng khi lên tờ
khai Hải quan, dựa vào giá trị hàng hóa trên hóa đơn thương mại để tính các



loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,… và các chi phí khác liên quan.
Hóa đơn thương mại dùng để tính tiền bảo hiểm: khi mua bảo hiểm cho hàng
hóa thì trị giá trên hóa đơn thương mại chính là cơ sở để xác định tiền bảo
hiểm.

Quy định của UCP 600 về hóa đơn thương mại
UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary
Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) được Phịng Thương
mại Quốc tế ICC phát hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
Điều 18 – UCP 600: Hóa đơn thương mại
a. hóa đơn thương mại



Phải thể hiện được là do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy



định tại điều 38 – UCP 600).
Được lập ra cho người yêu cầu mở thư tín dụng (trừ trường hợp quy định tại




điều 38 – UCP 600).
Được lập có cùng đồng tiền ghi trong thư tín dụng.
Khơng cần có chữ ký.

b. Ngân hàng được chỉ định với tư cách được chỉ định của mình, ngân hàng xác
nhận nếu có, và ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại
được lập cho một số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép, và quyết định này
của ngân hàng sẽ ràng buộc tất cả các bên, miễn là ngân hàng không có nghi ngờ gì
về việc trả tiền hay chiết khấu chứng từ với số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho
phép.
GVHD: Ths Huỳnh Tịnh Cát
11


×