Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dưới tác động của quá trình hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị mớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 137 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
1.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
1.3. Ảnh hưởng của quá trình hình thành các khu công nghiệp và khu
đô thị mới đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
1.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đại Lộctỉnh Quảng Nam

6
6
26
31
47

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA Q TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC KHU CƠNG
NGHIỆP VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội có liên quan đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở huyện Hịa Vang
2.2. Q trình hình thành các khu cơng nghiệp và khu đơ thị mới ở


huyện Hịa Vang
2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện hịa vang dưới sự
tác động của q trình hình thành các khu công nghiệp và khu
đô thị mới
2.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng dưới tác động của quá trình hình
thành các khu cơng nghiệp và khu đơ thị mới

57
57
68

73

93

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CƠNG
NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ Ở HUYỆN HỒ VANG,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

99

3.1. Quan điểm, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
Hòa Vang dưới tác động của quá trình hình thành các khu công
nghiệp và khu đô thị mới

112


KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

127
129

99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cơ cấu kinh tế

:

CCKT

Công nghiệp hố - hiện đại hố

:

CNH-HĐH

Cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp

:

CN - TTCN


Khoa học xã hội

:

KHXH

Kinh tế - xã hội

:

KT - XH

Thành phần kinh tế

:

TPKT

Thương mại - dịch vụ

:

TM - DV

Uỷ ban nhân dân

:

UBND


Vật liệu xây dựng

:

VLXD


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:

Trang
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của một số nước
19
Tỷ trọng kinh tế của Huyện so thành phố Đà Nẵng
27
Dân số và nguồn nhân lực trên địa bàn giai đoạn 2005-2009
64
Thu nhập bình quân/người giai đoạn từ năm 2001-2010
65
Giá trị SX nông lâm thuỷ sản từ năm 2006-2010
73

Một số chỉ tiêu về ngành nông nghiệp
74
Giá trị SX CN-TTCN huyện từ 200677
Một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp-TTCN
78
Một số chỉ tiêu về ngành thương mại, dịch vụ của huyện
80
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:

(giá 94)
Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành kinh tế qua các năm
Cơ cấu VĐT chia của Huyện theo ngành qua các năm
Quan hệ giữa GDP và vốn đầu tư phát triển cuả Huyện
Số lượng và cơ cấu lao động giai đoạn 2006-2010
Lao động chia theo trình độ chun mơn của Huyện
Cơ cấu nguồn thu từ hoạt động SXKD ở Huyện
Dự báo một số chỉ tiêu phát triển của ngành công nghiệp
Quy hoạch sử dụng đất huyện Hịa Vang đến 2020
Dự tính khả năng nguồn vốn đầu tư (giá hiện hành)


83
85
86
87
88
89
89
103
112
116

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.2:

Tăng trưởng kinh tế (GTSX) huyện từ 2006-2010
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện năm 2006 và năm 2010

Trang
83
86


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý là một nội dung
cơ bản của CNH, HĐH, đưa nước ta thốt khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế đáp ứng các yêu cầu: Phản ảnh đúng

yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cung - cầu
v.v…; Phải phù hợp với xu hướng và sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
trên thế giới; Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, ngành, xí
nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, triệt để sử dụng lợi thế so sánh về tài
nguyên, lao động…;Phù hợp với sự phân công hợp tác quốc tế ...
Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cầu kinh tế
của đất nước và của Thành phố Đà Nẵng nói chung, cơ cấu kinh tế của Huyện
Hịa Vang đã có những thay đổi theo hướng tiến bộ: tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong GDP tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống. Tuy nhiên sự
chuyển dịch đó vẫn cịn rất chậm, cơ cấu kinh tế của Huyện nhìn chung vẫn là
một cơ cấu kinh tế lạc hậu, chưa khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh về
phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại .
Huyện Hòa Vang nằm cận kề trung tâm Thành phố Đà Nẵng, là huyện
có xu hướng phát triển các khu cơng nghiệp và khu đơ thị nhanh chóng. Hiện
nay trên địa bàn Huyện đã và đang có 4 khu cơng nghiệp, một số khu du lịch
sinh thái lớn, trong đó nổi tiếng nhất là khu du lịch Núi Bà Nà và 5 khu đơ thị
mới đã được hình thành và hoạt động, đồng thời đang xúc tiến xây dựng các
khu đô thị mới khác. Điều này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực về đời sống
kinh tế xã hội làm thay đổi bộ mặt của một huyện nông nghiệp trên con đường
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện Huyện Hòa Vang được Thành
phố Đà Nẵng tập trung chú ý vào việc xây dựng các khu công nghiệp và khu


2
đơ thị mới thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH có
nhiều cơ hội thuận lợi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung Huyện Hòa Vang chưa
tận dụng được một cách triệt để thời cơ này để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhằm phát huy lợi thế so sánh của huyện. Vì vậy việc nghiên cứu đề

tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng
dưới tác động của q trình hình thành các khu cơng nghiệp và khu đô thị
mới” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Liên quan đến đề tài chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, có thể kể ra những tác phẩm
tiêu biểu sau đây:
- PGS,TS. Bùi Tất Thắng (2006): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Nguyễn Hoài Nam (1996): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát
triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội
- Bùi Tất Thắng (1997): Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong thời kỳ cơnng nghiệp hóaở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
- Lê Quốc Sử (2001): Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của
kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế
kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “thời đại kinh tế tri thức”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Vũ Tuấn Anh (1982): Một số vấn đề lý luận về cơ cấu nền kinh tế
quốc dân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2.
- PGS,TS. Nguyễn Đình Thắng (1998): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn - Lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- TS. Hồ Trọng Viện (1997): Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn
miền Đông Nam Bộ theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Học viện
CTQG Hồ Chí Minh, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh.


3
- Phan Văn Nhung (2008): Chuyển dịch cơ cấu linh tế nông thôn ở Tỉnh
Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh…
Tuy nhiên, đối với huyện Hịa Vang hiện nay chưa có đề tài nghiên cứu
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng

dưới sự tác động của quá trình hình thành các khu cơng nghiệp và khu đơ
thị mới dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy đây vẫn cịn là một vấn đề mới
đối với Huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn tập trung phân tích thực trạng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn huyện Hòa Vang dưới sự tác động của quá trình hình thành các
khu công nghiệp và khu đô thị mới, chỉ ra những thành tựu đạt được, những mặt
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải
pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hòa Vang theo hướng
CNH, HĐH nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh phát triển hơn nữa kinh tế xã hội của Huyện.
Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện.
- Phân tích q trình hình thành các khu cơng nghiệp, khu đơ thị mới và
ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hòa Vang
- Phân tích thực trạng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
huyện Hòa Vang dưới sự tác động của q trình hình thành các khu cơng nghiệp
và khu đô thị mới, chỉ ra những thành tựu đạt được, những mặt hạn chế, yếu kém
và nguyên nhân.
- Trên cơ sở những phân tích trên, luận văn đề xuất phương hướng, giải
pháp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hòa Vang
theo hướng CNH, HĐH nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh phát triển hơn
nữa kinh tế - xã hội của huyện.


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa
bàn Huyện Hòa Vang dưới sự tác động của q trình hình thành các khu cơng
nghiệp và khu đơ thị mới.

- Về thời gian: chủ yếu là từ năm 2005 đến nay và phương hướng, giải
pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đến 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Luận văn dựa trên các quan điểm đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà Nước trong thời kỳ đổi mới.
- Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các cơ sở lý luận và thực tiễn
nghiên cứu của các nhà khoa học. Đồng thời sử dụng các tài liệu liên quan đến
tình hình thực tiễn trên địa bàn.
- Trên cơ sở thu thập các tài liệu có liên quan và khảo sát tình hình thực
tế tại một số địa phương trên địa bàn. Luận văn sử dụng các phương pháp
thống kê, phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh để làm rõ những vấn
đề nêu trên.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn tập trung phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trên địa bàn huyện Hòa Vang dưới sự tác động của quá trình hình thành các
khu cơng nghiệp và khu đơ thị mới, chỉ ra những thành tựu đạt được, những mặt
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải
pháp thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Huyện Hòa Vang theo hướng
CNH, HĐH nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh phát triển hơn nữa kinh tế xã hội của Huyện.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu cho công tác quy
hoạch, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cấp huyện dưới sự tác động của


5
q trình hình thành các khu cơng nghiệp và khu đơ thị mới, nhất là đối với
Huyện Hịa Vang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở huyện dưới sự tác động của quá trình hình thành các khu cơng
nghiệp và khu đơ thị mới.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hịa Vang dưới
tác động của q trình hình thành các khu công nghiệp và khu đô thị mới.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.


6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA Q TRÌNH
HÌNH THÀNH CÁC KHU CƠNG NGHIỆP VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ Ở HUYỆN

1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế
Các tác giả cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam cho
rằng, cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất
lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế trong một thời gian
và trong những điều kiện nhất định [31, tr.29].
Theo giáo trình Kinh tế chính trị của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh thì,
Cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể các cơ cấu ngành, vùng và các
thành phần kinh tế ... Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu ngành là
quan trọng nhất, bao gồm những ngành giao thông vận tải, xây dựng
cơ bản và các ngành trong lĩnh vực phân phối, lưu thông đủ sức phục

vụ cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển thuận lợi [21, tr.86].
Như vậy, có thể hiểu, cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ các ngành, các
vùng, các thành phần kinh tế và tỷ trọng của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành
phần kinh tế trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thường được tính bằng
các chỉ tiêu như tỷ trọng GDP của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh
tế trong tổng GDP của cả nước; tỷ trọng lao động của mỗi ngành, mỗi vùng,
mỗi thành phần kinh tế trong tổng số lao động xã hội; tỷ trọng vốn đầu tư của
mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế trong tổng vốn đầu tư của nền
kinh tế; tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của mỗi ngành, mỗi vùng,
mỗi thành phần kinh tế ...


7
Hiện nay ở nước ta, người ta phân ra cơ cấu ngành gồm công nghiệp và
xây dựng - nông, lâm, ngư nghiệp - dịch vụ; cơ cấu thành phần kinh tế: 5
thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế: Bắc, Trung, Nam. Trong mỗi vùng
lại có thể phân ra nhiều tiểu vùng khác nhau: vùng đồng bằng, trung du, miền
núi, nông thôn, thành thị, thị trấn, thị tứ ...
Trong cơ cấu kinh tế có sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản
xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất.
* Cơ cấu kinh tế có các đặc trưng chủ yếu sau:
Thứ nhất, cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, phản ánh và chịu sự tác
động của quy luật khách quan. Vai trị của yếu tố chủ quan là thơng qua nhận
thức ngày càng sâu sắc những quy luật đó, phân tích đánh giá những xu hướng
phát triển khác nhau, thậm chí mâu thuẩn để tìm ra những phương án thay đổi
cơ cấu cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước, cũng như của
từng địa phương, từng vùng, từng ngành trong qúa trình phát triển kinh tế. Đối
với một quốc gia hay một ngành, một địa phương cơ cấu kinh tế được nhận
thức và phản ánh ở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ở các chương trình,

dự án, kế hoạch phát triển của Nhà nước, của ngành hay của địa phương.
Thứ hai, CCKT mang tính lịch sử xã hội. Thực tế cho thấy, nền kinh tế
chỉ có thể phát triển khi giữa các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội xác
lập được những quan hệ tỷ lệ cân đối nhất định của phân công lao động xã
hội. Giữa các nền sản xuất, những yêu cầu về số lượng, về chất lượng, cách
thức thực hiện, những tỷ lệ cân đối là khác nhau, sự khác nhau ấy là do quy
luật kinh tế đặc thù quy định, do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau qui định.
CCKT gắn liền với sự biến đổi không ngừng của bản thân các yếu tố, các bộ
phận trong nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Chỉ khi nào giải
quyết tốt, hợp lý những vấn đề đó thì tồn bộ q trình tái sản xuất mới diễn
ra trôi chảy và đem lại hiệu quả cao.


8
Thứ ba, CCKT luôn luôn vận động và phát triển theo chiều hướng ngày
càng hợp lý, hoàn thiện và đạt hiệu quả cao. Đó là sự vận động và phát triển
không ngừng của lực sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng ở trình
độ cao, phạm vi ngày càng mở rộng hơn. Khi những tiến bộ của khoa học, kỹ
thuật và công nghệ tác động làm cho lực lượng sản xuất và cấu trúc của nó có
sự nhảy vọt về chất, tạo điều kiện cho con người có ý thức để thực hiện có
hiệu quả chiến lược phát triển đồng bộ, hợp lý trong quá trình tái sản xuất xã
hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Thứ tư, cơ cấu kinh tế vận động theo hướng ngày càng tăng cường mở
rộng sự hợp tác, phân công lao động trong nước và quốc tế. Trong nền kinh tế
thị trường, sự vận động khách quan của cơ câu kinh tế theo hướng mở rộng sự
hợp tác và phân công lao động diễn ra không chỉ ở trong phạm vi mỗi ngành,
mỗi vùng, mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên
thế giới. Do đó, mỗi quốc gia muốn phát triển nhanh cần xác định được cơ cấu
kinh tế trên cơ sở lợi thế của mình gắn với thị trường trong nước và quốc tế,
nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nhanh q trình quốc tế hóa nền

kinh tế quốc dân.
Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ: cơ cấu ngành, cơ cấu
vùng, cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng
nhất, là trụ cột quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác.
Cơ cấu kinh tế ngành: Cơ cấu kinh tế ngành là cơ cấu thể hiện sự phân
công lao động giữa các ngành, như giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Trong mỗi ngành lại phân chia thành các ngành nhỏ hơn và có cơ cấu nhất
định, cơ cấu nhỏ nằm trong cơ cấu lớn. Các loại cơ cấu đó tác động qua lại lẫn
nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp và dịch vụ trên hai phương diện chủ yếu là giá trị sản xuất và lực
lượng lao động xã hội.


9
Cơ cấu kinh tế vùng: Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao
động lãnh thổ với lợi thế và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng
mà hình thành các vùng kinh tế theo hướng sản xuất chun mơn hóa, đa dạng
hóa nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong
vùng, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững.
Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế vùng là phát triển theo hướng
tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các vùng, làm cho mỗi vùng đều có cơ
cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển, giảm sự chênh
lệch trong phát triển giữa các vùng.
Cơ cấu các thành phần kinh tế: Cơ cấu các thành phần kinh tế là cơ cấu
giữa các thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế cá thể tiểu thủ và kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện của nước ta, xu
hướng vận động của các thành phần kinh tế là phát huy vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước. Trong kinh tế Nhà nước thì trước hết là các doanh nghiệp Nhà nước

cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại để thực sự giữ vai trò nòng cốt trong nèn kinh tế
quốc dân. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cả về kinh tế và
môi trường để các thành phần kinh tế khác yên tâm đầu tư phát triển, vì mục tiêu
chung là tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân.
Ngoài 3 loại cơ cấu nói trên, cơ cấu kinh tế cịn bao gồm cơ cấu kinh tế
kỹ thuật, cơ cấu tái sản xuất và cơ cấu các yếu tố cấu thành nền sản xuất xã
hội như cơ cấu lao động, cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hóa dưới hình thái
hiện vật và giá trị…
Tóm lại, cơ cấu kinh tế thể hiện trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia, mỗi vùng, của từng địa phương, cơ sở, trong đó cơ cấu kinh tế ngành là
nội dung quan trọng nhất. Cơ cấu vùng có ý nghĩa đối với nhiệm vụ hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sự phát triển cân đối, hài
hòa giữa các vùng miền, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng


10
vùng, miền. Cơ cấu các thành phần kinh tế phù hợp sẽ tạo ra nội lực thúc đẩy
kinh tế tăng trưởng và phát triển. Cơ cấu kinh tế theo quy mơ kỹ thuật cơng
nghệ và quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển là động lực thúc đẩy nhanh q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong nền kinh tế quốc dân là bao gồm tồn bộ những bộ phận có mối
quan hệ hữu cơ với nhau. Những bộ phận này coi như là các phần tử trong
một cấu trúc có sự quan hệ mật thiết mà sự thay đổi của phần tử này hay sự
biến đổi một yếu tố làm cho phần tử này thay đổi thì cũng làm cho các yếu tố
khác của phần tử khác thay đổi. Sự thay đổi của các các bộ phận bên trong
một cấu trúc, tổng thể nền kinh tế hay một khu vực, vùng kinh tế là làm thay
đổi cơ cấu kinh tế hay là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm biến đổi một cách

hợp lý tỷ trọng của các ngành, các vùng, các thành phần, các bộ phận ... trong
nền kinh tế theo những định hướng và mục tiêu nhất định; nghĩa là đưa hệ
thống kinh tế từ trạng thái này tới trạng thái khác tối ưu hơn thông qua sự quản
lý, điều khiển của con người theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan.
Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế đáp ứng các yêu cầu:
- Phải phản ảnh đúng yêu cầu của các quy luật kinh tế: quy luật quan hệ
sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất .v.v...
- Phải phù hợp với xu hướng và sự tiến bộ của khoa học và công nghệ trên
thế giới.
- Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, ngành, xí
nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, triệt để sử dụng lợi thế so sánh về tài
nguyên, lao động …
- Phù hợp với sự phân cơng hợp tác quốc tế, vì vậy cơ cấu kinh tế đó
phải là “cơ cấu kinh tế mở”.


11
Ở nước ta trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, có những sai lầm khơng nhỏ,
biểu hiện ở chỗ có những lúc đặc biệt nhấn mạnh cơng nghiệp nặng, xem nhẹ
nông nghiệp và các ngành khác. Quá chú ý đến quy mơ lớn, ít quan tâm đến
xây dựng quy mơ vừa và nhỏ… Điều đó đã gây ra sự trì trệ, cản trở sự phát
triển của đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với quá trình phân công lao động
xã hội là một nội dung quan trọng của CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong điều kiện hiện nay là một yêu cầu tất yếu khách quan bởi nước ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện trình độ khoa học kỹ thuật - cơng nghệ cịn lạc hậu, phân công lao động
chưa hợp lý… Đảng ta đã xác định muốn thực hiện được mục tiêu cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

CNH - HĐH với những định hướng cơ bản sau:
Một là, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu cơ bản chi phối quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển
kinh tế bền vững được đặt ra là mục tiêu, quan điểm chính trong mối quan hệ
biện chứng giữa kinh tế - xã hội liên quan mật thiết với quá trình phát triển nền
kinh tế. Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa áp dụng thành tựu kinh tế, cơng nghiệp
phát triển kinh tế thường làm cho vấn đề xã hội nẩy sinh phức tạp, do vậy coi
việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội phải đi liền với nhau.
Hai là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với khai thác các
nguồn lực, tiềm lực bên trong và bên ngoài.
Ngày nay, bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển được thì phải mở
cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới dù là bằng hình thức này hay hình thức
khác. Mở cửa nền kinh tế vừa nhằm khai thác nguồn lực bên trong, vừa tập
dụng nguồn lực bên ngoài, đặc biệt, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật công
nghệ phát triển như vũ bảo, đã làm cho các nước đi sau càng có cơ hội tận


12
dụng thành tựu đó để làm cho lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng
nhanh và phù hợp, có như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới đáp ứng được
sự hội nhập và tồn cầu hóa.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đặt trong sự gắn bó, tác động
qua lại lẫn nhau giữa cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu khu vực
nông thôn và đô thị, giữa các thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH phải gắn bó với các
thành phần kinh tế cơ bản, đồng thời phát huy cao độ của thành phần kinh tế Nhà
nước, kinh tế tập thể và khuyến khích tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư bản
nhà nước, tư bản tư nhân và các loại hình liên doanh, liên kết, đặc biệt là liên
doanh với nước ngoài. Để trong thời gian ngắn nhất ta có thể vừa tăng giá trị

GDP, đồng thời tiếp thu công nghệ quản lý, công nghệ kỹ thuật mới trong quản
lý xã hội, quản lý nhà nước, đặc biệt quản lý kinh tế.
Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH phải lấy
việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững phải bồi dưỡng thể lực và trí lực, và sử dụng nhân tài.
Con người là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế. Nhân tố con
người có vai trị quyết định tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm
và ngược lại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng CNH-HĐH lấy
nhân tố con người làm động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế bền vững,
phải thực hiện các mục tiêu: Cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa,
giáo dục, y tế, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, thực hiện tiến bộ công
bằng, đảm bảo dân chủ.
Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với những ngành, lĩnh vực
đem lại thu nhập cao, làm cho nền kinh tế tăng trưởng đó là: Điện tử, bưu
chính viễn thơng, năng lượng, tin học... Việc quan tâm phát triển ngành nghề
này là làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Việc mở rộng quan hệ quốc tế
qua con đường kinh tế, đặc biệt chúng ta tiếp thu được thành tựu khoa học -


13
công nghệ hiện đại để tạo ra những bước phát triển nhảy vọt làm cho lộ trình
CNH-HĐH diẽn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
1.1.3. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế là cơ cấu thể hiện sự phân chia lao động giữa các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế thì mối
quan hệ này thể hiện mối quan hệ rộng hơn cịn trong một vùng, một địa phương
thì mối quan hệ này vẫn đan xen lẫn nhau nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn. Ngay
riêng từng ngành thì sự phân công lao động vẫn xuất hiện và trở thành cơ cấu
nhỏ. Phân công lao động trong nội bộ ngành và phân cơng lao động giữa các

ngành có mối quan hệ, cơ cấu nhỏ nằm trong cơ cấu lớn và tác động lẫn nhau, hỗ
trợ nhau có thể tác động tiêu cực với nhau.
- Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH là
không ngừng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, theo nhiều chuyên gia kinh tế, “trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thì đặc biệt chú ý đến việc tăng tỷ trọng công nghiệp chế
biến trong cơ cấu công nghiệp và xây dựng; chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng
nghiệp, hình thành các vùng chun canh SXHH quy mô lớn; xây dựng cơ
cấu kinh tế nông thôn: tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ để giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn. Tăng cường
xây dựng kết cấu hạ tẩng kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là ở những vùng
sâu, vùng xa [19, tr.10].
1.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
1.1.3.2.1. Kinh tế nhà nước
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng CNH-HĐH phải
quan tâm đến vai trị, vị trí và sự hình thành phát triển của thành phần kinh tế
nhà nước.


14
Kinh tế nhà nước không nhất thiết phải chiếm tỷ trọng cao trong nền
kinh tế, nhưng phải nắm giữ các vị trí then chốt và đặc biệt là phải phấn đấu
nâng cao hiệu quả kinh tế để phát huy vai trò chủ đạo, đây là lực lượng vật
chất quan trọng, quyết định sự phát triển của đất nước, điều tiết và định hướng
nền kinh tế.
Trong kinh tế nhà nước thì doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành
phố quản lý phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới những
phương thức quản lý, ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ làm sao để
kinh tế nhà nước giữ vai trò then chốt trong hệ thống kinh tế thành phố. Thành
phố đã sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc cổ
phần hóa nhưng vẫn nắm giữ cổ phần chi phối ở một số lĩnh vực ngành kinh
tế then chốt trên địa bàn.
1.1.3.2.2. Kinh tế tập thể
Đây là TPKT có những đóng góp lớn trong q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước nói chung và kinh tế Thành phố nói riêng. Thành phố Đà
Nẵng đã có chủ trương phát triển TPKT này trong thời kỳ đổi mới. Hiện nay,
trên địa bàn thành phố, TPKT này phát triển nhanh với nhiều mối quan hệ, hợp
tác đa dạng. Phải dần dần từng bước nâng cao tỷ trọng của KTTT trong nền
kinh tế, tùy theo sự phát triển lực lượng sản xuất để cùng với kinh tế nhà nước
trở thành nền tảng của nền KTQD
TPKT tập thể hiện nay rất phù hợp với tình hình sản xuất vừa và nhỏ
đang dễ bề hoạt động và phát huy được năng lực, những hình thức kết hợp của
hộ sản xuất ra những sản phẩm, tung ra thị trường, đã đi sâu vào những ngõ
ngách của thị trường vốn dĩ lâu nay ít quan tâm hoặc khơng quan tâm, do đó
loại hình này rất thành cơng. Chỉ trong thời gian ngắn mà hàng loạt các mơ hình
liên kết, doanh nghiệp vừa, nhỏ, hợp tác xã ra đời. Hình thức này có thế mạnh
là thu hút được lao động dư thừa ở vùng nông thôn và vùng lân cận chỉ cần tay


15
nghề, trình độ, chun mơn vừa phải. Hơn nữa,qua các loại hình liên kết đã
phát huy tinh năng động trong quá trình sản xuất, quá trình quản lý và thay đổi
khoa học cơng nghệ. Chính vậy, đã tận dụng tối đa sức mạnh của nội lực và
ngoại lực tạo ra sự thành công trong hoạt động của sản xuất kinh doanh.
1.1.3.2.3. Kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân
Đảng và Nhà nước ta chủ trương tạo môi trường pháp lý và tâm lý xã
hội thuận lợi để phát triển nhanh TPKT này không hạn chế về quy mô, tốc độ
và ở tất cả các ngành, các lĩnh vực mà luật pháp không cấm.
Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, trên địa bàn thành phố Đà nẵng TPKT
này đã hình thành và phát triển có từ lâu, nó có tầm quan trọng trong đời sống

xã hội, vừa đảm bảo ổn định phát triển kinh tế gia đình vừa góp phần vào sự
phát triển chung của kinh tế thành phố. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đặc biệt quan tâm đến TPKT này. Đây là một bộ phận không nhỏ và có
đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội ổn định an ninh chính trị, an
tồn xã hội TPKT này vừa phát huy được kinh nghiệm truyền thống từ lâu đời
của nhân dân nói chung và những người thợ lành nghề “ Cha truyền con nối”.
Đối với kinh tế tư bản tư nhân: Việc phát triển thành phần kinh tế tư
bản tư nhân là một nội dung của quá trình hình thành cơ cấu thành phần kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng không hạn chế quy mô, tốc độ và
lĩnh vực kinh doanh mà luật pháp không cấm.
Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống chính sách, qui mơ tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế phát triển trong đó có thành phần kinh tế tư
nhân. Tạo điều kiện khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở
rộng thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cho liên doanh liên kết trong và ngoài nước, giúp cho giải quyết tốt mối quan
hệ chủ thợ, người sản xuất lao động và người lao động.
1.1.3.2.4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
Đà Nẵng có những cơ chế hết sức thơng thống, đổi mới cải cách nhiều
thủ tục và kêu gọi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho họ đầu tư


16
và sản xuất, kinh doanh, đồng thời thu hút vốn, lao động đầu tư lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh đồng thời thu hút vốn, lao động đầu tư lĩnh vực sản xuất, xuất
khẩu mở rộng thị trường ngoài nước. Trong xây dựng cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phải biết phát huy và tận dụng loại hình kinh tế này, đưa vào
danh mục quan trọng nhằm kích thích phát triển tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý
trong kinh tế hiện đại. Đây là thành phần kinh tế tận dụng nhiều tiềm lực có sẵn
từ ngoại lực đem lại, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nhanh và hiệu quả.

1.1.3.3. Chuyển dịch kinh tế theo vùng lãnh thổ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ thể hiện sự phân công
lao động theo vùng lãnh thổ. Dựa trên những lợi thế vối điều kiện tự nhiên,
địa lý, kinh tế xã hội của mỗi vùng mà hình thành vùng kinh tế. Các vùng kinh
tế này có những đặc điểm khác nhau nhưng có điểm chung là từ những lợi thế
đó để khai thác có hiệu quả nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng tạo
động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kinh tế vùng và chuyển dịch kinh tế vùng nhằm khai thác những lợi thế
từ lao động, từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để xây dựng một chiến lược sản
xuất kinh doanh theo hướng chun mơn hóa, đa dạng hóa. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vùng cịn làm cho những diện tích đất trước đây chưa sử dụng,
hoặc sử dụng chưa hiệu quả, hoặc chưa hcuyển đổi được sang hướng sản xuất
phù hợp thì sử dụng nó hiệu quả, hợp lý hơn, tăng tính chủ động sáng tạo của
người dân tại vùng đó đầu tư và làm giàu trên quê hương. Bên cạnh đó khi có
một cơ cấu kinh tế vùng hợp lý sẽ thu hút được vốn đầu tư từ bên ngồi nhằm
duy trì và phát triểm kinh tế vùng đó.
1.1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động
Hướng chuyển dịch cơ cấu lao đông ở nước ta hiện nay là phải thực
hiện một cuộc phân công lao động mới trong nông nghiệp, rút dần lao động từ


17
nông nghiệp (lao động trong nông nghiệp ở nước ta cịn chiếm tỷ trọng lớn) để
chuyển sang các ngành cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Trên địa bàn thành phố sự phân chia lãnh thổ theo quận, huyện ngoại
thành đã tập trung lao động ở các quận huyện có sự khác nhau cả về cơ cấu
lao động cũng như chất lượng, số lượng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với
lao động là làm thế nào khơi dậy tiềm năng vô hạn của con người. Đây là một
lợi thế, cơ hội của Đà nẵng nói chung và của các vùng ngoại thành Đà nẵng
nói riêng và nó cũng là những thách thức, khi chúng ta khơng có một cơ cấu

kinh tế hợp lý về lực lượng lao động này.
Chuyển dịch cơ cấu lao động, điều cốt lõi là tạo ra đủ cơng ăn, việc làm
cho lao động, đóng góp cho khu vực, cho vùng, cho đất nước, cho sự phát
triển và ổn định kinh tế. Có kế hoạch, chiến lược quy hoạch đội ngũ cán bộ,
đội ngũ công nhân, nông dân, người lao động, theo một cơ cấu hợp lý để từ đó
phát huy được thế mạnh về lao động.
1.1.4. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
huyện (cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế)
Cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan tỷ lệ
giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế nên khi đánh giá quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cần chú ý cả những quan hệ tỷ lệ về mặt lượng cũng như
phân tích sự thay đổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi) của các mối
tương quan ấy. Hơn nữa, trong quá trình phân tích, đánh giá, khơng thể khơng
chú ý tới những đặc điểm riêng của mỗi loại cơ cấu kinh tế. Đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (và cả cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, cơ cấu
các thành phần kinh tế...) những chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vĩ mô bao gồm:
1.1.4.1. Tỷ trọng giá trị sản xuất của mỗi ngành, mỗi thành phần
kinh tế, mỗi vùng trong tổng giá trị sản xuất của huyện: Ở góc độ cấp huyện
chỉ tiêu GDP tính tốn thường có độ chính xác không cao, mặc dù nếu tập hợp


18
đầy đủ nguồn dữ liệu, hệ số quy đổi, bảng giá so sánh thì việc tính tốn chỉ tiêu
GDP có thể thực hiện được. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, trên địa bàn cấp
huyện, người ta thường tính theo chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành
kinh tế, thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong tổng giá trị sản xuất của huyện.
Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện, cơ cấu xét
theo giá trị sản xuất giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan
trọng nhất để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong q

tình CNH, mối tương quan này có xu hướng chung là khu vực nơng nghiệp có tỷ
lệ ngày càng giảm, cịn khu vực phi nơng nghiệp (cơng nghiệp và dịch vụ) ngày
càng tăng lên. Và trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch
vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là cơng nghiệp và cuối
cùng là nơng nghiệp.
1.1.4.2. Tỷ trọng lao động của mỗi ngành, mỗi thành phần kinh tế,
mỗi vùng trong tổng số lao động của huyện
Trong quá trình CNH, HĐH sự chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện ở
phân bổ lao động vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh tế học
đánh giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền
kinh tế, vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mơ, cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ
tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá
trình CNH, HĐH. Bởi vì CNH, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, khơng phải chỉ
đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất cơng nghiệp, mà là cùng với
mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng của lĩnh vực công nghiệp (hiện nay là
công nghiệp và dịch vụ dựa trên công nghệ kỹ thuật hiện đại), phải là quá trình
nâng cao đời sống xã hội con người, trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng
lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng
cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay còn rất lạc hậu
so với các nước khác trong khu vực và thế giới (xem Bảng 1.1)


19
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của một số nước
1
2
3
4


Nước/vùng lãnh thổ
ViƯt Nam(2009)
NhËt (1951)
еi Loan (1956)
Hµn Quèc (1950)

NoN
51,9
45,2
56,0
57,2

CN
21,6
26,6
20,8
18,0

DV
26,5
28,2
23,3
24,8

Nguồn: - Việt Nam: Tổng cục Thống kê
- Các nước khác: Theo Hary T. Oshima: Tăng trưởng kinh tế ở
Châu Á gió mùa. Nxb KHXH, H.,1989, tập I, tr. 157.
Qua Bảng 1.1. trên đây cho thấy, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở
Việt Nam hiện nay lạc hậu rất xa so với một số nước khác, chỉ ở trình độ ngang
với các nước khác cách đây khoảng 50 năm. Ở huyện Hịa Vang, lao động nơng

nghiệp chiếm xấp xỷ 50% tổng số lao động của Huyện. Điều này nói lên rằng, ở
Việt Nam, nói chung và ở huyện Hịa Vang, nói riêng đều cấp thiết phải đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại: giảm tỷ trọng lao động
trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành CN & XD và DV.
1.1.4.3. Tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành, thành phần kinh tế và
mỗi vùng kinh tế trong tổn vốn đầu tư của Huyện
Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phân bổ các nguồn vốn đầu tư
hàng năm vào các ngành, các lĩnh vực để thực hiện chủ trương, phương hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Việc phân bổ này trong điều kiện
nguồn vốn hạn hẹp sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ nẩy sinh cơ chế xin - cho tiêu
cực và làm méo mó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư thấp. Vì
vậy cần phải có cơ chế và quy định nghiêm ngặt trong việc phân bổ vốn đầu
tư, sao cho vốn đầu tư được phân bổ tương đối hợp lý, đảm bảo được nhịp độ
phát triển của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế
tư nhân ở nước ta hiện đang là “một trong những động lực phát triển kinh tế”.
Để phát huy được vai trị động lực đó thì một trong những biện pháp quan


20
trong là phải tăng được vốn ở khu vực này. Nhưng việc làm vốn đầu tư cho
khu vực dân doanh tăng lên phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tài chính của
Nhà nước.
Hiện nay để khuyến khích tích lũy vốn đầu tư ở khu vực dân doanh thì cần
phải đổi mới chính sách tài chính quốc gia theo hướng:
Chính sách thu phải đảm bảo nâng cao tiềm lực tài chính cho các
doanh nghiệp đặc biệt là cho khu vực dân doanh bằng cách giảm tỷ lệ
huy động GDP vào NSNN. Hiện nay tỷ lệ này là khoảng 22% - 24%,
theo nhiều chuyên gia kinh tế, đó là tỷ lệ cao, cần giảm xuống cịn
khoảng 15% - 16%. Có chính sách ưu đãi đủ mạnh về tín dụng cho
khu vực dân doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể kinh doanh

ở đây tiếp cận được các nguồn vốn giá rẻ [19, tr.10].
1.1.4.4. Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của mỗi ngành,
vùng và thành phần kinh tế vào ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành, mỗi
thành phần và vùng kinh tế là một trong những chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản
xuất kinh doanh của ngành, thành phần và vùng kinh tế. Đồng thời cũng phản
ánh kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ở
huyện nói riêng. Một cơ cấu kinh tế hợp lý được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu
tỷ trong GDP (ở cấp huyện là tỷ trọng giá trị sản xuất ), nhưng cơ cấu ấy có
hiệu quả khơng cịn thể hiện ở tỷ trọng đóng góp ngân sách nhà nước của mỗi
ngành, vùng và mỗi thành phần kinh tế. Thí dụ, ở nươc ta thời gian qua kinh tế
nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư, lúc cao nhất là 59% (năm
2000), lúc thấp nhất là 40% (năm 2007), nhưng đóng góp vào GDP lúc cao
nhất chỉ là 40% (năm1995) và đang trên đà giảm, năm 2007 còn 36,4%. Thu
ngân sách nhà nước từ thu nội địa chỉ chiếm hơn 50%, còn lại là thu từ dầu
thô và thuế xuất nhập khẩu. Xuất khẩu chiếm tới 60% GDP của cả nước,
nhưng chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia công


21
(chiếm tới 3/4 tổng kim ngạch xuất khẩu) [19, tr.9]. Những con số đó phần nào
nói lên hiệu quả kinh tế của cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay là chưa cao.
1.1.5. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố
như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa, tâm lý đường lối kinh
tế - xã hội - chính trị... quyết định q trình đó nhanh hay chậm, hiệu quả hay
không hiệu quả.
Những nhân tố làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sự ảnh hưởng cũng rất
phức tạp và rất lớn nó có thể tác động nhiều chiều, đan xen, tổng hợp. Chính vì
vậy mà có nhiều cách phân loại nhân tố ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Cách thứ nhất: phân thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố tự nhiên,
nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội.
Nhóm các nhân tố tự nhiên: Nhìn lại quá trình lịch sử phát triển kinh tế
- xã hội thì ta thấy rằng vai trị của điều kiện tự nhiên vơ cùng quan trọng. Q
trình phát triển kinh tế nhanh hay chậm, hợp lý hay khơng hợp lý thì nhân tố tự
nhiên có ảnh hưởng rất lớn. Nhân tố đó bao gồm điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lý, nói chung và những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, nguồn nước khí hậu...
ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Lịch sử cho thấy rằng quá trình phát triển của lồi người hay q trình
phát triển của lực lượng sản xuất là không ngừng tăng về năng lực, khả năng
chinh phục và chế ngự tự nhiên để phục vụ con người. Những thay đổi của tự
nhiên, sự phân bố tài nguyên, điều kiện khí hậu, thời tiết... rất thất thường và
khắc nghiệt mặc dù ngày nay con người đã và đang tiến đến làm chủ tự nhiên,
nhưng nền sản xuất xã hội vẫn chịu ảnh hưởng của tự nhiên, khơng những thế có
những lúc những nơi cịn phụ thuộc, chịu tác động tự nhiên rất lớn. Tự nhiên
cũng làm ảnh hưởng và quyết định đến sự phát triển, phân bố kinh tế vùng,
ngành lĩnh vực đặc biệt là các ngành khai khoáng tài nguyên, chế biến. Nhận
thức rõ được nhân tố tự nhiên và sự ảnh hưởng của nó như thế nào, đến mức độ


22
nào để có kế hoạch chủ động hoạch định chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế
cho hợp lý tránh sai lệch và thiệt hại.
Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội: Trong nhóm này là các nhân tố
kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn tới cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngày càng khẳng định những ảnh hưởng của nhân tố này tới sự biến đổi cơ
cấu kinh tế và chuyển dichj cơ cấu kinh tế. Nhóm các nhân tố đó được nhìn
nhận là trình độ phát triển của quốc gia về các nguồn lực như lao động, khoa
học công nghệ, vốn, thị trường chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia và
của quốc tế như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tồn cầu hóa như hiện nay.

* Cách thứ hai: Các nhân tố được chia thành nhóm nhân tố bên trong và
nhân tố bên ngồi. Nhóm nhân tố bên trong đó là: tồn bộ tiềm năng có thể huy
động được như lao động, vốn, cơng nghệ, quản lý ... Cách thức sử dụng, huy
động tiềm năng đó cùng với những hạn chế, tồn tại, thiếu sót của tiềm năng.
Phương pháp khai thác tiềm năng cũng làm ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng trực
tiếp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rất quan trong mang tính quyết
định. Tuy nhiên, nhóm các nhân tố bên ngồi cũng tác động tích cực hoặc có
thể làm hạn chế q trình phát triển kinh tế đất nước nói chung và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói riêng. Những nhân tố đó bao gồm tồn bộ các yếu tố kinh
tế, chính trị quốc tế.
Ngày nay, khi nền kinh tế hội nhập càng thấy rõ tầm quan trọng của các
yếu tố này. Nếu một quốc gia nào khơng có chính sách hợp lý vừa phát huy
nội lực vừa tận dụng và phát huy ngoại lực thì kết quả là nền kinh tế của đất
nước đó sẽ khơng thể phát triển nhanh và bền vững được.
Nhưng để phát huy được những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực tới nền kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đòi hỏi quốc gia xây
dựng thể chế, cơ cấu kinh tế hợp lý để phát huy tốt nội lực và ngoại lực đưa quá
trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và hiệu quả.


×