Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý hệ thống thoát nước khu đô thị mỗ lao, phường mộ lao, quận hà đông, thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.34 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGÔ QUÝ DƯƠNG
KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỖ LAO,
PHƯỜNG MỘ LAO, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số
: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1
2

PGS. TS.NGUYỄN LÂM QUẢNG
TS. LÊ CƯỜNG

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới:
- PGS.TS. Nguyễn Lâm Quảng và TS Lê Cường là những người hướng
dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực


hiện luận văn.
- Ban Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học, Khoa quản lý đô thị, các
thầy, các cô là giảng viên Khoa sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội đã nhiệt tình tạo điều kiện, hướng dẫn, giảng dạy để tôi hoàn thành tốt
khoá học và luận văn Thạc sĩ sau thời gian được học tập tại trường.
- Cuối cùng tôi đặc biệt biết ơn sự quan tâm chia sẻ và động viên của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Tuy đã có nhiều sự cố gắng, song do điều kiện về thời gian cũng như
kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn cũng không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả mong nhận được những ý kiến quý báu từ Hội đồng
Khoa học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các thầy cô giáo, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Ngô Quý Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Quý Dương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt


Tên đầy đủ

KĐTM

Khu đô thị mới

HTTN

Hệ thống thoát nước

BQLDA

Ban quản lý dự án

UBND

Ủy ban nhân dân

QLĐT

Quản lý đô thị


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

hình, sơ đồ

Hình 1.1

Bản đồ hiện trạng thoát nước của quận Hà Đông

Hình 1.2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần MTĐT Hà Đông

Hình 1.3

Bản đồ vị trí và liên hệ vùng khu đô thị mới Mỗ Lao tỷ lệ 1/2000

Hình 1.4

Bản đồ quy hoạch chi tiết khu đô thị Mỗ Lao 1/2000

Hình 1.5

Bình đồ tổng thể hệ thống thoát nước mưa khu đô thị Mỗ Lao

Hình 1.6

Bình đồ hệ thống thoát nước thải khu đô thị Mỗ Lao

Hình 1.7

Hình sơ đồ mô tả hiện trạng thoát nước các khu vực KĐT Mỗ Lao,
quận Hà Đông

Hình 1.8


Hồ dài Trung Văn giáp khu đô thị Mỗ Lao hiện chưa được cải tạo

Hình 1.9

Nước mưa và nước thải đang được thoát chung qua trạm bơm
Thanh Bình

Hình 1.10

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA khu đô thị mới Mỗ Lao

Hình 2.1

Sơ đồ phân loại hệ thống thoát nước đô thị

Hình 2.2

Sơ đồ mô hình xử lý nước thải tập trung

Hình 2.3

Sơ đồ hệ thống thoát nước tập trung và hệ thống phi tập trung

Hình 2.4

Quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích

Hình 2.5


Bản đồ quy hoạch chi tiết thủy lợi quận Hà Đông giai đoạn 2020 và
định hường đến năm 2030.

Hình 2.6

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý thoát nước đô thị Vĩnh Yên

Hình 3.1

Sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước khu vực Mỗ Lao

Hình 3.2

Bố trí đường dây, đường ống trong tuynel kỹ thuật

Hình 3.3

Đề xuất đặt đường ống thoát nước ở 1 bên đường với các tuyến
đường có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn 10 m


Hình 3.4

Đề xuất đặt đường ống thoát nước ở 2 bên đường với các tuyến
đường có chiều rộng phần xe chạy lớn hơn 10 m

Hình 3.5

Thu gom nước mưa từ mái của các tòa nhà cao tầng


Hình 3.6

Sơ đồ hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa

Hình 3.7

Sơ đồ cấu trúc bề mặt thấm

Hình 3.8

Sơ đồ phân bố dòng chảy nước mưa khi sử dụng bề mặt thấm

Hình 3.9

Đề xuât thay thế hố trồng cây không thấm nước trên các vỉa hè khu
đô thị Mỗ Lao bằng thảm thực vật thấm nước

Hình 3.10

Đề xuât thay thế giải phân cách trên tuyến phố khu đô thị Mỗ Lao
bằng kênh chắn lọc nước mưa.

Hình 3.11

Đề xuât cải tạo, nạo vét hồ Trung Văn để làm hồ điều hòa chưa
nước đệm, nước thải đã qua xử lý

Hình 3.12

Mô hình tổ chức Ban quản lý dự án


Hình 3.13

Sơ đồ đề xuất quản lý xây dựng HTKT đô thị

Hình 3.14

Sơ đồ sự phối hợp, thống nhất xuyên suốt trong quản lý đầu tư xây
dựng hệ thống thoát nước

Hình 3.15

Đề xuất sơ đồ phối hợp giữa 3 chủ thể trong quản lý hệ thống thoát
nước đô thị.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng, biểu
Bảng 1.1

Kết quả tính toán và thực đo mực nước sông Nhuệ

Bảng 1.2

Tổng hợp khối lượng của hệ thống cấp nước


Bảng 1.3

Tổng hợp trạm biến áp

Bảng 1.4

Chu kỳ vượt quá cường độ mưa tính toán

Bảng 1.5

Chỉ tiêu thoát nước thải

Bảng 1.6

Bảng chỉ tiêu và lưu lượng nước thải khu ĐTM Mỗ Lao

Bảng 2.1

Khả năng ứng dụng các giải pháp SUDS với từng mức độ đô thị
hóa

Bảng 2.2

Khả năng ứng dụng của các giải pháp SUDS với từng lưu vực có
lãnh thổ khác nhau về diện tích


1

PHẦN MỞ ĐẦU


* Lý do chọn đề tài
Hà Đông là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Hà Tây trước
đây, hiện nay trở thành 1 trong 10 quận nội thành trực thuộc thành phố Hà
Nội với diện tích 47,91km2, dân số là 236.185 người, gồm 17 phường. Với
vị trí thuận lợi trong giao thương phát triển kinh tế, nên nhiều dự án đã, đang
và sẽ được đầu tư xây dựng tại đây như: khu đô thị Văn Quán, khu nhà ở Vạn
Phúc, khu nhà ở Văn Khê, khu đô thị mới Văn Phú, khu đô thị Dương
Nội...nhằm thúc đẩy quá trình đô thị hóa quận Hà Đông.
Khu đô thị mới Mỗ Lao có quy mô 62,26 ha, nằm trong ranh giới quản
lý hành chính của phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, có vị
trí rất thuận lợi, đặc biệt là mối liên hệ với các quận của Hà Nội thông qua hệ
thống hạ tầng giao thông gồm nhiều tuyến đường quan trọng mang ý nghĩa
chiến lược (như quốc lộ 6, đường Lê Văn Lương kéo dài ...). Theo quy hoạch,
Khu đô thị mới Mỗ Lao sẽ được thiết kế với không gian kiến trúc hiện đại, hệ
thống cơ sở hạ tầng tiên tiến theo tiêu chuẩn đô thị loại 1.
Trên thực tế nhiều dự án xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn quận Hà
Đông nói chung và khu đô thị Mỗ Lao nói riêng đã và đang phải đối mặt với
những khó khăn trong công tác quản lý hệ thồng thoát nước. Khu đô thị Mỗ
Lao và một số dự án khu đô thị mới như Văn Khê, khu đô thị mới Văn Phú,
khu đô thị mới Dương Nội chủ đầu tư chưa bàn giao được hệ thống hạ tầng
kỹ thuật nói chung và hệ thống thoát nước nói riêng cho đơn vị quản lý và sử
dụng do đó công tác quản lý, duy trì hệ thống thoát nước chưa được chú
trọng, không có nguồn kinh phí để thực hiện nạo vét cũng như việc quản lý
còn chồng chéo, quá trình triển khai xây dựng nhà của các hộ dân, nhà đầu tư
làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước vẫn còn diễn ra, hệ thống Trạm xử lý
nước thải chưa được đầu tư dẫn đến nước thải sinh hoạt chảy trực tiếp ra hệ
thống thoát nước chung gây ô nhiễm nguồn nước, nước mưa chưa được tận



2

dụng thu gom để sử dụng tại các hồ điều hòa....Do vậy việc quản lý hệ thống
thoát nước tại khu đô thị Mỗ Lao đang là vấn đề cấp bách cần thực hiện triệt
để đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm để khắc phục các tồn tại nêu trên, phát
huy hiệu quả đầu tư, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường trong khu vực cũng
như trên địa bàn quận Hà Đông.
Từ những thực tiễn như trên đề tài" Quản lý hệ thống thoát nước đô thị
tại khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông" là thực sự cần thiết nhằm góp phần
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thoát nước cho khu đô thị
Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông nói riêng và thoát nước đô thị nói
chung hiện đang là vấn đề thời sự nóng bỏng và bức thiết.
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước khu đô
thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý hệ thống thoát nước
khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp quản lý hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao
nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước do hệ thống thoát nước thải
sinh hoạt chưa được thu gom xử lý riêng.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống thoát nước Khu đô thị Mỗ
Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thoát nước Khu đô thị Mỗ Lao,
phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu;
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích để đưa ra các giải
pháp phù hợp;
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả của các đề tài

nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;


3

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa
học....;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, đề xuất các giải pháp;
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp về quản lý khai thác sử dụng
hiệu quả hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp quản lý hệ thống thoát
nước nhằm mục tiêu xây dựng khu đô thị mới văn minh, hiện đại trong thời
kỳ hội nhập và phát triển.
* Một số khái niệm được sử dụng trong luận văn:
a. Khái niệm về hệ thống thoát nước. [2][3]
Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải
pháp kỹ thuật được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước.
Thành phần của hệ thống thoát nước bao gồm:
- Mạng lưới đường ống, cống, mương, rãnh và các thiết bị thu nước thải
từ các hộ gia đình, các công trình công cộng, các nhà máy, xí nghiệp, thu
nước từ các mái nhà, đường phố, quảng trường, công viên.
- Tuyến đường cống, mương và các trạm bơm dẫn nước thu được từ
mạng lưới thu nước về trạm xử lý (hoặc đổ thẳng vào ao, hồ, sông, biển...).
- Trạm xử lý nước thải trước khi thải ra các ao, hồ, sông, biển....
- Hệ thống thoát nước chung là hệ thống, trong đó mọi loại nước thải
(nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) được thu gom, vận
chuyển và xử lý chung trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
- Hệ thống thoát nước riêng là có hai hay nhiều hệ thống cùng làm việc
song song, Nước thải bẩn như nước thải sinh hoạt hoặc nước thải sản xuất

được thu gom và vận chuyển riêng, trước khi xả vào nguồn tiếp nhận cho qua
xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ vệ sinh môi trường nguồn tiếp nhận. Nước thải
sản xuất được quy ước là sạch hoặc nước mưa được thu gom, vận chuyển và
xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý.


4

- Hệ thống thoát nước riêng một nửa gồm hai mạng lưới cống thoát
nước. một mạng lưới dùng để vận chuyển nước thải bẩn (nước thải sinh hoạt,
nước thải sản xuất quy ước là bẩn) mạng lưới khác dùng để vận chuyển nước
mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch tại những điểm giao nhau của hai
mạng lưới bố trí giếng tràn hoặc giếng tách nước.
- Xử lý phân tán là trường hợp nước thải được xử lý trong từng hộ gia
đình hay từng nhóm hộ gia đình và đủ điều kiện để xả vào môi trường tự
nhiên.
- Xử lý tập trung là trạm xử lý nước thải phục vụ chung cho một khu
vực đô thị hay toàn đô thị.
- Xử lý thích hợp là một khái niệm động phu thuộc vào bối cảnh và sự
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Công nghệ thích hợp là công nghệ đáp ứng được nhu cầu vệ sinh môi
trường trong điều kiện khả năng đầu tư và mức sống xã hội còn thấp, nhưng
không mâu thuẫn với sự phát triển lâu dài của quy hoạch phát triển. Khái
niệm công nghệ thích hợp cũng bao hàm ý nghĩa của công nghệ giá thành
thấp.
b. Khái niệm về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: [1] [8]
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật (HTKT) là quản lý quá trình quy hoạch,
thực hiện theo đồ án quy hoạch, thỏa thuận vị trí, hướng tuyến, đấu nối,
cấp phép, thi công xây dựng, sử dụng, khai thác và vận hành các công
trình HTKT đô thị:

Hệ thống quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị là toàn bộ phương thức điều
hành (phương pháp, trình tự, dữ liệu, chính sách, quyết định…) nhằm kết nối
và đảm bảo sự tiến hành tất cả các hoạt động có liên quan tới quản lý hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Theo một cách tiếp cận khác thì quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
bao gồm 2 nhóm:


5

- Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức đơn giá, quy
chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuật… để quản lý các
hoạt động trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý tổ chức: Thiết kế và vận hành bộ máy tổ chức và quản lý
nhân lực trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn có 3
chương gồm:
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC QUẬN HÀ ĐÔNG VÀ KHU ĐÔ THỊ MỖ LAO, PHƯỜNG MỘ
LAO, QUẬN HÀ ĐÔNG.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỖ LAO, PHƯỜNG MỘ LAO,
QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC KHU ĐÔ THỊ MỖ LAO, PHƯỜNG MỘ LAO, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


82

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở các nghiên cứu, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể về
quản lý xây dựng hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
Đặc điểm hiện trạng của hệ thống thoát nước và tình hình ngập úng quận Hà
Đông và khu đô thị Mỗ Lao.
- Hệ thống thoát nước quận Hà Đông được xây dựng từ rất lâu, tập
trung ở khu vực trung tâm, đồng thời nhiều khu vực dân cư có hệ thống thoát
nước chưa hoàn chỉnh nên khả năng thoát nước đang ngày càng giảm sút.
- Hệ thống thoát nước quận Hà Đông bị ảnh hưởng bởi quá trình san
lấp xây dựng các khu đô thị mới làm mất đi diện tích đất nông nghiệp là
những nơi chứa nước đệm, khớp nối hệ thống thoát nước khu đô thị với các
khu dân cư cũ không đồng bộ nên thường gây úng ngập tại khu đô thị Văn
Phú, khu đô thị Dương Nội.
- Tình trạng ngập úng thường xảy ra trên các tuyến đường Quốc lộ 6,
đường Tô Hiệu, Lê Hồng Phong, khu tập thể 3 tầng, khu dãn dân Văn Quán,

Quốc lộ 21 đoạn phường Phú Lương, Phú Lãm...
- Tình trạng xả rác thải ra hệ thống kênh mương cũng gây cản trở dòng
chảy, ô nhiễm môi trường.
- Trên địa bàn quận chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên tình
trạng ô nhiễm môi trường một số khu vực trên địa bàn quận trở nên nghiêm
trọng.
- Hệ thống thoát nước trên địa bàn quận Hà Đông vẫn là hệ thống thoát
nước chung chảy ra các sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước.
- Khu đô thị Mỗ Lao vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện,
hệ thống thoát nước bị ảnh hưởng trực tiếp của quá trình xây dựng các khu
chung cư do các nhà đầu tư triển khai. Vấn đề quản lý đấu nối hạ tầng cũng
không đồng bộ không được quản lý giám sát chặt chẽ, đấu nối giữa khu vực


83

cũ và mới còn có những khó khăn bất cập. hệ thống thoát nước chung của
các khu dân cư cũ vẫn đang đấu nối vào hệ thống thoát nước của khu đô thị
Mỗ Lao chảy ra Sông nhuệ gây ô nhiễm nguồn nước.
Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao,
phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội,
- Hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao là hệ thống thoát riêng tại khu
vực đô thị phát triển mới, có trạm xử lý và đấu nối trực tiếp với hệ thống thoát
nước hiện có của quận Hà Đông.
- Đề xuất quản lý về khía cạnh kỹ thuật hệ thống thoát nước như triển
khai xây dựng tuyến cống khu vực mới và cũ, hệ thống thoát nước được đặt
trong hào chung với các loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác, hệ thống thoát
nước bền vững đối với nước mưa.
- Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý xây dựng hệ thống thoát nước
khu đô thị Mỗ Lao theo hình thức Ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tư

(UBND quận Hà Đông).
- Đề xuất phối hợp, thống nhất trong quản lý hệ thống thoát nước từ
khâu quy hoạch, triển khai xây dựng và cuối cùng là khâu khai thác, sử dụng.
- Đề xuất áp dụng cơ chế chính sách mềm dẻo nhằm thu hút nguồn lực
đầu tư vào hệ thống thoát nước khu đô thị Mỗ Lao nói riêng và hệ thống thoát
nước thành phố nói chung.
2. Kiến nghị
- Cần có những thay đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
xây dựng hệ thống thoát nước khu vực xây dựng mới đan xen với khu vực cũ
đã xây dựng. Đặc biệt vấn đề khớp nối giữa khu cũ và khu mới;
- UBND thành phố Hà Nội phân cấp quản lý hệ thống thoát nước theo
các đơn vị hành chính cho các quận, huyện quản lý, duy trì;
- UBND quận Hà Đông khi triển khai thực hiện xây dựng theo quy
hoạch HTTN tại các khu đô thị cần rà soát, đánh giá và điều chỉnh (nếu cần
thiết) các QH thoát nước đã có để có phương án xây dựng họp lý nhất, quản


84

lý chặt chẽ cao độ nền của các khu đô thị, khu dân cư xây dựng mới trên cơ
sở hồ sơ cao độ nền được lập từ các đồ án quy hoạch xây dựng và dự án đầu
tư xây dựng có liên quan.
- Tiếp tục nghiên cứu các định mức đền bù áp dụng ngoại lệ trong việc
giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình của hệ thống thoát nước;
- Tiếp tục nghiên cứu việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
cụ thể là mức thu đối với từng loại nước theo hướng tăng thêm so với mức thu
hiện nay và cơ chế phân bố sử dụng nguồn thu này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trần Thị Hường, Bùi Khắc Toàn và nnk (2009) Kỹ thuật hạ tầng đô thị,
NXB xây dựng, Hà Nội.

2.

Hoàng Huệ (2001), Thoát nước, tập 1, 2. Nhà Xuất bản XD, Hà Nội

3.

Hoàng Huệ, Phan Đình Bưởi (2008), Mạng lưới thoát nước, Nhà Xuất
bản Xây dựng.

4.

Anh Thái (2008), “Kinh nghiệm Phú Mỹ Hưng - Đô thị mới văn minh
hiện đại”, Báo Hà Nội mới.

5.

Nguyễn Thanh Tùng (2007), Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hiệu
quả hệ thống thoát nứơc khu đô thị mới Linh Đàm nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường , Luận văn thạc sỹ Quản lý đô thị, Đại học Kiến trúc
Hà Nội.

6.

Bộ Xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449:1987, Hà nội.


7.

Bộ Xây dựng (2010), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình kỹ
thuật đô thị QCVN07:2010/BXD, Hà nội.

8.

Nguyễn Việt Anh (2010), Giới thiệu các giải pháp công nghệ thoát nước
và xử lý nước thải phân tán, Trường Đại học Xây dựng, Hà Nội.

9.

Nguyễn Việt Anh (2012), Quản lý nước thải phân tán ở Việt Nam,
Trường đại học Xây dựng, Hà Nội.

10. Nguyễn Việt Anh, Trần Việt Nga, Lê Duy Hưng (2012), Đánh giá quản
lý nước thải đô thị ở Việt Nam, Hà Nội.
11. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2013) Bài giảng về Quản lý Hạ tầng
kỹ thuật đô thị. Hà Nội.
12. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (2013) Bài giảng về Khoa học quản lý.
Hà Nội.


13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2009), Luật Quy
hoạch đô thị, Hà nội.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật bảo vệ
môi trường, Hà nội.
15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Luật Xây
dựng, Hà nội.

16. Chính phủ (2014), Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 về thoát
nước và xử lý nước thải, Hà nội.
17. Viện khoa học thuỷ lợi Việt Nam (2003), Sử dụng mô hình 2D-Mikell
đánh giá khả năng thoát lũ hiện trạng của lòng dẫn sông Đáy khỉ phân lũ
lớn. Mồ phỏng qúa trình lan truyền lũ trong các khu trữ lũ của hệ thống
thoát lũ sông Đ á y , Hà Nội.
18. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Thành phố Hà Nội (2006): Quyết định số
738/2006/QĐ-UB ngày 24/6/2006 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà
Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị mới Mỗ
Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội.
19. Chính phủ (2009), Quyết định sổ 1930/QĐ-TTg, Phê duyệt định hướng
phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.
20. Chính phủ (2010), Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
21. Chính phủ (2013), Quyết định số 681/QĐ-TTg, Phê duyệt quy hoạch
HTTN và XLNT khu dân cư, khu công nghiệp thuộc ỉim vực sông Nhuệ sông Đáy đến năm 2030, Hà Nội.
22. Chính phủ (2014), Nghị định sổ 80/2014/NĐ-CP, Thoát nước và xử lý
nước thải, Hà Nội.


23. Công ty CP nước và môi trường Việt Nam (2013), Quy hoạch thoát
nước thành phổ Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội.
24. Chính phủ (2006), Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/11/2006 về ban
hành Quy chế khu đô thị mới, Hà nội.
25. Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/NĐ-CP ngày 18/4/2005 về ban
hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng
26. Bộ Xây dựng (2015), Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 04
năm 2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐCP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước
thải, Hà Nội.

27. UBND TP Hà Nội (2013), Hướng dẫn sổ 162 HD/UBND-UBMTTQ,
Hướng dẫn thực hiện giám sát đầu lư của cộng đồng trên địa bàn TP Hà
Nội, Hà Nội.
28. UBND TP Hà Nội (2014), Báo cáo kết quả tăng cường công tác quản lý
nhà nước về một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội
năm 2013, Hà Nội.
29. Viện quy hoạch Đô thị - Nông thôn quốc gia (2008), Quy hoạch xây
dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà
Nội.
30. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật đầu tư
công, Hà nội.
31. Chính phủ (2005), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về thẩm
định và phê duyệt quản lý quy hoạch đô thị, Hà Nội.
32. Website cổng thông tin điện tử một số cơ quan, đơn vị:
Chính phủ Việt nam

: www.chinhphu.gov.vn;

UBND thành phố Hà nội

: www.hanoi.gov.vn

UBND quận Hà Đông

: www.Hà Đông.gov.vn


Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội

: www.hapi.gov.vn


Sở Xây dựng Hà nội

: www.soxaydung.hanoi.gov.vn

Sở Giao thông vận tải Hà nội

: www.sogtvt.hanoi.gov.vn

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà nội

: www.qhkt.hanoi.gov.vn

Và một số Website khác.



×