Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Dịch câu bị động trong phiên dịch hội thảo khoa học: Điển cứu từ trung tâm hội thảo quốc tế ICISE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.54 KB, 10 trang )

44

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

Số 9(289)-2019

NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ

DỊCH CÂU BỊ ĐỘNG
TRONG PHIÊN DỊCH HỘI THẢO KHOA HỌC:
ĐIỂN CỨU TỪ TRUNG TÂM HỘI THẢO QUỐC TẾ ICISE
NGUYỄN QUANG NGOẠN* - ĐẶNG TRỊNH TRƯỜNG GIANG**

TĨM TẮT: Dịch thuật nói chung và phiên dịch nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến trong
xu hướng hội nhập và quốc tế hóa. Vì tiếng Anh và tiếng Việt có hệ thống ngữ pháp và cấu trúc khác
nhau nên việc dịch thuật cho hai ngôn ngữ này gặp nhiều trở ngại. Bài viết này trình bày kết quả
nghiên cứu về cách thức dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhằm mục đích tạo điều kiện
thuận lợi cho dịch thuật Anh-Việt, cụ thể là giúp các sinh viên ngành biên-phiên dịch viên thực hiện
tốt hơn cơng việc của mình. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là các kĩ thuật định tính
thơng dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp dịch câu bị động có tỉ lệ câu dịch tốt cao nhất
là sử dụng cấu trúc tương đương với câu bị động và sử dụng cấu trúc tương đương với câu chủ động
trong tiếng Anh.
TỪ KHÓA: phương pháp dịch; phiên dịch; biên-phiên dịch; phiên dịch hội thảo; câu bị động.
NHẬN BÀI: 16/7/2019.
BIÊN TẬP-CHỈNH SỬA-DUYỆT ĐĂNG: 23/9/2019
1. Đặt vấn đề
Dịch thuật từ lâu đã trở thành một ngành học phổ biến. Tại Việt Nam, với số lượng sự kiện quốc
tế ngày càng tăng với sự tham gia của những người từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới đến các
hội thảo khoa học, hội nghị kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là các buổi gặp gỡ người hâm mộ của
những ca sĩ, cầu thủ nổi tiếng trên thế giới, v.v. nhu cầu dịch thuật, đặc biệt là phiên dịch, đã và đang
ngày càng tăng. Mặc dù nhìn chung dịch thuật đã được biết đến từ lâu nhờ nghiên cứu từ các học giả


(ví dụ như Cicero, Quintillian, thế kỉ 1 trước Công nguyên), nhưng chỉ đến nửa sau thế kỉ 20 nghiên
cứu dịch thuật mới được đặc biệt quan tâm (Russell, 2005). Rõ ràng, nghiên cứu dịch thuật là một
vấn đề lớn bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có phương pháp dịch cho từng loại câu cụ thể từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác. Hiện tại, chúng tôi chỉ mới tiếp cận được vài nghiên cứu về cách dịch
từng loại câu cụ thể (Khalil, 1993; Sultan, 2011; Farrokh, 2011) và chưa tiếp cận đuọc một nghiên
cứu nào về cách dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do đó, trong bài viết này, chúng tơi
tìm hiểu phương pháp phổ biến và hiệu quả để dịch câu bị động; từ kết quả phân tích được, chúng tôi
sẽ tổng hợp và đưa ra một vài đề xuất cho việc dịch câu bị động trở nên hiệu quả hơn.
2. Cơ sở lí thuyết
2.1. Bối cảnh đào tạo biên phiên dịch tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc đào tạo biên phiên dịch trước những năm 90 của thế kỉ 20 diễn ra nhỏ lẻ với
cơ sở khoa học thấp. Sang thế kỉ 21, một số trường đại học trong nước mới bắt đầu đưa đào tạo biên
phiên dịch vào chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, chương trình đào tạo biên phiên dịch
trong giai đoạn này chủ yếu lấy đào tạo ngoại ngữ làm cốt lõi với một hai học kì cuối tập trung vào
đào tạo kĩ năng biên phiên dịch. Cho đến nay, dù các chương trình đào tạo biên phiên dịch tại Việt
Nam đã được cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn là tập trung về đào tạo ngoại ngữ với một số
học kì cuối tập trung vào lí luận và kĩ năng biên phiên dịch. Các chương trình đào tạo này mới chỉ
dừng lại ở cấp cử nhân và chưa có một hệ thống đánh giá chính thức nào về chất lượng đào tạo của
chúng (Lê Hùng Tiến, 2017).
Theo tác giả này, đào tạo biên phiên dịch chuyên nghiệp tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.
Ngoài ba thách thức chung của thế giới là về phương pháp sư phạm, thiết kế chương trình và các
nghiên cứu lí luận hỗ trợ, đào tạo biên phiên dịch tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại khác. Tồn tại
thứ nhất là các chương trình đào tạo biên phiên dịch hiện nay vẫn còn thiếu vắng một cơ sở lí luận
dẫn đường vừa dựa trên lí luận quốc tế vừa căn cứ vào bối cảnh của xã hội Việt Nam. Việc tìm ra
* PGS. TS; Trường Đại học Quy Nhơn; Email:
** Trường Đại học Quy Nhơn; Email:


Số 9(289)-2019


NGƠN NGỮ & ĐỜI SỐNG

45

một cơ sở lí luận phù hợp là vô cùng thiết yếu trong việc xây dựng chương trình, phát triển tài liệu
giảng dạy, phương pháp dạy và các vấn đề liên quan. Tồn tại thứ hai là lực lượng giáo viên dịch thuật
chưa được đào tạo bài bản theo đúng với mục tiêu là đào tạo biên phiên dịch. Hầu hết các giáo viên
dịch thuật tại Việt Nam được đào tạo theo chương trình giống hồn tồn với chương trình đào tạo
giáo viên dạy ngoại ngữ, dẫn đến sự thiếu hụt về kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong ngành.
Trong khi đó, giới biên phiên dịch chun nghiệp thường khơng có đủ kiến thức lí luận và nghiệp vụ
sư phạm cần thiết cho việc giảng dạy. Do vậy, một yêu cầu cấp thiết nữa trong ngành đào tạo biên
phiên dịch tại Việt Nam là trước hết phải có một đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, vừa có lí
luận, phương pháp vừa có kĩ năng và kinh nghiệm dịch thuật để đảm nhiệm vai trò đào tạo biên phiên
dịch. Cuối cùng là tồn tại trong nhận thức sai lầm của các nhà quản lí đào tạo khi xem đào tạo biên
phiên dịch chỉ là một nhánh nhỏ của ngành giảng dạy ngoại ngữ. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong
đầu tư nhân lực và vật lực cho ngành dịch thuật. Kết quả là các chương trình đào tạo biên phiên dịch
chuyên nghiệp trở nên đại trà, thiếu khoa học và mang nhiều bất cập.
2.2. Khó khăn trong dịch thuật Anh-Việt: Sự khác biệt về văn hóa
Châu Thị Hồng Hoa (2015) đã thực hiện một nghiên cứu về giao tiếp liên văn hóa Việt-Anh. Qua
đó, tác giả đã chỉ ra một số khác biệt về văn hóa giữa cộng đồng người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ
và cộng đồng người Việt. Những khác biệt về văn hóa được đề cập là khác biệt về cấu trúc hội thoại,
khoảng dừng, sự im lặng, lối nói trực tiếp - gián tiếp và vấn đề lịch sự. Trong đó, sự bất tương đồng
trong cách nhìn đối với lối nói trực tiếp hay gián tiếp, hay rộng hơn là vấn đề lịch sự, tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro trong giao tiếp liên văn hóa hoặc thậm chí là trong hoạt động biên phiên dịch.
Theo tác giả này, thái độ đối với “gián tiếp” khác nhau theo từng ngơn ngữ. Ví dụ, đối với các
cộng đồng của nền văn hóa tập thể (collectivism) như Việt Nam, việc giữ thể diện là một điều rất
quan trọng, do đó họ đề cao việc sử dụng lối nói gián tiếp. Trong các cộng đồng văn hóa này, gián
tiếp được xem là kín đáo, nhẹ nhàng, duyên dáng, khiêm cung, cẩn trọng. Ngược lại, lối nói trực tiếp
có thể bị cho là thơ tục, khiếm nhã, bất kính, thậm chí sỉ nhục. Việc trực tiếp từ chối, phê bình hoặc
phản đối có thể gây ra những cản trở nhất định trong giao tiếp, đặc biệt là khi nói chuyện với những

người có tuổi lớn hơn hoặc vị trí xã hội cao hơn. Tuy nhiên, đối với các cộng đồng người nói tiếng
Anh, lối nói trực tiếp lại mang những ý nghĩa tích cực như đơn giản, thành thật, rõ ràng, dễ hiểu, tiết
kiệm thời gian; cịn gián tiếp có thể bị xem là dấu hiệu của sự thiếu tự tin, thiếu kiên quyết hay khơng
quyết đốn. Đây là một vấn đề đáng lưu ý trong phiên dịch giữa hai ngôn ngữ Anh-Việt, bởi vì nếu
phiên dịch viên chỉ tập trung vào việc bám theo lối hành văn của người nói mà quên đi sự khác nhau
về thái độ của người nghe trong hai ngôn ngữ đối với lối hành văn đó, việc phiên dịch có thể dẫn đến
hiệu quả sai lệch so với mong muốn của người nói, thậm chí có thể dẫn đến mâu thuẫn và xung đột.
Trong bài viết của mình, Châu Thị Hồng Hoa (2015) đã đưa ra một số giải pháp tập trung vào giáo
dục văn hóa bên cạnh giáo dục ngơn ngữ để người học ý thức được sự khác biệt về văn hóa giữa cộng
đồng hai ngơn ngữ để có cách ứng xử phù hợp. Bên cạnh việc nhận biết những khác biệt về văn hóa
giữa hai ngơn ngữ, người dịch cịn phải tìm ra biện pháp xử lí phù hợp cho từng tình huống cụ thể để
có thể có một bản dịch vừa giữ được nội dung của phát ngôn trong ngôn ngữ nguồn vừa tạo ra hiệu
quả mà người nói mong muốn mang đến cho người nghe ở ngơn ngữ đích. Việc này có thể được thực
hiện thơng qua một vài biện pháp xử lí như thay đổi cấu trúc của câu nói trong ngơn ngữ nguồn sao
cho phù hợp với văn hóa của cộng đồng sử dụng ngơn ngữ đích, hoặc có thể thêm lời giải thích ngay
sau phần dịch. Trong bài nghiên cứu này, người dịch hồn tồn khơng sử dụng đến biện pháp xử lí
thứ hai mà chỉ một số lần áp dụng biện pháp xử lí thứ nhất.
2.3. Các đường hướng đánh giá chất lượng bản dịch
Colina (2008) đã phân loại các đường hướng đánh giá chất lượng bản dịch thành 4 loại chính, đó
là đường hướng dựa trên kinh nghiệm và giai thoại (experience-based & anecdotal approach), đường
hướng dựa trên lí thuyết và nghiên cứu (theoretical & research-based approach), đường hướng dựa
trên phản hồi của độc giả (reader-response approach) và đường hướng dựa trên ngôn ngữ học văn bản
và dụng học (textlinguistic & pragmatic approach). Đường hướng dựa trên kinh nghiệm và giai thoại


46

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

Số 9(289)-2019


tuy giúp người sử dụng đánh giá được chất lượng của bản dịch trong một số trường hợp nhưng
phương pháp này không được sử dụng rộng rãi vì nó thiếu một khung lí thuyết rõ ràng và thiếu bằng
chứng thực nghiệm. Ngoài ra, phương pháp này hầu như khơng có khả năng áp dụng trong nhiều lĩnh
vực (replicability) và thiếu vắng độ tin cậy giữa những người đánh giá (inter-rater reliability).
Về đường hướng dựa trên lí thuyết và nghiên cứu, mặc dù dựa trên một cơ sở lí thuyết hay một
giả định, phương pháp này cũng tồn tại một số vấn đề gây ngăn trở cho việc ứng dụng rộng rãi của
nó. Colina (2008) cho rằng phương pháp này quá tập trung vào chất lượng mà quên đi rằng trong
dịch thuật còn những yếu tố quan trọng hơn phải quan tâm như cảm xúc của độc/ thính giả. Chính vì
thế, phương pháp này thường khó áp dụng trong những lĩnh vực khác có tính chun môn cao và
trong môi trường giảng dạy.
Nhiều học giả ủng hộ hướng tiếp cận đánh giá bản dịch dựa trên phản hồi của độc giả (readerresponse approaches). Những học giả này cho rằng việc đánh giá chất lượng của một bản dịch cần
dựa trên phản hồi của độc giả ở ngơn ngữ đích. Xuất phát từ quan điểm này, có hai hướng tiếp cận,
đó là phương pháp Ngơn ngữ tâm lí học trong đánh giá bản dịch (Behavioristic views) và Trường
phái chức năng của Đức (Functionalist approach) (Triệu Thu Hằng, 2017). House (2015) cho rằng
các bài kiểm tra dựa trên những phản hồi cảm tính của độc giả trong phương pháp Ngơn ngữ tâm lí
học là chưa đủ để đánh giá đầy đủ và toàn diện chất lượng của bản dịch. Bên cạnh đó, phương pháp
này chưa có sự xem xét đầy đủ đối với vai trò của bản gốc mà chỉ tập trung vào việc đánh giá phản
hồi của độc giả. Về Trường phái chức năng của Đức, điểm mạnh của phương pháp này là một bản
gốc có thể được dịch theo nhiều sách lược, phương án khác nhau dựa trên những mục đích khác nhau
của bản dịch. Ngồi ra, người dịch được trao quyền tự do trong việc lựa chọn những chiến lược,
phương pháp dịch để đạt được những mục đích dịch khác nhau mà người dịch đang nhằm hướng tới.
Tuy nhiên, Triệu Thu Hằng (2017) cũng cho rằng phương pháp này không phù hợp với đánh giá dịch
một số thể loại văn bản nhất định, cụ thể là đánh giá dịch văn học vì phương pháp này không tập
trung vào bản gốc và những đặc điểm ngôn ngữ của bản gốc, mà trong văn học đặc điểm ngôn ngữ là
một yếu tố không thể bỏ qua.
Đường hướng dựa trên ngôn ngữ học văn bản và dụng học (textlinguistic & pragmatic approach)
có vai trị quan trọng trong việc chuyển trọng tâm từ tìm lỗi sang đánh giá văn bản và mục tiêu dịch
thuật. Tuy vậy, cách tiếp cận này không được các chuyên gia và học giả áp dụng rộng rãi. Nhiều đề
xuất và mơ hình khác nhau khơng được đánh giá cao vì họ chỉ tập trung vào văn bản nguồn hoặc chỉ

tập trung vào bản dịch. Mơ hình chức năng của House (1997, 2001) là một ví dụ điển hình cho đường
hướng tiếp cận này. Mơ hình này dựa trên việc phân tích, so sánh và đánh giá mức độ phù hợp giữa
các đặc điểm ngôn ngữ-tình huống trong một văn bản nguồn và bản dịch của nó. Tiêu chí quan trọng
nhất của mơ hình này là các đặc điểm và chức năng trong bản dịch phải phù hợp với các đặc điểm và
chức năng của văn bản gốc, tức là tạo ra sự tương đương về chức năng giữa bản gốc và bản dịch.
Tuy nhiên, đường hướng tiếp cận này gặp nhiều vấn đề do phụ thuộc quá nhiều vào khái niệm
“tương đương”. Đây là một khái niệm không rõ ràng và gây nhiều tranh cãi trong các nghiên cứu
dịch thuật (Colina, 2008). Đó cũng là một trở ngại lớn bởi vì chức năng của một văn bản gốc có thể
được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào đối tượng người đọc của văn bản đó là ai và tùy vào
hồn cảnh diễn ra văn bản đó. Ngồi ra, đường hướng này cũng chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể sau
khi các đặc điểm văn bản và chức năng của bản gốc và bản dịch được xem xét.
Ngoài bốn đường hướng đánh giá chất lượng bản dịch nêu trên, trong những năm gần đây xuất
hiện một hướng tiếp cận mới đang được sử dụng khá phổ biến để đánh giá dịch thuật đó là sử dụng
thang đánh giá (rating scales). Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của việc sử
dụng phương pháp đánh giá này vì chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào thực sự có quy mô đủ
lớn để đưa ra những kết luận đáng tin cậy. Tuy vậy, thang đánh giá đang ngày càng được sử dụng
rộng rãi hơn trong các kì thi cấp chứng chỉ phiên dịch viên, trong đánh giá giáo dục phiên dịch và
trong nghiên cứu phiên dịch (Han, 2017).


Số 9(289)-2019

47

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này dùng một thang đánh giá để đánh giá chất lượng bản dịch của 120 câu bị động
trong tiếng Anh được trình bày bởi các nhà khoa học châu Âu và được phiên dịch viên chuyên nghiệp
dịch sang tiếng Việt tại chuỗi Hội thảo khoa học quốc tế diễn ra tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và

Giáo dục Liên ngành ICISE đặt tại Quy Nhơn, Bình Định. Trung tâm ICISE được thành lập nhằm
phục vụ các nhà khoa học và kĩ sư nghiên cứu chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nơi đây
thường xuyên diễn ra các hội nghị quốc gia và quốc tế, hội thảo chuyên ngành, cũng như các khóa
học chuyên đề, đặc biệt dành cho các nghiên cứu sinh với sự hỗ trợ và quan tâm đặc biệt từ phía
chính quyền địa phương và nhà nước. Hội thảo khoa học được khảo sát trong nghiên cứu này diễn ra
trong bốn ngày từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 5 năm 2018 với chủ đề chính là Khoa học vì Sự phát
triển (Science for Development). Trong bốn ngày diễn ra hội thảo, có tổng cộng bảy phiên bàn tròn
được tổ chức. Tất cả các bài phát biểu, trình bày và tham luận của bảy phiên bàn tròn này đều được
ghi âm cả bản gốc bằng tiếng Anh và bản dịch bằng tiếng Việt. Từ các bản ghi âm này, chúng tôi
chọn ra ngẫu nhiên 120 câu bị động vừa có bản gốc và vừa có bản dịch để sử dụng cho nghiên cứu
này. Về tiêu chí đánh giá bản dịch, sau khi xem xét các tiêu chí đánh giá của một số nhà khoa học
như Llewellyn-Jones (1981), Strong & Rudser (1985), Gile (1999), Chao Han (2018) (Han, 2018), và
Brunette (2000), cũng như xem xét tính chất đặc thù của nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra 3 tiêu chí
đánh giá bản dịch cho nghiên cứu này dựa trên 3 (trong tổng số 4) tiêu chí đánh giá của Brunette
(2000): “thông điệp” (nội dung của câu gốc có giống với nội dung của câu dịch hay khơng, nói cách
khác là câu dịch có truyền tải đúng và đủ nội dung của câu gốc hay không), “ngữ cảnh” (ngơn từ
được chọn trong câu dịch có phù hợp với bối cảnh phát ngôn của câu gốc hay không), và “chuẩn mực
ngơn ngữ” (câu dịch có dễ hiểu khơng, có quen thuộc với người Việt Nam khơng). Sau đây là bảng 1:
bảng quy chiếu đánh giá chất lượng bản dịch.
Bảng 1. Bảng quy chiếu chất lượng bản dịch
Chất lượng bản dịch
Thông điệp
Ngữ cảnh
Chuẩn mực ngôn ngữ
Tốt

Thỏa mãn

Thỏa mãn


Thỏa mãn

Thỏa mãn
Vi phạm
Vi phạm
Thỏa mãn
Vi phạm
Vi phạm
Thỏa mãn
Thỏa mãn
Thỏa mãn
Vi phạm
Vi phạm
Kém
Vi phạm
Thỏa mãn
Vi phạm
Vi phạm
Bản dịch được đánh giá “tốt” khi cả ba tiêu chí đều được thỏa mãn và bản dịch bị đánh giá “kém”
khi tiêu chí quan trọng nhất (tức là thông điệp) bị vi phạm. Nguyên nhân cho việc đánh giá bản dịch
như vậy là vì trên thực tế nếu bản dịch không truyền đạt được nội dung của bản gốc, hay nói cách
khác là khơng có cùng thơng điệp với bản gốc thì đó được xem là một thất bại dịch thuật. Đối với các
trường hợp cịn lại, bản dịch sẽ được đánh giá “trung bình”, đó là khi tiêu chí “thơng điệp” được thỏa
mãn tuy nhiên có ít nhất một trong hai tiêu chí cịn lại bị vi phạm.
4. Kết quả nghiên cứu
Nhìn chung, các câu bị động được khảo sát trong nghiên cứu này được dịch khá thành công với 83
câu dịch “tốt”, 28 câu dịch “trung bình” và 9 câu dịch “kém”. Để dịch câu bị động, người dịch đã sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó “Sử dụng tương đương của câu bị động trong tiếng
Anh” là phương pháp phổ biến nhất với 47 lần được sử dụng. Tiếp đến là phương pháp “Sử dụng
tương đương của câu chủ động trong tiếng Anh” với 24 lần. Phương pháp tiếp theo là “Chỉ đổi động

từ chính sang dạng chủ động mà khơng thay đổi vị trí các thành phần khác của câu” với 22 lần sử
dụng. Ngồi ba phương pháp chính này, người dịch cũng sử dụng phương pháp diễn đạt lại ý tưởng
Trung bình

Thỏa mãn


48

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

Số 9(289)-2019

của câu gốc bằng nhiều cấu trúc và kiểu câu khác nhau để dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng
Việt.
Các câu bị động được khảo sát trong nghiên cứu này đa số là câu đơn, rất thuận lợi cho quá trình
nghe hiểu của người dịch. Ngoài ra, chủ ngữ của những câu này đa số là những danh từ cụ thể, chỉ có
một vài trường hợp là những danh từ trừu tượng, tuy nhiên những danh từ trừu tượng này lại là
những từ khá phổ biến trong tiếng Việt và chúng còn được bổ nghĩa bởi những thành tố khác giúp
người dịch dễ dàng xác định chủ thể tiếp nhận hành động một cách dễ dàng. Trong câu bị động, chủ
ngữ của câu là thành tố đứng đầu tiên trong câu, cũng là thành tố mang nghĩa chính, khơng giống với
một số thành tố phụ chỉ có chức năng bổ nghĩa, làm rõ nghĩa cho những thành tố khác. Vì lí do đó,
việc nghe và hiểu được chủ ngữ trong câu bị động đóng vai trị rất quan trọng trong q trình dịch.
Một mặt, nó là bước đà trong tiến trình dịch cả câu, tạo ra một tâm thế ổn định cho người dịch để
dịch phần cịn lại của câu mà khơng bị áp lực hay bế tắc. Mặt khác, nó giúp người dịch tiên đốn
phần cịn lại của câu, giới hạn lại những nội dung, chủ đề mà người nói có thể nói trong câu, và có
thể đưa ra những dự đốn chính xác trong trường hợp người dịch khơng nghe rõ phần phát ngơn cịn
lại. Một thành tố chính khác trong câu là động từ. Hệ thống động từ trong tiếng Anh và trong tiếng
Việt khơng hồn tồn giống nhau, gây những khó khăn nhất định trong việc dịch, đặc biệt là đối với
những động từ đa nghĩa hay đối với những động từ mơ tả những hoạt động chỉ có trong Văn hóa Anh

mà khơng có trong Văn hóa Việt. Trong nghiên cứu này khơng gặp bất kì trường hợp khó khăn do
bất đồng văn hóa nào. Có lẽ đó là do diễn giả ý thức được rằng họ đang phát biểu trong một hội nghị
quốc tế, nơi mà những người tham dự đến từ nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau, nên các diễn
giả đã hạn chế tối đa và bỏ qua những từ mà họ nghĩ là sẽ gây khó khăn cho việc nghe hiểu của thính
giả. Đối với trường hợp từ đa nghĩa, trong nghiên cứu này có một số trường hợp câu dịch bị lệch
nghĩa so với câu gốc vì người dịch chọn sai nét nghĩa của từ so với ý mà người nói muốn diễn đạt. Để
hiểu rõ hơn và có một cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta hãy xem xét cụ thể từng phương pháp mà người
dịch sử dụng để dịch câu bị động.
4.1. Sử dụng cấu trúc tương đương với câu bị động trong tiếng Anh
Phương pháp được người dịch sử dụng nhiều nhất khi dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng
Việt là sử dụng cấu trúc tương đương với câu bị động trong tiếng Anh, với cấu trúc câu: Chủ ngữ +
bị/ được + động từ. Diệp Quang Ban (1992) gọi “bị” và “được” là các “động từ khơng độc lập ở
cương vị thành tố chính cụm động từ”, trong đó gồm hai tiểu loại là “động từ không độc lập đứng
trước danh từ” (tr.67) và “động từ không độc lập đứng trước cụm chủ-vị” (tr.67-68). Với 47 lần được
sử dụng, đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và cũng là phương pháp hiệu quả nhất với tỷ
lệ các câu dịch “tốt” chiếm 80,9% và khơng có câu dịch “kém” nào trong tổng số các câu dịch sử
dụng phương pháp này.
Thuận lợi đầu tiên khi áp dụng phương pháp này là người dịch chỉ cần lặp lại mạch ý theo đúng
thứ tự chúng được phát ngơn mà khơng cần phải suy nghĩ để tìm cách thay đổi lại cấu trúc câu. Việc
này giúp người dịch xử lí thơng tin nhanh hơn và có cơ hội dịch trọn vẹn ý nghĩa của câu hơn. Thuận
lợi thứ hai là thuận lợi về cấu trúc. Tuy chưa có sự thống nhất chung rằng trong ngữ pháp tiếng Việt
có cái gọi là “câu bị động” hay khơng, nhưng có thể nói cách sử dụng “bị” và “được” trong tiếng Việt
là một dạng tương đương của “thể bị động” trong tiếng Anh. Vì có sự tương đồng về cấu trúc, nên
khi người dịch sử dụng “bị” và “được” để dịch câu bị động, người nghe có thể dễ dàng hiểu được nội
dung mà người dịch muốn truyền tải.
Trong các trường hợp câu dịch tốt, chủ ngữ của những câu cần dịch đa số là những danh từ cụ thể,
chỉ có một số trường hợp là những danh từ trừu tượng (như hai ví dụ bên dưới), tuy nhiên những
danh từ trừu tượng này lại là những từ khá phổ biến trong tiếng Việt và chúng còn được bổ nghĩa bởi
những thành tố khác (trong hai ví dụ bên dưới là tính từ chỉ định “these”) giúp người dịch dễ dàng
xác định chủ thể nhận hành động. Động từ trong các trường hợp này là những động từ phổ biến mà

có thể dễ dàng tìm thấy từ tương đương trong tiếng Việt, không quá đánh đố người dịch, không quá
nhiều nét nghĩa để lựa chọn. Do đó, thơng điệp của tất cả các câu bị động trong nghiên cứu này đều


Số 9(289)-2019

NGƠN NGỮ & ĐỜI SỐNG

49

được truyền tải thành cơng từ ngơn ngữ nguồn sang ngơn ngữ đích. Xét về tiêu chí “chuẩn mực ngơn
ngữ” đánh giá về độ quen thuộc và tự nhiên của câu đối với người nghe ở ngơn ngữ đích, hay nói
cách khác là độ dễ hiểu của câu đối với người Việt Nam, có thể thấy những câu dịch này rất đơn giản
và dễ hiểu đối với người Việt Nam. Xét đến tiêu chí cuối cùng, là ngữ cảnh, rõ ràng trong một bài
phát biểu hội nghị, giữ cho văn phong nói trang trọng, hoặc ít nhất là khơng có yếu tố khiếm nhã, là
một tiêu chí có thể nói là bắt buộc trong bất kì tình huống nào. Tiêu chí này đánh giá việc lựa chọn
nét nghĩa nào của từ để dịch (VD: nghĩa trang trọng hay nghĩa châm biếm) trong từng tình huống cụ
thể. Trong các trường hợp câu dịch tốt này, không có bất kì trường hợp nào người dịch vi phạm tiêu
chí “ngữ cảnh”. Đây có thể là kết quả từ việc người dịch có thể nghe hiểu dễ dàng ý nghĩa của câu
cần dịch như vừa được phân tích ở trên. Và do đó, một khi người dịch đã nắm bắt tốt ý nghĩa và nội
dung của câu cần dịch, họ có thể lựa chọn nét nghĩa phù hợp nhất của một từ để sử dụng cho ngữ
cảnh đó. Ví dụ 1 và ví dụ 2 bên dưới là hai ví dụ cho bản dịch “tốt”. Ví dụ:
(1) These guidelines were formulated to provide a framework for promoting debate on ethics.->
Hướng dẫn này được đưa ra để tạo khuôn khổ cho các cuộc thảo luận về các chuẩn mực đạo đức.
(2) I was asked what to predict about Cuba now.-> Tơi cũng được u cầu là dự đốn về Cuba.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ ngữ và động từ của câu gây khó hiểu cho người dịch và
nếu người dịch tiếp tục giữ cấu trúc như vậy sẽ lại gây khó hiểu cho người nghe. Trong ví dụ 3, chủ
ngữ “science” là một danh từ trừu tượng đa nghĩa, một vài nét nghĩa của nó như là “knowledge about
the structure and behaviour of the natural and physical world, based on facts that you can prove”;
“the study of science”; hay “a system for organizing the knowledge about a particular subject,

especially one concerned with aspects of human behaviour or society” (theo Từ điển Oxford), động
từ chính “use”, tuy là một động từ phổ biến nhưng lại có thể được sử dụng với hầu hết mọi danh từ,
gây khó khăn cho người dịch, khiến người dịch không biết nên dịch danh từ “science” với nét nghĩa
nào. Điều tương tự cũng xảy ra trong câu dịch. Khi người dịch dịch thành “Khoa học đã được sử
dụng để…”, người nghe trong tiếng Việt sẽ dễ cảm thấy mơ hồ, khó hiểu vì khơng biết từ “khoa học”
ở đây là đề cập đến nét nghĩa nào, và được sử dụng bởi ai? Chính vì lí do đó, trong câu này, chúng tơi
đề xuất thêm vào câu này một đại từ bất định và đặt nó làm chủ ngữ của câu để tránh vi phạm tiêu chí
“tiêu chuẩn ngơn ngữ”. Ví dụ:
(3) Science is being used to reveal the truth in regard to allegations of use of chemical weapons.
->Khoa học đã được sử dụng để tiết lộ sự thật sử dụng vũ khí hóa học.
Đề xuất: Người ta dùng khoa học để tiết lộ sự thật sử dụng vũ khí hóa học.
Ngồi ra, trong vài trường hợp, tiêu chí “ngữ cảnh” cũng bị vi phạm (ví dụ 4). Các trường hợp này
có thể là do người dịch muốn tạo điểm nhấn cho câu dịch của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của
chúng tơi, những câu dịch phải giữ được sự trang trọng, lịch sự cần thiết. Do đó những từ có thể gây
khó chịu như “ngó đến” trong ví dụ 4 phải được thay thế bởi từ khác.Ví dụ:
(4) I want to stress the fact that biodiversity is mentioned in the SDG.-> Tơi muốn nói rằng là các
sự đa dạng sinh thái cũng được ngó đến trong các mục tiêu phát triển bền vững.
Đề xuất: Tôi muốn nhấn mạnh rằng đa dạng sinh thái cũng được đề cập đến trong các mục tiêu
phát triển bền vững.
4.2. Sử dụng cấu trúc tương đương với câu chủ động trong tiếng Anh
Trong phương pháp này, người dịch sẽ khơng dùng “bị” hoặc “được” nữa, đồng thời hốn đổi vị
trí giữa chủ thể thực hiện hành động với đích thể tiếp nhận tác động của hành động đó. Tuy không
được sử dụng nhiều nhưng phương pháp này cũng được sử dụng khá thành công với 18 câu dịch
“tốt”, 5 câu dịch “trung bình” và 1 câu dịch “kém”. Cụ thể, trong 24 lần sử dụng phương pháp này,
người dịch vi phạm tiêu chí “chuẩn mực ngơn ngữ” 5 lần, vi phạm tiêu chí “ngữ cảnh” 1 lần và vi
phạm tiêu chí “thơng điệp” 1 lần.
Lợi thế của phương pháp này đó là cấu trúc câu mà người dịch sử dụng tồn tại trong cả tiếng Anh
lẫn tiếng Việt. Điều này một mặt giúp cho người dịch dễ dàng chuyển đổi câu bị động ở ngôn ngữ
nguồn sang câu chủ động ở ngơn ngữ đích, mặt khác nó cũng giúp cho người nghe ở ngơn ngữ đích



50

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

Số 9(289)-2019

dễ dàng hiểu được ý nghĩa, nội dung mà người nói muốn truyền tải. Bất lợi của phương pháp này so
với việc giữ nguyên cấu trúc bị động là ở chỗ người dịch phải nghe hết câu thì mới có thể dịch được
vì chủ ngữ của câu dịch lại nằm ở cuối câu gốc. Ngoài ra, để chuyển ngữ một câu từ cấu trúc bị động
sang cấu trúc chủ động ở ngôn ngữ khác, người dịch phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, vừa
nghe hiểu thơng tin đầu vào, vừa xử lí thơng tin để chuyển chúng sang cấu trúc chủ động và đồng
thời dịch thơng tin đó sang một ngơn ngữ khác. Tất nhiên, đối với những phiên dịch viên chuyên
nghiệp thì những nhiệm vụ trên khơng phải là q khó và thời gian họ thực hiện những nhiệm vụ đó
là khá nhanh. Tuy nhiên, nếu người dịch gặp những yếu tố tác động khơng mong muốn như là diễn
giả nói khơng rõ đích thể tiếp nhận tác động của hành động hay câu nói q dài, v.v. thì việc sử dụng
phương pháp này cũng khơng phải là tối ưu. Bên cạnh đó, nếu sử dụng phương pháp này trong một
khoảng thời gian dài, vì phải xử lí nhiều nhiệm vụ cùng lúc, trí lực của người dịch cũng dễ bị suy
giảm hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch thuật.
Trong nghiên cứu này, các câu được người dịch sử dụng phương pháp này đa số là những câu đơn
và thường khơng có thành tố thực hiện hành động của động từ. Do đó, người dịch thường dùng các
đại từ bất định như “người ta”, “rất nhiều người”, “có người” hoặc những đại từ chỉ chung như
“chúng ta”, “mọi người”. Phần lớn các câu dịch được đánh giá “tốt” như hai ví dụ dưới đây.Ví dụ:
(5) A concerted effort is needed that includes governments, the scientific community as well as
the industry.-> Chúng ta cần có các nỗ lực tổng hịa bao gồm của chính phủ, của cộng đồng khoa
học (và) của ngành cơng nghiệp.
(6) A lot of things have already been said yesterday. -> Có rất nhiều điểm mà hơm qua chúng ta
đã nói.
Tuy nhiên vẫn có 5 câu dịch được đánh giá “trung bình” và 1 câu bị đánh giá “kém”. Trong số 5
câu dịch được đánh giá “trung bình”, có 4 câu vi phạm tiêu chí “chuẩn mực ngơn ngữ” và 1 câu vi

phạm tiêu chí “ngữ cảnh”. Trong ví dụ 7, câu dịch vi phạm các tiêu chí “chuẩn mực ngôn ngữ”. Cụm
từ “cách mà chúng ta phải làm khoa học” khá vụng về và khơng rõ ràng, do đó nên được thay thành
“cách làm khoa học mà chúng ta nên dùng”. Ví dụ:
(7) Science was done in the way I think it should have been done. -> Tôi nghĩ rằng đó là cách mà
chúng ta phải làm khoa học.
Đề xuất: Tơi nghĩ đó là cách làm khoa học mà chúng ta nên sử dụng/ thực hiện
Trong ví dụ 8, câu dịch vi phạm tiêu chí “ngữ cảnh” vì trong câu này lựa chọn nét nghĩa “ngành
công nghiệp” để dịch từ “industry” là khơng hợp lí, mà phải chọn nét nghĩa “doanh nghiệp”. Ví dụ:
(9) Academies are funded by industry. -> Các ngành công nghiệp tài trợ cho họ.
Đề xuất: Doanh nghiệp bên ngoài tài trợ cho họ.
Đối với câu dịch duy nhất bị đánh giá “kém” (ví dụ 9), câu gốc và câu dịch có thơng điệp khác
nhau. Trong khi từ “achieve” trong câu gốc chỉ việc đạt được một thành tựu gì đó, thì từ “làm” trong
câu dịch là một từ rất chung chung và trung tính, khơng thể phân biệt là tốt hay xấu. Ngoài ra, tuy câu
gốc khơng có chủ thể thực hiện hành động “achieve” nhưng nếu câu dịch sử dụng cấu trúc chủ động
mà lại khuyết chủ ngữ thì câu lại càng gây khó hiểu. Do đó chúng tơi đề xuất thêm một đại từ bất
định làm chủ ngữ của câu và đổi động từ “làm” thành động từ “đạt được”.Ví dụ:
Get the global view what has been achieved.->Nhìn tồn cầu xem đã làm điều gì.
Đề xuất: Nhìn tồn cầu xem nhân loại đã đạt được điều gì.
4.3. Chỉ chuyển dạng động từ thành chủ động, vị trí các thành phần cịn lại giữ nguyên
Phương pháp này khá giống với phương pháp 1, chỉ trừ một điểm là người dịch khơng cịn sử
dụng “bị” hoặc “được” trong câu dịch nữa. Đây là một đặc tính đặc biệt của động từ trong tiếng Việt
và cách dùng từ này khơng có tương đương trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, trong một số trường
hợp, động từ dù khơng có “bị” hoặc “được” đi trước vẫn được ngầm hiểu là đang dùng với nghĩa bị
động, có nghĩa là chủ ngữ của những câu này không phải là chủ thể thực hiện hành động mà là người
hoặc vật nhận tác động của động từ.


Số 9(289)-2019

NGƠN NGỮ & ĐỜI SỐNG


51

Vì phương pháp dịch này khá giống với phương pháp 1 nên chúng có một số thuận lợi như nhau.
Chẳng hạn, khi sử dụng phương pháp này người dịch cũng chỉ cần lặp lại mạch ý theo đúng thứ tự
chúng được phát ngôn mà không cần phải suy nghĩ để tìm cách thay đổi lại cấu trúc câu. Việc này
giúp người dịch xử lí thơng tin nhanh hơn và có cơ hội dịch trọn vẹn ý nghĩa của câu hơn. Thứ hai, vì
kiểu câu này cũng rất quen thuộc với người Việt nên khi người dịch sử dụng phương pháp này, người
nghe có thể dễ dàng hiểu được nội dung mà người dịch muốn truyền tải.
Khi sử dụng phương pháp này, người dịch được đánh giá dịch “tốt” 12 câu (ví dụ 10 và 11), dịch
“trung bình” 7 câu (ví dụ 12 và 13) và dịch “kém” 3 câu (ví dụ 14 và 15). Trong đó, tiêu chí “chuẩn
mực ngơn ngữ” bị vi phạm 7 lần, tiêu chí “ngữ cảnh” bị vi phạm 4 lần và tiêu chí “thơng điệp” bị vi
phạm 3 lần.Ví dụ :
(10) Babies are born with a lower length than typical.->Trẻ con sinh ra ngắn hơn so với tiêu
chuẩn trung bình.
(11) What kind of scientific approach can be used to seek for a closer relationship between the
quality of medical research and quality of medical care.->Có cách tiếp cận khoa học nào có thể sử
dụng để tìm ra một mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng nghiên cứu khoa học y tế và chất lượng
chăm sóc y tế.
(12) Haircut for example, cannot be traded with other countries.->Ví dụ như là cẳt tóc chẳng hạn
thì khơng thể nào bán đi nước khác được.
Đề xuất: Ví dụ khơng thể kinh doanh cắt tóc với các nước khác được. (vì “cắt tóc” khơng nên
dùng với động từ “bán” vì sẽ làm câu tối nghĩa)
( 13) Chemistry is only used for peaceful purposes.-> Hóa học chỉ sử dụng trong mục đích hịa
bình.
Đề xuất: Hóa học chỉ được sử dụng cho/ vì mục đích hịa bình.
( 14) We are still very limited by the number of universities that we have in this region.->Chúng ta
vẫn còn hạn chế về các trường đại học trong khu vực này.
Đề xuất: Chúng ta vẫn bị hạn chế bởi số lượng trường đại học trong khu vực. (Nếu khơng nói rõ là
hạn chế về số lượng thì người nghe dễ hiểu lầm là hạn chế về các mặt khác như chất lượng đào tạo,

v.v.)
( 15) The science is included in the big policies. ->Khoa học có thể đưa vào được quá trình ra
quyết định.
Đề xuất: Khoa học là một phần của các chính sách quan trọng.
4.4. Dùng cấu trúc khác
Ngồi 3 phương pháp được đề cập ở trên, người dịch còn chọn phương pháp diễn đạt lại ý tưởng
của người nói theo một cấu trúc khác. Trong tổng số 27 lần dùng phương pháp này, các câu dịch
được đánh giá “tốt” 15 lần (ví dụ 16 và 17), “khá” 7 lần (ví dụ 18 và 19) và “kém” 5 lần (ví dụ 20 và
21). Trong đó, có 10 trường hợp vi phạm tiêu chí “chuẩn mực ngơn ngữ”, 2 trường hợp vi phạm tiêu
chí “ngữ cảnh” và 5 trường hợp vi phạm tiêu chí “thơng điệp”. Nhìn chung, khi sử dụng phương pháp
này để dịch câu bị động, người dịch thường vi phạm tiêu chí “chuẩn mực ngơn ngữ” nhất. Một điểm
đáng lưu ý nữa đó là ngun nhân chính dẫn đến việc vi phạm tiêu chí “thơng điệp” chủ yếu là do
người dịch dịch sai động từ chính của câu. Ví dụ:
(16) CERN was granted the statute observer in United Nations General Assembly.-> CERN trở
thành một quan sát viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
(17) This cannot be achieved without keeping abreast of the development in science and
technology.-> Việc này sẽ không đạt được nếu như chúng ta không theo kịp sự phát triển của khoa
học và công nghệ.
(18) That can be traded without the country.->Việc sản xuất hàng hóa có thể bn bán được ở các
nước khác.
Đề xuất: Cơng việc này có thể được kinh doanh ở các nước khác. (vì “việc sản xuất” khơng thể đi
với “có thể buôn bán”, làm câu bị tối nghĩa)


52

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

Số 9(289)-2019


(19) Sustainable development of society can only be reached if another very important perimeter
is guaranteed which is peace.-> Sự phát triển bền vững của xã hội có thể đạt được nếu như mà một
yếu tố khác quan trọng đó là hịa bình phải có được.
Đề xuất: Chúng ta chỉ có thể đạt được sự phát triển bền vững nếu chúng ta có hịa bình, một yếu tố
quan trọng khác. (vì cách dùng cấu trúc của người dịch rất lạ tai đối với người Việt, có thể dẫn đến
khó hiểu cho người nghe)
(20) The OPCW is indicated to eliminating all stockpiles of chemical warfare agents under strict
and effective international verification.-> OPCW cam kết xóa bỏ mọi hình thức các vũ khí hóa học
và có thể kiểm chứng được.
Đề xuất: OPCW được chỉ định loại bỏ tất cả kho vũ khí hóa học dưới sự giám sát nghiêm ngặt và
hiệu quả của quốc tế. (câu dịch của phiên dịch bị thiếu nghĩa và tối nghĩa)
(21) The current diplomatic advisor to the French president was trained as a young
mathematician.
-> Cố vấn ngoại giao của tổng thống Pháp hồi trẻ là một nhà toán học.
Đề xuất: Cố vấn ngoại giao hiện tại của tổng thống Pháp lúc trước học chun ngành Tốn. (vì
được đào tạo chun ngành Tốn chưa chắc đã trở thành một nhà toán học).
5. Kết luận và đề xuất
5.1. Kết luận
Khi dịch câu bị động từ tiếng Anh sang tiếng Việt, người dịch trong nghiên cứu này có xu hướng
dùng cấu trúc tương đương với câu bị động trong tiếng Anh với 47 lần được sử dụng trong tổng số
120 câu dịch. Đây có thể là do phương pháp này là phương pháp ít địi hỏi việc xử lí thơng tin từ
người dịch nhất, giúp người dịch dịch nhanh nhất và có cơ hội dịch đầy đủ ý nghĩa của câu gốc nhất.
Hai phương pháp có tỉ lệ dịch tốt cao nhất là phương pháp dùng cấu trúc tương đương với câu bị
động trong tiếng Anh và phương pháp dùng cấu trúc tương đương với câu chủ động trong tiếng Anh
với tỉ lệ câu dịch tốt lần lượt là 80,9% và 81,8%. Đây có thể là do những cấu trúc này tồn tại trong cả
tiếng Anh và tiếng Việt giúp cho việc chuyển ngữ của người dịch được thuận lợi. Bên cạnh đó,
những cấu trúc này cũng quen thuộc với người Việt Nam nên câu dịch thường ít vi phạm tiêu chí
“chuẩn mực ngơn ngữ”.
Các câu dịch “kém” trong nghiên cứu này (hay nói cách khác là các câu vi phạm tiêu chí “thơng
điệp” xuất phát từ nguyên nhân chính là dịch sai từ. Trong một số trường hợp, từ bị dịch sai là từ

mang nghĩa chính của câu ví dụ như danh từ và động từ của câu, trong một số trường hợp khác, các
từ dịch sai là các giới từ, liên từ, làm cho mối quan hệ giữa các thành tố trong câu bị sai lệch so với
câu gốc.
Trong 3 tiêu chí đánh giá bản dịch thì tiêu chí về “chuẩn mực ngơn ngữ” là tiêu chí bị vi phạm
nhiều nhất. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ví dụ: chủ ngữ và động từ chính của câu khơng
hịa hợp về nghĩa, cấu trúc câu phức tạp, khó hiểu hay cách dùng từ rườm rà, mơ hồ, v.v.
5.2. Đề xuất
Rõ ràng, có rất nhiều việc phải làm để biến công việc dịch thuật nói chung và phiên dịch nói riêng
trở nên hồn mĩ, tuy nhiên dựa trên kết quả của nghiên cứu này, chúng tơi có một số đề xuất tiêu biểu
sau. Đối với loại câu bị động, dựa trên kết quả phân tích 120 câu phiên dịch hội thảo trong nghiên
cứu này, chúng tôi đề xuất người dịch nên sử dụng phương pháp dùng cấu trúc câu tương đương câu
bị động và cấu trúc câu tương đương câu chủ động trong tiếng Anh để dịch các câu bị động từ tiếng
Anh sang tiếng Việt. Thứ hai, người dịch nên tránh dịch sai từ ngữ trong câu gốc vì như vậy có thể
làm cho nghĩa của câu dịch khác với nghĩa ban đầu, khi đó thơng điệp của người nói sẽ khơng cịn
được truyền tải đúng và đầy đủ đến người nghe. Cuối cùng, vì “chuẩn mực ngơn ngữ” là tiêu chí bị vi
phạm nhiều nhất, nên chúng tôi đề xuất người dịch nên chú ý đến vấn đề này khi dịch. Điều này có
nghĩa là, người dịch phải đảm bảo câu dịch của họ phải có nghĩa dễ hiểu đối với cộng đồng người
nghe ở ngơn ngữ đích. Việc này có thể được thực hiện bằng cách xem xét cẩn thận những yếu tố như
cấu trúc câu, ngôn từ sử dụng, sự kết hợp của từng thành tố trong câu lại với nhau, v.v.


Số 9(289)-2019

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brunette, L. (2000), Towards a terminology for translation quality assessment, The translator,
6(2), 169-182.

2. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt - Tập 2, Nxb Giáo dục.
3. Colina, S. (2008), Translation quality evaluation: Empirical evidence for a functionalist
approach, The translator, 14(1), 97-134.
4. Farrokh, P. (2011), The equivalence and shift in the Persian translation of English complex
sentences with wh-subordinate clauses, English language and literature studies, 1(2), 74-81.
5. Giang, D. T. T. (2019), A study of English-Vietnamese translations of presentations at
international conferences at ICISE, (Master Thesis), Quy Nhon University, Binh Dinh.
6. Han, C. (2017), Using analytic rating scales to assess English-Chinese bi-directional
interpreting: A longitudinal Rasch analysis of scale utility and tare behaviour, Linguistica Antverpiensia,
New Series: Themes in Translation Studies, 16, 196-215.
7. Han, C. (2018), Using rating scales to assess interpretation: Practices, problems and prospects,
Interpreting, 20(1), 60-96.
8. Triệu Thu Hằng (2017), Mơ hình đánh giá chất lượng bản dịch và đề xuất đối với đánh giá dịch
Anh-Việt, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngồi, 33(5), 37-46.
9. Châu Thị Hoàng Hoa (2015), Giao tiếp liên văn hóa Việt-Anh dưới góc nhìn nhân học giao tiếp,
Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh, 18, 31-38.
10. Khalil, A. (1993), Arabic translation of English passive sentences: Problems and acceptability
judgements, Papers and studies in contrastive linguistics, 27.
11. Russell, D. (2005), Consecutive and simultaneous interpreting, In T. Jansen (Ed.), Topics in
signed language interpreting (pp. 135-164), Amsterdam and Philadelphia, PA: John Benjamins.
12. Sultan, J. K. (2011), The translation of English conditional clauses into Arabic: A pedagogical
perspective, Journal of the college of arts. University of Basrah, 59.
13. Lê Hùng Tiến (2017), Về cơ sở lí luận đào tạo biên phiên dịch ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
nước ngồi, 33(2), 105-117.
Interpretation of passive sentences at a scientific conference:
a case study at ICISE international conference center
Abstract: Translation in general and interpretation in particular are becoming increasingly
popular in the trend of integration and internationalization. Because English and Vietnamese have
different grammar and structure systems, translation for these two languages faces a number of
obstacles. This article is a study on methods for English-Vietnamese translation of English passive

sentences with the purpose of facilitating English-Vietnamese translation work. The research method
used in this study is mainly qualitative techniques. The research findings show that the translation
method of passive sentences that has the highest rate of good translation is to use the so-called
Vietnamese passive sentences and Vietnamese active sentences.
Key words: translation methods; interpretation; translation-interpretation; conference
interpretation; passive sentences.

View publication stats



×