1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THU HIỀN
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CÂU HỎI
TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT TRÊN MỘT SỐ
VĂN BẢN DỊCH ANH - VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ: NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Thuận
Hà Nội – 2009
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1.Giới thiệu 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
3. Mục đích ý nghĩa 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI 9
CÂU NGHI VẤN, CÂU NGHI VẤN ĐÍCH THỰC 9
1.1 Các khái niệm liên quan 9
1.1.1 Câu 9
1.1.2. Phân loại câu 10
1.1.3. Hành vi ngôn ngữ 10
Hành vi tạo lời 10
“Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm,
từ, các kiểu kết hợp từ thành câu… để tạo ra một mệnh đề
phát ngôn về hình thức và nội dung”. [4-tr.88] 10
Hành vi tại lời (hành vi ngôn trung) 10
Hành vi mƣợn lời 11
‟‟Hành vi mƣơn lời là hành vi mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ
( cụ thể là các phát ngôn) để gây ra một hiệu quả ngoài
ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở chính
ngƣời nói.” [4- tr.88] 11
1.1.4. Tiền giả định 11
1.1.5. Hàm ngôn 11
1.1.6. Hƣ từ 11
2
1.1.7. Ngữ cảnh 12
1.1.8 Phƣơng pháp dịch thuật 12
1.2. Câu nghi vấn đích thực tiếng Anh và tiếng Việt 15
1.2.1 Định nghĩa chung về câu nghi vấn và câu nghi vấn
đích thực (theo cách nói thông thƣờng là câu hỏi) . 15
1.2.2.Các kiểu câu nghi vấn đích thực 20
1.2.2.1 Câu nghi vấn đích thực trong tiếng Anh 20
1.2.2.2 Câu nghi vấn đích thực trong tiếng Việt: 34
CHƢƠNG 2 46
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CÂU NGHI VẤN
ĐÍCH THỰC 46
TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 46
2.1 Yes/ No questions – Câu hỏi lựa chọn 46
2.1.1.Câu hỏi lựa chọn sử dụng trợ từ ngữ khí 48
2.1.1.1 À / Hả: 48
2.1.1.2 Ư / Sao 51
2.1.1.3 Nhé / nhỉ 53
2.1.1.4 Liệu 54
2.1.1.5 Chắc 54
2.1.1.6 Hình như … thì phải 55
2.1.1.7 Chẳng lẽ / Chẳng nhẽ / có lẽ 55
2.1.1.8 Chứ 55
2.1.2 Câu hỏi lựa chọn xác định dùng tác tử hỏi 56
2.1.2.2 Hay /Hay là 59
2.1.2.3 Hay không 59
2.1.2.4 …chưa / đã … chưa 60
2.1.2.5 Chăng 61
2.1.3 Các dạng câu hỏi lựa chọn đặc biệt 62
2.1.3.1 Tag question - Câu hỏi đuôi 62
3
2.1.3.2 Câu hỏi có/không trong tiếng Anh chuyển dịch
sang câu hỏi tiêng Việt không có tiểu từ mang tín hiệu
nghi vấn 64
2.1.3.3 Câu hỏi có/không trong tiếng Anh ngầm ẩn đại từ
nghi vấn. 64
2.2 WH questions – Câu hỏi không lựa chọn ( Câu hỏi có
chứa đại từ nghi vấn) 64
2.2.1 Hỏi về người 65
2.2.2 Hỏi về vật và đối tượng của hành động 67
2.2.3 What dùng trong câu hỏi phân loại 72
2.2.4 Hỏi về sở hữu 73
2.2.5 Hỏi về nguyên nhân 74
2.2.6 Hỏi về thời gian 76
2.2.7 Hỏi về địa điểm - Hỏi về hướng chuyển động 77
2.2.8 Hỏi thăm, hỏi về cách thức hành động, tính chất hay
đặc trưng của sự vật 79
2.3 Alternative questions – Câu hỏi lựa chọn 83
CHƢƠNG 3 86
NHỮNG LƢU Ý KHI CHUYỂN DỊCH CÂU NGHI VẤN
ĐÍCH THỰC 86
TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT 86
3.1.Những nét tƣơng đồng và khác biệt về cấu trúc và ngữ
nghĩa của câu nghi vấn đích thực giữa hai ngôn ngữ 86
3.1.1Những nét tƣơng đồng 88
3.1.2 Những nét khác biệt 89
3.2. Câu hỏi có /không và câu hỏi có từ hỏi Wh- 91
3.3 Về việc chuyển dịch nghĩa dụng học của câu hỏi 92
3.4. Hƣ từ và cách sử dụng khi chuyển dịch câu hỏi 93
3.5. Lƣu ý về việc sử dụng từ xƣng hô trong chuyển dịch 95
4
3.5.1 Dịch đại từ nhân xƣng 96
3.5.2. Dịch tên riêng 99
3.5.3 Yếu tố văn hoá 100
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 108
5
MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu
Dịch thuật mà một hoạt động có tầm quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là
trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về giao lƣu trao đổi thông tin văn hoá toàn cầu khi
thế giới bƣớc sang thế kỷ 21. Các ngôn bản đƣợc chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ kia ngày càng nhiều, phong phú và đa dạng. Ngoài việc dịch các tác phẩm
văn chƣơng, văn hoá nghệ thuật, các dịch giả còn dịch nhiều loại hình ngôn bản khác
nhau nhƣ phóng sự, hợp đồng kinh tế thƣơng mại, đặc biệt là các ngôn bản khoa học kỹ
thuật. Dịch thuật ngày càng đƣợc quan tâm đặc biệt do kết quả của những phát triển
nhanh chóng về kinh tế, khoa học và công nghệ. Thực tế cho thấy hiện này ngƣời Việt
học tiếng Anh khi tiến hành chuyển dịch một văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt
hoặc ngƣơc lại đã gặp rất nhiều rắc rối, đặc biệt là khi chuyển dịch các kiểu câu nghi
vấn (câu hỏi). Có thể thấy câu nghi vấn là loại câu có mức độ sử dụng trong giao tiếp
rất cao. Điều đó lý giải tại sao loại câu này là phần không thể thiếu trong các sách
hƣớng dẫn học hội thoại Anh- Việt và cũng nhƣ trong trong các tác phẩm văn học.
Ngƣời tham gia hoạt động giảng dạy tiếng Anh và hoạt động dịch thuật chắc chắn sẽ có
nhiều lúng túng khi hƣớng dẫn cho sinh viên chuyển dich câu hỏi trong giao tiếp hoặc
khi thực hiện việc chuyển dịch câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên văn bản để
làm sao câu dịch đƣợc sát nghĩa nhất. Thực tế này gợi ý và thôi thúc chúng tôi thực
hiện đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những nghiên cứu đối chiếu đầu tiên trong ngôn ngữ học xuất hiện từ rất lâu.
Nổi rõ hơn cả là vào thời kỳ có nhiều phát kiến mới về địa lý, thời kỳ hình thành nhiều
quốc gia, dân tộc độc lập, thời kỳ phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật, và đặc biệt là
từ những năm 70 trở lại đây.
6
Phạm vi đối chiếu câu nói chung và câu hỏi nói riêng giữa các ngôn ngữ là rất
lớn. Việc nghiên cứu đối chiếu câu hỏi tiếng Anh và tiếng Việt cũng nằm trong phạm
vi đó. Nếu nói đến nét riêng, vị trí đặc trƣng đối chiếu câu Anh- Việt thì có thể có
nhiều điều. Song ít nhất có một số điểm mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ khi tiến hành
đối chiếu đã rấtt quan tâm bao gồm một số điểm dƣới đây:
Một là, đối chiếu câu tiếng Việt và tiếng Anh là đối chiếu câu của hai ngôn ngữ
thuộc hai loại hình khác nhau. Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập, tiếng Anh thuộc loại
hình hoà kết phân tích hay còn gọi là ngôn ngữ biến hình. Nếu nói ngôn ngữ cụ thể là
câu liên hệ chặt chẽ với văn hoá thì đối chiếu câu cũng liên hệ sự thể hiện nét đặc sắc.
Hai là, tiếng Anh là ngôn ngữ có mức độ phổ biến rộng rãi, có thể nói hiện nay
là một trong số các ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Ngày càng nhiều ngƣời Việt
học và dùng tiếng Anh. Mặt khác, tiếng Việt và Việt Nam ngày nay cũng đƣợc nhiều
ngƣời biết đến, nhiều ngƣời học và dùng tiếng Việt. Vì vậy việc nghiên cứu đối chiếu
câu nói chung và câu hỏi nói riêng hứa hẹn nhiều gợi mở và ứng dụng thực tế rộng rãi.
Việc nghiên cứu đối chiếu câu, ngoài những lợi ích lý luận và thực tiễn chung, còn trực
tiếp giúp cho việc học nói, học cách diễn đạt, giúp nâng cao hiệu quả của việc giao
tiếp, dịch thuật Việt- Anh, Anh- Việt.
Có thể thấy rằng đã có nhiều công trình nghiên cứu đối chiếu Anh – Việt về từ
loại, về thành ngữ Trong cuốn Nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ của Lê Quang Thiêm
cũng có một phần trình bày ngắn gọn về câu nghi vấn Anh- Việt. Tuy nhiên về vấn đề
khảo sát tình hình chuyển dịch câu hỏi Anh - Việt thì chƣa có nghiên cứu nào về vấn
đề này.
3. Mục đích ý nghĩa
Hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, một thành tố tham gia thƣờng
xuyên vào các cấu trúc đối thoại. Câu hỏi đƣợc con ngƣời sử dụng liên tục trong giao
tiếp vì nó là công cụ quan trọng để xác định đối tƣợng nhiệm vụ và định hƣớng tƣ duy.
Mặt khác, nhờ sự tác động của hoàn cảnh, tình huống và thông qua các vòng chuyển
7
hoá khác nhau, câu hỏi có thể thực hịên những kiểu chức năng giao tiếp, những hành vi
tại lời rất đa dạng. Có thể xem nghiên cứu câu hỏi là một trong những vấn đề rất đáng
quan tâm của ngữ dụng hoc. Vì thế việc nghiên cứu tình hình chuyển dịch câu hỏi từ
Tiếng Anh sang tiếng Việt chẳng những góp phần vào việc nghiên cứu miêu tả lời nói
đối thoại nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp nói chung, hình thành kỹ năng dịch thuật
câu hỏi Anh -Việt nói riêng mà còn góp phần giải đáp rất nhiều vấn đề có ý nghĩa lý
thuyết của ngôn ngữ dụng học.
4. Phạm vi đối tƣợng nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ khảo sát tình hình chuyển dich câu
hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Mục tiêu nghiên cứu trong luận văn này là so sánh
đối chiếu kiểu câu nghi vấn đích thực trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra các phƣơng
tiện tạo lập câu hỏi với các đặc điểm tƣơng ứng và không tƣơng ứng trong tiếng Anh
và tiếng Việt. Cũng thông qua khảo sát, chúng tôi xin đóng góp thêm một vài ý kiến về
một số điểm cần lƣu ý khi tiến hành chuyển dịch.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể làm đƣợc nhƣ trên, chúng tôi tiến hành phân tích câu hỏi trên cơ sở
dựa vào những nhân tố nhƣ mục đích, ý đồ giao tiêp, vốn tri thức sẵn có … để từ đó có
thể xây dựng những định hƣớng thích hợp nhƣ so sánh, thay thế. Việc phân tích này
đòi hỏi một sự phối hợp linh hoạt giữa các mặt sau:
- Quan sát các loại hình câu nghi vấn đích thực một cách khách quan.
- Phân tích và so sánh câu nghi vấn đích thực giữa tiếng Anh và tiếng
Việt quan sự phân tích và tổng hợp qua các đặc trƣng của đối tƣợng, lấy tiếng Anh làm
ngôn ngữ gốc, và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích.
- Sử dụng công cụ miêu tả ngôn ngữ học một cách có định hƣớng.
- So sánh một số các sách hƣớng dẫn học tiếng Anh song ngữ, tiểu thuyết
văn học và truyện cƣời thời kỳ hiện đại bao gồm bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng
Việt.
8
- Khảo sát các câu hỏi qua các giáo trình giảng dạy tiếng Anh hiện đang
thịnh hành và trong thực tế giao tiếp hàng ngày với ngƣời nói tiếng Anh và tiếng Việt.
Tài liệu dùng để khảo sát, miêu tả là các câu đƣợc trích dẫn từ một số tác phẩm
là truyện đọc song ngữ, sách học tiếng Anh song ngữ và một số tác phẩm văn học.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn sẽ đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng với những nội dung có bản nhƣ sau:
Chƣơng 1: Các khái niệm liên quan đến đề tài. Câu nghi vấn đích thực tiếng
Anh và tiếng Việt.
Chƣơng 2: Khảo sát tình hình chuyển dịch câu nghi vấn đích thực từ tiếng Anh
sang tiếng Việt
Chƣơng 3: Một số vấn đề cần lƣu ý khi tiến hành chuyển dịch câu nghi vấn
Anh- Việt.
Ngoài ba chƣơng chính, luận văn còn có phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục
các bảng thống kê, phụ lục về ngữ liệu so sánh, các nguồn tƣ liệu trích dẫn và tài liệu
tham khảo.
9
CHƢƠNG 1
NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
CÂU NGHI VẤN, CÂU NGHI VẤN ĐÍCH THỰC
1.1 Các khái niệm liên quan
Đây là các khái niệm sẽ đƣợc sử dụng trong khi trình bày, mô tả và phân tích
chuyển dịch trong luận văn.
1.1.1 Câu
Theo Mai Ngọc Chừ- Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến “Câu là đơn vị của
ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc,
mang một tƣ tƣởng tƣơng đối trọn vẹn và kèm theo thái độ của ngƣời nói hoặc cử chỉ
biểu thị thái độ của ngƣời nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tƣ tƣởng, tình
cảm với tƣ cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất." [1 - tr.285]
Còn Nguyễn Thiện Giáp cũng nêu ra một định nghĩa ngắn gọn “Câu là đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc
một cảm xúc”. [2 – tr. 266]
Cả hai định nghĩa nêu trên về câu đều nêu ra hai đặc điểm cơ bản của câu về
mặt chức năng và mặt cấu tạo.
Xét về mặt chức năng, câu là đơn vị có khả năng thông báo và do vậy có thể
phân biệt câu với đơn vị bậc dƣới nó là từ. Xét về mặt cấu tạo, câu là đơn vị có chức
năng thông báo nhỏ nhất. Câu có thể bao gồm các mệnh đề hay chỉ đơn thuần là một từ
nhƣng lại khác với từ ở chỗ khi phát ngôn, một từ có thể trở thành một câu nếu nó đi
kèm với một ngữ điệu nhất định và nhằm thông báo một tin nhất định, bộc lộ một tình
cảm hay cảm xúc nhất định của ngƣời nói. Khả năng thông báo về hiện thực khách
quan hay về tình cảm chủ quan của ngƣời nói đƣợc gọi là tính tình thái của câu.
10
Nếu đơn thuần chỉ là một từ “What” khi chuyển dịch sang tiếng Việt sẽ có nghĩa
là “cái gì”. Nhƣng nếu nó nằm trong một ngữ cảnh cụ thể đi kèm với các yếu tố tinh
thái thì có thể đƣợc hiểu là “Cái gì cơ?” “Anh bảo cái gì?”
Hay chỉ đơn giản là một cái tên “Jane” nếu đi kèm ngữ điệu và trong cảnh
huống mang yếu tố tình thái nhất định cũng lại có thể dịch là “Là Jane ƣ?” “Có phải
Jane không em?”.
1.1.2. Phân loại câu
Ngƣời ta có thể phân loại câu theo hai tiêu chí : theo hình thức ngữ pháp và theo
mục đích nói năng. Nếu phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp thì câu sẽ gồm hai loại lớn
là câu đơn và câu ghép. Phân loại câu theo mục đích nói sẽ gồm bốn loại:
- Câu tƣờng thuật
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
Đây là luận văn khảo sát tình hình chuyển dịch câu nghi vấn Anh- Việt nên chúng tôi
sẽ đi theo hƣớng phân loại câu theo mục đích nói năng
1.1.3. Hành vi ngôn ngữ
Trong giao tiếp, con ngƣời thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách
sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy đƣợc thể hiện hết sức đa dạng nhƣng đều
đƣợc gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. C.Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn
ngữ lớn:
Hành vi tạo lời
“Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp
từ thành câu… để tạo ra một mệnh đề phát ngôn về hình thức và nội dung”. [4-tr.88]
Hành vi tại lời (hành vi ngôn trung)
11
Là những hành động đƣợc thực hiện ngay trong lời nói và bằng việc sử dụng ngôn
ngữ, phát ngôn.
Thƣờng có các động từ ngữ vi tƣơng ứng để gọi tên.
Ví dụ: Hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng định
Hành vi mƣợn lời
‟‟Hành vi mƣơn lời là hành vi mƣợn phƣơng tiện ngôn ngữ ( cụ thể là các phát
ngôn) để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở ngƣời nghe, ngƣời nhận hoặc ở
chính ngƣời nói.” [4- tr.88]
1.1.4. Tiền giả định
Tiền giả định và hàm ngôn nằm trong một phạm vi lớn hơn: Phạm trù nghĩa
hàm ẩn của phát ngôn bởi chúng đều không đƣợc nói ra một cách tƣờng minh.
”Tiền giả định là những hiểu biết đƣợc xem là bất tất khỏi bàn cãi,bất tất phải
đặt lại thành vấn đề, đã đƣợc các nhân vật giao tiếp mặc nhiên công nhận, thừa nhận,
dựa vào chúng mà ngƣời ta tạo nên ý nghĩa tƣờng minh trong phát ngôn của mình” (4-
tr366). Tiền giả định nhìn chung ít lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp.
1.1.5. Hàm ngôn
”Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tƣờng minh và
tiền giả định của ý nghĩa tƣờng minh. Nếu không có ý nghĩa tƣờng minh và tiền giả
định của nó, không thể suy ra đƣợc hàm ngôn thích hợp. Hàm ngôn lệ thuộc sâu sắc
vào ngữ cảnh giao tiếp” [2- tr. 367]
1.1.6. Hƣ từ
Hƣ từ là “những từ rỗng nghĩa, tức không có ý nghĩa chân thực (không nhằm chỉ
các sự vật, hiện tƣợng” mà là những từ có giá trị ngữ pháp, ngữ dụng. Hƣ từ có vai trò
nhƣ một thứ “nhựa” gắn kết các dạng cấu trúc phát ngôn.
12
Trong khi khảo sát tình hình chuyển dịch câu nghi vấn đích thực trong luận văn
này, chúng tôi thấy một thực tế là hƣ từ à, ƣ , nhỉ, nhé, chứ đƣợc sử dụng với tần
suất cao trong các câu hỏi tổng quát.
1.1.7. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời
nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng
trong cả quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.
1.1.8 Phƣơng pháp dịch thuật
Dịch là quá trình chuyển đổi từ một ngôn ngữ nguồn (SL) dạng văn bản hoặc lời
nói thành ngôn ngữ đích (TL) dạng văn bản hoặc lời nói tƣơng ứng. Mục đích chính
của quá trình dịch thuật là tái sinh các loại văn bản khác nhau, nhƣ các tác phẩm văn
học, các văn bản liên quan tới tôn giáo, khoa học, triết học,… bằng một ngôn ngữ khác,
nhờ đó tiếp cận đƣợc lƣợng ngƣời đọc lớn hơn, chính vì thế lƣợng độc giả mục tiêu
cũng sẽ lớn hơn và đƣa thế giới lại gần nhau hơn.
Tuy nhiên dịch hoàn toàn không phải là một công việc đơn giản. Nếu ngôn ngữ
chỉ là việc giải thích các khái niệm chung hoặc tổng quát thì tất nhiên quá trình dịch từ
một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ đích sẽ rất dễ dàng. Nhƣng dịch không chỉ là
việc chuyển đổi từng từ, mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác. Các khái niệm của một
ngôn ngữ này có thể sẽ rất khác biệt với các khái niệm của một ngôn ngữ khác, bởi vì
mỗi ngôn ngữ có cách tổ chức lời nói khác nhau. Khoảng cách giữa ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ đích càng lớn thì việc chuyển đổi sẽ càng khó khăn hơn. Sự khác biệt giữa
hai ngôn ngữ và hai văn hóa khiến quá trình dịch thực sự là một thách thức lớn. Có thể
lấy một số yếu tố trở ngại trong vấn đề dịch nhƣ hình thức, văn phong, ý nghĩa, thành
ngữ, tục ngữ, vân vân.
Một số câu hỏi thƣờng gặp trong quá trình dịch:
13
Một biên dịch viên có thể lƣợc bỏ một số phần trong văn bản hay không?
Biên dịch viên nên coi trọng ý nghĩa hay hình thức hơn?
Biên dịch viên nên ẩn danh hay hiện danh?
Biên dịch viên nên trung thành hay không cần phải trung thành?
Văn bản dịch nên biến đổi tƣơng ứng ngôn ngữ đích hay duy trì sắc thái ngôn
ngữ nguồn?
Có khả năng dịch thành các văn bản tƣơng đƣơng?
Các câu hỏi này chính là những tranh luận lý thuyết thƣờng xuyên đƣợc đƣa ra
xem xét trong các buổi Nghiên cứu Dịch thuật.
Quy trình dịch thuật
Quy trình dịch thuật nghĩa là toàn bộ quá trình một biên dịch viên chuyển từ một văn
bản hoặc một phần văn bản thành các văn bản tƣơng ứng bằng một ngôn ngữ khác.
Quy trình dịch thuật có thể miêu tả nhƣ sau:
Giải mã ý nghĩa văn bản nguồn, và
Mã hóa lại hoặc dịch ý nghĩa đó thành ngôn ngữ đích.
Trong quy trình đơn giản đó chứa rất nhiều hoạt động khác nhau nhƣ kiểm tra ngữ
pháp, cú pháp, thành ngữ, nghĩa từ vựng và các yếu tố tƣơng tự của ngôn ngữ nguồn,
cũng nhƣ văn hóa của tác giả văn bản đó. Biên dịch viên cần có kiến thức sâu rộng để
có thể giải mã và sau đó mã hóa lại ý nghĩa văn bản bằng một ngôn ngữ khác. Trong
nhiều trƣờng hợp, có thể kiến thức ngôn ngữ đích của biên dịch viên quan trọng hơn
kiến thức ngôn ngữ nguồn của ngƣời đó.
Sau đây là quy trình mà tất cả các biên dịch viên cần tuân thủ nhằm đảm bảo tính chính
xác và hợp lý của văn bản dịch:
14
Tài liệu cần dịch (ngôn ngữ nguồn) phải đƣợc giao cho ngƣời thông thạo ngôn
ngữ đích mà văn bản đó cần đƣợc dịch ra.
Tài liệu phải đƣợc ngƣời thông thạo cả về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích
hiệu đính. Trong quá trình hiệu đính phải đảm bảo tính chính xác, ngữ pháp,
chính tả và văn phong của văn bản.
Tài liệu cần đƣợc ngƣời thành thạo cả hai ngôn ngữ đọc lại một lần nữa. Chính
tả và hình thức văn bản cần đƣợc kiểm tra lại trong quá trình này.
Cuối cùng, trƣớc khi giao tài liệu cho khách hàng, tài liệu phải đƣợc kiểm tra
một lần nữa để đảm bảo rằng bản dịch chính xác và không có bất kỳ đoạn văn
bản nào bị bỏ sót cũng nhƣ văn bản đƣợc trình bày một cách hoàn hảo.
Quy trình dịch thuật có thể chia thành hai nhóm:
Quy trình kỹ thuật: Quy trình này là việc phân tích ngôn ngữ nguồn và ngôn
ngữ đích và tìm hiểu toàn diện ngôn ngữ nguồn trƣớc khi bắt tay vào dịch thuật.
Quy trình tổ chƣc: Quy trình này là việc thƣờng xuyên đánh giá lại bản dịch.
Công việc này cũng bao gồm việc so sánh bản dịch hiện tại với bản dịch văn
bản tƣơng ứng của các biên dịch viên khác. Bên cạnh đó, quy trình tổ chức cũng
kiểm tra hiệu quả truyền đạt của văn bản dịch thông qua việc lấy ý kiến của độc
giả ngôn ngữ nguồn nhằm đánh giá tính chính xác và hiệu quả của bản dịch
cũng nhƣ xem xét phản ứng của họ.
Phƣơng pháp dịch thuật
Một số phƣơng pháp dịch thuật phổ biến là:
Dịch từng từ: Trong phƣơng pháp này, các từ trong ngôn ngữ nguồn đƣợc dịch
sang một ngôn ngữ khác theo nghĩa phổ biến nhất. Phƣơng pháp này đôi khi gây
ra tình trạng sai văn bản, đặc biệt với các thành ngữ, tục ngữ.
15
Dịch hàm nghĩa từ vựng: Với phƣơng pháp này, các cấu trúc ngữ pháp của
ngôn ngữ nguồn đƣợc dịch sáng ngôn ngữ đích gần nhất. Tuy nhiên, các từ có
nghĩa từ vựng đƣợc dịch riêng biệt, không phụ thuộc vào bối cảnh.
Dịch trung thành: Phƣơng pháp này đòi hỏi biên dịch viên dịch chính xác
nghĩa văn cảnh của văn bản gốc với các đòi hỏi về cấu trúc ngữ pháp của ngôn
ngữ nguồn.
Dịch sát nghĩa: Dịch sát nghĩa là một phƣơng pháp dịch quan tâm tới cả giá trị
thẩm mỹ của văn bản ngôn ngữ nguồn.
Dịch tùy ứng: Dịch tùy ứng là cách dịch thƣờng đƣợc sử dụng trong khi dịch
thơ ca hoặc kịch bản. Văn bản đƣợc tái hoàn chỉnh về mặt văn hóa ngôn ngữ
nguồn và sau đó đƣợc chuyển thành văn hóa ngôn ngữ đích trong khi vẫn giữ
nguyên các yếu tố liên quan tới nhân vật, đề tài, bối cảnh.
Dịch tự do: Phƣơng pháp dịch này tạo nên các bản dịch mà văn phong, hình
thức và nội dung không đồng nhất với văn bản nguồn.
Dịch văn cảnh: Phƣơng pháp này thể hiện chính xác thông điệp của văn bản
nguồn, nhƣng đôi khi có xu hƣơng làm thay đổi nghĩa gốc của văn bản bằng
việc sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ.
Dịch truyền đạt thông tin: Phƣơng pháp này chuyển thể chính xác nghĩa văn
cảnh của văn bản gốc mà ngƣời đọc có thể dễ dàng chấp nhận và hiểu đƣợc cả
nội dung và ngôn ngữ của bản dịch đó.
1.2. Câu nghi vấn đích thực tiếng Anh và tiếng Việt
1.2.1 Định nghĩa chung về câu nghi vấn và câu nghi vấn đích thực (theo cách nói
thông thƣờng là câu hỏi) .
Câu hỏi là loại câu đóng vị trí quan trọng trong mọi hoạt động giao tiếp. Khi con
ngƣời thực hiện hành động giao tiếp, ngƣời ta có thể thể hiện mục đích giao tiếp của
mình ở ba hình thức câu:
1. Trần thuật
16
2. Nghi vấn ( hỏi)
3. Cầu khiến ( nhờ vả hoặc ra lệnh)
Nếu xét ở góc độ ngữ pháp thì hình thức ngữ pháp của ba kiểu câu này đƣợc
phân biệt rất rõ ràng. Còn nếu xét trên góc độ ngữ nghĩa ngữ dụng thì rõ ràng là ba kiểu
câu này có thể đƣợc dùng để truyền tải cùng một nội dung thông tin. Trong cuốn “Sơ
thảo ngữ pháp chức năng” tập 1- Tác giả Cao Xuân Hạo đã nêu một ví dụ rất điển hình:
a. Anh có thể ra hành lang đợi tôi một lát đƣợc không?
b. Chúng tôi mời anh ra hành lang đợi một lát.
c. Phiền anh ra hành lang đợi một lát.
Nếu theo sự phân loại thông thƣờng thì cả ba câu trên đều có thê sắp xếp vào
loại câu cầu khiến. Nhƣng theo cách nhìn hành vi ngôn ngữ thì câu (a) là một câu nghi
vấn (hay câu hỏi), còn hai câu sau là câu kể, tuy giữa chúng có sự phân biệt sắc thái
nghĩa.
Dƣới đây, chúng tôi tập trung trình một số quan niệm tiêu biểu về câu hỏi trong
tiếng Việt của hai tác giả Cao Xuân Hạo và Diệp Quang Ban và quan niệm về câu hỏi
trong tiếng Anh của tác giả Simon C.Dik và đồng tác giả Kazt and Postal.
Quan niệm của tác giả Cao Xuân Hạo:
“Câu hỏi của tiếng Việt cũng nhƣ nhiều tiếng khác, ngoài các giá trị hỏi (yêu
cầu thông báo) là giá trị tại lời trực tiếp của nó, còn có thể có một (hay nhiều) giá trị tại
lời phát sinh khác nhƣ phủ định, khẳng định, nghi ngờ…”[14 – tr.212].
Nhƣ vậy, theo tác giả Cao Xuân Hạo, câu hỏi có giá trị đƣa một ẩn số, một cái
chƣa biết trong mệnh đề, giá trị tại lời của câu hỏi chỉ là một hình thức thuần tuý. Mỗi
câu hỏi còn có một giá trị tại lời phái sinh, và đây lại chính là một công dụng. Theo tác
giả thì trong khi giao tiếp, câu hỏi có thể đƣợc cảm nhận bằng nhiều yếu tố khác nhau
nhƣ ngữ điệu câu, trọng âm và tiêu điểm nghi vấn, các cung bậc chuyển từ mục đích
hỏi thuần tuý sang các sắc độ khác nhƣ gợi ý, ngờ vực, phủ định, khẳng định với những
cảm xúc của ngƣời hỏi.
17
Quan niệm của tác giả Diệp Quang Ban:
“Câu nghi vấn thƣờng đƣợc dùng để nêu lên điều chƣa biết hoặc còn hoài nghi
và chờ đợi sự trả lời, sự giải thích của ngƣời tiếp nhận câu đó”. [6 – tr. 226]
Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu nghi vấn đã cho thấy rõ ràng mục đích là tìm
kiếm một câu trả lời cho những thông tin còn thiếu hay chƣa rõ.
“Về mặt hình thức câu nghi vấn cũng có các dấu hiệu đặc trƣng nhất định”.
Tác giả đã nêu những phƣơng tiện chủ yếu để cấu tạo và nhận diện câu nghi
vấn trong tiếng Việt ( trong sự đối chiếu với câu tƣờng thuật) bao gồm:
- Các đại từ nghi vấn,
- Kết từ hay ( với ý nghĩa lựa chọn),
- Các phụ từ nghi vấn,
- Các tiểu từ nghi vấn chuyên dụng,
- Ngữ điệu thuần tuý ( trong trƣờng hợp không xuất hiện các phƣơng tiện nêu
trên).
Quan niệm của Katz và Postal
Thế nào là một câu hỏi? Tiếng Anh cũng nhƣ rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới
đều có khái niệm chung về kiểu câu đƣợc gọi bằng một cái tên chung là “Câu hỏi”.
Theo Katz và Postal (Katz và Postal – 1964) : “Về mặt ngữ nghĩa và trong một chừng
mực nào đó, chúng tƣơng đồng với những câu cầu khiến, vì các câu hỏi và một loại yêu
cầu đặc biệt. Song câu hỏi khác câu cầu khiến là những câu đòi hỏi hình thức của hành
vi hoặc của hành động phi ngôn ngữ nào đó. Quá trình hỏi chủ yếu gắn liền với phản
ứng ngôn ngữ.” Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy có một số câu cầu khiến lại yêu cầu
phản ứng ngôn ngữ. Thí dụ: “Hãy cho biết tên anh?” Với kiểu câu cầu khiến nhƣ thế
này thì nhất định là phải có một câu trả lời chứ không dùng hình thức phi ngôn ngữ.
Bên cạnh đó lại có một số câu trả lời cho câu hỏi theo kiểu dùng các cử chỉ nhƣ nhếch
mép, cƣời nhạt, nhún vai, lắc đầu và chúng đều là các hành vi phi ngôn ngữ. Tuy
nhiên có thể thấy các hành vi này thƣờng đi kèm với các câu trả lời. Vậy có thể thấy
18
câu hỏi là kiểu câu mà ngƣời nói nêu ra chúng nhằm gây ra một phản ứng ngôn ngữ từ
phía ngƣời nghe và khi phát ngôn thì ngƣời hỏi không sử dụng các hình thức cầu khiến
với các động từ say, tell
Một phƣơng tiện khác để biểu hiện câu hỏi là ngữ điệu của lời nói. Trong tiếng
Anh, các kiểu câu hỏi khác nhau sẽ mang theo nét ngữ điệu điển hình. Ngữ điệu lời nói
sẽ đi lên trong các kiểu câu hỏi trong thí dụ dƣới đây:
a. Have you seen him recently? Gần đây cậu có gặp anh ta không?
b. Will you keep secret? Cậu sẽ giữ bí mật chứ?
Nhƣng trong các kiểu câu hỏi có từ để hỏi thì ngữ điệu sẽ bắt đầu từ cao ở đầu
câu hỏi xuống thấp giọng ở câu hỏi trong các thí dụ:
a. What are you going to do this weekend ?
Cuối tuần này cậu có kế hoạch gì chƣa? / cậu định làm gì?
b. Who can explain this situation for me?
Em nào có thể giúp cô giải thích hiện tƣợng này?
Nhƣ vậy để có thể nhận diện ra đâu là câu hỏi với kiểu ngữ điệu này thì ngƣời ta
có thể xét đến từ để hỏi trong câu và trọng âm nhấn trong câu bên cạnh ngữ điệu hỏi.
Quan niệm của Simon C.Dik
S.C.Dik đề cập đến chức năng câu hỏi và đề cấp đến các kiểu trả lời khác nhau
có thể áp dụng trả lời cho câu hỏi. Các kiểu câu hỏi có thể phân biệt theo:
1. Loại thông tin đƣợc hỏi.
2. Kiểu trả lời có thể áp dụng cho câu hỏi.
Tác giả S.C.Dik cho rằng: “câu hỏi có đại từ hỏi bộc lộ những đặc tính nổi bật
nhất, cụ thể là trong mối tƣơng quan, một mặt với động từ hạn định, còn mặt khác với
các cấu trúc khuyết, có thể tách ra đƣợc, có thể biến đổi đƣợc…” [17– tr.258]
Những câu hỏi có đại từ hỏi có mối quan hệ với các động từ hạn định theo kiểu
chúng có thể hiểu đƣợc theo nghĩa của một hoạt động cấu trúc của câu hỏi này, có thể
19
là một cấu trúc trung tâm, một cấu trúc chính, trong đó thành tố nghi vấn trong câu hỏi
có từ hỏi mang chức năng chính, xét về bản chất.
S.C.Dik mô tả cấu trúc chung của câu hỏi nhƣ sau:
Int: X: Extended Predication.
(Int: câu hỏi; Extended Predication: vị ngữ mở rộng)
Trong đó tác tử (Operator - /OP/) nghi vấn, về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp thể
chuyển hoá thành câu cầu khiến, câu hỏi tu từ hay câu cảm thán…
Để trả lời cho một câu hỏi thi đáp án đƣa ra có thể ở hai dạng: hoặc là câu trả
lời (answer), hoặc là một câu đáp ( response). Theo ông, khi nêu ra một câu hỏi, chắc
chắn câu hỏi đó sẽ có một lời đáp nhƣng không nhất thiết phải có một câu trả lời.
Thí dụ:
Câu hỏi: Where does his girl friend live? – Bạn gái anh ta sống ở đâu thế?
Lời đáp: 1. Who knows? (Ai mà biết đƣợc)
2. I don‟t know (Tôi không biết)
3. I can‟t tell you. (Tôi không thể nói cho cậu biết đƣợc).
4. Why do you want to know? (Anh biết để làm gì? )
5. That‟s none of you business.( Không phải việc của anh)
Trả lời: 6. She lives in a Van Quan residential area.
(Cô ấy sống ở đô thị văn Quán).
7. It‟s at the street‟s corner (Ở góc phố ấy)
Có thể thấy: tất cả những câu trả lời đều là lời đáp, nhƣng không phải lời đáp
nào cũng là câu trả lời. Những lời đáp (1) (2) (3) (4) (5) cho câu hỏi trên mang một
chừng mục nào đó mang tính giao tiếp vì nó liên quan đến sự phù hợp khả năng trả lời
hoặc trong những hoàn cảnh nhất định đổi với khả năng trả lời. Còn câu (6) và (7) là
câu trả lời mang thông tin mà ngƣời hỏi đang muốn biết.Nhƣ vậy câu hỏi là hành vi lời
nói ban đầu điển hình và câu trả lời hành vi đáp lại cần thiết. Câu hỏi có thể tạo ra môi
20
trƣờng cho bƣớc giao tiếp tiếp theo, và câu trả lời là thành viên của cập đi đôi với nhau:
hỏi – trả lời.
Từ bốn quan điểm nêu trên, có thể thấy các tác giả đều nhận diện câu nghi vấn
trên cơ sở gắn liên với mục đích giao tiếp, mà không đề cập đến cấu trúc hình thức, dấu
hiệu hình thức của câu hỏi nhƣ ta thấy trong định nghĩa của ngôn ngữ học nhà trƣờng.
Từ các định nghĩa khác nhau nêu trên, chúng tôi ra quan niệm chung về câu
nghi vấn nhƣ sau:
“Câu nghi vấn là loại câu có hành động ngôn trung đi kèm một trong các yếu tố
nghi vấn đặc trƣng ( đại từ nghi vấn, hƣ từ, ngữ điệu ) đƣợc phát ngôn với mục đích
tìm kiếm một câu trả lời về một sự tình đƣợc tiền giả định là hiện thực.”
Khái niệm câu nghi vấn bao gồm cả hai loại câu nghi vấn đích thực và câu nghi
vấn không đích thực.
Câu nghi vấn đích thực là câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để yêu cầu một lời
đáp, hỏi ngƣời khác hoặc hỏi chính mình để đƣợc trả lời hoặc tự giải đáp.
Câu nghi vấn không đích thực là kiểu câu có các giá trị ngôn trung khác, thực
chất là câu có giá trị cầu khiến, giá trị cảm thán, khẳng định, phủ định, bác bỏ hoặc
chối cãi, ngờ vực, thanh minh, hy vọng mong manh , phân vân lo lắng Kiểu câu hỏi
này không có giá trị để hỏi. Về mặt cú pháp, chúng hoàn toàn giống câu hỏi nhƣng ngữ
điệu của những câu này có âm vực thấp hơn. Những câu hỏi kiểu này chỉ là hình thức
để ngƣời nghe tự biết ra việc phải đáp ứng. Tuy nhiên do khuôn khổ của một luận văn
thạc sỹ nên chúng tôi không xét đến trƣờng hợp câu nghi vấn không đích thực trong
luận văn này.
1.2.2.Các kiểu câu nghi vấn đích thực
1.2.2.1 Câu nghi vấn đích thực trong tiếng Anh
Các dạng câu nghi vấn đích thực truyền thống:
21
Hầu hết các sách ngữ pháp truyền thống khi xét đến các dạng câu hỏi trong tiếng
Anh đều có một cách phân chia chung khá đơn giản căn cứ trên nội dung và hình thức
của phát ngôn. Ngữ pháp truyền thống phân loại các câu hỏi tiếng Anh ra làm ba loại
cơ bản dƣới đây.
Loại 1: Yes/No question: Câu hỏi tổng quát
Kiểu câu hỏi này có ngữ điệu lời nói lên cao ở cuối câu và chúng yêu cầu câu trả
lời có hoặc không. Loại câu này gồm hai loại nhỏ:
- Để tạo thành câu hỏi, một phần của vị ngữ đƣợc gọi tên là “ trợ động từ” hoặc
“ động từ tình thái” sẽ đƣợc đƣa vào câu và đứng trƣớc chủ thể gây ra hành động. Thí
dụ:
a. Does she like eating ice-cream?
b. Is she working in this hospital?
Có một số động từ nhƣ Be, Have, Can làm chức năng động từ hoặc động từ
tình thái. Kiểu câu này đôi lúc lƣợc bỏ HAVE hoặc HAS nhƣng vẫn đƣợc xem là câu
hỏi. Thí dụ:
Your mother got many houses in this city?
Khi muốn thể hiện sự ngạc nhiên hay nghi ngờ, ngƣời ta có thể sử dụng dạng
phủ định trong câu hỏi.Thí dụ:
Hasn‟t she married yet?
- Câu hỏi đuôi (Tag question) là kiểu câu hỏi gồm hai vế trong một câu. Nếu
nhƣ vế thứ nhất của câu là một dạng câu khẳng định thì vế còn lại là một trợ động từ
để ở dạng phủ định đi kèm các đại từ nhân xƣng. Đối với kiểu câu này, ngữ điệu luôn
đi lên ở vế trƣớc và sau đó sẽ xuống giọng ở vế sau.
- You are very hungry, are you?
- She can swim, can‟t she?
Loại 2: WH – Question: Câu hỏi có chứa đại từ nghi vấn/ Câu hỏi đặc biệt
22
Đây là kiểu câu hỏi có kết cấu đứng đầu câu là là các đại từ nghi vấn, tiếp sau
đó hoặc là các tác tử của vị ngữ hay còn gọi là trợ động từ, hoặc là động từ tình thái,
hoặc là động từ BE trực tiếp làm vị ngữ rồi đến các chủ ngữ và các thành phần khác.
Ngữ điệu của câu hỏi này sẽ đi xuống ở cuối câu.
- Where do you live?
- When did he go there?
Trong trƣờng hợp đại từ nghi vấn thay thế vào vị trí chủ ngữ của câu thì trật tự
từ trong loại câu hỏi này giống trật từ của câu trần thuật và không có hiện tƣợng từ đảo
vị trí trong trật tự câu, và cũng không cần mƣợn các trợ động từ hay động từ tình thái
đƣa lên trƣớc chủ ngữ để hỏi
- Who lives in this room?
- Whose pen is on the table?
Loại 3: Alternative question : Câu hỏi lựa chọn
Gọi là câu hỏi lựa chọn vì kiểu câu này nêu lên sự lựa chọn một trong hai đối
tƣợng trong câu . Ngữ điệu câu lên giọng ở phần đầu, xuống giọng ở phần kết thúc câu.
Do you live in the town or in the country?
A- Cấu trúc và phƣơng tiện biểu hiện câu nghi vấn đích thực trong tiếng Anh.
Loại 1: Yes/No question: Câu hỏi tổng quát
* Cấu trúc
Đây là kiểu câu hỏi thƣờng đƣợc hình thành bằng cách đặt tác tử đứng trƣớc chủ
thể gây ra hành động, kèm theo ngữ điệu câu hỏi (hoặc lên cao giọng ở cuối câu (Rise),
hoặc giọng đi từ thấp lên cao ( Fall + Rise).
So sánh hai nhóm cấu trúc sau: (S- subject: chủ thể gây ra hành động, Op-
operator: tác tử, P- predication: vị từ):
Câu trần thuật (Statement)
Câu hỏi (Question)
23
Sơ đồ biểu diễn:
Subject + Op + Predication.
a. We are studying English at school.
b. These students have finished their
reports.
c. You should go to the dentist‟s twice a
year.
Op+ Subject + predication.
a. Are you studying English at school?
b. Have these students finished their
reports?
c. Should I go to the dentist‟s twice a
year?
Có một đặc điểm cần lƣu ý là đối với hai thì hiện tại đơn và quá khứ đơn trong
tiếng Anh, do hình thức câu trần thuật thƣờng không có tác tử đi kèm nên khi chuyển
đổi thành câu hỏi thì sẽ bổ sung thêm tác tử là trợ động từ do/ does cho thì hiện tại đơn
và did cho thì quá khứ đơn
Câu trần thuật( Statement)
Câu hỏi (Question)
Sơ đồ biểu diễn:
Subj – Predication.
a. He does his homework everyday.
b. The plane took off at 5.30.
c. His methods bring success.
Op/do/-Subj- Predication./ did
Does he do his homework everyday?
Did I plane take off at 5.30?
Do his method success?
Có hai loại động từ vừa đóng vai trò vị ngữ và đóng vai trò tác tử trong câu hỏi
trong tiếng Anh là Be và Have. Hai động từ này bản thân chúng đóng luôn vai trò động
từ chính trong câu nên khi đặt câu hỏi, chúng sẽ đƣợc đƣa lên vị trí trƣớc chủ thể gây ra
hành động.
24
Câu trần thuật
Câu hỏi
a. He is at home today
b. The girls have the exact change
Is he at home today?
Have the girls the exact change?
Dĩ nhiên, trƣờng hợp (b) có thể có câu hỏi:
Do the girls have the exact change?
Đối với động từ Have, xảy ra hai khả năng khi đặt câu hỏi. Bản thân Have vừa
là động từ chính vừa là tác tử trong câu nên có thể chuyển Have lên trƣớc chủ thể gây
ra hành động để hỏi. Đây là kiểu cú pháp thƣờng gặp trong tiếng Anh- Anh. Còn với
ngôn ngữ Anh- Mỹ hiện đại, Have đƣợc coi nhƣ một động từ thƣờng và tác tử hay còn
gọi là trợ động từ do/ does/ did sẽ đƣợc đƣa lên trƣớc vị trí chủ thể gây ra hành động.
Hiện tƣợng thƣờng gặp trong tiếng Anh - Mỹ (American English) và tiếng Anh
– Anh (British English) hiện đại trong câu hỏi, các ngôi nhân xƣng đƣợc đảo chỗ cho
nhau để bảo đảm bảo vai giao tiếp của các đại từ nhân xƣng thứ I và thứ II. Thí dụ:
- Do you love him? (Anh yêu cô ấy phải không?)
Yes, I do (Vâng, tôi yêu cô ấy).
* Một số đặc điểm nữa cần phải lƣu ý trong câu hỏi tiếng Anh. Đó là:
- Câu hỏi kể (declarative question) là trƣờng hợp ngoại lệ, là kiểu loại câu hỏi
không đòi hỏi có tác tử đứng trƣớc chủ ngữ.
You have finished your report? [ĐTAV- tr.64]
- Ngƣời hỏi có thể đặt tiêu điểm nghi vấn vào từng thành phần thông tin của câu
hỏi, và tiêu điểm nghi vấn sẽ đƣợc nhận ra qua nhấn giọng ở trọng âm câu. Thí dụ:
a. Was he a famous actor in those days?
Tác tử đứng trƣớc chủ thể gây ra hành động có dạng phủ định:
1a. Aren‟t you cleaning your room?
Con sẽ không dọn phòng phải không?
b. Isn‟t he at home?