Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số kinh nghiệm giảng dạy môn học Kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.07 KB, 5 trang )

Một số kinh nghiệm giảng dạy mơn học Kiểm tốn
Lê Thị Thanh Xuân
Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCM

Trần Thị Vinh
Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TPHCM

Tóm tắt
Mơn học Kiểm tốn được thiết kế trong chương trình đào tạo của nhiều
ngành, chuyên ngành trong khối ngành Kinh tế và Quản trị. Các sinh viên
thường cho rằng đây là một mơn học thú vị nhưng khó hiểu.
Việc phân tích cho thấy ba khó khăn trong việc giảng dạy môn học này
là: (1) Các thuật ngữ chuyên ngành trừu tượng, khó hiểu; (2) Sự khác biệt về đối
tượng giảng dạy và (3) Khả năng truyền tải kiến thức một cách hấp dẫn. Qua
kinh nghiệm thực tế, các tác giả đề xuất một số giải pháp như đưa các ví dụ minh
họa để làm rõ các khái niệm, thuật ngữ; điều chỉnh bài giảng theo các đối tượng
khác nhau và dùng những tình huống thực tế với liều lượng vừa phải để tăng
cường sự thú vị và quan tâm của sinh viên.
Từ khóa: Giảng dạy kiểm tốn, Phương pháp giảng dạy

1. Giới thiệu

Mơn kiểm tốn từ lâu được đưa vào chương trình giảng dạy cho khối
ngành kinh tế và quản trị của hầu hết các trường đại học. Nhìn chung sinh viên
đều cho rằng môn học thú vị nhưng khá khó hiểu. Điều này khiến cho các giảng
viên quan tâm tìm kiếm phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.
Bài viết phân tích đặc điểm của ngành nghề ảnh hưởng đến đặc điểm của
môn học. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy cũng như
thực tiễn của mình, nhóm tác giả chia sẻ các vấn đề phát hiện và phương pháp
giải quyết.
58




2. Đặc điểm của mơn học

Kiểm tốn độc lập là một nghề có tính chun nghiệp, có từ thời Trung
Cổ và có nhiều thay đổi trong q trình phát triển. Ngun tắc của kiểm tốn độc
lập là khơng được tham gia vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính cũng như
trong việc thiết kế hệ thống kiểm sốt nội bộ cho khách hàng. Tuy nhiên, kiểm
toán viên lại được kỳ vọng là phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có
được lập phù hợp với khn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp
dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay khơng. Đây là một nghề có nhiều rủi ro
và xung đột tiềm năng. Giá trị của nghề kiểm toán được khẳng định khi công
chúng tin tưởng vào sự khách quan và phù hợp của ý kiến của kiểm toán viên
trên báo cáo kiểm tốn. Do đó, nghề kiểm tốn địi năng lực và kỹ năng chun
mơn, tính độc lập của kiểm tốn viên trong việc đánh giá tính trung thực và hợp
lý trong trình bày thơng tin tài chính.
Tính chun nghiệp của ngành nghề nói trên dẫn đến mơn học có đặc
điểm gồm nhiều khái niệm và thuật ngữ chun mơn. Kiến thức mơn học mang
tính đặc thù của ngành nghề hơn là kiến thức xã hội tổng quát. Điều này có thể là
nguyên nhân chủ yếu làm cho mơn kiểm tốn được người học nhận xét là khó
hiểu.
3. Những khó khăn khi dạy mơn kiểm tốn và giải pháp

Từ kinh nghiệm giảng dạy của mình, nhóm đưa ra những khó khăn cụ thể
trong giảng dạy, và các giải pháp cho từng vấn đề, dưới góc độ bài giảng của
giảng viên.
3.1 Vấn đề khái niệm và thuật ngữ chuyên ngành
Điều này xuất phát từ đặc điểm của môn học có nhiều khái niệm và thuật
ngữ chuyên ngành như đã nói ở trên. Việt Nam phát triển hoạt động kiểm toán
gần đây nên các thuật ngữ, khái niệm phần lớn được dịch ra từ tiếng Anh và

không phải lúc nào cũng tìm được một thuật ngữ gần trong tiếng Việt để diễn
đạt. Vì vậy, người học khó khăn để hiểu chúng là tất yếu.
Để giúp cho người học nắm bắt các khái niệm và thuật ngữ, giảng viên có
thể bắt đầu với việc thiết kế slide bài giảng của mình. Các slide khơng nên chỉ
bao gồm các định nghĩa khó hiểu và khơ khan, thay vào đó giảng viên có thể
trình bày các định nghĩa này dưới dạng sơ đồ, cụ thể hóa bằng các ví dụ hoặc
tình huống minh họa. Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng tình huống
minh họa trong giảng dạy mang lại hiệu quả cao (Bruner, 1998). Trong nghiên
59


cứu của mình, Bruner cịn chỉ ra phương pháp bốn bước để giúp cho việc đưa
tình huống minh họa vào bài giảng của mình:
- Đầu tiên là bước tìm hiểu về các cơ sở lý luận của việc giảng dạy bằng
tình huống minh họa, việc này giúp cho giảng viên nắm bắt được các ý niệm và
lợi ích của việc sử dụng tình huống minh họa.
- Tiếp đến là bước tham khảo các tình huống mẫu đã được chứng minh
thành công từ các giảng viên khác; thông qua tham khảo, các giảng viên trẻ có
thể dễ dàng tiếp thu, học hỏi các mơ hình trong các tình huống mẫu và điều này
giúp ít rất nhiều trong việc cải thiện phong cách đứng lớp.
- Bước thứ ba, thực hiện dự giờ các giảng viên có kinh nghiệm và ghi
nhận các phản hồi từ thảo luận từ các giảng viên này.
- Cuối cùng là cụ thể hóa bằng cách đưa các tình huống thực tế vào giờ
giảng.
Có một điều chắc chắn rằng học tập từ chính kinh nghiệm bản thân ln
là phương pháp hiệu quả nhất. Đáng tiếc rằng bốn bước kể trên không phải là
tấm vé thông hành đảm bảo cho việc thành cơng khi áp dụng tình huống thực tế
vào bài giảng và đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và thích ứng của từng giảng viên. Đặc
biệt đối với các mơn học địi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành
như kiểm toán.

Một cách khác để giải quyết vấn đề là giảng viên xây dựng một hệ thống
bài tập đa dạng. Bài tập được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, từ những bài tập
thực hành đến những bài tập tổng hợp nhằm đưa lý thuyết trở nên gần gũi và
mang tính ứng dụng từ mức thấp đến cao. Hiện nay, chương trình thực hành quy
trình kiểm tốn mẫu do Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban
hành đã được đưa vào giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kiểm toán đã giúp
các em sinh viên hiểu được môn học được vận dụng trong thực tế như thế nào.
Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi mơn học kiểm tốn thực hành này cho các đối
tượng là khơng hiệu quả mặc dù mang tính ứng dụng rất cao.
3.2 Sự khác biệt về đối tượng giảng dạy
Mơn học kiểm tốn được giảng dạy cho nhiều đối tượng, từ các sinh viên
chính quy khối kinh tế và quản trị (chun ngành hoặc khơng chun ngành
kiểm tốn) đến các học viên vừa học vừa làm và kể cả học viên hệ từ xa. Người
học có đặc điểm khác nhau, và mục tiêu học tập cũng rất khác nhau.
Giải pháp cho vấn đề này là khi xây dựng bài giảng, cần điều chỉnh nội
dung và thời lượng của môn học cho phù hợp đặc điểm và mục tiêu của người
60


học. Với các đối tượng chính quy và đặc biệt là các lớp chuyên ngành, số lượng
kiến thức và kỹ năng cần được cung cấp nhiều về số lượng và sâu về chất lượng.
Tuy nhiên đối với các đối tượng học khác, việc điều chỉnh các nội dung là cần
thiết. Một mặt để phù hợp với nhu cầu kiến thức của các đối tượng này, mặt
khác nhằm để cải thiện chất lượng tiếp thu.
Cách làm này đang được áp dụng khá tốt tại khoa Kế Toán – Kiểm Toán
trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh. Đối với mơn Kiểm toán 1 (hay
Kiểm toán cơ bản), các lớp học chính quy và chun ngành có số lượng tín chỉ là
ba cho mơn kiểm tốn với thời lượng học là 45 tiết và số lượng chương bài giảng
là sáu chương. Nhưng khi giảng dạy cho đối tượng từ xa, kết cấu môn học được
thay đổi thành ba chuyên đề với nội dung bao quát của năm chương. Điều này

phần nào góp phần cải thiện chất lượng dạy và học của môn học này.
3.3 Khả năng truyền đạt kiến thức một cách hấp dẫn
Các kiến thức sẽ được tiếp thu tốt hơn nếu người giảng có khả năng
truyền đạt một cách hấp dẫn. Hạn chế về điều này cũng là một vấn đề mà các
giảng viên mơn Kiểm tốn thường gặp phải, đặc biệt là đối với các giảng viên trẻ
và có ít kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp kiểm tốn. Bản thân mơn học kiểm
tốn mang tính ngành nghề nên việc am hiểu và tham gia vào các hoạt động
ngành nghề thực tế là một lợi thế lớn cho các giảng viên.
Từ kinh nghiệm khi tham gia các hoạt động nghề nghiệp, giảng viên có
thể làm tốt hơn điều này thông qua hướng dẫn người học đến với các ứng dụng
của môn học hơn là chỉ diễn giải lý thuyết sng. Các câu chuyện, trải nghiệm
thực tế đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc tạo dựng tính hấp dẫn của bài
giảng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giảng dạy trên lớp có thể được cải
thiện trong trường hợp sử dụng các mơ hình của các hiệp hội nghề nghiệp
(McDuffie và Smith, 2005). Điều này có thể lý giải bằng việc có thể giúp người
học kiểm định các lý thuyết đã học và góp phần làm quen với các kỹ thuật thực
tế mà họ có thể sử dụng trong tương lai.
Tuy nhiên, với mục tiêu cung cấp kiến thức nền cho người học về ngành
kiểm toán, việc đưa q nhiều thực tế vào bài giảng đơi khi có tác dụng ngược
lại. Thay vì làm tăng tính hấp dẫn của bài giảng, việc đưa vào quá nhiều tình
huống thực tế có thể khiến bài giảng trở nên quá xa rời vì hầu hết người học có ít
hoặc thậm chí khơng có những kinh nghiệm thực tế đối với ngành nghề kiểm
toán. Việc điều chỉnh, tăng, giảm các yếu tố thực tế để tăng chất lượng bài giảng
cần được xem xét một cách hợp lý. Hầu hết, qua một thời gian dạy (khoảng 2-3
lớp), các giảng viên sẽ phần nào có thể chủ động điều tiết, cân bằng giữa thực tế
61


và lý thuyết để mang lại kết quả cao nhất cho người học. Q trình này có thể
được rút ngắn hơn nếu được sự hướng dẫn giúp đỡ của các giảng viên có kinh

nghiệm.
4. Kết luận

Kiểm tốn là một mơn học có tính thực tế và gắn liền với nghề nghiệp tương
lai, do đó tính ứng dụng của mơn học này là rất cao. Tuy nhiên lựa chọn phương
pháp giảng dạy nào phù hợp cho từng đối tượng học viên lại chính là vai trị của
người giảng viên. Mỗi giảng viên phải luôn luôn nghiên cứu, cập nhật những
những kiến thức chuyên ngành và tích lũy kinh nghiệm thực tế để bài giảng gần
gũi với sinh viên và phù hợp với yêu cầu ngành nghề.
Mặc dù với kinh nghiệm giảng dạy cịn nhiều hạn chế của nhóm tác giả, tuy
nhiên nhóm kỳ vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các giảng viên trẻ có
được bài giảng tốt hơn, giúp cho sinh viên thích thú với mơn học, đạt được mục
tiêu học tập, và điều quan trọng là họ khơng cịn “e ngại” với mơn kiểm tốn.
Tài liệu tham khảo
Bruner, R. F. (2001). How and why to begin teaching with cases. Available at
SSRN 148009.
McDuffie .R .S & Smith .L . M (2005) Impact of an Audit Reporting Expert
System on Learning Performance: A Teaching Note. Accounting
Education: An International Journal 15 (1) pp 89-101.

62



×