KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ - ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA DÂN TỘC
QUA HỆ THỐNG TỪ NGỮ NGHỀ MỘC (KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG
NGHỀ MỘC CHÀNG SƠN, THẠCH THẤT, HÀ NỘI)
Lê Thúy Phương, Lớp K61C, Khoa Ngữ văn
GVHD: TS. Lê Thị Lan Anh
I. MỞ ĐẦU
Ngơn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết. Ngơn ngữ khơng chỉ phản ánh trực
tiếp thế giới bên ngồi mà cịn cho thấy cách thức riêng của mỗi cộng đồng trong việc nhận
thức thế giới. Vì vậy, nghiên cứu từ ngữ trong các phƣơng ngữ tiếng Việt là một việc làm
cần thiết và có ý nghĩa, nhằm chỉ ra quy luật tri nhận mang đậm đặc điểm tâm lí của ngƣời
dân từng vùng.
Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội chịu sự tác động của hàng loạt các nhân tố nhƣ
ngƣời sử dụng và bối cảnh xã hội,… mà một trong những nhân tố tác động đó là nghề nghiệp
của con ngƣời. Hình thành và phát triển từ một làng nghề truyền thống có lịch sử hàng ngàn
năm lại nằm ở khu vực văn hóa phát triển đa dạng, lớp từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch
Thất, Hà Nội cho thấy bức tranh ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt đồng thời cũng là tấm
gƣơng phản chiếu trong nó những đặc trƣng văn hóa – dân tộc đặc sắc. Xuất phát từ những lí
do trên, chúng tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: Đặc điểm từ ngữ - đặc trưng văn hóa dân
tộc qua hệ thống từ ngữ nghề mộc khảo sát trên địa bàn làng nghề mộc Chàng Sơn, Thạch
Thất, Hà Nội.
Trong đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu sau: Trên cơ sở tổng hợp,
thống kê, phân loại, phân tích hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
trên các phƣơng diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, dựa vào mối quan hệ giữa ngơn ngữ
và văn hóa, bƣớc đầu làm rõ đƣợc những đặc trƣng văn hóa dân tộc ẩn chứa trong hệ thống
từ ngữ này.
II. NỘI DUNG
Từ việc xác định mục đích nghiên cứu nhƣ trên, chúng tơi triển khai các nội dung
nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Báo cáo đã trình bày khái quát mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa, từ đó khẳng
định ngơn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại và chi phối lẫn nhau,
“nghiên cứu đặc điểm văn hóa dân tộc của hành vi ngơn ngữ là rất đáng quan tâm xét cả
về mặt lí luận lẫn thực tiễn”. Ngồi ra báo cáo cũng trình bày khái quát về vấn đề phƣơng
ngữ và từ ngữ nghề nghiệp; đặt hệ thống từ ngữ nghề nghiệp trong mối quan hệ với
phƣơng ngữ để thấy rằng đây là hai lớp từ có quan hệ gắn bó nhƣng khơng đồng nhất. Vấn
đề từ nghề nghiệp đƣợc chúng tôi quan tâm. Đây là lớp từ có vị trí quan trọng trong lớp từ
vựng của một ngôn ngữ vừa mang đặc trƣng của nghề vừa thể hiện dấu ấn địa phƣơng
trong một giới hạn cụ thể.
211
KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
Bên cạnh đó, những khảo sát sơ bộ tình hình địa bàn nghiên cứu cho thấy rằng nghề
mộc ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội là nghề có lịch sử phát triển lâu đời và có danh
tiếng khơng chỉ trong nƣớc mà cịn ngồi thế giới. Đây chắc chắn sẽ là mảnh đất màu mỡ
để chúng tôi tiến hành những nghiên cứu về ngôn ngữ cũng nhƣ về văn hóa.
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội
Trên cơ sở khảo sát, tổng hợp, phân loại, phân tích 677 từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn,
Thạch Thất, Hà Nội về ngữ âm, các trƣờng nghĩa biểu vật, cách thức định danh, cấu tạo
ngữ nghĩa – ngữ pháp chúng tôi nhận thấy những đặc điểm cơ bản của hệ thống từ ngữ này
nhƣ sau:
1. Đặc điểm ngữ âm
Đây là một vùng thổ ngữ hết sức đặc biệt, vừa mang những đặc điểm ngữ âm của
phƣơng ngữ Bắc, vừa có những đặc trƣng phƣơng ngữ riêng biệt về cả thanh điệu, phụ âm
đầu, nguyên âm chính.
Về thanh điệu:
- Phát âm “nuốt” thanh điệu: “bào dài” - “bao dai”,“cầu bào” - “câu bao”,...
- Thanh “hỏi” thành thanh “nặng”: “đục thoảng” - “đục thoạng”, vv...
Về phụ âm đầu:
- Xát hóa, biến âm /b/ thành âm /d/: gọi tên “đục bạt” là “đục dạt” (“đục dẹt”).
- Không phân biệt 3 âm /r/, /tr/, /s/.
Ở đây chúng tơi xin góp một ý kiến lý giải về nguồn gốc cái tên “Chàng Sơn” gắn
với dụng cụ “đục Chàng Chảy” còn nhiều tranh cãi. Theo cứ liệu thu thập đƣợc gần đây,
tên gốc của dụng cụ này đƣợc ghi bằng chữ Hán là 撞 tràng (tức là “tr” chứ không phải
“ch”). Tác động phƣơng ngữ cho nên hai chữ tràng/chàng phát âm không khác nhau, lâu
dần thay đổi cả cách viết.
- Hiện tƣợng nhầm lẫn /l/, /n/ theo xu hƣớng phát ấm /l/ thành /n/: “câu đối lòng
máng” phát âm thành “câu đối nòng máng”.
Về nguyên âm:
- Hiện tƣợng /ɔˇ/ thành /ɔ/: “long” - “loong”, “bào lọng” - “bào loọng”,…
- Thay thế âm /a/ thành âm /ɛ/: “vam” - “vem”, “chạm” -“chẹm”,…
2. Đặc điểm ngữ nghĩa
+ Khảo sát trên phƣơng diện trƣờng nghĩa biểu vật với 5 nhóm chính: ngun vật
liệu, dụng cụ, quy trình, hoa văn – họa tiết, sản phẩm, chúng tôi nhận thấy hệ thống này đã
phản ánh khá đầy đủ và sinh động bức tranh hiện thực của nghề, cho thấy tính chất nghề
nghiệp rõ rệt: một nghề có đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật cơ bản, có ngun vật liệu, u cầu
chặt chẽ về quy trình sản xuất, dụng cụ từ thô sơ đến hiện đại, sản phẩm phong phú đáp
ứng thị trƣờng rộng rãi.
212
KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
+ Chúng tôi tiến hành khảo sát 18 kiểu định danh để thấy đây là một ngôn ngữ có
tình hệ thống, tính phân cắt hiện thực rõ ràng và có đặc điểm định danh thiên về định tính
mà chủ yếu là những đặc tính bề ngồi nhƣ hình dạng, kích thƣớc, màu sắc,...
Ví dụ: đục móng (hình dạng), bào dài (kích thƣớc), gỗ mun (màu sắc).
Phƣơng thức định danh chủ yếu là phƣơng thức định danh trực tiếp.
Để làm rõ hơn, chúng tơi phân tích cấu trúc định danh của chúng và thu đƣợc kết quả
nhƣ sau:
Số lƣợng (từ)
Tỉ lệ (%)
Thuộc tính
80
14,08
Loại + thuộc tính
327
57,57
3
0,53
121
21,3
Dùng ẩn dụ
3
0,53
Loại (chuyển nghĩa) + thuộc tính
2
0,35
Loại + thuộc tính (chuyển nghĩa)
29
5,11
Loại + (bộ phận sự vật + thuộc tính
(chuyển nghĩa))
3
0,53
Loại
Định danh
trực tiếp
Loại + (bộ phận sự vật + thuộc tính)
Định danh
gián tiếp
Định danh
phối hợp
Dùng hoán dụ
Cùng với việc khảo sát hệ thống từ ngữ này về phƣơng diện cấu tạo, chúng tôi nhận
thấy từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn có cấu tạo chặt chẽ, cho thấy tính phân hóa cao, thể hiện
rõ tƣ duy phân tích và tổng hợp và liên tƣởng trong nhận thức trƣớc những sự vật trong đời
sống tự nhiên cũng nhƣ môi trƣờng xã hội. Do chịu ảnh hƣởng của loại hình ngơn ngữ đơn
lập nên phƣơng thức ghép đƣợc sử dụng phổ biến, thƣờng là sử dụng một yếu tố có sẵn
làm tên gọi chỉ loại cộng thêm một đặc tính đƣợc lựa chọn của đối tƣợng. Phƣơng thức
định danh gián tiếp cũng đƣợc sử dụng, thƣờng là hoán dụ. Ở cấu trúc định danh phối hợp,
phƣơng thức ẩn dụ đƣợc sử dụng nhiều hơn tuy nhiên thành tố đi kèm trong cấu trúc này
luôn là thành tố mang thuộc tính trực quan.
Về nguồn gốc, từ ngữ nghề mộc ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội đƣợc hình thành
từ ba nguồn gốc chính: gốc Việt, gốc Hán và gốc Ấn-Âu; trong đó, chiếm đa phần trong hệ
thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn là các từ hoặc cụm từ thuần Việt (đây cũng là những từ
đƣợc chúng tôi sử dụng để khảo sát định danh).
3. Đặc điểm ngữ pháp
Chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn về đặc điểm từ
loại và thấy danh từ là từ loại chiếm ƣu thế. Cụ thể:
213
KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
Nguồn gốc
Thuần Việt
Hán Việt
Ấn – Âu
Trƣờng từ vựng
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Nguyên vật liệu
134
23,60
0
0,00
9
34,61
Dụng cụ
121
21,30
0
0,00
2
7,69
Quy trinh
91
16,02
2
2,40
1
3,85
Hoa văn – họa tiết
65
11,44
26
31,33
1
3,85
Sản phẩm
157
27,64
55
66,27
13
50,00
Tổng
568
100
83
100
26
100
Ở đây, chúng tôi đặc biệt lƣu ý tới hiện tƣợng chuyển loại của từ.
+ Trƣờng hợp chuyển đổi giữa các từ loại:
Thưng (danh từ chỉ đơn vị đo lƣờng; một thưng bằng một phần mƣời đấu) - thưng
bên (động từ; đo đạc khi làm vách nhà).
+ Trƣờng hợp chuyển đổi giữa các tiểu loại trong một từ loại:
Đấu (danh từ chỉ đơn vị đo lƣờng; một đấu xấp xỉ một lít hiện nay) - cái đấu (danh
từ chỉ sự vật đơn thể; đồ dùng để đong thóc gạo).
Chương 3: Dấu ấn văn hóa qua hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch
Thất, Hà Nội
Báo cáo đi sâu phân tích dấu ấn văn hóa qua hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn,
Thạch Thất, Hà Nội để thấy đƣợc rằng hệ thống này chứa đựng bên trong nó diện mạo của
một nền văn hóa độc đáo, mang dấu ấn của nền văn nơng nghiệp điển hình, đƣợc phản ánh
một cách tồn diện trong văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống cũng nhƣ văn hóa
ứng xử với mơi trƣờng tự nhiên, mơi trƣờng xã hội.
1. Từ ngữ nghề mộc với văn hóa nhận thức
1.1. Đặc điểm tư duy thiên về trực quan, cảm tính thể hiện qua cách lựa chọn đặc
trưng của đối tượng để làm cơ sở định danh
Hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn cho thấy lối tƣ duy thiên về ấn tƣợng, biểu cảm,
thƣờng liên tƣởng sự vật với các đặc điểm, thuộc tính của chúng mà chủ yếu là những đặc
điểm ngoại hình nhƣ: hình dạnh, kích cỡ, màu sắc, cấu tạo, đặc trƣng về môi trƣờng sống,…
Phƣơng thức hoán dụ đƣợc sử dụng phổ biến ở kiểu định danh gián tiếp (121 trên
tổng số 124 từ). GS. Nguyễn Đức Tồn đã chỉ ra rằng: “bản chất của hoán dụ là kiểu tư duy
liên hợp, cảm giác, hành động, trực quan” [9; tr.475].
Những thành tố đi kèm trong cấu trúc định danh phối hợp sử dụng phƣơng thức ẩn
dụ ln là thành tố mang thuộc tính trực quan. Ví dụ: cưa hạt mướp, đục móng to, đục
móng nhỏ,…
214
KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
1.2. Tính tổng hợp và biện chứng trong tư duy
Đây là một trong những đặc trƣng tƣ duy nổi bật của ngƣời dân thuộc loại hình văn
hóa gốc nông nghiệp. Tƣ duy tổng hợp, biện chứng là lối tƣ duy nhìn nhận, đánh giá mọi
vật trong sự tƣơng tác lẫn nhau:
Tên gọi các các dụng cụ, đồ dùng, nguyên vật liệu,… phản ánh đời sống của con
ngƣời: hình chạm đua thuyền, hình chạm em bé chăn trâu, rối câu cá, rối chăn trâu, rối
người đua thuyền, rối người hát quan họ, ...
Tên các con vật đƣợc dùng để gọi tên các dụng cụ, nguyên vật liệu: vam cóc, keo con
chó, keo con voi,…
Tên các loại động, thực vật đƣợc dùng để gọi tên các hoa văn, họa tiết trên gỗ: lá sồi,
lá vỏ măng, lá chuối, hoa hồng, hoa sen, hoa đào, đề tài nho - sóc,...
Các loại sự vật, hiện tƣợng đƣợc quy chiếu lẫn nhau: trắc nghệ, kè đi rơng, táu
mắt quỷ, phượng hóa lá, trúc hóa rồng, lá sen hóa rùa, ...
Quy chiếu đời sống của con ngƣời trong thế giới đồ vật: ông voi, ông ngựa, ông hạc,
ông rùa,…
1.3. Lối tư duy linh hoạt, logic
- Thể hiện qua tính biểu tƣợng của nghệ thuật hình khối dân gian:
Long (rồng) biểu trƣng cho uy lực, cho nam tính; li biểu trƣng cho ƣớc vọng thái
bình; quy (rùa) biểu tƣợng cho sự sống lâu; phượng (phụng) biểu tƣợng cho nữ tính,… Từ
4 biểu tƣợng gốc này lại có những kết hợp với những ý nghĩa khác nhau nhƣ: (điển tích)
lưỡng long chầu nguyệt: biểu tƣợng cả hai thế lực tƣơng tác Âm - Dƣơng cân bằng, thể
hiện uy quyền và sức mạnh.
Thủ pháp liên tƣởng bằng ngôn từ: chữ “phúc” 福 biểu trƣng cho sự tốt lành, may
mắn, viết gần giống với chữ “bức” 蝠 nghĩa là “con dơi”. Trong hệ thống từ ngữ nghề mộc
Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội có (điển tích) ngũ phúc càm tiền – hình chạm 5 con dơi
ngậm đồng tiền.
Cùng với những con Rồng, con Phượng, con Lân, con Ly, con Rùa, cịn có cả một
rừng đề tài nói về lao động, sinh hoạt nhƣ: em bé chăn trâu, gánh con,...; những trò vui
trong lễ hội dân gian của làng nhƣ đánh hổ, đua thuyền, đấu vật, trò chơi trồng cây chuối,
rước đèn lồng, bịt mắt bắt dê,... ; những đề tài nói về quan hệ tình u nam nữ - nhƣ tắm
ao sen, hái dừa,…
- Thể hiện qua sự phong phú của cấu tạo từ ngữ:
Hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội đƣợc hình thành từ rất
nhiều mơ hình cấu trúc, từ đơn giản đến phức tạp, từ lối tƣ duy trực quan, cảm tính đến mơ
hình tƣ duy logic, khoa học, biện chứng.
Tƣ duy của ngơn ngữ đơn lập có thể từ một thành tố gốc để hình thành hàng loạt
những đơn vị nhỏ hơn không giới hạn số lƣợng đơn vị cũng nhƣ số lƣợng thành tố đi kèm:
đục – đục vỏ chấu – đục mắt chim – đục chàng chảy, …
máy – máy cưa – máy đục – máy rung, …
Số lƣợng âm tiết trong một từ ngữ cũng cho thấy mức độ tƣ duy phân cắt hiện thực.
Với những từ lên tới 4, 5 thậm chí 6, 7 âm tiết cho thấy trong việc sử dụng ngôn ngữ,
ngƣời Chàng Sơn khơng hề câu nệ, quy cách mà vơ cùng phóng khoáng.
215
KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
- Thể hiện qua hiện tƣợng chuyển loại của từ - xem xét trên quan điểm đồng đại:
Đặt trong mối quan hệ với văn hóa, hiện tƣợng chuyển loại từ khơng chỉ là hiện
tƣợng ngơn ngữ mà cịn là một hiện tƣợng của tƣ duy. Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt
hiện đại [Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.178] đã chỉ ra rằng: trong tiếng Việt, chuyển loại
diễn ra là do sự thay đổi cách thức phản ánh của ngƣời Việt, chứ không phải là sự thay
đổi đối tượng phản ánh.
1.4. Từ ngữ nghề mộc với triết lí âm dương của người Việt
Xét những biểu tƣợng: vng – trịn (nạo trịn, thước vng); những hình ảnh âm
dƣơng trong sản phẩm mộc: mộng, cửa bức bàn, tƣợng dáng thủy, tƣợng mang màu sắc
nữ tính hóa: tượng mẫu, tượng Phật bà Quan Âm, tượng Adiđà với những nét âm tính,…;
những con số: tam tài, ngũ phúc, điển tích cửu long tranh châu, nhà năm gian, bậc tam
cấp…; hình ảnh vật tổ - rồng;… chúng tôi đƣa ra kết luận: Hệ thống từ ngữ Chàng Sơn
với lối tƣ duy gốc âm tính, có xu hƣớng thiên về dƣơng tính.
2. Từ ngữ nghề mộc trong văn hoá tổ chức đời sống của ngƣời Việt
2.1. Nhà ở - một thành tố văn hóa mang đặc trưng tính cách của người Việt
Trong lịch sử nghề mộc Chàng Sơn, nhà gỗ là dòng mộc lâu đời và có danh tiếng
nhất. Những từ ngữ nhƣ nhà ba gian, nhà năm gian, cửa bức bàn, hoành, cột hiên, cột trụ,
vì kèo, … cho thấy vị trí của dòng mộc này.
Nhà ở của ngƣời Việt cho thấy phong cách riêng của từng gia chủ trên cơ sở đồng
nhất với cộng đồng, làng xã (sào mực đƣợc tính theo một đơn vị gốc rất cá biệt là gang tay
của ngƣời chủ nhà, trở thành vật xác định quyền sở hữu ngôi nhà của chủ nhân).
“Cái kèo cái cột thành tên”. Nhà gỗ Chàng Sơn giản dị, hài hòa phù hợp với tính cách
của ngƣời Việt Nam.
Đáp ứng cuộc sống hiện đại, nhà gỗ Chàng Sơn cũng có những thay đổi phù hợp,
vừa bảo lƣu những giá trị truyền thống, vừa theo kịp với nhu cầu thời đại, những cơng trình
nhà nghỉ dưỡng vừa cổ điển vừa hiện đại cho thấy một phong cách tiện nghi, sang trọng.
2.2. Nghệ thuật sân khấu múa rối nước dân gian – sản phẩm đặc trưng của làng
xã nông nghiệp
Ngƣời Chàng Sơn không chỉ cần cù sáng tạo mà cịn rất có tâm hồn nghệ sĩ. Sản phẩm
rối nƣớc của Chàng Sơn không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật mà còn mang trong nó giá trị
của một nền văn hóa lúa nƣớc với cơ cấu tổ chức làng xã chặt chẽ.
Những con rối: rối câu cá, rối chăn trâu, rối chú Tễu, rối cô gái đi cấy, rối người hát
quan họ, rối úp nơm, rối vịt,… cho thấy một cách sinh động đời sống lao động của con
ngƣời nông nghiệp.
3. Từ ngữ nghề mộc với văn hóa ứng xử của ngƣời Việt
3.1. Từ ngữ nghề mộc phản ánh văn hóa ứng xử của con ngƣời với mơi
trƣờng tự nhiên
Đó là lối sống hài hịa với tự nhiên, tơn trọng tự nhiên. Thể hiện:
+ 86% từ ngữ trong trƣờng nguyên vật liệu là các từ ngữ gọi tên các loại gỗ tự nhiên.
+ Sản phẩm mộc đề cao tính chân thực, giản dị, phát huy tối đa vẻ đẹp tự nhiên.
216
KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014
3.2. Từ ngữ nghề mộc phản ánh văn hóa ứng xử của con ngƣời với mơi trƣờng xã hội
Từ nền nông nghiệp lúa nƣớc, cuộc sống định cƣ hình thành lối sống trọng tình thể
hiện ở những sản phẩm mộc nhƣ: cơi trầu – câu chuyện trầu cau nghĩa tình, hộp chè – “đạo
trà” với tấm lịng mến khách của ngƣời Việt,… Dòng mộc thờ chiếm ƣu thế (giường hành,
khám thờ, ngai thờ, câu đối, hoành phi, ỷ, y môn, bài vị, giá đũa thờ, bộ đài nến, đài thờ,
đế bát hương, hương án,…), gắn với tục thờ tổ tiên của ngƣời Việt, cho thấy lối sống
hƣớng về cội nguồn, tôn trọng những giá trị trong quá khứ.
Kết quả khảo sát hệ thống từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn về phƣơng diện nguồn gốc
(ngoài những từ thần Việt còn xuất hiện hàng loạt những từ Hán Việt, những từ gốc Ấn –
Âu) cho thấy quá trình tiếp thu văn hóa nhân loại với lối ứng xử linh hoạt, bao dung (tính
linh hoạt của tƣ duy ngơn ngữ chủ yếu đƣợc thể hiện qua tƣ duy tiếp nhận).
III. KẾT LUẬN
Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1. Ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Ngơn ngữ là thành tố thiết yếu cấu
tạo nên văn hoá xã hội, phản ánh văn hoá xã hội đồng thời cũng chịu tác động của văn hóa
xã hội.
2. Từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội vừa mang những đặc điểm
chung của ngơn ngữ tồn dân vừa chịu chi phối bởi phạm vi nghề nghiệp và phạm vi
phƣơng ngữ.
3. Từ ngữ nghề mộc Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội phản ánh một cách cụ thể, sinh
động những đặc trƣng của loại hình văn hóa nơng nghiệp điển hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
[7]
[8]
[9]
Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội, 2004.
Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngơn ngữ và tư duy, NXB Khoa
học Xã hội, 2008.
Nguyễn Thế Truyền, Tìm hiểu những điểm khác biệt về cách định danh sự vật giữa
tiếng Việt và tiếng Hán, Tạp chí Ngơn ngữ, số 1 (296), 2014.
Nhiều tác giả, Hà Tây làng nghề làng văn, tập 1 – Làng nghề, NXB Sở văn hóa
Thơng tin Thể thao, 1992.
Phạm Đức Dƣơng, Việt Nam – Đơng Nam Á: ngơn ngữ và văn hóa, Nnơn ngữ và sự
phản ánh quá trình hình thành nền văn hóa quốc gia, dân tộc, NXB Giáo dục, 2007.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống Việt Nam,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 2009.
Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1996.
217