Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

So sánh quá trình xâm nhập, hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.73 KB, 4 trang )

KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

SO SÁNH QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP, HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TI ĐÔNG ẤN ANH TẠI ẤN ĐỘ VÀ ĐÔNG NAM Á
(TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX)
Trần Anh Đức, Lớp K61CLC, Khoa Lịch sử
GVHD: PGS.TS. Văn Ngọc Thành
Tóm tắt: Trong hơn 250 năm tồn tại của mình (1600 – 1858), EIC (Công ti Đông Ấn Anh) đã có vai
trị quan trọng trong việc phát triển nền thương mại phương Đông, đặc biệt là hai địa bàn hoạt động
chủ yếu: Ấn Độ và Đơng Nam Á. Q trình xâm nhập, hoạt động của EIC tại Ấn Độ và Đơng Nam Á
có nhiều điểm tương đồng và khác biệt căn bản, bị chi phối bởi các yếu tố tiềm lực, chiến lược của
EIC hay đặc điểm của từng thị trường. Chính những điểm tương đồng và khác biệt đó lại đem đến
thành công cho EIC khi hoạt động tại phương Đông. Sự xâm nhập, hoạt động của Công ti Đông Ấn
thể hiện rất rõ tư duy tự do thương mại của người Anh và sự triển khai trong thực tế tư duy đó mang
lại lợi ích khổng lồ cho người Anh đồng thời cũng đem lại những biến đổi căn bản ở Ấn Độ và Đơng
Nam Á.
Từ khóa: Cơng ti Đông Ấn, Anh, Ấn Độ, Đông Nam Á, thương mại.

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng, phát triển thƣơng mại của thƣơng
nhân Anh và bành trƣớng ảnh hƣởng của nƣớc Anh trên thế giới, Công ti Đông Ấn Anh
(EIC) đã đƣợc thành lập năm 1600. Trong hơn 250 năm tồn tại của mình (1600 – 1858), EIC
đã có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền thƣơng mại phƣơng Đông, đặc biệt là hai
địa bàn hoạt động chủ yếu: Ấn Độ và Đơng Nam Á. Q trình xâm nhập, hoạt động của
Công ti Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX là nhân
tố quan trọng tạo nên những chuyển biến mang tính đột phá trong lịch sử phát triển của hai
khu vực này. Đồng thời chính hoạt động của cơng ti đã thúc đẩy sự hình thành những kết nối
thƣơng mại giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, đƣa sự kết nối chiến lƣợc này trở thành
động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Anh trong những thế kỉ sau. Tuy nhiên cũng cần nhận
thấy rằng quá trình xâm nhập, hoạt động của EIC tại Ấn Độ và Đơng Nam Á có nhiều điểm


tƣơng đồng và khác biệt căn bản bị chi phối bởi các yếu tố tiềm lực, chiến lƣợc của EIC hay
đặc điểm của từng thị trƣờng. Chính những điểm tƣơng đồng và khác biệt đó lại đem đến
thành cơng cho EIC khi hoạt động tại phƣơng Đông. Công ti Đông Ấn Anh nhờ vậy trở
thành công ti thƣơng mại độc quyền hoạt động tiêu biểu nhất, hiệu quả nhất trong các công ti
của châu Âu. Nƣớc Anh qua vai trò của EIC đã xây dựng đƣợc hệ thống thuộc địa rộng lớn,
tạo nên danh tiếng “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”. So sánh quá trình xâm nhập, hoạt
động của EIC tại Ấn Độ và Đông Nam Á từ khi thành lập đầu thế kỉ XVII đến thời điểm nó
bị giải thể giữa thế kỉ XIX sẽ góp phần vào việc tìm hiểu hoạt động của các cơng ti thƣơng
mại xun quốc gia thời cận đại, lịch sử phát triển của Ấn Độ, Đông Nam Á, rộng hơn là
Châu Á dƣới tác động xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây. Quan trọng nhất, việc
tìm hiểu sẽ giúp lí giải sự hình thành cấu trúc thƣơng mại tại Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình
Dƣơng trong quá khứ, trong hiện tại cũng nhƣ tính kết nối của hai khu vực giàu tiềm năng
này. Xuất phát từ những lí do trên, cộng với sự quan tâm đối với lịch sử thế giới cận đại, tác
giả mạnh dạn chọn đề tài: “So sánh q trình xâm nhập, hoạt động của Cơng ti Đơng Ấn
240


KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX” làm đề tài nghiên cứu
khoa học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm làm rõ những điểm tƣơng đồng và điểm khác biệt trong q trình
Cơng ti Đông Ấn Anh xâm nhập, hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á từ thế kỉ XVII đến
giữa thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó làm rõ hơn vai trò của EIC trong việc phát triển thƣơng mại tại
Ấn Độ, Đông Nam Á, kết nối hai khu vực Ấn Độ Dƣơng – Thái Bình Dƣơng. Mặt khác làm rõ
những phản ứng của các nƣớc Ấn Độ và Đông Nam Á trƣớc sự xâm nhập của phƣơng Tây, sự
cạnh tranh thƣơng mại của các công ti Đông Ấn của châu Âu tại phƣơng Đông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài đòi hỏi giải quyết những nhiệm vụ sau: Đâu là điểm tƣơng đồng trong quá
trình xâm nhập, hoạt động của Công ti Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á? Tƣơng
tự, đâu là điểm khác biệt của quá trình đó? Mục đích, hƣớng xâm nhập, chiến lƣợc của EIC
tại phƣơng Đơng nhƣ thế nào? Rút ra vai trị của EIC trong việc hình thành cấu trúc thƣơng
mại tại Ấn Độ Dƣơng, Thái Bình Dƣơng và sự kết nối hai khu vực đƣợc EIC thực hiện nhƣ
thế nào?
II. NỘI DUNG
Đề tài “So sánh q trình xâm nhập của Cơng ti Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam
Á (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX)” đƣợc giải quyết qua hai chƣơng:
Chƣơng 1: Những điểm tương đồng trong q trình xâm nhập, hoạt động của Cơng ti
Đơng Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX).
Chƣơng 2: Những điểm khác biệt trong quá trình xâm nhập, hoạt động của Công ti
Đông Ấn Anh tại Ấn Độ và Đông Nam Á (từ thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX).
Trong chƣơng 1, tác giả tập trung phân tích, làm sáng tỏ những điểm tƣơng đồng
trong quá trình xâm nhập, hoạt động của Công ti Đông Ấn Anh tại hai thị trƣờng quan
trọng bậc nhất của họ là Ấn Độ và Đơng Nam Á.
Trƣớc hết, đó là sự phát triển của ngoại thƣơng Anh và nhu cầu đối với thị trƣờng
phƣơng Đông. Từ thế kỉ XVI, do sự phát triển mạnh của ngoại thƣơng, nƣớc Anh có nhu
cầu tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng vƣợt khỏi phạm vi Châu Âu. Ngƣời Anh có tham vọng
khơng những cạnh tranh với ngƣời Bồ Đào Nha, Hà Lan để nắm giữ độc quyền thƣơng mại
phƣơng Đơng, mà cịn mong muốn kiểm sốt hệ thống thƣơng mại Ấn Độ Dƣơng và Thái
Bình Dƣơng mà Ấn Độ và Đông Nam Á là hai cứ điểm quan trọng. Trong nỗ lực thực hiện
tham vọng đó, Cơng ti Đông Ấn Anh (EIC) đã đƣợc thành lập và đƣợc hậu thuẫn tích cực
bởi nhà nƣớc Anh.
Điểm tƣơng đồng thứ hai là Ấn Độ và Đông Nam Á đều trở thành mục tiêu xâm nhập
của EIC. Thế kỉ XVI – XVII, Ấn Độ và Đông Nam Á bị bao trùm trong khơng gian của một
nền chính trị suy thối, khủng hoảng, quốc gia phân tán, xung đột liên miên, tiềm lực suy giảm.
Mặc dù nền kinh tế của những nƣớc này đều có chuyển biến, yếu tố thƣơng mại trở nên nổi
trội nhƣng điều đó khơng làm gia tăng đƣợc sức mạnh của họ trƣớc làn sóng xâm nhập của tƣ
bản phƣơng Tây.

Trong quá trình xâm nhập và hoạt động tại thị trƣờng Ấn Độ, Đông Nam Á từ đầu
thế kỉ XVII đến khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, Công ti Đông Ấn Anh coi việc mở rộng thị
241


KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

trƣờng, phát triển thƣơng mại là mục tiêu chính và là ƣu tiên hàng đầu trong chính sách của
mình. Đó đƣợc coi là chính sách “xâm nhập bằng thương mại” đặc trƣng của nƣớc Anh.
Tuy nhiên từ nửa sau thế kỉ XVIII và đặc biệt là sang thế kỉ XIX, EIC bắt đầu thay đổi
chính sách với Ấn Độ và Đơng Nam Á. Áp lực chính trị, yếu tố can thiệp vũ trang đã đƣợc
sử dụng để tạo lập độc quyền đối với các thị trƣờng này.
Trong chƣơng 2, tác giả đi sâu làm rõ những nét khác biệt chủ yếu trong quá trình xâm
nhập, hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á của Công ti Đông Ấn Anh.
Trong quá trình xâm nhập và hoạt động tại Đơng Nam Á, EIC khơng duy trì sự hiện diện
của mình một cách liên tục. Có những khoảng thời gian dài công ti đã rút khỏi thị trƣờng Đông
Nam Á để thực hiện những mục đích khác tại Ấn Độ. Cuối thế kỉ XVIII, những thay đổi trong
cấu trúc thƣơng mại thế giới đã thúc đẩy sự trở lại thị trƣờng Đơng Nam Á của cơng ti. Trong
khi đó các hoạt động thâm nhập, mở rộng thị trƣờng, bành trƣớng thế lực chính trị lại đƣợc
EIC tiến hành một cách liên tục, không đứt quãng tại Ấn Độ.
Mặc dù phát triển thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng là ƣu tiên của EIC trong 1,5 thế kỉ đầu
hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á nhƣng mục tiêu cụ thể và hƣớng xâm nhập đối với mỗi
thị trƣờng này lại khác nhau. Ấn Độ là căn cứ quan trọng của EIC để kiểm soát hoạt động
thƣơng mại tại Ấn Độ Dƣơng trong khi Đông Nam Á ban đầu chỉ đơn thuần là nơi thu mua
hƣơng liệu giá rẻ của EIC.
Để có đƣợc chỗ đứng tại Ấn Độ và Đơng Nam Á, EIC đã có q trình cạnh tranh
quyết liệt với các địch thủ thƣơng mại Châu Âu của mình. Nếu ở Ấn Độ họ phải lần lƣợt
đụng độ với ngƣời Bồ Đào Nha, Hà Lan rồi Pháp và cố gắng loại bỏ họ khỏi thị trƣờng này
bằng mọi biện pháp. Thì ở Đơng Nam Á địch thủ đáng sợ nhất của EIC là Công ti Đông
Ấn Hà Lan. Tại đây cuộc cạnh tranh của ngƣời Anh đã không thành công, công ti phải rời

khỏi Đông Nam Á sau những tổn thất nặng nề mà rất lâu sau họ mới trở lại.
Khác với hoạt động ở Ấn Độ, EIC có vai trò quan trọng tạo cơ sở cho sự ra đời của
một số quốc gia dân tộc hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Sự ra đời của Singapore, sự
thiết lập cơ sở lãnh thổ cho Liên bang Malaysia và bắc Borneo là những biểu hiện cụ thể
của vai trò đó.
Trên đây là những nét khác biệt cơ bản trong q trình cơng ti Đơng Ấn Anh xâm
nhập, hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á. Điều này cho thấy tính linh hoạt, sự tính tốn
khơn khéo đầy tính thực dụng của EIC trong các chiến lƣợc cũng nhƣ hoạt động thực tế tại
mỗi thị trƣờng.
III. KẾT LUẬN
Quá trình xâm nhập, hoạt động của EIC tại Ấn Độ và Đơng Nam Á phản ánh tiến
trình phát triển của chủ nghĩa tƣ bản ở Anh trong bối cảnh chính trị thế giới từ thế kỉ XVII
đến thế kỉ XIX. Quá trình này có những điểm tƣơng đồng và khác biệt cơ bản tại Ấn Độ và
Đông Nam Á.
Sự phát triển của kinh tế tƣ bản chủ nghĩa ở Anh trong thế kỉ XVI đã làm nảy sinh
nhu cầu xâm nhập thị trƣờng Ấn Độ và Đông Nam Á ở phƣơng Đông của thƣơng nhân
Anh. Và EIC ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh đó. Trƣớc sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ
của phƣơng Tây, Ấn Độ và Đông Nam Á lại bộc lộ những yếu điểm về kinh tế, chính trị,
xã hội của mình và rõ ràng ở thế yếu trong tƣơng quan với phƣơng Tây. Lợi dụng tình
trạng đó EIC đẩy mạnh hoạt động tham nhập tại hai khu vực này với mục tiêu ban đầu
242


KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

mang ý nghĩa kinh tế: phát triển thƣơng mại và mở rộng thị trƣờng. Chính sách đó giúp
cơng ti đạt thành công ở mức độ nhất định. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng đối với mỗi
thời kì khác nhau EIC lại sử dụng những chiến lƣợc khác nhau để thích ứng. Điều này đã
dẫn tới việc cơng ti khơng duy trì sự hiện diện liên tục tại thị trƣờng Đông Nam Á trong
khi lại gắn chặt hoạt động của mình với việc kiểm sốt và tăng cƣờng ảnh hƣởng tại Ấn

Độ. Công ti cũng thể hiện mục tiêu cụ thể và có hƣớng xâm nhập khác nhau tại mỗi thị
trƣờng. Trong quá trình phát triển thế lực của mình, EIC đã vấp phải sự cạnh tranh với
nhiều địch thủ thƣơng mại tại Ấn Độ nhƣ ngƣời Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp nhƣng tại
Đông Nam Á mọi tiềm lực của họ đƣợc dốc vào cạnh tranh quyết liệt với Hà Lan. Hệ quả
của quá trình hoạt động của EIC tại Đông Nam Á là tạo cơ sở cho việc phân định lãnh thổ
và tạo ra một số quốc gia dân tộc hiện đại.
Sự xâm nhập, hoạt động của Công ti Đông Ấn thể hiện rất rõ tƣ duy tự do thƣơng
mại của ngƣời Anh và sự triển khai trong thực tế tƣ duy đó mang lại lợi ích khổng lồ cho
ngƣời Anh đồng thời cũng đem lại những biến đổi căn bản ở Ấn Độ và Đông Nam Á.
Những vấn đề đƣợc đặt ra từ thời cận đại nhƣ vai trị của các cơng ti thƣơng mại mang
tầm quốc tế, chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, chính sách tự do thƣơng mại, khai thác tiềm
năng của thị trƣờng Ấn Độ, Đông Nam Á… vẫn là những chủ đề nóng trong thời hiện đại.
Đặc biệt, vấn đề kết nối thƣơng mại Ấn Độ Dƣơng – Thái Bình Dƣơng sẽ trở thành nhân tố
làm biến đổi nền kinh tế thế giới trong thế kỉ tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, NXB Thế giới, 2002.
[2] R. P. Dutt, Ấn Độ hôm nay và ngày mai, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960.
[3] D. E. G. Hall, Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
[4] Nguyễn Thừa Hỵ, Ấn Độ qua các thời đại, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1986.
[5] Paul Kennedy, Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB Thơng tin Lí luận,
Hà Nội, 1992.
[6] Trần Khánh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2011.
[7] Lƣơng Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, Lịch sử Đơng Nam Á, NXB Giáo dục,
Hà Nội, 2005.
[8] Lê Thanh Thủy, Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của Công ti Đông Ấn Anh từ đầu
thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
[9] Trần Thị Thanh Vân, Chính sách thực dân của Anh ở Ấn Độ từ thế kỉ XVII đến giữa thế
kỉ XX, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội, 2010.

[10] Kenneth Hall, Maritime Trade and state development in early SEA, Hawaii Honolulu
University press, 1985.
[11] P. E. Roberts, History of British India under the Company and the Crown, Sujeet
Publications, India, 2004.

243



×