Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Công ty Đông Ấn Anh ở Vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 98 trang )

1


`

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN VĂN VINH




CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVII





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch Sử Thế Giới
Mã số: 60 22 50




Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG ANH TUẤN


Hà Nội-2012
2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Cao Học tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc đến TS. Hoàng Anh Tuấn - người Thầy đã dìu dắt, giúp đỡ Tôi trong
suốt thời gian qua. Những chỉ dẫn quý báu của Thầy đã giúp ích cho Tôi rất
nhiều trong cuộc sống, công việc và học tập. Ở Thầy, tôi luôn học hỏi được
một tinh thần làm việc khoa học, nghiêm túc và một trái tim nhân hậu luôn
hết lòng thương yêu, giúp đỡ học trò. Từ đáy lòng mình Tôi luôn rất đỗi tự
hào và cảm thấy vô cùng may mắn vì đã gặp và được làm việc cùng Thầy. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc bộ môn Lịch Sử Thế
giới - Khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội đã
tạo điều kiện cho tôi được học tập trong một môi trường học tập khoa học,
nhân văn. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập Cao học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2012

Nguyễn Văn Vinh















3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Phạm vi nghiên cứu vấn đề 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài 10
6. Bố cục đề tài 10
CHƯƠNG 1: SỰ THÀNH LẬP CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH NĂM 1600 11
1.1. Nước Anh đến cuối thế kỷ XVI 11
1.2 Những nỗ lực thâm nhập phương Đông của thương nhân Anh cuối thế
kỷ XVI 16
1.3. Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh năm 1600 23
1.4. Tiểu kết. 26
CHƯƠNG 2: VƯƠNG QUỐC XIÊM ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVI VÀ
NHỮNG MỐI LIÊN HỆ ANH - XIÊM ĐẦU TIÊN (1587-
1611) 28
2.1. Vương quốc Xiêm cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII 28
2.1.1. Vài nét về quá trình lịch sử của vương quốc Xiêm 28
2.1.2. Tình hình bang giao và ngoại thương 36

2.2. Những mối liên hệ Anh - Xiêm đầu tiên (1587 - 1611) 47
2.3. Tiểu Kết. 53
CHƯƠNG 3: CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM 1612-
1623 55
3.1. Phái đoàn Thomas Essington - Lucas Antheunis và sự thiết lập quan hệ
giữa Công ty Đông Ấn Anh và Xiêm (1612) 55
3.2. Thiết lập quan hệ bang giao và thương mại Anh - Xiêm (1613 - 1618) 65
3.3. Cạnh tranh thương mại Anh - Hà Lan (1618 - 1619) 77
3.4. Suy thoái và đóng cửa thương điếm Anh tại Xiêm (1620-1623) 80
3.5. Tiểu kết 84
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
4



MỞ ĐẦU
5

1. Lý do chọn đề tài
Châu Âu trung cổ không có cuộc tiếp xúc nào với Đông Nam Á được
ghi lại cho đến cuối thế kỷ XIII, khi cuốn Viễn du của Marco Polo được xuất
bản. Những miêu tả về xứ đất vàng, đảo vàng, giàu hương liệu càng kích
thích trí tò mò của các thương nhân châu Âu đang khao khát các sản phẩm xa
xỉ từ phương Đông. Nhưng cũng phải đợi đến cuối thế kỷ XV, sau những đại
phát kiến địa lý của hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, quá trình giao
lưu trao đổi thương mại Á - Âu mới thực sự có chuyển biến mới. Trong đó,
Bồ Đào Nha trở thành những người tiên phong khai mở con đường hàng hải
sang phương Đông qua mũi Hảo Vọng. Vào cuối thời trung cổ, người Bồ Đào
Nha rất thích hợp để lãnh đạo các cố gắng của người châu Âu khai thác nền

thương mại của Ấn Độ Dương. Vị trí của người Bồ Đào Nha ở Đại Tây
Dương đã làm cho họ trở thành giống nòi thủy thủ có khả năng đối phó với
những hiểm nguy trên biển cả [2, 377].
Đi tiên phong trong công cuộc khai phá con đường sang thế giới hương
liệu phương Đông qua mũi Hảo Vọng, Bồ Đào Nha trong hơn một thế kỷ sau
khi đặt trên đến châu Á, đã xây dựng cho riêng mình mạng lưới độc quyền
thương mại hương liệu. Sự thâm nhập của người Bồ Đào Nha vào phương
Đông và quá trình xác lập mạng lưới thương mại liên Đông Á của Công ty
Hoàng gia Bồ Đào Nha (Estado da India) đã từng bước phá vỡ cấu trúc
thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông và Đông Á [25, 2]. Tuy nhiên,
sang thế kỷ XVII, sự hùng mạnh, vinh quang của người Bồ Đào Nha chỉ còn
là những kỷ niệm [13, 19]. Một số quốc gia Tây Âu khác tiêu biểu là Anh, Hà
Lan, Pháp có truyền thống hàng hải và tiềm lực kinh tế đã nỗ lực thử
nghiệm nhiều con đường khác nhau nhằm thâm nhập vào phương Đông để
phá vỡ sự độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha. Với ưu thế vượt trội, các
quốc gia này đã thành lập các công ty thương mại như VOC (Công ty Đông
Ấn Hà Lan), EIC (Công ty Đông Ấn Anh), CIO (Công ty Đông Ấn Pháp)
nhằm tăng cường sức mạnh của họ khi tham gia vào các hoạt động trao đổi
buôn bán ở châu Á. Trong khi nền thương mại tại châu Á của người Bồ Đào
6

Nha chỉ đơn thuần là một hãng buôn hoàng gia, thì những thương nhân Anh,
Hà Lan và những công ty thương mại thứ yếu khác đã tích lũy một số vốn
khổng lồ và dùng nó vào việc tăng cường sức mạnh hàng hải ở miền Đông
Ấn. Người Âu không chỉ kiểm soát con đường buôn bán liên lục địa Á - Âu
mà còn tham gia vào các tuyến thương mại Nội Á truyền thống.
Bên cạnh đó, với sự thâm nhập của người châu Âu vào Đông Á thế kỷ
XVI, cấu trúc hải thương của khu vực Biển Đông cũng dần bị phá vỡ, thay thế
bởi một cấu trúc mới mang đậm dấu ấn của các thế lực thương mại và hàng
hải phương Tây, góp phần làm nên thời đại hoàng kim trong trong nền thương

mại châu Á. Với vị trí của một vùng biển được biệt đãi [63, 21], Đông Nam Á
sớm trở thành địa điểm buôn bán, trao đổi thương mại sôi động, tấp nập tàu
thuyền. Hòa cùng những biến chuyển chung của thời đại thương mại, một loạt
các quốc gia Đông Nam Á cũng đã tích cực dự nhập vào dòng chảy của nền
hải thương khu vực. Vì vậy, nghiên cứu quá trình thâm nhập, xây dựng cơ sở
thương mại của các thế lực hàng hải phương Tây ở Đông Nam Á là một phần
không thể thiếu nhằm phục dựng bức tranh kinh tế - xã hội của khu vực trong
giai đoạn phát triển đầy năng động này.
Vào cuối thế kỷ XVI, cùng với những biến chuyển của bầu không khí
chính trị và xã hội Anh, nền kinh tế của quốc gia đảo quốc cũng đứng trước
thách thức và cơ hội phát triển mới. Những phát kiến địa lý thành công của
hai quốc gia trên bán đảo Iberia vào cuối thế kỷ XV, khiến cho công cuộc
chạy đua hàng hải và thương mại ở một số dân tộc hàng hải truyền thống Tây
Âu như Hà Lan, Anh càng trở nên gay gắt. Dù vậy, trong suốt nửa đầu thế kỷ
XVI, người Anh không thể tạo ra một bước ngoặt nào trong quá trình khai
phá con đường sang phương Đông do thiếu kiến thức bởi người Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha đã thiết lập “hàng rào kín”, quyết tâm bảo mật các thông tin
về những vùng đất mới.
Phải đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XVI, người Anh mới bắt đầu có
được những kiến thức - dù còn hết sức tản mạn - về phương Đông sau các
chuyến đi vòng quanh thế giới của Francis Drake và Thomas Cavendish
7

(1577-1580). Một làn sóng tìm kiếm con đường sang phương Đông buôn bán
sôi sục ở thủ đô Luân Đôn; nhiều công ty ra đời để buôn bán với vùng Đông
Ấn. Tuy nhiên, do ngại đối đầu với người Bồ Đào Nha trên con đường qua
mũi Hảo Vọng, trong nhiều thập niên sau đó, người Anh đã nỗ lực tìm kiếm
con đường đi sang phương Đông qua phía đông bắc (biển Ban Tích và Bắc
Băng Dương) hoặc vượt đường bộ qua xứ Ba Tư.
Sau nhiều thất bại, thương nhân Anh thấy rằng con đường duy nhất để

Đông tiến chính là chấp nhận đương đầu với người Bồ Đào Nha để đi qua mũi
Hảo Vọng. Cùng với quyết tâm đó, năm 1591, thương nhân Luân Đôn đã tổ
chức chuyến đi Đông Ấn đầu tiên. Mặc dù vấp phải thất bại cay đắng, nhưng
việc tàu của người Anh vượt qua mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ Dương và
sang đến tận vùng quần đảo hương liệu Đông Nam Á đã tạo ra tiếng vang lớn
đến giới thương nhân và hàng hải Anh. Ở Luân Đôn, giới thương nhân và tài
phiệt ráo riết vận động và đệ trình lên Nữ hoàng Elizabeth kế hoạch thành lập
công ty Đông Ấn buôn bán sang phương Đông. Ngày 31/12/1600, Nữ hoàng
Elizabeth phê duyệt kế hoạch trên, Công ty của các thương nhân Luân Đôn
buôn bán với miền Đông Ấn được phê chuẩn.
Ngay sau khi được thành lập, Ban Giám đốc tích cực chuẩn bị cho
những chuyến đi Đông Ấn đầu tiên dưới danh nghĩa Công ty, đánh dấu một
thời kỳ mới của nền hải thương Anh trong lịch sử thương mại và hàng hải thế
giới. Theo số liệu lưu trữ của Công ty, từ năm 1620 đến năm 1700, trung bình
mỗi năm có 8 tàu rời nước Anh đi phương Đông. Nếu tính gộp cả giai đoạn
1600-1833, đã có khoảng 4.600 tàu rời Luân Đôn đi phương Đông. Đặc biệt,
sau năm 1800, trung bình mỗi năm có 42 tàu Anh đi phương Đông [47, 23].
Tại phương Đông, ngoài Ấn Độ, nhiều khu vực thuộc Đông Nam Á hải đảo,
Miến Điện, Cao Miên, Đài Loan, Nhật Bản Công ty Đông Ấn Anh cũng đã
có mối liên hệ thương mại, kinh tế từ khá sớm ở vương quốc Xiêm. Cùng với
sự xuất hiện của các thương nhân phương Tây khác (Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Pháp ), người Anh bước đầu đã xây dựng được thương điếm ở Pattani và
Ayutthaya.
8

Tuy không giành được nhiều thành công trong hoạt động buôn bán ở
Xiêm trong khoảng 3 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XVII. Nhưng quan hệ
thương mại thời kỳ này, dường như đã để lại nhiều hệ lụy cho mối quan hệ
thương mại, chính trị rất đặc biệt giữa hai quốc gia Anh - Xiêm trong những
thế kỷ tiếp theo. Đề tài luận văn “Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm

nửa đầu thế kỷ XVII” cố gắng phục dựng bức tranh hoạt động bang giao và
thương mại của công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm trong bối cảnh chung của khu
vực Đông Á thời kỳ này.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động của công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc
Xiêm là một đề tài tương đối rộng, đòi hỏi cần nhiều thời gian, đầu tư công
sức nghiên cứu. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ chịu giới hạn về thời
lượng, người viết xin tập trung làm sáng rõ một giai đoạn cụ thể của mối quan
hệ Anh - Xiêm, giai đoạn khởi động từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1623, khi
người Anh tạm thời đóng cửa thương điếm ở Xiêm nhằm chấn chỉnh lại hoạt
động chung của Công ty ở Đông Á.
Do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau nên hoạt động của công
ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm giai đoạn này không thực sự thành
công. Sự cạnh tranh khốc liệt của thương nhân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Nhật
Bản, Trung Hoa cũng như sự độc quyền thương mại của hoàng gia Xiêm đã
làm cho hoạt động trao đổi buôn bán của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thời gian này, bên cạnh Xiêm, Công ty cũng đã bước đầu xây dựng mối
quan hệ thương mại với Nhật Bản, một số tiểu quốc ở khu vực Đông Nam Á
hải đảo, vùng vịnh Bengal Vì vậy, nghiên cứu hoạt động thương mại của
Công ty ở vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII cần được đặt trong bối cảnh
chung của tình hình khu vực. Luận văn sẽ cố gắng trình bày những nét cơ bản
về tình hình hoạt động của Công ty ở Xiêm, đồng thời luận giải những nguyên
nhân khiến cho hoạt động của Công ty trong giai đoạn này chưa mang lại
nhiều thành công, lợi nhuận như mong đợi.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
9

Nghiên cứu quá trình hình thành cũng như hoạt động của Công ty
Đông Ấn Anh ở Đông Á nói chung không phải là đề tài quá mới mẻ trên bình
diện sử học quốc tế. Được hiểu là tiền thân của hệ thống chính quyền thuộc

địa Anh ở phương Đông, Công ty Đông Ấn Anh đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều thế hệ sử gia phương Tây từ đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên,
xuất phát từ vai trò quan trọng của nền mậu dịch của Công ty với Trung Quốc
trong sự bành trướng về thương mại và lãnh thổ của Công ty trong thế kỷ
XVIII mà sự chú trọng của các sử gia đều hướng về mối quan hệ giữa Công ty
Đông Ấn Anh với Trung Quốc. Hàng loạt các công trình nghiên cứu quan
trọng về mối quan hệ Anglo - Hoa được công bố trong nửa đầu thế kỷ XX.
Đối với khu vực Đông Nam Á, những nghiên cứu của các sử gia
phương Tây hạn chế hơn. Trong thập niên 30 của thế kỷ trước, nhà sử học
Anh, D. G. E. Hall lần lượt cho công bố những nghiên cứu của mình về hoạt
động của công ty Đông Ấn Anh tại Miến Điện và đến năm 1955, cuốn chuyên
khảo nổi tiếng A history of Southeast Asia của Ông được ấn hành. Nhà nghiên
cứu D. K. Basset cho rằng, cho đến năm 1960, hiếm có một công trình nghiên
cứu thực sự chuyên sâu nào về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở khu
vực Viễn Đông thế kỷ XVII xuất phát từ hiện thực lịch sử là, đến khoảng năm
1700, kim ngạch buôn bán của Công ty Đông Ấn Anh với các quốc gia Viễn
Đông, nhất là với Trung Quốc, quá khiêm tốn nếu so với kim ngạch của Công
ty trong phần lớn thế kỷ XVIII. Nhằm soi sáng thêm lịch sử thâm nhập của
Công ty vào khu vực Đông Nam Á, Basset cho công bố một số bài nghiên cứu
chung về Công ty Đông Ấn Anh ở Viễn Đông, tập trung về Xiêm và Cao
Miên. Có thể kể đến như: K. D Basset, “The Trade of the English East India
Company in the Far East, 1623-1684”, Journal of the Royal Asiatic Society ¼
(1960), pp. 33-47 & 145-157; K. D Basset, “English Relations with Siam in
the Seventeenth Century”, Journal of the Malayan Branch, Royal Asiatic
Society 34/2 (1961), pp.90-105; K. D Basset, “The Trade of the English East
India Company in Cambodia, 1651-1656”, Journal of the Royal Asiatic
Society of Great Britain and Ireland, No. ½ (1962), pp.35-61.
10

Những nghiên cứu của Hall (1955) và Basset (1960) được coi là các

tác phẩm quan trọng của các sử gia nghiên cứu Công ty Đông Ấn Anh trong
gần hai thập kỷ cho đến khi ra mắt công trình nghiên cứu The Trading World
of Asia and the English East India Company, 1660-1760 (Cambridge
University Press) của K. N. Chaudhuri vào năm 1978. Cuốn sách của
Chaudhuri một mặt cung cấp những số liệu cập nhật về tình hình kinh doanh
của Công ty, đồng thời phân tích một cách tổng thể các chiến lược phát triển
thương mại và lãnh thổ trong giai đoạn bành trướng mạnh của Công ty Đông
Ấn Anh kể từ khoảng thập niên 60 của thế kỷ XVII. Phải đến những năm cuối
của thế kỷ XX, độc giả mới lại có dịp đón nhận những nghiên cứu mới về
công ty Đông Ấn Anh, tiêu biểu là The Honourable Company: A History of
The English East India Company (của John Keay, 1991), The East India
Company: A History (của Philip Lawson, 1993)
Đối với hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm, số
lượng các công trình nghiên cứu đến nay còn tương đối ít ỏi. Một trong số các
công trình khảo cứu mang tính khai mở đầu tiên có liên quan trực tiếp đến
hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm đã được John Anderson thể
hiện thành công qua tác phẩm “The English Intercouse with Siam in
Seventeenth Century” xuất bản năm 1890. Công trình là một nghiên cứu công
phu, nhiều tư liệu quý của Anderson’s đã góp phần làm nổi bật bức tranh về
hoạt động thương mại của EIC ở Xiêm trong thế kỷ XVII.
Gần đây nhất, trên cơ sở khai thác kho tư liệu liên đến hoạt động của
công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm. Hai tác giả Anthony Farrington và Dhiravat
na Pombeja đã công bố phần tư liệu gốc trong tác phẩm The English Factory
in Siam (1612-1685). Trong công trình này, các tác giả đã công bố một phần
tư liệu đã thu thập được về hoạt động của công ty Đông Ấn Anh ở Xiêm và
một số khu vực khác. Luận văn cố gắng khai thác hiệu quả các thông tin được
phản ánh qua nguồn tư liệu gốc này.
Bên cạnh đó, phải kể đến ghi chép của các tác giả khác có liên quan
đến Xiêm đã được xuất bản như E.W.Hutchinson, Adventures in Siam in the
11


Seventeenth century (Reprinted with permission of The Royal Asiatic society,
1985); Chris Baker, Dhinavat na Pombejra, Alfons van Der Kraan, David K.
Wyatt, Van Vliet’s Siam (Silkworms Books, 2005), W. J. M.Buch, Công ty
Nam Dương và Đông Dương (BEFEO, 1936). Ngoài ra nghiên cứu của
David. K. Waytt, Thailand: A short History, 1982 cũng là nguồn tư liệu
tham khảo có giá trị cho luận văn.
Trái ngược với phong phú trong các nghiên cứu của sử học quốc tế về
đề tài hoạt động của công ty Đông Ấn Anh. Các nghiên cứu của giới sử học
trong nước về đề tài này lại rất hạn chế. Hầu như chưa có một chuyên khảo
hay bài viết nào liên quan trực tiếp đến hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh
ở vương quốc Xiêm. Các nguồn tài liệu tiếng Việt thường đề cập một cách
gián tiếp và tản mạn, chẳng hạn: Vương quốc Thái Lan lịch sử và hiện tại
(Vũ Dương Ninh, 1990), Lịch sử Thái Lan (Phạm Nguyên Long, Nguyễn
Tương Lai, 1998) Bên cạnh đó là một số bài viết của các nhà nghiên cứu
trong nước khai thác các khía cạnh khác nhau của lịch sử Thái Lan.
Các công trình nghiên cứu chuyên sâu của PGS.TS Nguyễn Văn Kim
được xuất bản trong thời gian gần đây cũng gián tiếp cung cấp một phần tư
liệu quý giá cho bản luận văn, bao gồm: Chính sách đóng cửa của Nhật Bản:
Nguyên nhân và hệ quả (2000), Nhật Bản với Châu Á, những mối liên hệ lịch
sử và chuyển biến kinh tế xã hội (2003); Quan hệ Nhật Bản với Đông Nam Á
thế kỷ XV-XVII (2003) cùng một số bài viết đã đăng tải trên các tạp chí
nghiên cứu có uy tín trong nước.
Tác phẩm: Lịch sử Đông Nam Á (2006) do giáo sư Lương Ninh chủ
biên cung cấp cho người viết những nét sơ lược nhất về lịch sử Đông Nam Á,
trong đó có lịch sử Xiêm thế kỷ XVII. Cùng với đó là một số kỷ yếu hội thảo
đã được xuất bản nhằm phục vụ cho những nghiên cứu chuyên ngành như: Sư
tử và Rồng: Bốn thế kỷ quan hệ Việt Nam - Hà Lan (2008); Đô thị cổ Hội An
(1991); Phố Hiến (1992); Quan hệ Việt - Nhật qua giao lưu gốm sứ (1998);
Việt Nam trong hệ thống thương mại Châu Á thế kỷ XVII (2007) Những

12

công trình này đã cung cấp nhiều bài viết có giá trị tham khảo cho những
nghiên cứu về lịch sử thương mại Đông Nam Á.
Các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trong nước cũng trở thành kênh
thông tin quan trọng giúp cho tác giả có thêm nguồn tư liệu phục vụ cho quá
trình thực hiện đề tài. Tiêu biểu trong số này là một loạt các bài viết của TS.
Hoàng Anh Tuấn trên Nghiên cứu Lịch sử như: Kế hoạch Đông Á và sự thất
bại của công ty Đông Ấn Anh ở Đàng Ngoài thập niên 70 của thế kỷ XVII
(2005); Mậu dịch tơ lụa của công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài (1637-
1700) (2006); Gốm sứ Đàng Ngoài xuất khẩu ra Đông Nam Á thế kỷ XVII (tư
liệu và nhận thức) (2007); Hải cảng miền Đông bắc và hệ thống thương mại
Đàng Ngoài thế kỷ XVII (qua nguồn tư liệu phương Tây); Công ty Đông Ấn
Hà Lan ở Đàng Ngoài (tư liệu và vấn đề nghiên cứu); Vị trí của các cảng thị
Việt Nam trong hệ thống thương mại thời cổ trung đại
Xuất phát từ tính mới mẻ của đề tài trong các nghiên cứu ở Việt Nam,
tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm
nửa đầu thế kỷ XVII cho bản luận văn Thạc sỹ. Do giới hạn về thời gian và
phạm vi nghiên cứu của một luận văn, đề tài chỉ tập trung làm sáng rõ sự
thành lập của công ty Đông Ấn Anh và hoạt động thương mại của họ ở vương
quốc Xiêm trong nửa đầu thế kỷ XVII, cụ thể là giai đoạn 1611-1623.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ
XVII người viết cố gắng sử dụng góc nhìn khu vực học, theo đó, mọi diễn
biến lịch sử được xem xét trên cả phương diện lịch đại và đồng đại. Qua đó,
chúng ta thấy được một cách chân xác và hoàn chỉnh nhất về sự phát triển sôi
động của hải thương châu Á thế kỷ XVII, cả về động lực, nguyên nhân cũng
như những đặc tính phát triển. Trong quá trình hoàn thiện luận văn người viết
chủ yếu sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp
phân tích, tổng hợp để xem xét các sự kiện lịch sử cũng như mối tương tác.

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
13

Nghiên cứu về hoạt động thương mại của công ty Đông Ấn Anh ở
châu Á nói chung và ở Xiêm nói riêng vẫn còn là một chủ đề đáng quan tâm
của nhiều nhà sử học. Thế kỷ XVII, được xem là “kỷ nguyên thương mại” của
châu Á với vai trò không thể phủ nhận của thương nhân và các thể chế hải
thương châu Á bên cạnh sự hiện diện của các thế lực hàng hải châu Âu.
Bên cạnh đó có thể thấy, thế kỷ XVII cũng được xem như là giai đoạn
“bản lề” đối với sự phát triển của nhiều quốc gia châu Á, với nhiều đặc tính
phát triển mang tính trội vượt. Phát triển từ cội nguồn lịch sử, văn hóa, kinh tế
- xã hội Đông Nam Á, vương quốc Xiêm cũng cho thấy sự dự nhập của quốc
gia này trước những biến chuyển chung của tình hình khu vực và quốc tế. Do
đó, việc tìm hiểu về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc
Xiêm được xem như là một bộ phận tổng thể trong việc nghiên cứu lịch sử
của quốc gia này.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn Thạc sĩ Công ty Đông Ấn
Anh ở vương quốc Xiêm nửa đầu thế kỷ XVII được chia làm ba chương:
Chương 1: Sự thành lập công ty Đông Ấn Anh năm 1600
Chương 2: Vương quốc Xiêm đến cuối thế kỷ XVI và những mối liên
hệ Anh - Xiêm đầu tiên (1587-1611)
Chương 3: Công ty Đông Ấn Anh ở vương quốc Xiêm (1611-1623)








CHƯƠNG I
SỰ THÀNH LẬP CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH NĂM 1600

14

1.1. Nước Anh đến cuối thế kỷ XVI
Trong số những quốc gia hình thành ở Tây Âu sau khi đế chế Tây La
Mã sụp đổ (476 CN), nước Anh ra đời khá muộn. Những tiểu quốc của người
Anh cùng chung ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo đã tồn tại từ khá sớm, nhưng
phải đến cuối thế kỷ IX mới diễn ra sự thống nhất về mặt lãnh thổ và chính trị
để trở thành một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, sự thống nhất trên không
đưa lại sự phát triển trội vượt cho nước Anh. Trong những thế kỷ tiếp theo đó,
nước Anh luôn vướng phải những bất ổn chính trị và những cuộc chiến tranh.
Sau những xung đột với người Đan Mạch trong nửa cuối thế kỷ XI, Anh tiếp
tục có những mâu thuẫn và chiến tranh với Pháp ở thế kỷ tiếp theo. [71,
136-
224]

Những bất ổn về chính trị là nguyên nhân chính của sự trì trệ của nền
kinh tế Anh thời kỳ này. Nền nông nghiệp của đảo quốc không thực sự mạnh
trong khi nền thủ công thương nghiệp cũng không cạnh tranh được với các
trung tâm thương mại ở phía bắc và phía đông Địa Trung Hải - cửa ngõ thông
thương chính của khu vực Tây Âu với thế giới phương Đông. Tuy nhiên,
trong trào lưu hình thành và phát triển của các thành thị Tây Âu từ sau thế kỷ
X, nước Anh cũng thực sự chuyển mình. Mặc dù không thực sự nổi bật như
những thành thị-quốc gia của Ý như Venice hay Genoa…, những thành thị
của Anh như Luân Đôn, Oxford… ngày càng phát triển và đóng vai trò quan
trọng đối với sức mạnh của vương quốc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy,
từ thế kỷ XIII trở đi, các thành thị ở Anh ngày càng hội nhập mạnh vào hệ
thống chính trị của vương quốc. Nền thủ công nghiệp khởi sắc với những sản

phẩm len dạ và vải sợi được xuất khẩu ra nhiều khu vực ở Tây Âu đã góp
phần đáng kể vào sự phát triển của nền hải thương Anh thời kỳ này. Các
thành thị ra đời đồng thời đưa đến sự phổ biến của đời sống kinh tế và văn
hóa thị dân, sự ra đời của hệ thống giáo dục đại học, sự phát triển của những
hệ tư tưởng mới và, về sau, là phong trào cải cách tôn giáo ở Anh trong bối
15

cảnh những cuộc cải cách tôn giáo rầm rộ ở Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan…
nửa cuối thế kỷ XVI [55,
87-137]
.
1


Luân Đôn cuối thế kỷ XVI

Giữa thế kỷ XV, xã hội phương Tây bắt đầu một cuộc bành trướng dài
khoảng 250 năm giúp châu Âu khám phá gần hết thế giới. Nếu không kể đến
một số những cuộc viễn du đầy tính thần thoại của người Viking, đây có lẽ là
lần đầu tiên người châu Âu vượt hẳn ra khỏi quỹ đạo Địa Trung Hải của họ để
tiếp xúc với vô số những giống người, tôn giáo và văn hóa khác nhau, từ kẻ
mọi rợ trần truồng đến người Trung Hoa học thức.
2
Lịch sử Tây Âu đứng
trước biến chuyển lớn của thời đại. Những khoản đầu tư lớn về tiền bạc và
công sức nhằm tìm ra con đường đi sang phương Đông của hai dân tộc trên
bán đảo Iberia cuối cùng cũng thành công vào cuối thế kỷ XV với việc người
Tây Ban Nha tìm ra châu Mỹ và người Bồ Đào Nha tìm ra con đường đi qua
mũi Hảo Vọng để sang Ấn Độ. Đánh giá về ý nghĩa của sự kiện này Adam
Smith viết: “Việc tìm ra châu Mỹ và việc khám phá ra con đường sang Đông

Ấn bằng cách dong thuyền qua mũi Hảo vọng là sự kiện lớn nhất và quan

1
Xem thêm từ: Stevenson (ed.), The History of Europe, pp.136-224.
2
Xin xem thêm từ: Orane Brinton, Lịch sử phát triển văn hóa văn minh nhân loại,Văn minh phương
Tây, Nxb. VHTT, Hà Nội, 2003, tr. 366.
16

trọng nhất trong lịch sử nhân loại”.
1
Hơn thế, sau các cuộc phát kiến địa lý
thành công không những đã đưa lịch sử Tây Âu bước sang giai đoạn phát
triển mới “giai đoạn Cận đại sơ kỳ” (1500-1789) mà còn ghi dấu một loạt
những chuyển biến chung mang tính nội tại “Sự nổi lên của các trung tâm
quyền lực tập trung hóa cao độ sự khởi nguồn của các quá trình hình thành
các quốc gia dân tộc, làm nền tảng cho các quốc gia hiện đại”.
2

Trong suốt thế kỷ XVI, trong khi người Tây Ban Nha tìm cách độc
quyền khai thác khu vực Tân thế giới, người Bồ Đào Nha cũng nhanh chóng
thụ hưởng nền độc quyền buôn bán với phương Đông. Mặc dù chưa đủ sức
phá vỡ vị trí thương mại hàng đầu của các cảng thị nước Ý như Venice,
Genoa, Florence, Milan trong buôn bán với phương Đông qua miền đông Địa
Trung Hải…, những chuyến tàu chở đầy hương liệu của người Bồ Đào Nha
về Lisbon ngày càng thu hút được sự quan tâm của các thương nhân vùng bắc
Tây Âu - những người trước đây phụ thuộc vào hàng hóa của các thương cảng
Địa Trung Hải. Thương thuyền Tây Âu đến Lisbon thu gom hàng hóa phương
Đông ngày càng tăng. Cùng với Lisbon, hàng loạt các trung tâm thương mại
lớn ở phía bắc như Luân Đôn (Anh), Antwerp (Bỉ), Amsterdam (Hà Lan)…

cũng trỗi dậy, cạnh tranh với các thương cảng truyền thống của Ý [59, 145].
Thế kỷ XVI đánh dấu một giai đoạn phát triển sôi động, với những
biến cố có ý nghĩa thời đại đối với nền kinh tế của vương quốc Anh. Là một
quốc gia có truyền thống hàng hải từ lâu đời, thương nhân Anh khó có thể
chấp nhận việc hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha độc quyền các tuyến
buôn bán với miền Đông Ấn và Tây Ấn. Mục tiêu thương mại luôn là động
lực thôi thúc người Anh tìm đường sang buôn bán với phương Đông. Tuy
nhiên, thương mại không phải là động cơ duy nhất. Trước năm 1600, những
thứ tình cảm mang tính dân tộc chủ nghĩa luôn chiếm một vị trí đáng kể trong
các chuyến đi sang phương Đông: lật đổ vị trí độc tôn của người Tây Ban Nha

1
Xem thêm từ: Adam Smith, Sự giàu có của các quốc gia, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 325.
2
Xem thêm từ: Merry E. Wiesner-Hanks, Early modern Europe 1450-1789, (Cambridge Press:
NewYork and Cambridge, 2006), pp. 145.
17

và Bồ Đào Nha. Một số chuyến đi thậm chí còn đề cao mục tiêu tôn giáo:
truyền bá Thiên chúa sang châu Phi và Ấn Độ để bao vây đạo Hồi [69, 68].
Bên cạnh đó, người Anh cũng hi vọng sử dụng vũ lực để cướp đoạt những
đoàn thuyền buôn giàu có trên biển. Cuối cùng, nhu cầu khám phá và niềm
đam mê phiêu lưu cũng góp phần không nhỏ vào việc tổ chức tìm đường đi về
phương Đông. Vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XVI, lòng khao khát buôn bán
với phương Đông của người Anh được khích lệ mạnh mẽ sau khi nhà hàng
hải Francis Drake thực hiện thành công chuyến đi vòng quanh thế giới trong
các năm 1577-1580. Cùng với viễn cảnh tươi sáng về việc dong thuyền sang
các vùng đất phương Đông, một lần nữa thứ tình cảm dân tộc chủ nghĩa lại
trỗi dậy với người Anh khi họ nghĩ đến khả năng sức mạnh của Thanh giáo sẽ
lật đổ sự độc quyền của các thế lực Cơ đốc giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

[56, 2].
Khát vọng là vậy, nhưng kiến thức của người Anh về hải trình sang
phương Đông lại hết sức mơ hồ. Từ nhiều thế kỷ trước, các sản vật nổi tiếng
của phương Đông như tơ lụa, gốm sứ, hương liệu… đã phổ biến trong giới
tiêu dùng Anh nhờ có tuyến trao đổi qua sườn đông Địa Trung Hải. Những
huyền thoại và những câu truyện ly kỳ về một xứ sở phương Đông giàu có
luôn khơi dậy sự tò mò và thôi thúc người Anh thiết lập quan hệ trực tiếp với
phương Đông, nhất là sau khi người Bồ Đào Nha đã thành công trong việc
buôn bán với miền Đông Ấn. Tuy nhiên, cho đến khoảng đầu thập niên 80 của
thế kỷ XVI, những kiến thức về phương Đông của người Anh thường có xu
thế bị lãng mạn hóa hơn là những kiến thức thực tế trên cơ sở nhận thức;
người Anh thậm chí còn chưa biết rõ các hàng hóa phương Đông được đưa về
châu Âu qua đường bộ hay đường biển [57, 113]. Phải sau khi hai nhà hàng
hải Anh Francis Drake và Thomas Cavendish hoàn thành chuyến đi vòng
quanh thế giới (1577-1580), người Anh mới bắt đầu có được những thông tin
chính xác - dù hết sức tản mạn về phương Đông. Những kiến thức và lập luận
được Drake và Cavendish ghi chép và truyền bá góp phần quan trọng vào việc
hiệu chỉnh những kiến thức sai lạc của người Anh về phương Đông trước đây.
18

Những nghiên cứu chuyên sâu của D.G.E.Hall cũng chỉ ra rằng: “Việc người
Anh khởi đầu một cách muộn màng việc khai thác con đường từ mũi Hảo
vọng tới Ấn Độ Dương và các vùng xa hơn không phải là do thiếu quan tâm
đến buôn bán ở phương Đông Do phát hiện ra châu Mỹ người ta đã hoãn
thực hiện các mục tiêu này khoảng một thế kỷ. Nhưng, những cố gắng để phát
hiện con đường phương Bắc đi vòng qua châu Mỹ, hoặc qua nước Nga và
Xiberi cho thấy người Anh luôn nghĩ đến mục tiêu ban đầu là thâm nhập vào
buôn bán ở châu Á” [4, 442]
Trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỷ XVI, việc nghiên cứu về thế
giới phương Đông của người Anh được tổ chức một cách ráo riết và hệ thống.

Trong trào lưu này nổi lên vai trò và đóng góp quan trọng của một số nhân vật
như cây bút Richard Hakluyt và nhà dịch thuật Thomas Hickock, John Dee,
Richard Eden…. Hakluyt thậm chí tin rằng tương lai và sự hùng mạnh của
nước Anh phụ thuộc vào việc phát triển đế chế thương mại và thuộc địa ở hải
ngoại. Vì vậy, Ông tự đặt cho mình nghĩa vụ phổ biến kiến thức về phương
Đông nhằm thúc đẩy mục tiêu đi sang Đông Ấn của nước Anh và sớm trở
thành chuyên gia tư vấn của nhiều nhóm thương nhân và các công ty có chiến
lược buôn bán với phương Đông. Có thể nói rằng, đến năm 1600, người Anh
đã khá tường tận về con đường sang phương Đông qua mũi Hảo Vọng. Tuy
nhiên, kiến thức của họ về các vùng lãnh thổ cụ thể của phương Đông lại
chưa thực sự tỏ tường; các tàu Anh sau khi vượt qua cực nam châu Phi
thường không biết chắc những nơi sẽ ghé thăm. Ngay cả sắc lệnh của Hoàng
gia ban cho Công ty Đông Ấn Anh về đặc quyền ở các khu vực phương Đông
cũng hết sức chung chung, bao gồm: “vùng Đông Ấn, những quốc gia hoặc
các vùng thuộc châu Á và châu Phi và toàn bộ các đảo, hải cảng, bến, thành
phố, lạch sông, thị trấn và các xứ sở ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, hoặc bất
kỳ nơi nào kể từ mũi Bona Esperanza đến eo Magellan - nơi có hoạt động
trao đổi và hàng hóa”. [56, 3-4]
Trên phương diện kỹ thuật, người Anh có những hạn chế nhất định so
với người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và người Hà Lan. Từ thế kỷ XV, hai
19

dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có những chính sách nghiên cứu
hàng hải nghiêm túc và những khoản đầu tư rất lớn. Trong thế kỷ XVI, khi hai
dân tộc trên bán đảo Iberia nắm giữ độc quyền buôn bán với Đông Ấn và Tây
Ấn, người Hà Lan đã bắt đầu có những đầu tư ngày càng lớn cho mục tiêu
phát triển đế chế hàng hải và thương mại. Cho dù trong thế kỷ XVI, người
Anh - cùng với người Hà Lan - là những lực lượng buôn bán chủ lực trong
việc tái phân phối hàng hóa phương Đông từ các cảng tập kết của Tây Ban
Nha và Bồ Đào Nha đi các ngõ ngách của Tây Âu, Bắc Âu và biển Ban Tích,

sức mạnh hải thương của người Anh nhìn chung thua xa đối thủ Hà Lan, chưa
nói đến hai đối thủ trên bán đảo Iberia. Nghiêm trọng hơn, trong phần lớn thế
kỷ XVI, thương nhân Anh không nhận được sự hỗ trợ thường xuyên và tích
cực và trực tiếp từ phía Hoàng gia và nghị viện.[54, 38-114]
Cuối cùng, chính sách xuất khẩu của nhà nước cũng là một khó khăn
lớn đối với thương nhân Anh lúc đó. Hoàng gia khuyến khích xuất khẩu các
loại thương phẩm nội địa như vải dạ và len nhằm kích thích ngành sản xuất
len dạ trong nước. Tuy nhiên, các thương phẩm này có giá quá cao, lại không
hợp với khí hậu nóng ẩm của phần lớn các xứ sở phương Đông. Trong khi đó,
nhà nước lại cấm thương nhân xuất khẩu bạc - loại vốn duy nhất có thể đầu tư
được cho hoạt động buôn bán ở phương Đông - đẩy thương nhân Anh vào
tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhiều người đã nghĩ đến việc lách luật bằng
cách sử dụng các trạm trung gian buôn bán ở các quốc gia châu Âu khác (như
Antwerp ở Bỉ) nhằm hợp thức hóa việc đưa bạc sang phương Đông.[56, 6-7]
Nói tóm lại, vào cuối thế kỷ XVI, thương nhân Anh đối mặt với khá nhiều thử
thách trong tham vọng khai mở tuyến buôn bán trực tiếp sang phương Đông.
1.2. Những nỗ lực thâm nhập phương Đông cuối thế kỷ XVI
Để hiểu đúng hơn về những nỗ lực của người Anh trong quá trình thâm
nhập phương Đông cũng cần phải thấy rõ những khó khăn đã cản trở họ khai
thác con đường qua mũi Hảo Vọng trong một thời gian dài. Không có bằng
chứng cho thấy họ chủ tâm tự kiềm chế không thâm nhập vào khu vực cấm
20

của người Bồ Đào Nha vì tôn trọng phán quyết của giáo hoàng năm 1492.
Trong nửa đầu thế kỷ XVI, việc Anh thiếu kiến thức về buôn bán và hàng hải
ở Ấn Độ Dương là một cản trở lớn. Không có nhà hàng hải Bồ Đào Nha nào
phục vụ trên tàu của Anh, và họ cũng không cho phép bất cứ người Anh nào
làm việc trên các con tàu về phương Đông của họ nếu người Anh đó có học
vấn đầy đủ để có thể nắm được các bí mật của họ Người Anh hầu như
không sản xuất được những hàng hóa có thể bán được ở nước nhiệt đới. Nhu

cầu lớn nhất của người Anh là bán vải len và để làm được điều đó thì việc đi
về phía bắc dường như là điều cần thiết. Mặt khác, phải đến cuối thế kỷ XVI,
các thương nhân của Anh mới có đủ vốn lưu động để mạo hiểm tiến hành một
chuyến đi biển dài 16.000 dặm để mua hương liệu. Sự thực Anh đã có những
chuyến đi biển dài ngày nhưng đó là đi về phía tây để cướp các tàu chở của
cải Tây Ban Nha. [4, 443]
Tuy nhiên những tiến bộ trong nhận thức về phương Đông trong nửa
cuối thế kỷ XVI vẫn thôi thúc các thương nhân Anh tiến hành các chuyến đi
tiên phong về miền Đông Ấn. Nhưng, một rào cản mang tính quốc tế lại đặt ra
những thử thách thực sự cho tham vọng của các thương nhân quốc đảo: sự
độc quyền các tuyến đường hàng hải của người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Sau khi lần lượt tìm ra các con đường đi sang Đông Ấn và Tây Ấn vào cuối
thế kỷ XV, hai dân tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dàn xếp để bảo vệ quyền
lợi bằng cách phân chia phạm vi ảnh hưởng dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng,
thể hiện một cách chính thống qua bản hiệp ước Zaragossa năm 1529. Theo
đó, người Bồ Đào Nha độc quyền thương mại và tôn giáo từ sườn tây châu
Phi, xuống mũi Hảo Vọng và sang phương Đông trong khi người Tây Ban
Nha được phép mở rộng ảnh hưởng sang Tân Thế giới (tập trung ở vùng biển
Caribbean), thậm chí vượt Thái Bình Dương sang tận Philippines.
Sự xác lập phạm vi ảnh hưởng của hiệp ước Zaragossa đã loại bỏ khả
năng tham dự của người Anh (và các dân tộc khác) vào mạng lưới hàng hải
quốc tế do người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tuyên bố độc quyền. Trong bối
cảnh nước Anh chưa đủ thực lực để đối đầu với hai dân tộc Iberia, nhà nước
21

chủ trương tránh gây chiến, đồng thời khuyến khích thương nhân tìm đường
sang phương Đông qua đường biển tây bắc hoặc đông bắc châu Âu. Thực ra,
ý tưởng đi sang phương Đông qua đường Bắc Băng Dương đã tồn tại ở nước
Anh cả gần trăm năm trước. Sau khi lên ngôi vào năm 1485, vua Henry VII
thậm chí đã có chỉ dụ cho nhà hàng hải John Cabot đi sang phương Đông qua

đường tây bắc để tìm kiếm các “đảo, vương quốc, xứ sở hoặc các tỉnh bất
kỳ… chưa được dân tộc Thiên Chúa khác khám phá ra”. Sang thế kỷ XVI,
nhằm tránh đương đầu với người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, người ta
quyết định đi về hướng đông bắc, qua Na Uy và Nga để sang Trung Hoa.
Trong nửa đầu thế kỷ XVI, một loạt các chuyến đi lên phía bắc đã diễn ra,
tiêu biểu trong số đó là chuyến đi của Hugh Willoughby và Richard
Chancellor năm 1553. Có thể nói, cho đến giữa thế kỷ XVI, người Anh đã
lãng phí vô số tiền tài, vật lực trong việc tìm kiếm con đường sang phương
Đông qua Bắc Băng Dương [56, 8]. Học giả D.G.E.Hall cũng đưa ra nhận
định tương tự trong nghiên cứu của mình: “Người Anh còn lưỡng lự chưa nỗ
lực phát triển con đường đi qua mũi Hảo Vọng chủ yếu vì thiếu kiến thức
hàng hải ở Ấn Độ Dương và họ tập trung trong một thời gian dài vào các cố
gắng nhằm phát hiện con đường miền Bắc - phương Đông”. [4, 448]
Dưới thời nữ hoàng Mary I (1516-1558), quan niệm của người Anh về
chiến lược phương Đông có một điều chỉnh hết sức quan trọng: từ bỏ nỗ lực
đi qua con đường đông bắc và tập trung phát triển con đường đông nam. Tuy
nhiên, do vẫn chủ trương tránh đối đầu với các thế lực Iberia nên Hoàng gia
Anh khuyến khích thương nhân đi sang phương Đông bằng đường bộ qua khu
vực đông Địa Trung Hải để tiến về xứ Ấn Độ và Đông Nam Á. Năm 1555,
bản thân nữ hoàng Mary I đã ban cho Công ty Muscovy dụ lệnh để buôn bán
với phương Đông thông qua các vùng đất thuộc Nga hoặc dưới sự ảnh hưởng
của Nga. Dưới thời nữ hoàng Elizabeth (1558-1603), Hoàng gia Anh vẫn chủ
trương phát triển quan hệ trực tiếp với phương Đông qua đường bộ khi tiếp
tục gia hạn sự độc quyền của Công ty Muscovy trong buôn bán với Ba Tư,
Armenia và khu vực biển Caspian vào năm 1566. Năm 1581, thêm Công ty
22

Levant được thành lập nhằm phát triển thêm tuyến buôn bán bằng đường bộ
với phương Đông.
1


Tuy nhiên, giải pháp buôn bán với phương Đông bằng đường bộ qua
Ba Tư sớm bộc lộ những hạn chế khó có thể khắc phục: không an toàn và
kém lợi nhuận. Công ty Levant không thể có đủ nhân lực nhằm đảm bảo an
toàn cho việc vận chuyển hàng hóa phương Đông từ Đông Nam Á qua Ấn Độ
và qua đường bộ về Địa Trung Hải. Trong khi đó, người Hà Lan thể hiện rõ
quyết tâm đối đầu với người Bồ Đào Nha nhằm thâm nhập bằng đường biển
sang phương Đông. Nếu không nhanh chân, người Anh sẽ bị thất thế trong
cuộc đua sang miền Đông Ấn. Vì vậy, chính quyền Elizabeth buộc phải cân
nhắc điều chỉnh chiến lược của mình trong việc ứng xử với các thế lực Bồ
Đào Nha. Gần một thế kỷ tìm kiếm trong vô vọng con đường đi qua phía bắc
bán cầu và vùng đông Địa Trung Hải, người Anh cuối cùng cũng nhận ra rằng
phương cách duy nhất để buôn bán được ở phương Đông là chấp nhận đương
đầu với các thế lực Iberia.
Thực ra, từ năm 1558 khi hải quân hoàng gia Anh đánh bại hạm đội
Armada hùng mạnh của người Tây Ban Nha, thương nhân Anh đã nhận ra
rằng con đường duy nhất để thoát khỏi cái bóng của hai dân tộc bán đảo
Iberia là tự xây dựng hạm đội mạnh nhằm đương đầu trực tiếp với họ trong
quá trình tiến sang phương Đông. Sau chiến thắng vang dội năm 1558, bản
thân hoàng gia Anh cũng đã hậu thuẫn cho các chuyến đi vòng quanh thế giới
của Francis Drake (1577-1580) và Thomas Cavendish (1586-1588), đồng thời
khuyến khích thương nhân Anh tổ chức buôn bán xuống châu Phi, vùng Địa
Trung Hải và lập các khu đồn trú ở châu Mỹ Cũng vào năm 1587, Francis
Drake bất ngờ đột nhập phía đông Đại Tây Dương, cướp được một thuyền lớn
của Bồ Đào Nha chở đầy sản phẩm từ Đông Nam Á về, trị giá hàng hóa của
con tàu này lên đến trên 100.000 bảng [51, 11]. Từ một loạt những sự kiện
này, thương nhân Anh bắt đầu kiến nghị Nữ hoàng khuyến khích việc buôn

1
Paul Kennedy, The Rise and Fall of British Naval Mastery (New York: Penguin Books, 2004), pp.

13-35.
23

bán qua con đường mũi Hảo Vọng. Họ
nêu rằng việc buôn bán có thể được mở
ra với các địa điểm giữa Nam Ấn Độ và
Philippin mà không phải đến gần bất cứ
căn cứ nào của Bồ Đào Nha hay Tây
Ban Nha. Không có tài liệu nào ghi
nhận câu trả lời đối với bản kiến nghị
ban đầu được họ đệ trình tháng
10/1589. Nhưng dự án đó được phục
hồi năm 1590 và kết quả là năm 1591
một đội gồm ba chiếc tàu đã được phái
đi từ Plymouth dưới sự chỉ huy của George Raymond và James Lancaster đã
đến Đông Ấn qua mũi Hảo Vọng [4, 44-445]. Cả hai chuyến đi này mang lại
thành công còn khiêm tốn nhưng có thể coi việc “một tàu Anh đã đi lại ở Ấn
Độ Dương, can thiệp vào hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha mà không
bị trừng phạt là điều đáng gây mầm phấn khởi” [4, 445]. Như vậy, có thể nói
rằng nước Anh dưới thời nữ hoàng Elizabeth đã có những bước tiến quan
trọng trong quyết tâm chen chân vào hệ thống thương mại quốc tế mà hai dân
tộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từng tuyên bố độc quyền từ đầu thế kỷ XVI.
Trong sự phát triển của hải thương Anh giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVI,
Nữ hoàng Elizabeth có những đóng góp không thể phủ nhận.
1
Chính sách
trọng thương cũng được đặc biệt đề cao dưới thời đại của Nữ hoàng Elizabeth
I như tăng thuế đối với thương nhân nước ngoài, khuyến khích các hoạt động
viễn dương, phưu lưu mạo hiểm của thương nhân Anh. Thậm chí, Elizabeth I
còn cổ động cho các hoạt động cướp biển, vì Nhà nước cũng được chia phần

từ các hoạt động này. Trong tác phẩm Ngoại thương - kho báu của nước Anh,

1
Từ cuối thế kỷ XIX, giới học giả Anh đã khẳng định vai trò của Nữ hoàng Elizabeth trong sự trỗi
dậy của hàng hải Anh: “Chính dưới thời Elizabeth nước Anh lần đầu tiên hội được vóc dáng hiện
đại như ngày nay và điều đó có nghĩa rằng trước tiên nó bắt đầu hướng sức mạnh ra biển và ra khu
vưc Tân Thế giới. Với điểm này chúng ta đánh dấu sự khởi đầu của quá trình bành trướng - dấu hiệu
đầu tiên của sự trỗi dậy của nước Anh”. J.R. Seeley, The Expansion of England, London, 1884, pp.
107-108. Dẫn lại từ Kennedy, The Rise and Fall of British Naval Mastery, pp. 13.
24

Thomas Mun đã chỉ ra vị trí rất quan trọng của ngoại thương đối với sự phát
triển của đế chế Anh như sau:
“Ngoại thương là sự giàu có của quốc vương, là danh dự của vương
quốc, là sứ mệnh cao quý của thương nhân là sự tồn tại của chúng ta và là
công ăn việc làm của người nghèo ở nước ta, là sự cải thiện đất đai của
chúng ta, là động lực chiến tranh của chúng ta, là sự khủng khiếp của kẻ thù
chúng ta”.
1

Bên cạnh đó, những chuyển biến mang tính tích cực của xã hội Anh
thời kỳ này đã có những tác động không nhỏ đến sự chuyển hóa chung của hải
thương Anh. Theo Philip Lawson: “lợi nhuận từ việc bành trướng thương mại
thực sự có đóng góp cho dân tộc cũng như các nhóm thương nhân trong nửa
cuối thế kỷ XVI - thường xuất phát từ sự may mắn và ngẫu nhiên hơn là sự
tính toán và trù liệu có chủ đích” [56, 9]. Thứ nhất, sự lớn mạnh của đội ngũ
thương nhân Luân Đôn góp phần quan trọng vào việc gây dựng vốn đầu tư
cho các chuyến đi được vũ trang tốt nhằm đương đầu với lực lượng Iberia.
Thứ hai là vai trò của làn sóng kiến thức về hàng hải và phương Đông lan
rộng ở nước Anh trong những thập niên cuối của thế kỷ XVI nhờ hoạt động

tích cực của những học giả lẫy lừng như Richard Hakluyt. Những ấn phẩm
mới không chỉ cung cấp kiến thức mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc của giới
thương nhân, thủy thủ, các nhà hàng hải Anh; thúc giục họ tiến lên phá vỡ thế
độc quyền của những người Iberia. Thứ ba, sự suy yếu của người Bồ Đào Nha
ở phương Đông trong nửa cuối thế kỷ XVI, đặc biệt sau khi Bồ Đào Nha bị
sát nhập vào Tây Ban Nha năm 1580, đã mở ra một cơ hội thực sự cho người
Anh (cũng như người Hà Lan) thâm nhập vào phương Đông.
Mặc dù vậy, thương nhân Anh vẫn chưa nhận được sự ủng hộ quyết
liệt từ chính quyền Elizabeth như các đối thủ Hà Lan nhận được từ nền Cộng
hòa mới được thành lập. Sự dè dặt của hoàng gia Anh trong ứng xử với các
thế lực Iberia, khiến cho giới thương nhân Anh, đặc biệt là thương nhân Luân
Đôn, ngày càng bất mãn. Những phản ứng của giới thương nhân trong giai

1
Michel Beaul, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, tr. 62.
25

đoạn 1588-1600 tạo nên sức ép buộc hoàng gia Anh phải phần nào thay đổi
chính sách đối với miền Đông Ấn. Trong văn bản ban hành năm 1593 nhằm
tái khẳng định hiệu lực hoạt động của Công ty Levant, Nữ hoàng cho phép
Công ty này được phép tìm kiếm sản vật phương Đông bằng cả “đường bộ và
đường biển” [56, 14]. Đây có thể được coi là một bước chuyển quan trọng
trong nhận thức và thái độ của Hoàng gia đối với vấn đề phương Đông: hợp
thức hóa yêu cầu của các thương nhân và nhà hàng hải Anh trong việc đương
đầu với các thế lực Iberia trong quá trình tiến sang miền Đông Ấn. Các tài
liệu lưu trữ cho thấy, trước khi Nữ hoàng chính thức ban bố sắc lệnh trên vào
năm 1593, các nhà thương nhân và hàng hải Anh đã lặng lẽ tổ chức 2 chuyến
đi biển xuống phía nam để vòng sang phương Đông nhưng đều thất bại nặng
nề: các tàu đều bị đắm, thủy thủ bỏ mạng giữa trùng khơi, vị chỉ huy James
Lancaster bị dạt sang châu Mỹ và may mắn được tàu cướp biển của người

Pháp cứu vớt. Đến năm 1596, một đội tàu khác khởi hành đi phương Đông
dưới sự điều hành của Robert Dudley cũng gặp nạn, duy chỉ một người duy
nhất sống sót trở về trên tàu của người Hà Lan.
1

Những thất bại nặng nề và liên tiếp trong nỗ lực tiến sang Đông Ấn
khiến giới thương nhân và Hoàng gia Anh đặc biệt lo ngại. Không khó để
người ta nhận thấy sự non yếu và đơn độc của người Anh trên biển so với các
dân tộc khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan…Thương nhân Anh
nhận thấy đã đến lúc gây áp lực để Hoàng gia công khai ủng hộ họ thành lập
Công ty buôn bán với phương Đông trong cuộc chạy đua giành giật nguồn lợi
thương mại ở miền Đông Ấn và cạnh tranh trực tiếp với các dân tộc hàng hải
Tây Âu khác. Trong những năm cuối của thế kỷ XVI, với thế lực của mình và
sự ủng hộ của những nhân vật học giả có uy tín như Richard Hakluyt, thương
nhân Luân Đôn tổ chức tiếp cận Hoàng gia một cách mãnh mẽ và quy mô. Họ
chỉ ra 2 lý do chính đưa đến nhu cầu cấp bách phải thành lập một công ty
chuyên buôn bán với phương Đông: Thứ nhất, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ

1
J.A. Williamson, A Short History of British Expansion: The Old Colonial Empire, London, 1961,
pp. 122-123. Xem thêm từ John Keay, The Honourable Company: A History of The English East
India Company (London: HarperCollins, 1991), pp. 3-23.

×