Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Triết lí trong câu đố của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.95 KB, 4 trang )

KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

TRIẾT LÍ TRONG CÂU ĐỐ CỦA NGƢỜI VIỆT
Lê Thị Mỹ Lanh, Lớp K61A, Khoa Triết học
GVHD: ThS. Bùi Thị Thủy
Tóm tắt: Ý nghĩa triết lí trong kho tàng Câu Đố vô cùng to lớn, phong phú và muôn hình, mn vẻ. Đó
là những di sản, những viên ngọc sáng lấp lánh của đời sống tinh thần người Việt mà chúng ta cần
gìn giữ bảo tồn và phát huy hơn nữa. Mặc dù đó là những triết lí mang tính kinh nghiệm, là những
khái qt ngẫu nhiên bề ngồi, khơng được biểu hiện thành những ngun lí, quy luật nhưng nó chứa
đựng những nội dung hết sức đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của cha ơng ta từ xưa được rút
ra qua thực tiễn quá trình lao động sản xuất. Khai thác yếu tố triết lí trong Câu Đố trong một chừng
mực nhất định còn hạn chế, vì vậy rất cần hơn nữa sự đầu tư chuyên sâu về khía cạnh này.
Từ khóa: Triết lí trong Câu Đố, Câu Đố.

I. MỞ ĐẦU
Văn học dân gian đóng một vai trị rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền
văn học của dân tộc: nghĩa là sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng vững chắc và là cốt lõi
của văn học thành văn, văn học viết,… Việc nghiên cứu văn học dân gian của chúng ta trong
nhiều thập kỉ qua vẫn không ngừng đƣợc tiến hành và phát triển; văn học dân gian đã là đối
tƣợng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và những thành tựu đạt đƣợc về lĩnh vực
nghiên cứu này rất đáng ghi nhận. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình phát
triển của nền văn học dân gian trên cơ sở tìm hiểu sự ra đời; tiến hành phân loại và nhận diện
các thể loại, xem xét đặc trƣng và tính chất, nội dung và hình thức của chúng; tìm hiểu mối
quan hệ, ảnh hƣởng giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong từng giai đoạn, từng
thời kì; tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn nghệ dân gian và văn hóa dân
gian, văn học và văn hóa học.
Thế nhƣng, trong các thể loại văn học dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,
truyện cƣời, ngụ ngôn, vè, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, ca dao, văn học dân gian dân tộc
thiểu số, sân khấu dân gian thì Câu Đố đƣợc đánh giá là thể loại ít đƣợc các nhà nghiên
cứu chú ý đến. Khơng có quá nhiều sách viết về Câu Đố với tƣ cách là sự tìm hiểu chuyên
sâu. Cho dù hoạt động Đố - Đáp trƣớc đây vốn là hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian


khá phổ biến ở nông thôn. Từ Bắc đến Nam, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, ai ai cũng thuộc
vài ba Câu Đố và cũng khơng ít lần đƣợc ngƣời khác đố.
Theo những nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Trung thì Câu Đố rất khó xác định
đƣợc ra đời lúc nào hay thời điểm nào và Archer Taylor đã khuyến cáo: Có lẽ đƣờng lối
hành động đúng đắn nhất cho ngƣời đi vào nghiên cứu phong tục dân gian là tránh những
cạm bẫy của bất kì lí thuyết nào về nguồn gốc có tính cố định. Một số phong tục dân gian
có thể đã xuất hiện theo nhiều nguồn, một số khác có thể đã đƣợc truyền đi bằng sự phổ
biến sau khi xuất phát từ một điểm trong không gian và thời gian. Một số phong tục dân
gian phản ánh lịch sử và thực tại khách quan, một số khác hình nhƣ lại phản ánh óc tƣởng
tƣợng và thực tại tâm lícon ngƣời. Mỗi phong tục dân gian khi nghiên cứu cần đƣợc xem
xét phê phán trên một cơ sở riêng tùy theo những bằng chứng có thể sử dụng đƣợc, hơn là
282


KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

ghép nó vào một cái khung lí thuyết tiên nghiệm, cứng nhắc một cách mù quáng. Để có
đƣợc sự phổ biến rộng rãi và trƣờng tồn theo thời gian nhƣ vậy cho đến bây giờ, Câu Đố
chắc chắn có nhiều vai trị, vị trí quan trọng và chứa đựng nhiều yếu tố sâu sắc. Chính vì lẽ
đó đã gây ra sự tị mị của chính bản thân tác giả.
Trong quá trình tìm hiểu, Câu Đố những năm gần đây đã có sự nghiên cứu ở một số
góc độ khác nhau. Nhƣng ở góc độ triết lí thì chƣa có một ai nghiên cứu về vấn đề này.
Với những căn cứ trên, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: Triết lí trong Câu Đố của ngƣời
Việt làm đề tài nghiên cứu của mình. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và từ đó khẳng
định những giá trị - sức sống của Câu Đố trong nền văn học dân gian và đời sống tinh thần
của ngƣời Việt.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát về câu đố
Theo tác giả Đặng Hấn thì nguyên nhân đầu tiên là từ phía bản thân Câu Đố. Vì Câu
Đố thƣờng đƣợc sử dụng trong sinh hoạt tập thể, thông qua hoạt động Đối - Đáp, nên

ngƣời ứng tác cũng khơng có ý định ghi lại để lƣu danh. Và việc Đối - Đáp nhƣ vậy sẽ dẫn
đến chất lƣợng nghệ thuật phần lớn là chƣa đạt tới mức tinh khéo. Nguyên nhân tiếp theo
là bởi từ phía các nhà nghiên cứu và thƣởng thức Câu Đố. Câu Đố thƣờng đƣợc viết dƣới
dạng những câu văn vần cho dễ nhớ, dễ truyền miệng nhau. Có thể vì vậy mà dễ nhầm
tƣởng là ca dao, tục ngữ. Từ đó cho rằng, Câu Đố là thể loại thơ dở mà thơ dở thì khơng
cần phải lƣu giữ đấy là điều tất nhiên. Bên cạnh đó, theo tơi cịn ngun nhân nữa làm Câu
Đố ít đƣợc chú ý đến đó là xuất phát từ mục đích của Câu Đố, “mục đích chỉ gọi tên đúng
sự vật”. Câu Đố đƣa ra không cần phải tuân theo một quy tắc khắt khe nào, chỉ cần có lời
đố và lời giải. Lời đố cũng khơng có một khn phép nào hết, miễn là càng gây khó khăn,
càng phức tạp cho ngƣời ứng đối thì càng tốt và nội dung có liên quan đến vật đố.
1.1. Khái niệm Câu Đố
Câu Đố đƣợc định nghĩa, lí giải theo nhiều cách khác nhau song theo tơi: Câu Đố là
thể loại văn học dân gian; gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời giải (vật đố);
phản ánh sự vật hiện tượng theo lối nói chệch. Khi sáng tạo Câu Đố, người ta tìm đặc
trưng và chức năng của từng vật cá biệt và sau đó phản ánh thơng qua sự so sánh, hình
tượng hóa,…
1.2. Phân loại Câu Đố
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhấn mạnh đến cách phân loại theo chủ
đề tức là theo nội dung của lời giải bao gồm các chủ đề sau:
1) Thực thể và hiện tƣợng tự nhiên; 2) Thời gian; 3) Động vật; 4) Thực vật; 5) Đồ
vật; 6) Con ngƣời và hoạt động của con ngƣời; 7) Tên đất, tên ngƣời; 8) Tri thức văn hóa;
9) Đố chữ, đố phát âm.
1.3. Đặc trưng của Câu Đố
Mục đích của việc xác định đặc trƣng thể loại Câu Đố là để nhận diện nó từ phía bản
chất cũng nhƣ hình thức thể hiện. Xác định đƣợc đặc trƣng thể loại cũng có nghĩa là tìm ra
một ranh giới tƣơng đối giữa Câu Đố với các thể loại văn học dân gian gần gũi khác. Câu
283


KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014


đố có hai đặc trƣng cơ bản: Câu Đố là một trị chơi trí tuệ bằng ngơn từ và Câu Đố là một
bài tốn đặc biệt.
Tóm lại, đặc trƣng thứ nhất thể hiện bản chất văn hóa xã hội của Câu Đố và cũng là
chức năng thề loại của nó. Đặc trƣng thứ hai thể hiện bản chất nghệ thuật của Câu Đố. Đây
cũng là tiêu chí nhận diện Câu Đố. Câu Đố là điển hình của sự kết hợp hài hịa giữa bản
chất văn hóa và bản chất nghệ thuật trong folklore.
Những lí thuyết trên đây là cơ sở cho tôi nghiên cứu về Câu Đố dân gian của ngƣời
Việt. Khái niệm, phân loại cũng nhƣ đặc trƣng dù có rất nhiều quan điểm khác nhau song
chúng đều thống nhất tạo nên những góc nhìn đa diện, từ đó cho chúng ta những quan
điểm tồn diện, chính xác hơn về Câu Đố và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc
nghiên cứu sâu hơn về đề tài này.
2. Một số triết lí của ngƣời Việt trong Câu Đố
Triết lí đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa và theo tơi: Triết lí được hiểu là những điều được
rút ra từ kinh nghiệm, vốn sống, được phát biểu ngắn gọn súc tích và mang tính giáo dục
sâu sắc. Triết lí như một kim chỉ nam cho hành động hay lối sống của con người.
2.1. Triết lí về Đạo làm người trong câu đố
Tƣ tƣởng về lòng biết ơn hay triết lí “về nguồn”.
Tình u thƣơng, chung thủy sâu sắc của con ngƣời hay triết lí “trầu cau”.
Quan niệm về đối nhân xử thế hay triết lí “chính nhân quân tử”.
2.2. Một số triết lí về thế giới tự nhiên
Quan niệm về sự vận động biến đổi của sự vật hiện tƣợng hay triết lí “biến” trong
Câu Đố.
Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng hay triết lí “nhìn gà hóa quốc” trong Câu Đố.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả hay triết lí “nhân - quả” trong Câu Đố.
III. KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhƣng cũng khơng ít khó
khăn và vấn đề dân tộc đƣợc đặt lên hàng đầu. Đảng ta xác định bảo vệ Tổ quốc bằng sức
mạnh tổng hợp, nhƣng trƣớc hết, đó là sức mạnh tinh thần, sức mạnh của nền văn hóa Việt
Nam, sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam. Không phải chỉ đến Nghị quyết số 28NQ/TW (khóa XI) về Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Đảng ta mới đặt ra

vấn đề này mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng mặt trận văn
hóa mà cốt lõi của nó là bản sắc văn hóa truyền thống, văn hóa chính trị Việt Nam. Đặc
biệt sự ra đời của Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII) đã đánh dấu bƣớc phát triển mới về
đƣờng lối giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng ta.
Theo đó, phƣơng hƣớng chung của sự nghiệp phát triển văn hóa đƣợc Đảng ta đề ra là
“… phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào
từng người”. Trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011) Đảng ta tiếp tục hoàn chỉnh: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
284


KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014

đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào tồn bộ
đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của
phát triển”. Để làm đƣợc điều đó chúng ta vừa phải chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế
giới vừa giữ gìn nét văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc. Trƣớc tình hình trên thì
việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm hết sức cần thiết, bao gồm
cả việc nghiên cứu - làm sâu sắc hơn các thể loại của văn học dân gian trong đó có cả Câu
Đố, đặc biệt là từ chính những triết lí trong Câu Đố của ngƣời Việt. Đó là những triết lí thấm
đƣợm tính giáo dục nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, trong Câu Đố cịn là những triết lí về thế
giới tự nhiên thể hiện khả năng tƣ duy, tƣ tƣởng biện chứng sơ khai của ngƣời Việt ta. Triết
lí đó góp phần đa dạng thêm những giá trị của Câu Đố nói riêng và của nền văn học dân gian
Việt Nam nói chung. Rõ ràng, Câu Đố là một thể loại văn học dân gian cần phải đƣợc quan
tâm bảo tồn và phát huy hơn nữa. Đó cũng là một cách nhằm giáo dục lịng u nƣớc, niềm
tự hào, tự tơn của dân tộc Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]


Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, NXB Văn Sử Địa, 1985.

[2]

Đặng Hấn, Câu đố xưa và nay, NXB Thanh Niên, 2006.

[3]

Bùi Thị Thu Huyền, Câu đố dân gian của người Việt xét trên bình diện ngôn ngữ
học, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, 2009.

[4]

Hồ Sĩ Quý, Mấy suy nghĩ về triết học và triết lí, Tạp chí Triết học, Số 3, 1998.

[5]

Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1986.

[6]

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Tổng tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 3, Câu
đố), NXB Khoa học Xã hội, 2005.

285




×