Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Làng gốm Cậy doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.48 KB, 3 trang )

Làng gốm Cậy
Cùng với các làng gốm Thổ Hà, Phù Lãng, Chu Đậu, Đông Triều, Bát Tràng…, gốm
Cậy là làng nghề thủ công truyền thống lâu đời có một trình độ nghệ thuật cao, tạo được
một dòng gốm men riêng biệt, làm phong phú gốm Việt Nam.





Cậy là tên nôm của làng Kệ Gián, thuộc tổng Binh Dã, huyện Đường An, thời Lê,
nằm bên hữu ngạn sông Kẻ Sặt. Sát làng Cậy có làng Hương Gián, sau đổi là làng Nam
Gián, thuộc tổng Triền Đỗ cùng huyện. Cả hai làng này cùng dựng lò gốm, công nghệ
làm gốm hai làng giống nhau. Vì nằm sát bến đò Cậy nên người dân quanh vùng vẫn
quen gọi vùng gốm nơi này là gốm Cậy.

Làng Cậy có trên 600 hộ, ngót 300 khẩu, hơn 300 mẫu ruộng. Người đông, ruộng
đất ít, công nghệ gốm đã thu hút nhiều người tham gia. Khách lạ đến làng Cậy, cũng dễ
nhận ra nơi đây là làng gốm cổ. Làng nằm bên bờ sông, nằm trên tầng tầng lớp lớp gốm
vỡ. Đường làng ngõ xóm hầu như được làm từ các mảnh gốm.


Làng Cậy có ngôi đình lớn, thờ thành hoàng Bảo Phúc Đại Vương, sống vào đời
Hùng Vương thứ 17, có công giúp Vua Hùng chống giặc ngoại xâm, nhưng không biết có
phải ngài là ông tổ nghề gốm ở đây không? Hay chăng tổ nghề ở đây chỉ là truyền
thuyết?

Sản phẩm gốm ở Cậy cũng rất đa dạng. Nào bát, đĩa, ấm, chén, bình hoa Nhưng
đặc biệt là có loại gạch lớn được nung rất khéo. Gạch này vốn là bao thơi của gốm. Gạch
của làng Cậy chín già, có kích thước lớn, thường được dùng làm chân kê cột đình, cột
chùa và lát các lối đi trong đền, đình rất đẹp.


Các lò gốm ở Cậy lấy nguyên liệu đất sét ở đâu? Theo các cụ già ở làng, từ xa xưa,
người thợ gốm Cậy lấy đất sét ở hai bờ sông của làng làm gốm. Loại đất sét này rất mịn,
tạo ra sản phẩm gốm óng chuốt. Sau này, nguồn đất sét ở quê cạn kiệt, người thợ gốm
Cậy phải dùng đất sét cao lanh khai thác tận Đông Triều - Quảng Ninh. Ngày nay, men
gốm Cậy vẫn phải dùng đất sét cao lanh ở Hồ Lao, Đông Triều, nghiền lẫn cùng tro trấu,
tro củi lọc kỹ. Men gốm Cậy thường là men màu lam nhạt, mang phong cách gốm Cậy,
khác hẳn gốm Thổ Hà, gốm Bát Tràng.

Theo một số tư liệu, gốm Cậy đã từng chiếm được thị trường trong và ngoài nước.
Hiện tại, ở Bảo tảng Cổ vật Topkápu Sarêgi tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có lưu giữ một bình
gốm hoa lam của làng Cậy. Bình gốm này cao 66 cm, chân tròn như quả bí đỏ, cổ thẳng
và cao, hơi loe miệng. Sườn và đáy lọ trang trí hoa dây. Thân lọ có 13chữ “Hán Thái Hòa
bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. Tạm dịch: Năm Thái Hòa thứ tám
(1450) tại châu Nam Sách, thợ gốm Bùi Thị Hý vẽ.

Từng là một trong những địa chỉ “danh bất hư truyền” của gốm, tuy nhiên, hiện làng
Cậy chỉ còn hơn 10 hộ duy trì nghề sành sứ, sản phẩm chủ yếu vẫn là chén bát, quy mô
sản xuất nhỏ lẻ và manh mún. Hiện làng chỉ còn hai nghệ nhân gìn giữ được kỹ thuật bí
truyền của gốm cổ xưa.

×