Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích những điểm mới giữa luật bảo vệ môi trường 2020 và luật bảo vệ môi trường 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.28 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023
Tên chủ đề bài tập lớn: Bằng kiến thức đã học, anh/chị hãy phân tích các lý do
cần thay đổi Luật bảo vệ mơi trường đồng thời phân tích những điểm mới giữa Luật
bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và Luật bảo vệ môi trường số 56/2014/QH12.

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2022


MỤC LỤC

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) số 55/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII
thơng qua ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật
BVMT đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác BVMT. Nhận thức về trách
nhiệm và hành động trong BVMT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thu hút được sự quan
tâm của toàn xã hội. Phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường đã có sự
thay đổi từ bị động ứng phó sang chủ động kiểm sốt, phịng ngừa, kiểm sốt các dự án có
nguy cơ cao gây ơ nhiễm mơi trường để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền
vững. Xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường và xu thế tăng mạnh về ô nhiễm
môi trường trước đây đang được kiềm chế, giảm dần. Nền kinh tế có bước phát triển bền
vững hơn, thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, Luật BVMT đang đứng trước yêu
cầu cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

3




NỘI DUNG

1. Các lý do cần thay đổi Luật Bảo vệ mơi trường.
1.1.

Thể chế hóa hành lang pháp lý.

Từ Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX ban hành
về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết
24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT… đến văn kiện các kỳ Đại
hội Đảng IX, X, XI, XII và đặc biệt là Đại hội XIII đều đã khẳng định, lấy BVMT sống
và sức khỏe của Nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô
nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ
sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với mơi trường…
Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cơng tác BVMT, Quốc hội,
Chính phủ đã ban hành các bộ luật, chỉ thị, nghị định, thông tư… nhằm tạo sự thống nhất,
xuyên suốt thực hiện hiệu quả công tác BVMT với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định và thể hiện rõ
trong Luật Bảo vệ mơi trường năm 2020, trong đó:
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia
đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp
khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ mơi trường, xây dựng văn hóa bảo
vệ mơi trường. Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch
và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thối, chú

trọng bảo vệ mơi trường khu dân cư;
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ mơi trường; bố trí khoản chi riêng
cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của

4


ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ mơi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho
các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng
góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc
đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử
lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công
nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực
về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá
nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về
bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về mơi trường; áp dụng cơng cụ
quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình
và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mơ hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng
và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh
tế - xã hội.
Đất nước ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới ngày một sâu rộng hơn thì
chúng ta cũng phải tham gia nhiều các nhóm và ký các cam kết quốc tế. Đặc biệt vấn đề
mơi trường lại là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm.

Ngày 8/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 102/2020/QH14 phê chuẩn
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Nghị
quyết số 72/2018/QH14 ngày 12/11/2018 phê chuẩn Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến
bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP). Trong đó các yêu cầu về BVMT được hai Hiệp
định cam kết ở mức cao với các mục tiêu: Thúc đẩy chính sách hỗ trợ lẫn nhau trong
thương mại và môi trường; đẩy mạnh thực thi pháp luật về môi trường và các điều ước
5


quốc tế đa phương về môi trường; bảo đảm sự tăng trưởng về thương mại và đầu tư không
ảnh hưởng đến chi phí BVMT; nâng cao năng lực của các bên trong giải quyết các vấn đề
môi trường liên quan đến thương mại.
Tại hai Hiệp định đều dành một chương riêng quy định về BVMT, phát triển bền
vững (Chương 20 về Môi trường của CPTPP với 81 khoản; Chương 13 về Thương mại và
Phát triển bền vững của EVFTA với 41 khoản). Theo đó, các quy định yêu cầu các bên
tham gia có nghĩa vụ thực hiện cam kết về BVMT, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu,
các thiết chế thực thi và giải quyết tranh chấp phát sinh. Để thực hiện 2 Hiệp định nêu
trên và các Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện hai Hiệp định, ngày 18/8/2020,
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Quyết định số 1813/QĐ-BTNMT ban hành
Kế hoạch thực hiện CPTPP và EVFTA, trong đó chú trọng triển khai các cam kết mang
tính bắt buộc thực hiện.
1.2.

Việt Nam bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Công tác bảo vệ môi trường trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đứng
trước những cơ hội khi đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường
cơ bản được hồn thiện; chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới nền kinh tế
cacbon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên
suốt của Đảng và nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế.

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên thế giới làm cho xu hướng phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển
như Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội trong việc tiếp cận và ứng dụng
các khoa học và công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với
môi trường và các công nghệ giám sát môi trường hiện đại, tự động, liên tục. Phát triển kỹ
thuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hỗ trợ công tác quản lý và cập nhật dữ liệu
thông tin về môi trường, phát triển, đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến trong quản lý
môi trường.
Cơ hội cho công tác bảo vệ môi trường Việt Nam trong thời đại số dựa vào thu
thập, xử lý số liệu để viễn cảnh có thể thành hiện thực về những cánh đồng xanh, mơi
trường khơng khí trong lành, khơng rác thải, khơng bụi, những dịng sơng xanh không bị
6


ô nhiễm… Mặt khác, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt Việt Nam phải đối mặt
với những thách thức như nguy cơ tụt hậu về khoa học, công nghệ, có thể bị bỏ lại xa so
với các quốc gia phát triển và đứng trước nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ và ô nhiễm
của thế giới... Những áp lực, thách thức đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo
vệ môi trường trong thời gian tới.
1.3.

Bối cảnh biến động của hợp tác quốc tế, khai thác và sử dụng tài nguyên.

Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện
nay cịn bị phá hoại bởi hoạt động vơ ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế
hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo thống kê
trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%, hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới
mức báo động 30%). Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mịn tăng mạnh lên khoảng 13,4
triệu ha. Ngun nhân chính của tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội
vạ, mở mang giao thông , xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề

quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài ngun q giá này của
đất nước.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay.
Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất
không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào mơi trường, gây tình trạng ơ nhiễm
mơi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân. Theo thống kê của Bộ tài ngun Mơi
trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề,
tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm
trọng. Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, cơng nghệ nhìn chung lạc
hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.
Bên cạnh đó, vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng đá quý… chính thức và
tự do cũng đã và đang làm hủy hoại môi trường sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở
nhiều lĩnh vực đang làm phá hoại sự cân bằng về hệ sinh thái môi trường.

7


1.4.

Tác động của biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên. Nhiệt
độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm tăng
lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh
chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, khơng khí,
nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe.
Dưới tác động của nhiệt độ, khơng khí và băng tan, số lượng các rạn san hơ ngày
càng có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy, cả hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang
phải hứng chịu những tác động từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng axit

hóa đại dương.
Biến đổi khí hậu khơng chỉ làm mùa màng thất bát; cơng trình, nhà cửa bị đổ sập;
cầu cống, đường giao thông bị phá hủy… thiệt hại nhiều tỷ đồng, mà còn ảnh hưởng đến
sức khỏe và uy hiếp trực tiếp đến tính mạng của con người. Lương thực và nước ngọt
ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất, dân số lại tiếp tục tăng là những yếu tố dẫn
đến bất hòa, gây xung đột giữa các nước trong khu vực và trong vùng lãnh thổ.
1.5.

Diễn biến phức tạp của hiện trạng mơi trường.

Ơ nhiễm mơi trường ở nước ta hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều 'điểm
nóng'.
Thực tế nạn chặt phá rừng đã khiến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, đồng
thời xảy ra ở nhiều khu vực. Mất rừng được coi là một thảm họa quốc gia.
Những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng suy giảm
nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tổng
diện tích rừng bị thiệt hại ước tính hơn 22.800 ha, trong đó, diện tích rừng bị cháy khoảng
13.700 ha, cịn lại do bị chặt phá trái phép. Bình quân mỗi năm, Việt Nam suy giảm
khoảng 2.500 ha rừng.
Sa mạc hóa và suy thối đất là vấn đề có quy mơ tồn cầu, có ảnh hưởng lớn và
nghiêm trọng đến phát triển bền vững, an toàn sinh thái, an ninh xã hội và an ninh lương

8


thực… Sa mạc hóa ngày nay lan rộng khơng chỉ ở vùng khơ hạn mà cịn lan ra ở vùng
mưa và ẩm, do việc sử dụng tài nguyên đất không hợp lý.
Đáng lưu ý, hệ sinh thái thảm cỏ biển là một trong những hệ sinh thái biển quan
trọng, nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị tổn thương và suy thối.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng,

chất lượng mơi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đáng lo ngại, các sự cố môi trường tiếp
tục gia tăng nghiêm trọng, nhiều vụ ảnh hưởng trên phạm vi rộng, diễn biến phức tạp, gây
khó khăn cho cơng tác quản lý và khắc phục hậu quả. Nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường
phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nơng thơn.
Mặt khác, hiện chất lượng khơng khí ở các đô thị, nhất là các thành phố lớn như
Hà Nội, TP.HCM có xu hướng giảm và ngày càng nghiêm trọng. Với sự gia tăng các
nguồn ơ nhiễm khơng khí, chất lượng khơng khí vượt ngưỡng cho phép đã ảnh hưởng lớn
đến đời sống và sức khỏe người dân. Trong khi đó, chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân
loại tại nguồn; Tỉ lệ chôn lấp chiếm hơn 70%, chủ yếu là khơng hợp vệ sinh; vẫn cịn gần
36,5% chất thải sinh hoạt khu vực nông thôn chưa được thu gom, xử lý…
1.6.

Xuất hiện kẽ hở, nội dung bất cập trong Luật bảo vệ môi trường hiện hành

Tổng kết gần 5 năm triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014 cho thấy,
bên cạnh kết quả tích cực, Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, cần thiết phải được sửa
đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn cho bộ, ngành, địa
phương, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng liên quan, cụ thể:
– Cơ chế, chính sách BVMT chưa phù hợp và đồng bộ với thể chế kinh tế thị
trường. Các loại thuế, phí về mơi trường theo ngun tắc “người gây ô nhiễm phải trả
tiền” để xử lý, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường, “người hưởng lợi từ giá trị môi
trường phải trả tiền” chưa phát huy được vai trị là cơng cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế
các hoạt động gây ô nhiễm, suy thối mơi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội theo
hướng tăng trưởng xanh. Các quy định của Luật chưa tạo ra hành lang pháp lý và mơi
trường thuận lợi để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ bền vững, phát triển dịch vụ môi
trường, sản phẩm, hàng hố thân thiện với mơi trường, khuyến khích xã hội hóa trong một
số hoạt động BVMT.
9



– Các thủ tục hành chính về mơi trường cịn có sự phân tán, thiếu liên thơng, tích
hợp dẫn đến việc cùng một dự án, chủ đầu tư phải thực hiện cácthủ tục hành chính mang
tính cho phép về mơi trường của nhiều bên, nhiều cơ quan nhà nước (Giấy xác nhận hồn
thành cơng trình BVMT, Giấy phép xả thải vào nguồn nước, cơng trình thủy lợi,Giấy
phép xả khí thải, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Giấy phép hành nghề
quản lý chất thải nguy hại, đăng ký chủ nguồn thải,…). Do vậy, cần thiết phải có sự đẩy
mạnh cải cách hành chính và hợp nhất, liên thơng các thủ tục hành chính về mơi trường
trong Luật BVMT nhằm thực hiện chủ trươngcải cách hành chính của Chính phủ, đặc biệt
là Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng
cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương.
– Một số vấn đề mới phát sinh về BVMT chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh:
Thực tế trong thời gian qua cho thấy phát sinh nhiều sự cố ơ nhiễm, suy thối mơi trường
lớn, diễn ra trên diện rộng,bùng phát các điểm nóng về môi trường do xả thải. Tuy vậy,
hiện nay chưa có cơ sở pháp lý về cơ chế, các tiêu chí sàng lọc, phân loại, phân luồng các
dự án đầu tư theo mức độ rủi ro về môi trường; cơ chế kiểm sốt đặc thù đối với các đối
tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường. Do đó, cần bổ sung các quy định về
sàng lọc, phân loại, phân luồng dự án đầu tư, cơ chế đặc thù tăng cường kiểm soát đối với
các đối tượng này để giải quyết thực tiễn quản lý môi trường đang đặt ra bức thiết hiện
nay.
– Nội dung, trách nhiệm, phân công, phân cấp quản lý nhà nước về BVMT chưa
hợp lý, vẫn còn thiếu thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đi đôi với tăng cường
năng lực, phân định rõ trách nhiệm (một việc vẫn giao cho nhiều cơ quan chủ trì)nhất là
đối với việc quản lý rác thải đơ thị, nơng thơn, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố môi
trường. Các quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng trách nhiệm từ phía Nhà nước, thiếu
cơ chế phù hợp để phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, từng doanh nghiệp và
người dân trong công tác BVMT.
– Các nội dung BVMT được quy định trong nhiều luật khác nhau (như Luật đầu tư,
Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Luật tài nguyên nước, Luật khoáng sản, Luật quy
hoạch, Luật thủy lợi,…). Tuy nhiên, giữa các luật này nhiều điểm cịn có sự giao thoa,
10



chưa thống nhất, còn một số khoảng trống chưa được quy định đã ảnh hưởng tới hiệu quả
quản lý nhà nước về BVMT. Kết quả rà soát, đối chiếu quy định của các luật, nhóm luật
liên quan đến BVMT cũng cho thấy nhiều điều khoản, quy định trong Luật BVMT 2014
cần được xem xét sửa đổi, bổ sung để:
(i)
(ii)

Giải quyết xung đột giữa các luật trong quy định về BVMT;
Cập nhật để phù hợp, thống nhất với quy định của các luật khác ban hành

(iii)

sau năm 2014;
Cập nhật để phù hợp, thống nhất với dự thảo Luật đầu tư, Luật xây dựng
(sửa đổi) đang được hồn thiện, trình Quốc hội thông qua cùng với dự thảo
Luật này.

– Một số điều, khoản của Luật chỉ quy định về nguyên tắc nhưng không giao cơ
quan nào quy định chi tiết thi hành dẫn đến thiếu tính khả thi, khơng được triển khai trên
thực tiễn; công tác tổ chức triển khai thực hiện vẫn chưa hiệu quả,…

2. Phân tích những điểm mới giữa Luật bảo vệ môi trường 2020 và Luật bảo vệ
môi trường 2014.
2.1.

Cộng đồng dân cư là một chủ thể.

So với Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014, luật mới có những điểm mang tính đột

phá chính như lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác
bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định như một chủ thể
trong công tác bảo vệ môi trường. Với quy định này, Luật Bảo vệ môi trường 2020 kỳ
vọng sẽ góp phần phát huy hơn nữa vai trị của cộng đồng dân cư để nâng cao hiệu quả
công tác bảo vệ mơi trường.
Cụ thể là phát huy tính đồn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung, sự
sáng tạo và duy trì các sáng kiến gắn với địa bàn, lòng tự hào về truyền thống của làng
xóm, quê hương của cộng đồng dân cư đối với cơng tác bảo vệ mơi trường. Qua đó sẽ
hình thành, thúc đẩy và duy trì hiệu quả các mơ hình chung tay bảo vệ môi trường ngay
tại cơ sở như mơ hình đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp, phân loại rác tại nguồn;
bảo vệ môi trường trong hương ước…
11


Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực
tại chỗ cho công tác này mà cịn là lực lượng đóng góp, cung cấp thông tin, giám sát môi
trường nhanh và hiệu quả, giúp giải quyết kịp thời các vấn đề môi trường ngay từ khi mới
xuất hiện, nhất là các vấn đề môi trường liên quan trực tiếp đến số đông dân cư, ảnh
hưởng đến cuộc sống của cộng đồng như ô nhiễm mơi trường khơng khí, đất, nước, sự cố
mơi trường, rác thải…
Việc phát huy vai trò, tạo điều kiện thuận lợi đối với sự tham gia của cộng đồng
dân cư cũng nâng cao hiệu quả tham vấn, phản biện và quá trình thực hiện các quy định
về đánh giá tác động mơi trường, cấp giấy phép mơi trường, phịng ngừa, ứng phó sự cố
mơi trường.
2.2.

Quản lý theo tiêu chí mơi trường.

Luật BVMT 2020 đã ban hành một mục riêng (Mục 2, chương IV), từ Điều 28 đến
Điều 29 để quy định tiêu chí về mơi trường để phân loại dự án đầu tư, theo đó dự án đầu

tư được phân thành 04 (bốn) nhóm để thực hiện các thủ tục pháp lý về BVMT theo quy
định; Ngoài ra, Luật cũng quy định nhóm đối tượng dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ
tác động môi trường.
Luật BVMT năm 2020 cịn tiếp cận phương pháp quản lý mơi trường xun suốt,
khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí mơi trường; sàng lọc, khơng khuyến
khích các dự án không tuân theo quy luật tự nhiên, chiếm dụng lớn diện tích rừng, đất lúa,
tác động đến các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù
hợp theo từng giai đoạn từ việc xây dựng chiến lược, quy hoạch đến thực hiện dự án đầu
tư.
2.3.

Sức khỏe môi trường, giải pháp bảo vệ thành phần mơi trường.

Để kiểm sốt các yếu tố mơi trường có tác động đến sức khỏe con người, Luật đã
quy định nội dung quản lý các chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người;
quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong
theo dõi, kiểm sốt, phịng ngừa các chất ơ nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người
cũng như đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe môi trường với sức khỏe con người, đặc
biệt là mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với các loại bệnh dịch mới.
12


Để nâng cao hiệu quả việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi
trường nước mặt, Luật đã quy định việc lập và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi
trường nước mặt, môi trường khơng khí nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các thành phần
môi trường. Luật quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng, phê
duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường khơng khí; đánh giá,
theo dõi chất lượng mơi trường khơng khí và cơng khai thơng tin; cảnh báo cho cộng
đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng mơi trường khơng khí
bị ơ nhiễm; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng mơi trường

khơng khí bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
2.4.

Chất thải là tài nguyên.

Luật BVMT 2020 đã quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể
tích thay cho việc tính bình qn theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay. Cơ chế
thu phí này sẽ góp phần thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu rác thải phát sinh tại
nguồn do nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý rác thải phải nộp sẽ cao, thông
qua quy định rác thải sinh hoạt phải được phân làm 03 loại: (i) chất thải rắn có khả năng
tái sử dụng, tái chế; (ii) chất thải thực phẩm; (iii) chất thải rắn sinh hoạt khác. Để bảo đảm
tính khả thi của cơ chế này, Luật đã quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc
phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31 tháng
12 năm 2024.
2.5.

Quản lý tổng hợp, một việc một cơ quan, phân cấp.

Luật BVMT 2020 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả
nước thải vào cơng trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong giấy phép môi trường
nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên
nước; đồng thời giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Luật đã phân cấp
mạnh mẽ cho địa phương thông qua chế định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối
hợp với các Bộ có liên quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các
dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ quản
lý cơng trình xây dựng chun ngành (quy định hiện hành phân cấp các Bộ, ngành đều có
thể thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường). Quy định này sẽ bảo đảm quản lý
13



thống nhất tại địa phương, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, cấp phép sau này và
phù hợp với xu hướng phân cấp cho địa phương như hệ thống pháp luật hiện hành.
2.6.

Kiểm tốn mơi trường, thị trường cacbon, biến đổi khí hậu.

Luật BVMT 2020 đã bổ sung các quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn, trong đó xác định nội dung và trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính; bổ sung quy định về lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống
chiến lược, quy hoạch, thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ơdơn.
Luật BVMT 2020 đã bổ sung nội dung về phát triển kinh tế mơi trường, kiểm tốn
mơi trường nhằm tăng cường nguồn lực, năng lực, hiệu quả quản lý mơi trường. Trong đó
có các quy định về: chính sách về phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi
trường, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; mua sắm xanh; khai thác, sử dụng và
phát triển vốn tự nhiên; kinh tế tuần hoàn... được thể hiện tại các Điều 142 đến Điều 147.
Luật BVMT cũng đã bổ sung quy định Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm tốn trong
lĩnh vực mơi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và pháp luật có liên
quan tại Điều 160 Luật BVMT.
2.7.

Bảo vệ di sản thiên nhiên.

Luật đã dành một Mục riêng (Mục 4, chương II) để quy định về BVMT di sản
thiên nhiên, trong đó có các quy định về di sản thiên nhiên; việc xác lập, công nhận di sản
thiên nhiên; các nội dung về BVMT di sản thiên nhiên (điều tra, đanh giá, quản lý, trách
nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ di sản
thiên nhiên).
2.8.


Khai thác bền vững, phát triển vốn tự nhiên.

Luật BVMT 2020 đã bổ sung một chương về các công cụ kinh tế và nguồn lực cho
BVMT. Trong đó, đã bổ sung các chính sách về phát triển ngành công nghiệp môi trường,
dịch vụ môi trường, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên thực hiện mua sắm
xanh đối với dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước; thúc đẩy việc khai thác, sử
dụng và phát triển vốn tự nhiên; đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, bổ
14


sung chính sách về tín dụng xanh, trái phiếu xanh để huy động đa dạng các nguồn lực xã
hội cho BVMT.

15


KẾT LUẬN
Luật Bảo vệ môi trường 2020 phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý
môi trường. Thể chế hóa được chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy
sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế; bảo vệ môi trường không chỉ là phịng
ngừa, kiểm sốt, xử lý chất thải mà các hoạt động sản xuất, phát triển phải hài hòa, trong
đó, khuyến khích bảo vệ và phát triển tự nhiên. Luật đã định chế nội dung sức khỏe môi
trường, bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là mơi trường
khơng khí, mơi trường nước.
Từ nay cho đến những khoảng thời gian rất dài phía trước, những cải cách đột phá
trong Luật sẽ được hiện thực hoá, đi vào thực tiễn vừa phù hợp với những xu thế chung
của thế giới, vừa giữ nguyên lời hứa với cử tri, với người dân là không đánh đổi môi
trường lấy kinh tế.

16



TÀI LIỆU THAM KHẢO


Các cam kết về mơi trường bắt buộc thực hiện trong CPTPP và
EVFTA:
/>


8 vấn đề mơi trường cấp thiết cần được ưu tiên giải quyết?
/>


Điểm mới của Luật Bảo vệ mơi trường 2020
/>


Luật Bảo vệ mơi trường qua hơn 05 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ
những vướng mắc, bất cập, chồng chéo với một số hệ thống pháp luật
khác; một số điều, khoản của Luật thiếu tính khả thi:
/>


Luật Bảo vệ mơi trường 2014;



Luật Bảo vệ môi trường 2020.


17



×