Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây bời lời nhớt (Litsea glutinosa) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên và Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.9 KB, 5 trang )

Tạp chí Hóa học, 2018, 56(1), 60-64

Bài Nghiên cứu

DOI: 10.15625/vjc.2018-0005

Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của cây bời lời nhớt
(Litsea glutinosa) thu hái tại tỉnh Thái Nguyên và Thừa Thiên-Huế
Phạm Thị Ninh1,2, Trần Thị Phương Thảo1*
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

1

Học viện Khoa học Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam

2

Đến Tịa soạn 22-12-2017; Chấp nhận đăng 30-12-2017

Abstract
Litsea glutinosa samples collected from Thai Nguyen and Thua Thien-Hue province were investigated chemically
and biologically. As results: There were remarkable differences in chemical constituents and biological activities
between two Litsea glutinosa samples. Flavonoid glycosides, megastigmanes and aporphine alkaloids were isolated and
identified from the sample collected in Thua Thien Hue province, while no flavonoid glycosides, only three aporphine
alkaloids and some fatty acids and fatty acid esters were isolated from the sample collected in Thai Nguyen province.
The ethanol extract of sample from Thua Thien-Hue province showed a stronger α- glucosidase inhibition than that of
the sample from Thai Nguyen province. The in vivo antidiabetic activity of Thua Thien-Hue sample was evaluated. The
result was promising.
Keywords. Litsea glutinosa, chemical constituents, α- glucosidase inhibition, antidiabetic activity.

1. MỞ ĐẦU



Thiên Huế đã được chúng tôi thử nghiệm hoạt tính
hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm.

Bời lời nhớt là cây thuốc dân gian có tên khoa học là
Litsea glusinosa (Lour.) C. B. Rob thuộc họ Long
não (Lauraceae). Cây cịn có tên là mị nhớt, sàn thụ,
bời lời dầu, nhớt mèo. Cây cao từ 5-10 m, thân và
cành thường xanh quanh năm nên còn được gọi là
“cây thường xanh”. Ở nước ta, cây mọc ở bờ rào,
rừng còi, khắp nơi từ Lạng Sơn đến An Giang. Các
bộ phận của cây đều có chứa chất nhớt. Trên thế
giới, bời lời nhớt được phân bố ở miền Nam Trung
Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Indonesia, Campuchia
[1,][2]. Theo Đơng y, bời lời nhớt có vị đắng, thanh
nhiệt, tiêu sưng, trị viêm. Các bộ phận của cây đều
có tác dụng làm thuốc. Vỏ tươi giã nát dùng để chữa
bong gân, chấn thương, tụ máu, đau khớp, kiết lị, ỉa
chảy. Lá bời lời nhớt dùng chữa ung nhọt, áp se,
viêm vú, trị nhức đầu trong thiên đầu thống. Rễ
được dùng để trị viêm ruột, viêm tuyến mang tai,
mụn nhọt và đái tháo đường. Bột và quả còn dùng
làm sáp chế xà phòng, dùng làm chất kết dính trong
kỹ thuật làm giấy, hương nén, dùng để thắp đèn [1,]
[2].
Trong bài báo này chúng tôi công bố sự khác
nhau giữa thành phần hóa học và hoat tính ức chế
enzym α- glucosidase của cây Bời lời nhớt thu hái
tại tỉnh Thái Nguyên và Thừa Thiên Huế. Dịch chiết
cồn nước của vỏ cây bời lời nhớt thu hái tại Thừa

60 Wiley Online Library

2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và thiết bị
Phổ hồng ngoại (FT-IR) được đo dưới dạng viên nén
KBr trên thiết bị IMPACT 410 của hãng Nicolet
Hoa Kỳ. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1D- và 2DNMR được ghi trên máy Bruker Avance 500MHz
với TMS làm chất nội chuẩn cho 1H và tín hiệu dung
mơi làm chuẩn cho 13C-NMR. Phổ khối ESI-MS
được đo trên máy Agilent LC-MSD-Trap SL,
Varian. Sắc ký lớp mỏng (TLC) được thực hiện trên
bản mỏng silica gel Merck 60 F254. Sắc ký cột sử
dụng silica gel (Merck) cỡ hạt 0,043-0,063 và 0,0630,200 mm. Sắc ký cột: SiO2 cỡ hạt 197-400 mesh
(0,040-0,063 mm), pha đảo RP-18, Sephadex LH20, nhựa trao đổi ion Dianion HP- 20. Dung môi
được chưng cất qua cột trước khi sử dụng. Hiện màu
bản mỏng bằng đèn tử ngoại bước sóng 254 và 365
nm và thuốc thử vanilin/H2SO4 rồi hơ nóng ở 100 oC
cho đến khi hiện màu.
2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu Bời lời nhớt Thái Nguyên được thu hái vào

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim


Tạp chí Hóa học

Trần Thị Phương Thảo và cộng sự

tháng 10 năm 2014 và được xác định tên bởi nhà
thực vật học Ngô Văn Trại, nguyên cán bộ Viện

Dược liệu (Mẫu tiêu bản LGTN 10/2014). Mẫu
Thừa Thiên - Huế được thu hái tại Huế tháng 10
năm 2015 và được tiến sĩ Lê Công Sơn, Bảo tàng Cố
đô Huế xác định tên khoa học (mẫu tiêu bản LGH
10/2015). Cả hai mẫu tiêu bản trên được lưu giữ tại
Phòng Tổng hợp Hữu cơ- Viện Hóa học, Viện Hàm
lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.
2.3. Phương pháp thử hoạt tính ức chế enzym αglucosidase
Dựa trên phản ứng phân cắt cơ chất p-nitrophenyl- tác động của enzyme pnitrophenol có màu vàng. Enzyme -glucosidase và
chất đối chứng acarbose được sử dụng của hãng
Sigma.

p-glucosidase.
Phương pháp [3-6]
hoặc nước cất vô trùng đến nồng độ cuối cùng trong
phản ứng là 1024, 256, 64, 16, 4, 1 g/ml. Acarbose
được sử dụng làm chất đối chứng dương.
Ở mẫu đối chứng âm, mẫu thử được thay bằng
đệm phản ứng. Thí nghiệm được ủ ở nhiệt độ 37oC.
Sau 30 phút, phản ứng được dừng bằng 100 µl
Na2CO3. Độ hấp thụ của phản ứng được xác định
trên máy Tecan Genios với bước sóng 405 nm (A).
Khả năng ức chế enzyme -glucosidase của mẫu thử
được xác định bằng công thức:
Độ ức chế (%) = [A(đối chứng âm) – A(mẫu thử)]/A(đối
chứng âm) x 100%
IC50 (half maximal inhibitory concentration) là
nồng độ chất thử ức chế 50% hoạt động của enzyme
-glucosidase, được tính bằng phần mềm Table
curve.

2.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính hạ đường
huyết trên chuột được tiêm alloxan (in vivo)
Phép thử đánh giá hoạt tính hạ đường huyết trên

chuột được thực hiện tại Phịng thử nghiệm sinh
học-Viện Công nghệ Sinh học-Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam dựa trên phép thử hiện
đại đã được công bố ở tài liệu [7].
Mẫu nghiên cứu: Dịch chiết cồn nước của vỏ
lồi bời lời nhớt (EtOH)
Hóa chất: Alloxan monohydrat (Sigma Aldrich)
Động vật: Chuột nhắt trắng thuần chủng dịng
BALB/c khoẻ mạnh, khơng mắc bệnh, có khối lượng
từ 22-26g được nuôi tại khu nuôi động vật của Viện
Công nghệ sinh học-Viện Hàn lâm KH & CN Việt
Nam. Chuột được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước
uống tự do.
Dụng cụ thí nghiệm: Kim cong đầu tù dùng để
uống, kim tiêm và các thiết bị phụ trợ khác.
Thiết bị xác định nồng độ glucose: Nồng độ
glucose trong huyết thanh chuột được định lượng
bằng phương pháp so màu, thực hiện trên máy định
lượng sinh hoá bán tự động AU680 của hãng
Beckman Coulter.
Tiến hành:
Gây tăng đường huyết cho 35 con chuột bằng
cách tiêm alloxan monohydrat nồng độ 180
mg/kgP/01 lần duy nhất (chuột được nhịn đói hồn
tồn trước đó 12 giờ). Lấy máu định lượng glucose
trong huyết thanh sau 48 giờ (2 ngày) tiêm alloxan

monohydrat, chuột được nhịn đói hồn tồn trước đó
12 giờ. Sau khi định lượng glucose chọn những con
chuột có hàm lượng glucose trong huyết thanh lớn
hơn hoặc bằng 150 mg/dL thì được coi là mắc bệnh
tiểu đường hoặc có hàm lượng glucose trong huyết
thanh lớn hơn hoặc bằng 8 mmol/L thì được coi là
mắc bệnh tiểu đường. 24 con chuột thí nghiệm (được
lựa chọn trong tổng số 35 con chuột được tiêm
alloxan) được chia thành 4 lơ thí nghiệm (lơ 2-5) (6
con/lơ) sao cho các lơ có trị số glucose huyết thanh
trung bình ban đầu tương đương nhau và bắt đầu cho
uống hoạt chất nghiên cứu cùng với 6 con đối chứng
sinh lý (chuột không gây tăng đường huyết-lô 1).
Các lô được chia như sau:
Lô 1 (Chuột không gây tăng đường huyết): uống
nước (0,2-0,3 ml/con/ngày).
Lô 2 (Chứng bệnh lý): uống nước (0,2-0,3
ml/con/ngày).
Lô 3 (Chứng tham khảo): uống acarbose liều 5
mg/kgP/ngày (0,2-0,3 ml/con/ngày).
Lô 4 (uống dịch chiết EtOH liều 250
mg/kgP/ngày (0,2 - 0,3 ml/con/ngày).
Lô 5 (uống dịch chiết EtOH liều 500
mg/kgP/ngày (0,2 - 0,3 ml/con/ngày).
Cho chuột uống mẫu thử (lô 4, 5), acarbose (lô
3) hoặc nước (lô 1, 2) trong 9 ngày, mỗi ngày cho
chuột uống 1 lần vào buổi sáng. Cân trọng lượng và
lấy máu chuột trong ngày đầu tiên. Ngày thứ 9, sau 1
giờ uống mẫu thử lần cuối cùng, cân trọng lượng


© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

61


Bài Nghiên cứu
chuột và lấy máu chuột trong các lô để định lượng
glucose trong máu chuột (chuột đã được nhịn đói 12
giờ trước khi thí nghiệm). Đánh giá tác dụng của
hoạt chất dựa vào độ ổn định của trọng lượng chuột
và sự giảm nồng độ glucose trong huyết thanh trước
và sau khi cho uống hoạt chất.
2.5. Phương pháp thử độc tính cấp
Phương pháp thử độc tính cấp được tiến hành theo
tài liệu [8].
Động vật thí nghiệm
- Lồi: Chuột nhắt trắng thuần chủng giống
BALB/c
- Cân nặng: 20±2g
- Số lượng: 70 chuột
- Nguồn gốc: Phịng Thử nghiệm sinh học, Viện
Cơng nghệ sinh học.
- Điều kiện chăm sóc: ĐVTN được ni trong
điều kiện chuồng thoáng mát, đảm bảo vệ sinh, chế
độ ăn uống theo nhu cầu của chuột.
- Cân nặng: Tất cả ĐVTN trước khi tiến hành thí
nghiệm được theo dõi cân nặng.
+ Thử sơ bộ

- Cách xử lí và chuẩn bị mẫu thử: Mẫu pha trong
nước cất.
- Thăm dò ở mức liều khơng làm chết chuột thí
nghiệm: Dùng 10 con chuột, cho mỗi con uống 0,4
ml mẫu thử x 1 lần tương đương mức liều 10 g mẫu
thử/kg chuột. Sau 24 giờ theo dõi, khơng có chuột
thí nghiệm bị chết.
+ Thử nghiệm chính thức
- Các mức liều thử nghiệm:
Lơ 1: Uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
bời lời nhớt liều 10 g/kg trọng lượng cơ thể.
Lô 2: Uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
bời lời nhớt liều 12 g/kg trọng lượng cơ thể.
Lô 3: Uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
bời lời nhớt liều 14 g/kg trọng lượng cơ thể.
Lô 4: Uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
bời lời nhớt liều 16 g/kg trọng lượng cơ thể.
Lô 5: Uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
bời lời nhớt liều 18 g/kg trọng lượng cơ thể.
Lô 6: Uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
bời lời nhớt liều 20 g/kg trọng lượng cơ thể.
Lô 7: Uống nước dùng để pha cao chiết.
Sau khi uống cao chiết ethanol-nước vỏ và cành
loài bời lời nhớt khoảng 1 giờ, chuột được ni
dưỡng bình thường trở lại (cho ăn, uống tự do) và
theo dõi liên tục trong 72 giờ để xác định số chuột
chết trong từng lơ và tính giá trị LD50.
Tiến hành
- Chuột được nhịn ăn 15-18 giờ trước khi thí
nghiệm, nước uống theo nhu cầu. Kiểm tra cân nặng

trước khi thử nghiệm. Chuột đạt các yêu cầu về cân

Hoạt tính sinh học và thành phần…
nặng được đưa vào thử nghiệm.
- Cách dùng: Đưa mẫu thử được pha trong nước
theo đường uống. Lấy thể tích mẫu thử theo quy
định đưa thẳng vào dạ dày chuột bằng kim cong đầu
tù.
- Lịch theo dõi: Theo dõi biểu hiện của chuột sau
khi uống trong vòng 12 h đầu và theo dõi hoạt động
của ĐVTN trong thời gian 7 ngày sau khi uống. Xác
định số chuột chết các thời điểm sau khi uống 12h, 1
ngày, 2 ngày, 3 ngày và 7 ngày.
Công thức tính giá trị LD50
Xác định LD50 được tiến hành theo phương pháp
của Karber như sau:
LD50 = LD - Σa×b/N
Trong đó: LD50: Liều chết 50 % động vật thí
nghiệm; LD100: Liều thấp nhất gây chết 100% động
vật thí nghiệm; N: Số động vật trong một nhóm;
a: Sự khác biệt về liều giữa hai liều liên tiếp; b: Tỷ
lệ tử vong trung bình của hai nhóm liên tiếp.
2.6. Chiết tách các chất
Mẫu vỏ và cành bời lời nhớt thu hái tại Thừa Thiên
Huế được sấy khô ở 40oC, xay nhỏ thu được 1,7 kg;
ngâm chiết với MeOH/nước (80/20) ở nhiệt độ
phòng. Ngâm chiết (4 x 2 lít), thời gian 4h/ 1 lần
chiết, dịch chiết được cất loại dung môi thu được
cao chiết tổng. Cao chiết tổng được chiết phân lớp
với dung môi n-hexan, EtOAc, n-butanol. Các

dịch chiết được cất loại dung môi thu được cao
chiết tương ứng với khối lượng là n-hexan (5 g),
EtOAc (10 g) và n-BuOH (60 g). Phân lập các cao
chiết bằng phương pháp sắc ký cột thường, sắc ký
cột nhanh với các chất hấp phụ silica gel,
sephadex LH-20, RP-18 và các hệ dung mơi thích
hợp thu được 07 chất sạch thuộc khung aporphine
alkaloid.
Mẫu lá bời lời nhớt thu hái tại Thừa Thiên Huế
sau khi đã được sấy khô, nghiền nhỏ thu được 2,2 kg
bột mịn. Ngâm chiết với EtOH/nước (80/20) ở nhiệt
độ phịng (4x3 lítx4h), cất loại dung môi dưới áp
suất giảm thu được cao chiết tổng. Chiết phân lớp
cao chiết tổng với n-hexan, EtOAc và phần dịch
nước giữ lại. Các dịch chiết được cất loại dung môi
thu được cao chiết tương ứng n-hexan (30 g), EtOAc
(40 g), phần dịch nước giữ lại (100 g). Phân lập các
cao chiết bằng phương pháp sắc ký cột thường,
sắc ký cột nhanh với các chất hấp phụ như: silica
gel, sephadex LH-20, RP-18 với các hệ dung mơi
thích hợp thu được 07 chất sạch thuộc khung
flavonoid glycoside và megastimane.
Mẫu vỏ và cành bời lời nhớt thu hái tại Thái
Nguyên được sấy khô ở 40 oC, xay nhỏ thu được 5,0
kg. Chiết lần lượt với các dung mơi có độ phân cực

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de


62


Tạp chí Hóa học
tăng dần (n-hexane, ethyl acetate, metanol và
metanol/nước = 1:1) thu được các cặn dịch chiết
tương ứng với khối lượng lần lượt là 21 g, 13g, 650
g và 450 g. Phân lập các chất sạch từ các cao chiết
bằng các phương pháp sắc ký cột thu được 10 chất,
trong đó có 3 aporphine alkaloid, cịn lại là các alcol
và acid béo.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trần Thị Phương Thảo và cộng sự
acarbose (5 mg/kg) và dịch chiết cồn-nước liều 250
và 500 mg/kg khơng có sự giảm thể trọng ( P >
0.05).
Bảng 1: Ảnh hưởng của dịch chiết cồn-nước lên
trọng lượng cơ thể chuột bị tiểu đường.

STT

Nhóm thí nghiệm

Trọng lượng chuột (g)
Ngày 1

Ngày 9

3.1. Thành phần hóa học


I

Chuột khỏe mạnh 23,45±1,38 23,05±0,89

Từ kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của
hai mẫu bời lời nhớt thu hái tại Thừa Thiên- Huế và
Thái Nguyên có thể rút ra những nhận xét như sau:
Chỉ thu được các hợp chất alkaloid khung aporphine
từ vỏ và cành của hai mẫu này, trong khi ở mẫu lá
của cả hai mẫu đều khơng có alkaloid. Từ mẫu Thừa
Thiên - Huế đã tách chiết và xác định cấu trúc hóa
học của 7 alkaloid, trong đó có 3 alkaloid được tách
ở dạng muối [9]. Từ vỏ và cành của mẫu Thái
Nguyên chỉ thu được 3 alkaloid trùng với 3 alkaloid
đã thu được ở mẫu thừa Thiên- Huế.
Có sự khác biệt rất rõ trong thành phần hóa học
từ lá của hai mẫu trên. Từ lá của mẫu Thừa Thiên
Huế đã tách và xác định được 4 flavonoid glycoside
và 2 megastimane, trong khi từ mẫu lá của mẫu Thái
Ngun khơng có flavonoid glycoside và
megastimane mà chỉ thấy một số chất ít phân cực
như alcol và este béo [10].

II

Chuột bị tiểu
đường

3.2. Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase


III

22,78±1,29 23,38±1,26

(5 mg/kg)

IV

Chuột bị tiểu
đường uống cao
EtOH
(250 mg/kg)

22,60±1,43 22,50±0,35

V

Chuột bị tiểu
đường uống cao
EtOH (500
mg/kg)

23,38±1,33 24,10±1,08

Bảng 2: Kết quả xác định nồng độ glucose trong
huyết thanh của chuột bị tiểu đường trong ngày thứ
1 và sau ngày thứ 9 được uống dịch chiết cồn-nước

Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của dịch

chiết ethanol/nước 80:20 từ mẫu Thừa Thiên-Huế
(IC50 = 194,9 µg/ml) mạnh hơn hoạt tính của mẫu
Thái Nguyên ( IC50 > 256 µg/ml). Acarbose được
dùng làm chất đối chứng dương (IC50 165 µg/ml).

STT

3.3. Hoạt tính hạ đường huyết trên động vật thực
nghiệm
Dịch chiết cồn-nước 80:20 của mẫu vỏ và cành cây
bời lời nhớt Thừa Thiên-Huế được chọn để đánh giá
hoạt tính chống bệnh tiểu đường trên động vật thực
nghiệm. Q trình thực nghiệm mơ tả trong phần
thực nghiệm với hai liều 250 và 500 mg/kg thể trọng
chuột. Ảnh hưởng của dịch chiết cồn-nước vỏ và
cành mẫu bời lời nhớt Thừa Thiên-Huế đối với thể
trọng chuột được đưa ở bảng 1. Bảng 1 cho thấy
chuột bị gây đái tháo đường bằng alloxan có sự giảm
thể trọng từ 22,85 g/con ở ngày 1 xuống 20,00 g/con
ở ngày 9. Sự giảm này có ý nghĩa thống kê (P <
0,05). Trong khi chuột bị tiểu đường cho ăn

Chuột bị tiểu
đường uống
acarbose

22,85±1,89 20,00±0,87

Nồng độ glucose
(mmol/L)


Nhóm thí nghiệm

Ngày 1

Ngày 9

I

Chuột khỏe mạnh

5,15±0,18 5,02±0,18

II

Chuột bị tiểu
đường

19,30±6,31 18,07±7,25

III

Chuột bị tiểu
đường uống
acarbose

19,42±6,83 10,10±3,92

(5 mg/kg)
IV


18,70±7,75 10,94±3,75
Chuột bị tiểu
đường uống cao
EtOH (250 mg/kg)

V

19,04±9,14 9,90±1,62
Chuột bị tiểu
đường uống cao
EtOH (500 mg/kg)

Bảng 2 là nồng độ glucose trong huyết thanh
chuột thử nghiệm ở ngày 1 và ngày 9. Bảng 2 cho
thấy chuột bị tiểu đường uống acarbose và dịch chiết

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

63


Bài Nghiên cứu

Hoạt tính sinh học và thành phần…

cồn-nước có nồng độ glucose giảm có ý nghĩa thơng
kê (P < 0,05) so với nhóm chứng bệnh lý.

3.4. Kết quả thử độc tính cấp
Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của dịch chiết cồn
nước vỏ cây bời lời nhớt L. glutinosa thu hái tại
Thừa Thiên- Huế cho thấy ở lô 1 và lô 2 (chuột uống
10 và 12 g dịch chiết cồn-nước/kg thể trọng) sau 72
giờ chuột di chuyển và ăn bình thường (bảng 3). Ở
lơ 3 và 4 (chuột uống 14 và 16 g dịch chiết cồnnước/kg thể trọng) sau 72 giờ chuột ít di chuyển và
ăn bình thường. Ở lô 5 và lô 6 (chuột uống 18 và 20
g dịch chiết cồn-nước/kg thể trọng) sau 72 giờ chuột
ít di chuyển, giảm ăn uống, một số con có hiện
tượng đi ngồi. Riêng ở lơ 6 (uống 20 g dịch chiết
cồn-nước/kg thể trọng) có một con bị chết. Liều
LD50 được xác định là > 20 g/kg thể trọng chuột.
Như vậy có thể coi dịch chiết này là an toàn.
Bảng 3: Số lượng chuột chết, biểu hiện bên ngoài
của chuột khi uống dịch chiết cồn-nước vỏ và cành
cây bời lời nhớt


Số chuột chết
trong vịng
g/kgP 72 giờ (con)
Mẫu

Biểu hiện bên ngồi
trong vịng 0-72 giờ

1

10


0

Chuột di chuyển, ăn
bình thường

2

12

0

Chuột di chuyển, ăn
bình thường

3

14

0

Chuột di chuyển, ăn
bình thường

4

16

0


Chuột di chuyển, ăn
bình thường

0

Chuột ít di chuyển,
giảm ăn uống, một
số con có hiện tượng
bị đi ngồi

1

Chuột ít di chuyển,
giảm ăn uống, một
số con có hiện tượng
bị đi ngoài

5

6

18

20

4. KẾT LUẬN
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy trong hai mẫu

bời lời nhớt thu ở tỉnh Thái Nguyên và Thừa ThiênHuế thì cây bời lời nhớt ở Thừa Thiên -Huế có tiềm
năng để phát triển thành một chế phẩm có tác dụng

hạ đường huyết, dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh
tiểu đường.
Lời cảm ơn. Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn
Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đã
tài trợ kinh phí cho đề tài này (Mã số đề tài:
VAST04.03/15-16).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pham Hoang Ho. An illustrated flora of Vietnam, page
356, Young Publishing House, Ho Chi Minh City,
1999.
2. Vo Van Chi. Dictionary of Vietnamsese Medicinal
plant, Medical publishing house, page 130, 1999.
3. Y. M. Kim, M. H. Wang, H. I. Rhee. A novel αglucosidase inhibitor from pine bark, Carbohydr. Res.,
2004, 339, 715-717.
4. T. Li, X. D. Zhang, Y. W. Song, J. W. Liu. A
microplate-based screening method for -glucosidase
inhibitors, Nat. Prod. Res. Dev., 2005, 10, 1128-1134.
5. H. Chen, X. Yan, W. Lin, L. Zheng, W. Zhang. A new
method for screening α-glucosidase inhibitors and
application
to
marine
microorganisms,
Pharmaceutical Biology, 2004, 42(6), 416-421.
6. W. Hakamata, M. Kurihara, H. Okuda, T. Nishio T.
Oku. Design and screening strategies for alphaglucosidase inhibitors based on enzymological
information, Curr. Top. Med. Chem., 2009, 9(1), 3-12.
7. Yananrday R, Colac H. Effect chard (Beta vulgaris L.
varcicla) on blood glucose level in normal and
alloxan-induced diabetic rabbit, J. Ethnophamacol.,

1998, 4, 309-311.
8. J. S. Akhila, S. Deepa, M. C. Alwar. Acute toxicity
studies and determination of median lethal dose, Curr.
Sci., 2017, 93, 917-920.
9. Tran Thi Phuong Thao, Pham Thi Ninh, Tran Van Loc,
Nguyen Tuan Thanh, Tran Van Sung. Chemical
constituents, cytotoxic and α-glucosidase inhibitory
activity of the isolated compounds from Litsea
glutinosa collected in Thua Thien-Hue province,
Vietnam, Chemistry of Natural Compounds, Accepted
6/2017.
10. Pham Thi Ninh, Nguyen Thi Luu, Nguyen The Anh,
Tran Van Loc, Nguyen Thi Ha Mi, Tran Thi Phuong
Thao, Tran Van Sung. Chemical constituents of the
barks of Litsea glutinosa collected in Thai Nguyen
province, Vietnam, Vietnam Journal of Chemistry,
2015, 53(5), 652-656.

Liên hệ: Trần Thị Phương Thảo
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
E-mail:
© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

64




×