Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HOÁ SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.9 KB, 9 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HOÁ SINH HỌC CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Đỗ Ngọc Liên.
- Chức danh, học hàm, học vị: Giáo Sư, Tiến Sĩ, Giảng viên cao cấp.
- Thời gian, địa điểm làm việc: 5 ngày/tuần. Phòng 134. Bộ môn Hoá sinh và
Phòng miễn dịch Trung tâm Nghiên cứu Khoa học sự sống, Khoa sinh học,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
- Địa chỉ liên hệ: Số 11 Đội Cung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nôi.
- Hướng nghiên cứu chính: Hoá Sinh, Miễn dịch, Sinh học Phân tử.
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Hoá sinh học các hợp chất có hoạt tính sinh học.
- Mã môn học:
- Số tin chỉ: 2
- Giờ tính chỉ đối với các hoạt động học tập:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 25 tiết.
+ Thảo luận: 2
+ Tự học: 3 tiết.
- Đơn vị phụ trách môn học:
+ Bộ môn: Sinh lý thực vật và Hoá Sinh.


+ Khoa: Sinh học.
- Môn học tiên quyết: Sinh học, Hoá sinh học.
- Môn học kế tiếp: Dược lý và Độc học.
3. Mục tiêu của môn học:
Sinh viên sau khi học sẽ tiếp thu được các kiến thức sau:

2
- Bản chất cấu trúc hoá học, chức năng sinh học và sự phân bố của các hợp chất
tự nhiên có hoạt tính sinh học, có bản chất protein và phi protein từ nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
4.Tóm tắt nội dung môn học:
- Phân tích các hợp chất có hoạt tính sinh học bản chất là protein như Enzim và
các chất ức chế, hormon, lectin và ứng dụng của chúng.
- Cấu trúc gen, bản chất hoá học, cơ chế tác dụng và ứng dụng trong y dược,
nông nghiệp, chức năng sinh học và ứng dụng của các hợp chất cytokin của hệ tế bào
miễn dịch.
- Cấu tạo hoá học, phân bố và sinh tổng hợp một số hợp chất (phi protein có
hoạt tính sinh học từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ chế sinh học và ứng dụng.
- Các loại độc tố từ tài nguyên thiên nhiên, cơ chế sinh học và ứng dụng.
5. Nội dung chi tiết môn học:
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
A- CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC BẢN CHẤT PROTEIN
Chương 1. CÁC LOẠI ENZYME PROTEASE TỪ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ
VI SINH VẬT
1.1. Các protease từ thực vật: Sự định khu tế bào, chức năng sinh học, phân
loại, xác định hoạt động, phát hiện, tinh chế và ứng dụng.
1.2. Các protease từ động vật: Các protease dịch tiêu hoá, rennin ứng dụng cho
chế biến phomát và công nghệ thực phẩm
1.3. Các protease từ vi sinh vật: Phân bố tự nhiên, tinh chế và sử dụng trong y
dược và công nghệ thực phẩm.

1.4. Công nghệ tái tổ hợp protease cho y học và công nghệ thực phẩm
Chương 2. CÁC CHẤT KÌM HÃM PROTEASE CÓ BẢN CHẤT PROTEIN (PPI)
2.1. Chất kìm hãm protease từ họ đậu (STI, BBI) và các dạng từ nguồn thực vật
khác.
2.2. Cơ chế hoạt động sinh học, tách, tinh chế, xác định hoạt độ và ứng dụng.
2.3. Vai trò của các chất kìm hãm protease trong dinh dưỡng, trong y học và
dược học.

3
2.4. Một số cơ chế tác động kìm hãm ung thư của các chất kìm hãm protease.
2.5. Công nghệ tái tổ hợp chất kìm hãm protease cho y học và nông nghiệp.
Chương 3. CÁC ENZYM AMYLOTIC
3.1. Nguồn gốc các amylase từ thực vật, phân bố từ các nguồn thiên nhiên và
phân loại.
3.2. Vai tro điều hoà trao đổi chất của các enzym amylolytic.
3.3. Các phương pháp xác định hoạt độ amylase.
3.4. Tách tinh chế và tạo các amylase tái tổ hợp có đặc tính chuyên biệt.
Chương 4. CÁC CHẤT KÌM HÃM AMYLASE
4.1. Chất kìm hãm α-AI từ thực vật, ý nghĩa sinh học và môi trường.
4.2. Tách tinh chế và mô tả tính chất phân tử của các α-AI.
4.3. Công nghệ chuyển gen α-AI trong thực vật nhằm bảo vệ thu hoạch, chống
sâu mọt.
4.4. Mối quan hệ về di truyền học giữa (α-AI, lectin và một số chất hoạt tính
sinh học khác.
Chương 5. HORMON VÀ CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ TRAO ĐỔI CHẤT
5.1. Bản chất hoá học, chức năng điều hoà trao đổi chất ở động vật và thực vật.
5.2. Hormon có bản chất protein, các cơ chế điều hoà trao đổi chất ở người và
động vật.
5.3. Hormon có bản chất phi protein, các cơ chế điều hoà trao đổi chất ở thực
vật.

5.4. Các bệnh lý rối loạn trao đổi chất hormon: béo phì, tiểu đường, tim mạch
và ung thư.
5.5. Công nghệ di truyền sản xuất hormon tái tổ hợp và ứng dụng.
Chương 6. LECTIN, CÁC CHẤT KẾT DÍNH VÀ VAI TRÒ TƯƠNG TÁC
TRAO ĐỔI CHẤT
6.1. Lịch sử phát minh, phân bố trong thiên nhiên và vai trò sinh học.
6.2. Tách, tinh chế, và các tính chất của lectin và chất kết dính tương tự lectin.
6.3. Hoạt tính sinh học và hoạt tính miễn dịch của lectin.
6.4. Chất kết dính và cơ chế tương tác miễn dịch.

4
6.5. Các ứng dụng của lectin và các chất kết dính tương tự lectin trong Y học,
miễn dịch và nông nghiệp.
Chương 7. CÁC HỢP CHẤT CYTOKIN VÀ ĐIỀU HOÀ MIỄN DỊCH
7.1. Các Interferon, cấu trúc gen, bản chất hoá học, chức năng sinh học và ứng
dụng y học.
7.2. Các chất kích thích quần lạc tế bào, cấu trúc gen, bản chất hoá học, chức
năng sinh học và ứng dụng y học.
7.3. Các chất Interleukin, hệ gen, cấu trúc hoá học, chức năng sinh học và ứng
dụng y học.
7.4. Các chất INF (yếu tố hoại tử tế bào ung thư), hệ gen, cấu trúc hoá học,
chức năng và ứng dụng y học.
7.5. Kỹ thuật tách dòng một số dạng Cytokin dùng cho y học chữa bệnh và
nông nghiệp.
Phần 2:
B – CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC PHI PROTEIN
Chương 8. CÁC SẢN PHẨM THỰC VẬT THỨ SINH
8.1. Terpen và Terpenoid: Cấu tạo hoá học, phân bố và sinh tổng hợp.
8.2. Alkaloid: Cấu tạo hoá học, phân bố và sinh tổng hợp.
8.3. Các hợp chất Phenolic: Cấu tạo hoá học, phân bố và sinh tổng hợp.

8.4. Hoạt động chống tổn thương oxy hoá và các hoạt tính sinh học khác của
hợp chất thứ sinh.
8.5. Tách, tinh chế, phân tích cấu trúc của một số hợp chất thứ sinh.
8.6. Các hợp chất Phytohormon, bản chất hoá học, chức năng sinh học và ứng
dụng.
8.7. Công nghệ sinh học và ứng dụng y học, nông nghiệp của các hợp chất thứ
sinh.
Chương 9. CÁC ĐỘC TỐ TỪ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
8.1. Các dạng độc tố từ thực vật, nấm và tảo. Cấu trúc hoá học, độc tính và sự
phân bố trong tự nhiên.
8.1.1. Độc tố thực vật, cơ chế gây độc.
8.1.2. Độc tố từ nấm và vi nấm.

5
8.1.3. Độc tố từ tảo nước ngọt và tảo biển
8.2. Các dạng độc tố từ động vật
8.2.1. Độc tố từ cá nóc: Cấu tạo hoá học, cơ chế gây độc, tách và
tinh chế.
8.2.2. Độc tố từ một số dạng động vật khác.
8.3. Các ứng dụng của độc tố trong Y học và Sinh học.
6. Học liệu
Học liệu bắt buộc
1. Đỗ Ngọc Liên (2007) Bài giảng (in laser) Hoá sinh học các hợp chất có hoạt tính
sinh học.
2. Đỗ Ngọc Liên (2007), Biochemistry of plant bioactive compounds. NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
3. Buchanan, B.B., Gruissem WW., Jones R.L. (2000). Biochemistry & Molecular
Biology. American Society of Plant Physiol. Rock. Maryland.
Học liệu tham khảo
4. Barret, AJ. (1986). The classes of Proteolytic enzymes Dalling MJ.eds CRS press.

Boca. Ratom, 1-16.
5. Goodwin &Mercer (1989). Introduction to plant biochemistry 2
nd
edition.
Pergamon press.
6. Nelson L.D., Cox.MM (2004). Lehninger Principles of Biochemistry.
7. Sharon.N., Golstein J.J., Eds (1986). The lectins: Properties, functions and
applications in biology and medicine, Acad.Press.Inc.USA.
8. Janeway C.A., Traver P., Walport M., Shlomchik M (2001). Immunobiology.
Garland Pub.USA.






7. Hình thức tổ chức dạy học

6
7.1 . Lịch trình chung
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học

Kiến thức lõi
1
Lý thuyết chương

1
Chuẩn bị học liệu bắt
buộc và tham khảo,
chương I học lịêu 1
và tham khảo 3
Lên lớp
Các Protease từ
thực vật, động
vật và vi sinh vật

2
Lý thuyết chương
2
- Đọc chương 2, học
liệu [1]
- Chương 9, học liệu
[3] mục 9.4, 9.5
Lên lớp
Tách tinh chế và
ứng dụng các
chất kìm hãm
protease
3
Lý thuyết chương
3
- Đọc chương 3, học
liệu [1]
- Đọc chương 13,
học liệu [3] mục 13.1
→ 13.7



Lên lớp
Phương pháp xác
định hoạt độ
amylase, tách
tinh chế, tạo các
amylase tải tổ
hợp.
4
Lý thuyết chương - Đọc chương 4, học
Lên lớp
Tách, tinh chế và
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học mô học
Lên lớp
Thực hành
thí nghiệm
điền dã
Tự học,
tự nghiên
cứu
Tổng
Lý thuyết Bài tập
Thảo
luận
Chương 1 2 2
Chương 2 2 2
Chương 3 2 2
Chương 4 2 2

Chương 5 4 4
Chương 6 5 1 1 7
Chương 7 6 1 1 8
Chương 8 2 1 3
Tổng 20 2 3 30

7
4
liệu [1]
- Đọc chương 13,
học liệu [3] mục 13.6
→ 13.9
mô tả tính chất
của α-
AI từ thực
vật, công nghệ
chuyền gen α-AI

5
Lý thuyết chương
5
- Chuẩn bị chương
5, học liệu [1]
- Tham khảo chương
17, mục 17.1 →
17.6, học liệu [3]
Lên lớp
Tách, tinh chế
lectin và các chất
kết dinh tương

6
Lý thuyết chương
5
- Đọc tài liệu học
liệu [1], chương 6.
- Đọc trước tài liệu
tham khảo, học liệu
[4]
- Tham khảo chương
23 học liệu [6].
Lên lớp
Hoạt tính sinh
học và hoạt tính
miễn dịch của
lectin, ứng dụng
của lectin trong
Nông nghiệp, y
học
7
Lý thuyết chương
6
- Đọc tài liệu
chương 6.
- Đọc chương 5, học
liệu [2]

Lên lớp và tự
học
Cấu
trúc gen bản

chất hoá học,
chức năng của
các Cytokin
8
Lý thuyết chương
6
- Đọc chương 6 học
liệu [2].
- Tham khảo tài liệu
(học liệu [7])
Lên lớp và tự
học
Cấu trúc gen,
bản chất hoá
học, chức năng
và ứng dụng của
các Interleukin,
các chất TNF
Tuần
9
Lý thuyết chương
6
-
Tham khảo học liệu
[6])
Thảo luận
Kỹ thuật tách
dòng một số
dạng Cytokin
dùng cho y học

chữa bệnh
Tuần
10
Lý thuyết chương
7
- Đọc chương 7 học
liệu [1].
-
Tham khảo học liệu
[8], chương 8
Lên lớp
Cấu tạo hoá học,
phân bố và sinh
tổng hợp terpen
và terpenoid
Tuần Lý thuyết chương - Đọc tiếp chương 8
Lên lớp
Cấu tạo hoá học,

8
11
7
và học liệu [8].

phân bố và sinh
tổng hợp terpen
và terpenoid
Tuần
12
Lý thuyết chương

7
Thực hành trong
phòng thí nghiệm

Lên lớp
Cấu tạo hoá học,
phân bố và sinh
tổng hợp
Phenolic
Tuần
13
Lý thuyết chương
7
- Đọc tài liệu học
liệu [1], chương 7
học liệu [2] chương 6


Lên lớp và tự
học
Hoạt tính chống
oxy hoá của các
chất thứ sinh
Tuần
14
Lý thuyết chương
7
- Đọc tài liệu
chương 8 học liệu [2]



Lên lớp thảo
luận
Tách tinh chế,
phân tích cấu
trúc của một số
hợp chất thứ sinh

Tuần
15
Lý thuyết chương
8
- Đọc tài liệu
chương 24 học liệu
[3]
- Đọc chương 6 học
liệu [5]

Lên lớp
Các độc tố có
nguồn gốc từ
thực vật, nấm,
tảo và ứng dụng
trong y học và
sinh học

8. Yêu cầu giảng viên đối với môn học
- Giảng dạy có máy chiếu Powerpoint.
- Yêu cầu đối với sinh viên: phải chuẩn bị phần thảo luận và trình bày phần tự
học bằng cách nộp tiểu luận theo yêu cầu bài giảng.

9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm: điểm kiểm tra giữa
kỳ: 20%; điểm tiểu luận: 20%; điểm thi kết thúc môn học: 60%.
9.2. Lịch thi và kiểm tra;
- Kiểm tra giữa kỳ môn học và thi kết thúc môn học (kể cả thi lại).
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
sinh viên:

9
- Hiểu bài về lý thuyết thông qua điểm tiểu luận hoặc điểm kiểm tra giữa kỳ,
khả năng thực hành và điểm thi kết thúc môn học.


×