Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Giáo trình Thiết kế web (Nghề: Quản trị mạng máy tính - Cao đẳng) - Trường CĐ Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 145 trang )

v

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VIỆT – ĐỨC
---------o0o---------

GIÁO TRÌNH

Mơ đun: THIẾT KẾ WEB
NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Trình độ: CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 120/QĐ-TCDN ngày 25 tháng 02 năm
2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề)

Hà Tĩnh, năm 2017


2

MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................ Error! Bookmark not defined.
LỜI GIỚI THIỆU ............................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
MÔ ĐUN THIẾT KẾ WEB ............................................................................... 5
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ WWW – NGÔN NGỮ HTML ................................. 6
1. Lịch sử World Wide Web (www) ................................................................ 6
1.1. Giới thiệu về World Wide Web (www) ................................................. 6
1.2. Giới thiệu về URL: ................................................................................ 7
1.3. Giới thiệu về HTTP ............................................................................... 8
2. Nhập môn ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language) ..................... 9
3. Trang và văn bản trên trang ....................................................................... 10


4. Ngôn ngữ đặc tả Script .............................................................................. 11
4.1. Khai báo biến: ..................................................................................... 11
4.2. Toán tử: ............................................................................................... 12
4.3. Các cấu trúc điều kiện ......................................................................... 12
4.4. Các cấu trúc lặp ................................................................................... 14
4.5. Khai báo hàm và thủ tục: ..................................................................... 15
4.6. Một số hàm thông dụng trong ASP: .................................................... 15
5. CSS (Cascading Style Sheets) ................................................................... 16
5.1. Cú pháp CSS ....................................................................................... 16
5.2. Các thuộc tính trong CSS .................................................................... 16
5.3. Sử dụng CSS trong trang HTML ......................................................... 18
BÀI 2: THIẾT KẾ WEB TĨNH ........................................................................ 20
1. Tổng quan: ................................................................................................ 20
2. Trang và văn bản trên trang ....................................................................... 21
2.1. Tạo tiêu đề........................................................................................... 21
2.2. Một số thẻ trình bày và định dạng văn bản: ......................................... 21
2.3. Các thuộc tính của thẻ trình bày trang ................................................. 22
3. Bảng biểu (Table) và trang khung (Frame) ................................................ 23
3.1. Bảng biểu ............................................................................................ 24
3.2. Khung – Frames .................................................................................. 25


3

4. Multimedia trên trang Web........................................................................ 30
4.1. Đặt màu nền ........................................................................................ 30
4.2. Màu chữ của văn bản........................................................................... 31
4.3. Màu của đầu mối liên kết - Thuộc tính LINK, VLINK và ALINK ...... 31
4.4. Thuộc tính và mã màu ......................................................................... 31
4.5. Nạp hình ảnh làm nền cho trang văn bản ............................................. 31

4.6. Chèn ảnh - thẻ <IMG…> .................................................................... 32
5. Các yếu tố động trên trang ......................................................................... 34
5.1. Đưa âm thanh vào tài liệu .................................................................... 34
5.2. Đưa Video vào tài liệu......................................................................... 35
6. Khung nhập (Form) ................................................................................... 36
6.1. Form.................................................................................................... 36
6.2. Các thành phần trong FORM ............................................................... 38
7. Liên kết – Link .......................................................................................... 43
7.1. Thẻ neo và mối liên kết ....................................................................... 43
7.2. Thuộc tính HREF ................................................................................ 43
7.3. Liên kết ra ngoài – External Links ....................................................... 44
7.4. Địa chỉ tuyệt đối .................................................................................. 44
7.5. Địa chỉ tương đối................................................................................. 44
7.6. Liên kết nội tại – Internal Link ............................................................ 44
7.7. Siêu liên kết – Hyperlink ..................................................................... 45
BÀI 3: XÂY DỰNG WEB ĐỘNG .................................................................. 48
1.Tổng quan về ASP.Net và ADO.Net: ......................................................... 48
1.1. Tổng quan về ngôn ngữ ASP.Net: ....................................................... 48
1.2 Mơ hình ADO.Net ................................................................................ 58
2. Các đối tượng ASP.Net: ............................................................................ 59
2.1. ASP.Net Web Server Controls: ........................................................... 59
2.2. Các đối tượng trong ASP.NET ............................................................ 67
2.3. Biến và các cấu trúc điều khiển: .......................................................... 77
2.4. Thủ tục và hàm .................................................................................... 84
3. Các đối tượng ADO.Net: ........................................................................... 86
3.1. Các đối tượng trong ADO.Net ............................................................. 86


4


3.2. Các lớp SqlClient trong mơ hình ADO.Net ......................................... 88
3.3. Các điều khiển dữ liệu ASP.Net ........................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 144
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG................................................................................................... 145
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH
ĐỘ CAO ĐẲNG ............................................................................................ 145


5

MƠ ĐUN THIẾT KẾ WEB
Mã số mơ đun: MĐ 38
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRỊ CỦA MƠ ĐUN:
- Vị trí: Mơđun Thiết kế web được bố trí sau khi học xong các môn học Hệ
quản trị Cơ sở dữ liệu, Cơ sở dữ liệu, Lập trình trực quan.
- Tính chất: là mơ đun đào tạo nghề.
- Ý nghĩa và vai trò: dùng đào tạo kỹ năng cơ bản về thiết kế và lập trình
web, cho trình độ cao đẳng nghề quản trị mạng máy tính.
MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Định hướng được kết cách thiết kế Web site.
- Thiết kế được giao diện.
- Lập trình cơ bản website.
- Có khả năng sử dụng các thẻ HTML.
- Biết cách tổ chức thông tin trên trang chủ.
- Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế Web.
- Xây dựng được các ứng dụng web động.
- Cài đặt, cấu hình được dịch vụ IIS
- Có khả năng kết hợp với cơ sở dữ liệu để tạo ra các trang Web động.
- Bố trí học tập và làm việc khoa học.

NỘI DUNG MƠ ĐUN:
Số
TT

Thời gian
Tên các bài trong mơđun

Tổng
số



Thực Kiểm

thuyết hành

tra*

1

Tổng quan về www – ngôn ngữ HTML

5

2

3

2


Thiết kế web tĩnh

25

9

15

1

3

Lập trình web động

60

17

40

3

Cộng

90

28

58


4


6

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ WWW – NGÔN NGỮ HTML
Mã bài: MĐ38-01
Giới thiệu:
Bài học này nhằm giới thiệu sơ lược về lịch sử của World Wide Web
(www), URL, về giao thức HTTP và ngôn ngữ phổ biến được dùng bởi World
Wide Web là HTML (Hyper Text Markup Language).
Mục tiêu:
- Trình bày được lịch sử của WWW;
- Trình bày được cấu trúc của một trang HTML và các thẻ HTML cơ bản,
cách bố trí, xử lý và ứng dụng file CSS;
- Thực hiện thiết kế được giao diện;
- Biết cách tổ chức được thơng tin trong trang chủ và bố trí văn bản trên
trang.
- Ghi nhớ các lệnh điều khiển của ngôn ngữ đặc tả Script.
- Thực hiện các thao tác an tồn với máy tính.
Nội dung:
1. Lịch sử World Wide Web (www)
Mục tiêu: Trình bày được lịch sử của WWW.
1.1. Giới thiệu về World Wide Web (www)
Ngày nay người ta dùng máy tính như một cơng cụ rất hữu ích để truy cập
Internet, chủ yếu là tìm kiếm thơng tin. Thơng tin này có thể là văn bản, hình
ảnh, âm thanh hay thơng tin đa phương tiện…
Nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng nhiều đã đưa ra vấn đề: làm thế nào
dễ dàng sử dụng máy tính truy cập Internet như một công cụ phục vụ đắc lực
cho việc tra cứu, tìm kiếm thơng tin trên mạng thơng tin rộng lớn nhất toàn cục.

Vấn đề trên trở nên dễ dàng hơn bởi ý tưởng siêu văn bản (Hypertext) –
văn bản thông minh nhà tin học Ted Nelson đề xuất vào năm 1965. Đến 1989,
dự án chính thức được thực hiện bởi một kỹ sư trẻ người Anh tên là Tim
Berners – Lee.


7

World Wide Web (www) là một mạng các tài nguyên thông tin. WWW
dựa trên 3 cơ chế để các tài nguyên trở nên sẵn dùng cho người xem càng rộng
rãi nhất càng tốt, đó là:
- Cơ chế đặt tên cùng dạng đối với việc định dạng các tài nguyên trên
WWW (như các URL).
- Các giao thức, để truy cập tới các tài nguyên qua WWW (như HTTP).
- Siêu văn bản, để dễ dàng chuyển đổi giữa các tài nguyên (như HTML).
1.2. Giới thiệu về URL:
Mọi tài nguyên sẵn dùng trên WWW – tài liệu HTML, ảnh, video clip,
chương trình v..v.. - có một địa chỉ mà có thể được mã hóa bởi một URL.
URL được xem là một con trỏ dùng với mục đích đơn giản là xác định vị
trí tài nguyên của môi trường Internet. Thông qua các URL mà Web Browser có
thể tham chiếu đến một Web Server hoặc các dịch vụ khác trên Internet và
ngược lại.
Các URL thường gồm 3 phần:
- Việc đặt tên của các cơ chế dùng để truy cập tài nguyên.
- Tên của máy tính lưu trữ (tổ chức) tài nguyên.
- Tên của bản thân tài ngun, như một đường dẫn.


dụ:


URL

xác

định

trang

W3C

Technical

Reports



/>URL này có thể được đọc như sau: Có một tài liệu sẵn dùng theo giao
thức HTTP, đang lưu trong máy www.w3.org, có thể truy cập theo đường dẫn
“/TR”. Các cơ chế khác ta có thể thấy trong các tài liệu HTML bao gồm
“mailto” đối với thư điện tử và “ftp” đối với FTP.
Ví dụ sau đây chỉ tới hộp thư (mailbox) của người dùng:
Mọi góp ý, xin gửi thư tới
<A ref=”mailto:”>Joe Cool</A>
Các định danh đoạn (fragment identifiers): Một số URL chỉ tới việc định
vị một tài nguyên. Kiểu này của URL kết thúc với “#” theo sau bởi một dấu hiệu


8

kết nối (gọi là các định danh đoạn). Ví dụ, đây là một URL đánh dấu một móc

tên là section_2: />Các URL tương đối: không theo cơ chế đặt tên. Đường dẫn của nó thường
tham chiếu tới một tài nguyên trên cùng một máy chứa tài liệu hiện tại. Các
URL tương đối có thể gồm các thành phần đường dẫn tương đối (như “..” nghĩa
là một mức trên trong cấu trúc được định nghĩa bởi đường dẫn), và có thể bao
gồm các dấu hiệu đoạn.
Ví dụ của giải pháp URL tương đối, giả sử chúng ta có URL gốc:
“ />URL tương đối trong đánh dấu dưới đây cho một liên kết siêu văn bản:
<A href=”suppliers.html”>Suppliers</A>
sẽ mở rộng thành URL đầy đủ
“ />trong khi URL tương đối trong việc đánh dấu cho một ảnh dưới đây
<IMG src=”../icons/logo.gif” alt=”logo”>
sẽ mở rộng thành URL đầy đủ “ />Các URL được dùng để:
- Liên kết tới tài liệu hoặc tài nguyên khác.
- Liên kết tới kiểu dạng bên ngoài hoặc kịch bản (script).
1.3. Giới thiệu về HTTP
Web Browser và Web Server giao tiếp với nhau thông qua một giao thức
được gọi là HTTP. Sự kết nối HTTP qua 4 giai đoạn:

Hình 1.1: Sự kết nối HTTP


9

- Tạo kết nối: Web Browser giao tiếp với Web Server nhờ địa chỉ URL.
- Internet và số cổng (ngầm định là 80) được đặc tả trong URL.
- Thực hiện yêu cầu: Web Browser gửi thông tin tới Web Server để yêu
cầu phục vụ. Việc gửi thông tin ở đây là gửi phương thức GET dùng cho việc
lấy một đối tượng từ Server, hay POST dùng cho việc gửi dữ liệu tới một đối
tượng trên Server.
- Phản hồi: Web Server gửi một phản hồi về Web Browser nhằm đáp ứng

yêu cầu của Web Browser.
- Kết thúc kết nối: Khi kết thúc quá trình trao đổi giữa Web Browser và
Web Server thì sự kết nối chấm dứt. Và như vậy mối liên hệ giữa Client và
Server chỉ được tồn tại trong q trình trao đổi với nhau, điều này có lợi điểm rất
lớn là giảm được lưu thông trên mạng.
2. Nhập mơn ngơn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language)
Mục tiêu: Trình bày được cấu trúc của một trang HTML và các thẻ
HTML cơ bản.
Ngôn ngữ phổ biến dùng bởi World Wide Web là HTML (Hyper Text
Markup Language). Nó được dùng cho các mục đích sau:
- Phổ biến các tài liệu trực tuyến với các heading, văn bản, bảng, danh
sách, ảnh,..v.v…
- Truy tìm thơng tin trực tuyến theo các liên kết siêu văn bản bằng việc
kích vào một nút.
- Thiết kế các định dạng cho việc kiểm soát các giao dịch (transaction) với
các thiết bị từ xa, đối với người dùng trong việc tìm kiếm thơng tin, tạo các sản
phẩm, đặt hàng,.v.v…
- Bao gồm spread-sheets, video clips, sound clips, và các ứng dụng trực
tiếp khác trong các tài liệu của họ.
HTML đánh dấu văn bản dưới dạng các thẻ (Tag). Cấu trúc thẻ HTML có
dạng như sau:
- Thẻ đóng:
Trong đó:

<Tag> văn bản chịu tác động </Tag>


10

+ <Tag>: bắt đầu hiệu ứng thẻ.

+ </Tag>: kết thúc hiệu ứng thẻ.
Ví dụ: <b> văn bản này được in đậm</b>
sẽ cho kết quả ở trình duyệt là:
văn bản này được in đậm
- Thẻ mở:

<Tag> văn bản chịu tác động

Ví dụ: Đoạn 1

Đoạn 2
sẽ cho kết quả là:
Đoạn 1
Đoạn 2
- Về quy tắc các thẻ có thể lồng lẫn nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đúng
cú pháp của thẻ đó.
3. Trang và văn bản trên trang
Mục tiêu: Biết cách tổ chức được thông tin trong trang chủ và bố trí văn
bản trên trang; Thực hiện thiết kế được giao diện.
Trang web có hai đặc trưng cơ bản:
- Siêu văn bản (hypertext): bao gồm các văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh
động, âm thanh, màu sắc và các thành phần khác.
- Siêu liên kết (hyperlink): có nhiều mối liên kết đa dạng với các trang và
các thành phần khác ở bất cứ một website nào trên phạm vi toàn cầu.
Website là tập hợp của rất nhiều webpage có cùng chủ đề tại một địa chỉ
nhất định. Trong một website, người ta có thể “đi lại” giữa các webpage bằng con
đường hyperlink.
Các loại trang chủ yếu của website:
- Trang chủ, trang gốc (Master page): với mỗi website có một trang chủ. Là
nơi thể hiện rõ chủ đề của site thông qua cách bố trí danh mục tin, cách trang trí
mỹ thuật nổi bật…
- Trang nội dung (content page): là trang chứa nội dung của một mục tin.


Ngoài ra trên trang cũng có các danh mục tin con theo chủ đề của mục tin cha, các
link để liên kết tới các trang khác.


11

- Trang đầu (home page, start page): là trang xuất hiện ngay sau khi khởi
động trình duyệt. Có thể là trang chủ hoặc không nhưng không phải là trang đặc
biệt.
- Trang đặc biệt (special page): là trang xuất hiện trên nền trang đầu ngay
khi khởi động trình duyệt web. Trang này có thể có hoặc khơng, có thời gian tồn
tại ngắn với nội dung thông báo, đưa những tin đặc biệt, muốn mọi người quan
tâm trước tiên.
Một trang web thường gồm một vài trang màn hình.
4. Ngơn ngữ đặc tả Script
Mục tiêu: Ghi nhớ các lệnh điều khiển của ngôn ngữ đặc tả Script.
Script hay kịch bản, theo thuật ngữ lập trình, là chương trình chạy với chế
độ thơng dịch trên máy khách (client) hay máy chủ (server) nhằm tạo ra các ứng
dụng web (web base application). Xét trên phương diện:
- Client-side : các script bổ sung vào trang web cho phép tạo ra các trang
web tương tác, có những hiệu ứng động dựa vào mơ hình đối tượng trình duyệt
(BOM: browser object model)
- Server-side: sử dụng các đối tượng liên quan để chạy các script trên
server.
Có nhiều loại ngơn ngữ đặc tả như JavaScript, VBScript, Jscript,.., trong tài
liệu này chỉ giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ đặc tả VBScript nhằm giúp các học
viên tham khảo thêm khi thực hiện lập trình chức năng cho web.
4.1. Khai báo biến:
VB Script khai báo biến thơng qua từ khóa dim, biến trong VBScript
không cần xác định kiểu, các biến không cấu trúc được xem là biến vơ hướng, có

thể chứa và tự chuyển đổi hầu hết các kiểu dữ liệu.
Hằng được khai báo bằng từ khóa Const. Ví dụ:
Const p = 3.14
Mảng được định nghĩa và truy xuất thông qua chỉ số
- Dim x,y,z
- Dim a(10) ‘Khai báo mảng một chiều a có 10 phần tử’


12

- Dim b(5,10) ‘Khai báo mảng hai chiều b’
- Redim a(20) ‘Khai báo lại mảng a tăng thêm 10 phần tử vẫn giữ
lại giá trị 10 phần tử đầu’
4.2. Toán tử:
VBScript cho phép sử dụng các toán tử xử lý chuỗi, so sánh và các phép
gán, tính tốn số học như sau:
Tốn tử

Tên gọi

Ví dụ

^



2^3 = 8

+


Cộng

x+y

-

trừ

*

Nhân

/

Chia

\

Chia phần ngun

7\3 (kết quả: 2)

Mod

Chia lấy dư

7 mod 3 (kết quả: 1)

& hoặc +


Cộng chuỗi

“he” & “llo” (kết quả: “hello”)

=

bằng

>

lớn hơn

<

nhỏ hơn

<>

khác

>=

lớn hơn hoặc bằng

<=

nhỏ hơn hoặc bằng

Not, And, Or, Xor


Toán tử logic

If(x>2)and(y<3)or(z>x)then

4.3. Các cấu trúc điều kiện
4.3.1. Lệnh If .. then và If … then … else
Cú pháp:
If1 <biểu thức logic> then

If2 <biểu thức logic> then

<khối lệnh1>
End if

<khối lệnh 1>
Else
<khối lệnh 2 >
End if


13

Chức năng:
- Ở lệnh 1 khối lệnh 1 được thực hiện nếu <biểu thức logic> trả về giá trị
True.
- Ở lệnh 2 khối lệnh 1 được thực hiện nếu <biểu thức logic> trả về giá trị
True, ngược lại khối lệnh 2 sẽ được thực hiện.
Ví dụ:
<% If Trim(Request.Form("Go"))="Tim kiem" then
tloai=Request.Form("tuloai")

Else
tloai = request.QueryString("tloai")
End if
%>
4.3.2. Lệnh Select case
Cú pháp:
Select Case <tham số>
Case <giá trị 1>
<khối lệnh 1>

Case Else
<khối lệnh>
End select
Chức năng: lệnh này cho phép lựa chọn nhiều trường hợp để ra quyết
định thực thi. Mệnh đề Case Else trong cú pháp dùng cho trường hợp tất cả các
phép so sánh của mệnh đề Case là khơng xảy ra.
Ví dụ:
<% Select Case tuoi
Case 1,2,3,4,5
Msgbox “bạn là nhi đồng”
Case 6,7,8,9,10
Msgbox “bạn là thiếu nhi”


14

…………
Case Else
Msgbox “bạn là người lớn”
End select

%>
4.4. Các cấu trúc lặp
4.4.1. Lệnh Do ..Loop Until
Cú pháp:
Do
<khối lệnh>
Exit Do
Loop Until <Biểu thức điều kiện>
Chức năng: thực hiện <khối lệnh> trong khi <Biểu thức điều kiện> đúng hoặc
cho đến khi điều kiện trở nên đúng. Lưu ý là điều kiện có thể kiểm tra tại điểm bắt đầu
hoặc kết thúc của vòng lặp, điều khác biệt ở đây là <khối lệnh>sẽ thực hiện ít nhất một
lần nếu điều kiện kiểm tra được đặt ở cuối. Có thể thốt khỏi Do…Loop bằng lệnh
Exit Do.
Ví dụ:
<%Do
Msgbox “hãy đến trường”
If ngay = “chu nhat” then
Exit do
End if
Loop until ngay = “thu bay”
%>

4.4.2. For…next:
Cú pháp:
For

gán-biến-chạy = giá trị đầu To giá trị cuối
<khối lệnh>

Next

Chức năng: thực hiện khối lệnh với số lần lặp xác định.


15

4.4.3. For Each….next:
Cú pháp:
For Each phần-tử In Tập-hợp
<khối lệnh>
Next
Chức năng: lặp lại một đoạn mã cho mỗi phần tử trong mảng hay tập
hợp.
4.4.4.. While…Wend:
Cú pháp:
While <biểu thức điều kiện>
<khối lệnh>
Wend
Chức năng: thực hiện khối lệnh trong khi biểu thức điều kiện còn đúng.
4.5. Khai báo hàm và thủ tục:
Bạn dùng cú pháp Sub..End Sub để khai báo thủ tục trong VBScript. Cú
pháp Funtion…End Funtion để khai báo hàm. Để thực hiện triệu gọi 1 thủ tục,
sử dụng lệnh Call.
4.6. Một số hàm thông dụng trong ASP:
4.6.1. Hàm xử lý văn bản:
- TRIM(xâu as string): Bỏ khoảng trắng hai đầu kí tự
- LEFT(Xâu as string, n as interger): Lấy bên trái xâu n kí tự.
- RIGHT(Xâu as string, n as interger): Lấy bên phải xâu n kí tự.
- LCASE(Xâu as string) : Chuyển xâu về chữ thường
- UCASE(Xâu as string) : Chuyển xâu về chữ hoa
- MID(xâu as string, n1, n2): Lấy n2 kí tự trong xâu bắt đầu từ vị trí n1.

- CSTR(Biến): Hàm chuyển đổi biến thành kiểu string
Hàm JOIN/SPLIT(Xâu as string, kí tự ngăn cách): Sẽ Nối/Cắt xâu
thành một/nhiều đoạn bằng cách xác định kí tự ngăn cách ở trên và cho các đoạn
đó lần lượt vào một mảng.
Ví dụ:


16

<%

x=”Hà Nội; Hải Phòng; TPHCM”
y=split(x,”;”)
Response.write y(0)
‘y(0)=”Hà Nội”

%>
4.6.2. Các hàm xử lý số:
- SQR (n): Căn bậc 2 của n.
- INT (n): Lấy phần nguyên n
- MOD : phép chia lấy dư.
- Round (số, n): Làm tròn số với n chữ số thập phân.
- RND (): Trả về số ngẫu nhiên bất kì trong khoảng [0,1]
5. CSS (Cascading Style Sheets)
Mục tiêu: Biết cách tạo, bố trí, xử lý và ứng dụng file CSS.
CSS là các Style dùng định nghĩa cách trình duyệt hiển thị các đối tượng
HTML. Các Style này được lưu trong Style. Nhiều định nghĩa Style cho cùng
một loại đối tượng sẽ được sử dụng theo lớp.
5.1. Cú pháp CSS
Cú pháp của CSS gồm 3 phần: đối tượng, thuộc tính và giá trị:

Đối tượng {thuộc tính: giá trị}
Trong đó:
+ Đối tượng thường là các tag HTML cần định nghĩa cách hiển thị.
+ Thuộc tính là thuộc tính hiển thị của đối tượng đó.
+ Giá trị là cách mà bạn muốn một thuộc tính hiển thị như thế nào.
+ Các cặp thuộc tính: giá trị sẽ được phân cách nhau bởi dấu “;”
Ví dụ:
Để định nghĩa Style cho thẻ p
p{

text-align: center;

5.2. Các thuộc tính trong CSS
5.2.1. Thuộc tính Class

color: black;

font-family: arial }


17

Với thuộc tính Class, bạn có thể định nghĩa nhiều Style khác nhau cho
cùng một đối tượng. Ví dụ, bạn muốn có hai Style cho cùng một tag <P>, nếu
tag <P> nào có class=right sẽ canh lề bên phải, class=center sẽ canh giữa:
p.right {text-align: right}
p.center {text-align: center}
Trong trang HTML:


Đoạn này sẽ được canh phải.



Bạn cũng có thể bỏ qua tên đối tượng để định nghĩa kiểu Style cho tất cả
các thành phần có Class mà bạn định nghĩa.
Ví dụ:
.center { text-align: center;

color: red}

Trong trang HTML sau, cả H1 và đoạn văn bản đều được canh giữa:


Tiêu đề này sẽ được canh giữa.



5.2.2. Thuộc tính ID
Thuộc tính ID có thể dùng định nghĩa Style theo hai cách:
- Tất cả các thành phần HTML có cùng một ID.
- Chỉ một thành phần HTML nào đó có ID được định nghĩa.
Ví dụ: Style dùng cho tất cả các thành phần HTML có ID là "intro".
#intro {

font-size:110%;

font-weight:bold;

color:#0000ff;}

Ví dụ: Style chỉ dùng cho thành phần <P> nào có ID là "intro" trong trang
Web.
p#intro {


font-size:110%;

font-weight:bold;

color:#0000ff;}


18

5.3. Sử dụng CSS trong trang HTML
5.3.1. Dùng file CSS riêng
File CSS độc lập nên dùng khi Style được áp dụng cho nhiều trang. Mỗi
trang sử dụng Style định nghĩa trong file CSS sẽ phải liên kết đến file đó bằng
tag <link> đặt trong phần HEAD:
<head>
<link rel="stylesheet" type="text/css" href="tên_file.css" />
</head>
Ví dụ: một file CSS – Style.css
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
5.3.2. Định nghĩa các style trong phần HEAD
Các Style định nghĩa trong phần HEAD có thể dùng cho nhiều thành phần
HTML trong trang Web đó. Bạn sử dụng tag <Style> để định nghĩa Style:
<head>
<style type="text/css">
hr {color: sienna}
p {margin-left: 20px}
body {background-image: url("images/back40.gif”)}
</head>
Ghi chú: Trình duyệt thường bỏ qua các tag HTML mà nó khơng biết, do

đó để các trình duyệt khơng hỗ trợ CSS không hiển thị phần định nghĩa Style,
bạn nên đặt trong tag ghi chú của HTML: <!-- … -->
5.3.3. Dùng Style cho một thành phần HTML cụ thể
Style cho một tag HTML cụ thể gần như không tận dụng được các lợi
điểm của CSS ngoại trừ cách hiển thị đối tượng. Bạn dùng thuộc tính Style để
định nghĩa Style cho thành phần HTML.


Đây là đoạn văn bản




19

Bài tập thực hành của học viên
Câu 1: URL là gì? Trình bày chức năng của giao thức HTTP?
Câu 2: Nêu đặc điểm của siêu văn bản (HTML).
Câu 3: Định nghĩa CSS và trình bày các cách chèn CSS vào một trang.
Cho ví dụ minh họa.
Gợi ý trả lời
Câu 1: Tham khảo mục 1 (1.2, 1.3) trong bài.
Câu 2: Tham khảo mục 2 trong bài.
Câu 3: Tham khảo mục 5 trong bài.


20

BÀI 2: THIẾT KẾ WEB TĨNH
Mã bài: 20.2
Giới thiệu:
Ngày nay, việc thiết kế một trang web là khá đơn giản, công việc này

được hỗ trợ bởi rất nhiều công cụ đồ họa, mơi trường thiết kế khác nhau. Chúng
ta có thể tìm hiểu thêm về cách thiết kế, tạo giao diện cho một trang web bằng
cách tìm kiếm tài liệu hướng dẫn cũng như phần mềm hỗ trợ trên mạng internet.
Trong bài học này giới thiệu, hướng dẫn một số kỹ năng thiết kế giao diện cho
trang web sử dụng các thẻ đánh dấu định dạng chuẩn HTML.
Mục tiêu:
- Mô tả được các chế độ hiển thị một trang Web;
- Có khả năng đưa một File vào Web;
- Có khả năng tạo được các bảng biểu và các Frame;
- Tạo được ứng dụng bảng liên kết trang Web;
- Xây dựng được các ứng dụng Multimedia;
- Sử dụng tốt các công cụ hỗ trợ thiết kế Web;
- Thực hiện các thao tác an tồn với máy tính
Nội dung:
1. Tổng quan:
Mục tiêu: Mô tả được các chế độ hiển thị một trang Web.
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML chỉ rõ một trang web được hiển
thị như thế nào trong một trình duyệt. Sử dụng các thẻ và các phần tử HTML, ta
có thể:
- Điều khiển hình thức và nội dung của trang.
- Xuất bản các tài liệu trực tuyến và truy xuất thông tin trực tuyến bằng
cách sử dụng các liên kết được chèn vào tài liệu HTML.
- Tạo các biểu mẫu trực tuyến để thu thập thông tin về người dùng, quản
lý giao dịch,…
- Chèn các đối tượng multimedia, các thành phần ActiveX khác,..


21

Trong chương này đề cập đến các yếu tố về trang văn bản, cách trình bày

trang khung, cách nhúng, chèn một đối tượng multimedia, hướng dẫn cách định
dạng trang web bằng css,..đó là các yếu tố căn bản để hình thành nên một
webpage dạng tĩnh (trang web không kết nối với cơ sở dữ liệu).
2. Trang và văn bản trên trang
Mục tiêu: Đề cập đến cách trình bày văn bản, đánh dấu, định dạng văn
bản trên trang web.
2.1. Tạo tiêu đề
Mở đầu các trang văn bản thường là các tiêu đề cần làm nổi bật từng phần
của văn bản như Chương, Mục,... cũng cần có đề mục rõ ràng khác với phần
thân để người đọc theo dõi cho thuận tiện.
Có 6 mức tiêu đề trong HTML. Cách thể hiện các tiêu đề phụ thuộc vào
trình duyệt nhưng thơng thường thì:


Tiêu đề mức 1 Thẻ định nghĩa có dạng:

Ví dụ: <H1>Tiêu đề 1</H1>

<H1>...</H1>

cho ta tiêu đề tương ứng Tiêu đề 1

….


Tiêu đề mức 6 Thẻ định nghĩa có dạng:

Ví dụ: <H6>Tiêu đề 6</H6>

<H6>...</H6>


cho ta tiêu đề tương ứng Tiêu đề 6

2.2. Một số thẻ trình bày và định dạng văn bản:
Các thành phần trình bày trang để định dạng cả một đoạn văn bản và phải
nằm trong phần thân của tài liệu. Có nhiều thẻ được sử dụng nhưng trong tài liệu
này chỉ trình bày một số thẻ chính: định dạng phần địa chỉ (<ADDRESS>), đoạn
văn bản (<P>), xuống dòng (<BR>), căn chính giữa (<CENTER>), đường kẻ
ngang (<HR>), đoạn văn bản đã định dạng sẵn (<PRE>), trích dẫn nguồn tài
liệu (<BLOCKQUOTE>)
Đoạn văn bản
Thẻ này dùng để xác định một đoạn văn bản. Thẻ <P> (Paragraph) có thể
dùng kèm thuộc tính để ấn định cách trình bày đoạn văn bản.
<P align=”left|center|right”>...</P>
Một đoạn văn bản rỗng là một dòng trắng.


22

Chú ý: một số thẻ khác như các thẻ tiêu đề <H1>,...,<H6>, dòng kẻ ngang
<HR>, danh sách, bảng biểu,... đã kèm ln việc xuống dịng thành một đoạn
văn bản mới. Không cần dùng thêm thẻ <P> trước và sau các thẻ này.
Xuống dòng
Thẻ này dùng để xuống dòng mới. Bắt buộc xuống dịng tại vị trí gặp từ
khóa này. Dịng mới được căn lề như dòng được bẻ tự động khi dịng đó q dài
Thẻ định nghĩa dạng:

<BR>

Nếu khơng muốn chèn một dòng trắng mà chỉ đơn thuần muốn xuống

dòng mới thì cần sử dụng thẻ <BR> (Break). Thẻ Break khơng cần có thẻ đóng
kèm theo.
Đường kẻ ngang
Thẻ này tạo ra đường kẻ ngang (Horizontal Rule) ngăn cách giữa các phần
trong tài liệu.
Thẻ định nghĩa dạng:

<HR>

<HR width=n%|n(pixel) size=n align=left|center|righ noshade>
Ví dụ:
<HR>
<ADDRESS>February 8, 1995, CERN</ADDRESS>
Kết quả thu được:

Căn chính giữa
Thẻ dùng để căn chỉnh đoạn văn bản ở giữa chiều rộng trang văn bản.
Thẻ định nghĩa dạng:

<CENTER>...</CENTER>

Thẻ này cũng có tác dụng xuống dòng khi kết thúc đoạn văn bản.
2.3. Các thuộc tính của thẻ trình bày trang
Thuộc tính ALIGN của thẻ Paragraph
Thẻ <P> dùng để xác định một đoạn văn bản (như trình bày ở phần
trước). Dưới đây ta tìm hiểu kỹ thêm một số các thuộc tính kèm theo (ALIGN)


23


của nó. Có thể căn lề trái (left - mặc định), căn giữa (center) hoặc căn lề phải
(right).


Căn lề trái: <P ALIGN=LEFT>…</P>



Căn giữa:



Căn lề phải: <P ALIGN=RIGHT>…</P>

<P ALIGN=CENTER>…</P>

Thuộc tính Clear của thẻ xuống dịng
Thẻ xuống dịng <BR> cũng có 3 thuộc tính kèm theo như sau:
<BR CLEAR=ALL>
<BR CLEAR=LEFT>
<BR CLEAR=RIGHT>
Các thẻ được sử dụng khi chèn hình ảnh, để các dịng chữ xuất hiện bên
dưới, bên trái hay bên phải của hình.
Các kiểu đường kẻ ngang khác nhau
Như ở phần trên đã giới thiệu, thẻ <HR> tạo một đường kẻ ngang chạy
suốt chiều rộng cửa sổ màn hình. Các đường kẻ này có thể được thay đổi độ đậm
(mảnh), ngắn, dài, căn lề trái, căn lề phải,… bằng cách sử dụng các thuộc tính
của chúng.
<HR WIDTH=n% SIZE=n ALIGN=LEFT|RIGHT NOSHADE>
Trong đó:

Thẻ, thuộc tính

Miêu tả
Chèn dịng kẻ ngang suốt chiều rộng cửa sổ màn
<HR>
hình
Thay đổi độ dài của đường kẻ, chiếm n% độ rộng
WIDTH = n%
cửa sổ màn hình. Nếu khơng có % đằng sau thì độ
dài tính theo đơn vị pixcel
Thay đổi độ đậm hay mảnh của đường kẻ. n là số
SIZE = n
pixcel
Căn lề trái|phải. Đường kẻ ngang mặc định được căn
ALIGN=LEFT|RIGHT
chính giữa
NOSHADE
Khơng có bóng mờ, đường kẻ thành màu đen
3. Bảng biểu (Table) và trang khung (Frame)
Mục tiêu: Có khả năng tạo được các bảng biểu và các Frame.


24

3.1. Bảng biểu
Mã lệnh tạo bảng
Giới hạn bảng:



Table

runat="server"

“thuộc

tính”..

>…</asp:Table>
Định nghĩa một hàng:

<asp:TableRow>…</asp:TableRow>

Định nghĩa một ơ:

<asp:TableCell>…</asp:TableCell>

Các thuộc tính về bảng
Thẻ/Thuộc tính
CELLSPACING=n
CELLPADDING=n
BackImageUrl="URL"
Runat =”server” >
<asp:TableRow>
<asp:TableCell>
Caption
CaptionAlign
CellPadding
CellSpacing

GridLines
None / Horizontal/
Vertical/Both
HorizontalAlign
Center/Justify/ Left/NotSet
(Default)/Right
Rows
</ASP: TABLE>

Ý nghĩa
TABLE - Bắt đầu bảng
BORDER - Đặt khung nổi 3D xung quanh bảng. Đặt
BORDER=0 sẽ làm mất biên bao quanh.
CELLSPACING - Đặt độ dày của dịng kẻ ngang
trong bảng.
CELLPADDING - Đặt kích thước của một ô.
BackImageUrl="URL" - Đặt ảnh nền của bảng.
“URL” - địa chỉ ảnh nền
Bắt đầu một dòng của bảng – Table row.
Bắt đầu một ô của bảng (bắt đầu cột trong một
bảng).
Tạo tiêu đề cho bảng
Căn lề cho tiêu đề của bảng
Tạo khoảng cách giữa các ô và nội dung của ô trong
bảng
Tạo khoảng cách giữa các ô trong bảng
Tạo viền kẻ theo khung của bảng.
Căn lề cho bảng
Tập hợp nhiều hàng trong bảng
Kết thúc bảng


Ví dụ: CellPadding, GridLines, HorizontalAlign
<form runat=server>
HorizontalAlign="Center">
<asp:TableRow>


25

<asp:TableCell>1</asp:TableCell>
<asp:TableCell>2</asp:TableCell>
</asp:TableRow>
<asp:TableRow>
<asp:TableCell>3</asp:TableCell>
<asp:TableCell>4</asp:TableCell>
</asp:TableRow>
</asp:Table>
</asp:Table>
</form>
Kết quả thu được bảng như sau:

3.2. Khung – Frames
HTML có các thẻ trình bày cho phép chia vùng hiển thị của cửa sổ trình
duyệt thành nhiều khung, mỗi khung là một cửa sổ độc lập, hiển thị một tài liệu
HTML khác nhau.
Khung cho phép người thiết kế hiển thị đồng bộ nhiều tài liệu HTML
khác nhau để tiện theo dõi, so sánh. Ví dụ, trong khung bên trái hiển thị các nút
bấm, còn khung bên phải hiển thị tài liệu tương ứng.
3.2.1. Trang trí khung

Trang HTML thực hiện bày trí các khung (gọi là frameset document) có
cấu trúc khác trang thơng thường, khơng có khung.
Trang thường có 2 phần, HEAD và BODY. Trang bày trí khung có HEAD
và FRAMESET thay cho BODY.
Thành phần FRAMESET tổ chức các khung trong cửa sổ trình duyệt. Nó
cũng có thể chứa thẻ NOFRAMES để xử lí trường hợp trình duyệt khơng hỗ trợ
frame.


×