Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cách thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ở phần mở bài trong bài văn nghị luận văn học cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.3 KB, 8 trang )

CÁCH THỨC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
Ở PHẦN MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHAN THỊ THU THỦY
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
NGUYỄN QUANG NINH
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Đoạn văn mở bài là căn cứ để đánh giá bài làm có thu hút, sáng tạo và độc
đáo hay không? Muốn viết được một đoạn văn mở bài hay và đúng phương pháp trong
bài văn nghị luận văn học, cần có cách thức rèn luyện phù hợp. Nội dung đã đề cập
những đặc điểm, lưu ý, điều kiện, cấu tạo của đoạn văn và các bước rèn luyện cơ bản
để khi viết đoạn văn ở phần mở bài giúp học sinh dễ dàng thực hiện hơn.
Từ khóa: Kỹ năng, đoạn văn, phần mở bài, bài văn nghị luận văn học.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Làm văn là môn học ứng dụng, thực hành có tính chất tổng hợp cao, đặc biệt với văn nghị
luận, riêng văn bản nghị luận văn học khơng chỉ là loại văn bản thơng thường mà nó cịn có tính
nghệ thuật. Nghệ thuật thuyết phục người đọc của văn nghị luận không chỉ nhờ lập luận chặt chẽ
mà còn phụ thuộc vào sự khéo léo trong cách dẫn dắt của người viết. Chính vì vậy, muốn có một
bài văn nghị luận hay cũng phụ thuộc vào phần mở bài.
MacximGorky đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như
trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Mở bài
được xem là phần khó nhất trong bài văn nghị luận văn học. Học sinh viết được mở bài đạt yêu
cầu khơng chỉ giới thiệu được vấn đề mà cịn phải làm tiền đề cho phần thân bài, tạo tâm thế tiếp
nhận cho người đọc đồng thời phải có tính sáng tạo, mới mẻ để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Viết
được mở bài đồng nghĩa với việc học sinh nhận thức được yêu cầu của đề, biết cách phân tích đề
và có định hướng viết thân bài và kết bài. Vì vậy, mở bài là phần chi phối các yếu tố khác trong
quá trình làm bài văn nghị luận văn học. Đoạn mở bài thường tạo ấn tượng ban đầu về bài viết và
giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn âm hưởng của toàn bài. Một đoạn mở bài gọn gàng, mạch lạc
sẽ thu hút được sự quan tâm của đơng đảo người đọc. Bên cạnh đó, nó cịn tạo thêm hứng thú
cho chính người viết.


Trong thực trạng làm văn nói chung và văn nghị luận văn học nói riêng hiện nay, để viết
được một đoạn văn mở bài nhanh chóng, hồn chỉnh và đảm bảo các u cầu chức năng vẫn cịn
là một vấn đề khó khăn. Sau đây là một số nội dung về cách thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn
văn ở phần mở bài trong bài văn nghị luận văn học cho học sinh Trung học phổ thông, nhằm
giúp cải thiện những yếu kém khi viết đoạn văn mở bài trong kiểu văn bản này.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm đoạn văn và đặc điểm của đoạn văn ở phần mở bài
* Khái niệm đoạn văn
Đoạn văn là một đơn vị cấu thành văn bản. Ngữ pháp văn bản thống nhất coi đoạn văn là
đơn vị cơ sở của văn bản - đơn vị trực tiếp để cấu tạo nên văn bản. Bởi vậy nó có tính độc lập và
tính độc lập đó được xét trên nhiều bình diện: nội dung, hình thức, mơ hình cấu trúc v.v… Người
ta đã nghiên cứu tất cả các bình diện đó, đã tiến hành phân loại đoạn văn dựa vào các tiêu chí đó,
72


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

và nghiên cứu cả quy trình xây dựng một đoạn văn…[1], [3], [6]. Những ý kiến hoặc coi đoạn
văn chỉ là sự phân đoạn nội dung hoặc chỉ là sự phân đoạn hình thức hầu như không được thừa
nhận; trái lại những ý kiến coi đoạn văn vừa là sự phân đoạn nội dung, vừa là sự phân đoạn hình
thức được người ta thừa nhận hơn. Theo tinh thần đó, chúng tơi chấp nhận ý kiến sau đây: “Đoạn
văn là đơn vị cơ sở của văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định; được
mở đầu bằng chữ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn” [5].
* Đặc điểm của đoạn văn ở phần mở bài
Mở bài còn gọi là nhập đề, dẫn đề. Đây là phần mở đầu của một bài văn. Đoạn văn mở bài
là phần đầu tiên của văn bản, có vai trị định hướng cho tồn văn bản. Phần mở bài chứa đựng
vấn đề cần giải quyết một cách khái quát và thông báo cho người đọc phương thức giải quyết
hoặc giới hạn của vấn đề. Phần mở bài có vai trị gây dựng tình cảm thân thiện cho người đọc,

người nghe. Vì thế khi viết mở bài, thực chất là trả lời câu hỏi: Anh (chị) định viết, định bàn bạc
vấn đề gì? Trả lời thẳng vào câu hỏi ấy người ta gọi là mở bài trực tiếp (còn gọi là trực khởi)[5].
Nêu vấn đề sẽ bàn trong bài, sau khi dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi với vấn đề ấy, gọi là
mở bài gián tiếp (còn gọi là lung khởi) [5]. Cho nên khi rèn luyện cho học sinh viết đoạn văn ở
phần mở bài thường có 2 cách:
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra. Cách này thường ngắn
gọn, dễ làm và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên hạn chế của nó là thiếu sắc sảo, thiếu ấn tượng nên
đôi khi kém phần thu hút người đọc.
- Mở bài gián tiếp: Giới thiệu ý dẫn nhập vào đề. Đây được xem là cách mở bài cần có vốn
kiến thức về lý luận văn học cũng như phải có vốn văn chương. Có nhiều cách vào bài theo kiểu
gián tiếp nhưng tựu trung có bốn cách cơ bản: diễn dịch (suy diễn), quy nạp, tương đồng, tương
phản (đối lập).
2.2. Yêu cầu của phần mở bài và những điều cần tránh khi viết mở bài
* Yêu cầu của phần mở bài:
- Mở bài phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết.
- Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và phải cân đối
với phần kết bài.
- Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách
giới thiệu, diễn đạt. Nói tóm lại, phần mở bài phải tạo được âm hưởng chung cho cả bài viết.
* Những điều cần tránh khi viết mở bài:
- Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
- Tránh nêu vấn đề q dài dịng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần thân bài lặp lại
những điều đã nói ở phần mở bài.
2.3. Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay
- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
- Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội
dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở đây là gì?
73



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

- Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế,
phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo ấy người viết cần suy nghĩ dẫn dắt
vấn đề làm sao tạo được sự bất ngờ cho người đọc.
- Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị, tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối
giọng văn của tồn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn
một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo.
2.4. Cấu tạo phần mở bài
Mở bài là một đoạn văn hồn chỉnh (đoạn mở bài) và thường có cấu tạo 3 phần. Thơng
thường HS có thể viết từ 3→5 câu văn. Đoạn văn ấy cũng có ba phần: mở đầu đoạn, phần giữa
đoạn và phần kết đoạn.
- Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi
với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là
một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định hoặc một câu chuyện kể.
- Phần giữa đoạn (nêu giới hạn của vấn đề): Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong thân bài,
tức là luận đề (Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề nghị luận). Vấn đề
chính phần này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát.
- Phần kết đoạn (nêu vấn đề nghị luận): Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ
trình bày. Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của người viết về tác phẩm, về nhân
vật…Đây là phần trọng tâm của mở bài.
Có thể rút ra công thức viết đoạn mở bài như sau:
(Phần mở đầu) Câu 1

(Phần giữa) Câu 2

(Phần kết) Câu 3


………………………..

………………………..

………………………..

Dẫn dắt vấn đề

Nêu tác giả, tác phẩm

Nêu vấn đề nghị luận

2.5. Các bước hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận văn học ở phần mở bài
Như chúng ta đã trình bày ở trên, khi phải viết bài nghị luận văn học học sinh THPT (đối
tượng trung bình - yếu) cảm thấy rất lúng túng không biết làm thế nào để đưa được vấn đề nghị
luận vào phần mở bài. Chương trình sách giáo khoa hiện hành dành cho phần nghị luận văn học
số tiết trên lớp không nhiều mà thực tế thì đây là một phần rất quan trọng và cần thiết cho học
sinh THPT có kiến thức để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia. Có nhiều cách rèn cho học sinh viết
đoạn văn ở phần mở bài. Nhưng ở đây chúng tôi dùng phương pháp luyện theo mẫu; có thể lấy
mẫu từ bài làm của học sinh, hoặc giáo viên sưu tầm. Từ việc làm đó giúp học sinh nhận ra đầy
đủ đặc điểm của đoạn văn mở bài, làm cho giờ học đảm bảo tính trực quan, sinh động. Tuy nhiên
phương pháp này đòi hỏi GV cần có sự đầu tư về thời gian.
Từ những kiểu mở bài cụ thể, tiêu biểu cho dạng đề nghị luận văn học, học sinh có thể lựa
chọn cách viết đoạn văn để phát huy sáng tạo của bản thân.
Bước 1: Cung cấp ngữ liệu.
Giáo viên đưa ra ba đoạn mở bài khác nhau của một đề bài cụ thể.
Giáo viên có thể lấy ngữ liệu trong các bài làm đạt kết quả tốt của học sinh, sách tham
khảo… nhưng với điều kiện phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh trong lớp.
74



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, phân tích để chỉ ra đề bài nào phù hợp
hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Trên cơ sở so sánh, lựa chọn các kiểu mở bài mà
mình hứng thú và phù hợp.
Ví dụ: Trong đề thi mơn Văn kỳ thi THPT quốc gia 2016.
Đề: Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được
một tình huống bất ngờ để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người.
Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Đoạn mở bài

Phân tích, nhận xét

Mở bài 1:

Mở bài 1:

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết ngay
khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cái tên mà tác giả chọn
đặt cho truyện ngắn này đã cho thấy một tình huống rất “có vấn
đề” của câu chuyện được kể. Từ chuyện “nhặt được vợ” của
Tràng - nhân vật chính trong tác phẩm - đúng vào những ngày
đói thê thảm của năm Ất Dậu (1945), nhà văn đã thâu tóm trong
đó không chỉ cái bi kịch và khát vọng sống, xu thế tất yếu của
dân tộc. Tình huống “nhặt được vợ” (như nhan đề của truyện
đã nêu rõ) có vai trị quyết định đối với toàn bộ giá trị nghệ thuật

và nội dung của tác phẩm.

Mở bài theo lối trực tiếp, tuy nhiên
vẫn còn thiếu để làm rõ vấn đề cần
nghị luận vì:
+ Đã gợi được húng thú;
+ Dẫn dắt vấn đề tự nhiên;
+ Nhưng vẫn chưa nêu đầy đủ vấn
đề.

Mở bài 2:
Mở bài 2:
Kim Lân là nhà văn gắn bó với nơng dân. Ơng viết chân thật,
xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc
cảnh ngộ và tâm lý của họ. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của
Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Một trong những
sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ
nhặt là xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.

Mở bài theo lối trực tiếp, mở bài
chưa phù hợp với vấn đề cần nghị
luận vì:
+ Khơng nêu rõ được vấn đề cần
trình bày trong bài viết.
+ Cách mở bài khá ngắn gọn nhưng
chưa rõ ràng và thực sự làm nổi bật.

Mở bài 3:

Mở bài 3:


Kim Lân là nhà văn xuất sắc của nền văn xi Việt Nam hiện
đại. Ơng là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ
thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nơng thơn
và hình tượng người nơng dân. Viết về người nơng dân ơng có
một cách nhìn riêng, độc đáo. Ông thường đi sâu phản ánh vẻ
đẹp tâm hồn họ: dù sống trong cực nhọc, nghèo khổ, họ vẫn
giàu lòng nhân ái và khát vọng sống.

+ Mở bài vừa trực tiếp vừa gián tiếp.

Một trong những khát vọng tiêu biểu của Kim Lân được viết
ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn
Vợ nhặt, in trong tập truyện Con chó xấu xí. Đây là tác phẩm
mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng
khiến về nạn đói Ất Dậu của nước ta.
Thành công nổi bật của Kim Lân là đã xây dựng được một
tình huống bất thường để từ đó nói lên khát vọng bình thường
mà chính đáng của con người.

Bước 3: Giáo viên rút ra kết luận.
75

+ Mở bài phù hợp với vấn đề cần
nghị luận, hấp dẫn, lôi cuốn.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016


Nhiều học sinh cảm thấy lúng túng khi viết đoạn văn ở phần mở bài. Sở dĩ như vậy vì các
em chưa xác định được ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận, chưa xác định đúng yêu cầu của
phần mở bài. Chủ yếu các em cố đưa tên tác giả, tác phẩm để làm phần mở bài thêm dài. Có đến
80,2% mở bài theo cách trực tiếp như trên. Cịn lại 15,7% tuy có ý thức được việc diễn đạt sao
cho hấp dẫn, sinh động bằng cách gián tiếp nhưng lại lan man, có bài đi quá xa so với luận đề
yêu cầu, có bài diễn đạt rất rõ ràng mạch lạc nhưng đến đoạn làm rõ vấn đề thì lại dừng khơng đi
tiếp nữa. (Đây là số liệu mà chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học trong quá trình dạy
học thực nghiệm ở hai trường THPT Tam Giang và Tố Hữu ở khu vực huyện Phong Điền và
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi đã khảo sát 19 phiếu điều tra giáo viên và đi đến
tổng hợp, trong đó số phiếu mà giáo viên đánh giá học sinh viết mở bài trực tiếp là 16 phiếu
(chiếm 82,2%), gián tiếp là 3 phiếu (chiếm 15,7%)). Qua những văn bản mở bài trên các em cần
lưu ý:
- Dù mở bài theo kiểu nào đi chăng nữa thì học sinh đều phải giới thiệu được vấn đề cần
nghị luận. Các đoạn mở bài đa dạng có thể chọn cách viết trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy học
sinh tùy vào năng lực, tùy vào vấn đề nghị luận mà lựa chọn các mở bài cho phù hợp.
- Tóm lại, đoạn mở bài đúng nhất thiết phải có hai nội dung: Thứ nhất, nêu vấn đề bàn
bạc ở phần mở bài; Thứ hai, nêu phạm vi tư liệu, giới hạn vấn đề. Về hình thức, đoạn mở bài
phải trình bày có ý tứ rõ ràng, câu cú gọn gàng, đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, đồng thời nêu được
chủ đề của đoạn.
Bước 4: Thực hành bằng hệ thống bài tập.
* Cách thức thực hiện:
- Thực hành bằng cách GV cho học sinh tiếp cận ba đoạn mở bài khác nhau nhưng cùng
một đề, yêu cầu HS xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong
việc trình bày vấn đề nghị luận. Từ đó phân tích tính hấp dẫn của mở bài.
- Xen hoặc lồng các dạng bài tập có chứa đoạn mở bài: Trên thực tế Sách giáo khoa Ngữ
văn THPT chỉ có lớp 12 mới có 1 tiết rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn mở bài, kết bài trong
văn nghị luận. Chính vì vậy, trong các tiết học lý thuyết chúng tôi đã cố gắng xen lồng từng dạng
bài tập dựng đoạn mở bài. Mặt khác, trong những tiết phụ đạo, tiết trả bài, chúng tôi cũng đưa
thêm các bài tập chữa lỗi mà học sinh hay mắc phải để các em rút kinh nghiệm: chữa lỗi về cách

dùng từ, đặt câu, cách dẫn dắt vào đề… Từ đó, hướng các em đến cách mở bài vừa chính xác,
không mất nhiều thời gian vừa gây được ấn tượng với người đọc.
- Hướng dẫn HS tự viết mở bài theo cách giới thiệu về tác phẩm đã học: Số lượng thơ, tác
phẩm truyện mà học sinh được học trong chương trình THPT là khá nhiều nên sau khi học xong
một tác phẩm, chúng tôi cũng cố gắng hướng dẫn học sinh rèn luyện cách giới thiệu về tác phẩm
mình vừa học dựa vào mục Giới thiệu chung trong mỗi văn bản, giúp học sinh nắm và nhớ rõ
những nét tiêu biểu của tác giả, tác phẩm hoặc kết hợp trong các tiết luyện nói để rèn cho các em
phong cách tự tin, mạnh dạn trước đám đơng. Từ đó các em có điều kiện rèn luyện thêm kĩ năng
khi viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về tác phẩm ấy.
- Giao bài tập về nhà cho HS: Song song với các việc làm trên, tơi cịn giao bài tập về nhà
cho các tổ, nhóm. Sau đó, sẽ thu về chấm và rút kinh nghiệm với từng đối tượng học sinh (với
đối tượng học sinh trung bình - yếu, tơi chú trọng hơn). Khơng địi hỏi nhiều về khả năng diễn
đạt hay mà chú hơn đến cách viết đúng, giới thiệu được luận đề của bài viết. Đồng thời tơi cố
gắng tìm và phát hiện những điểm sáng tạo hoặc sai lệch của các em để có sự động viên hay uốn
nắn kịp thời.
76


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

* Các dạng bài tập rèn luyện:
- Dạng 1: Bài tập nhận diện đoạn văn mở bài nghị luận văn học:
Để giải quyết dạng bài tập này, giáo viên cần chuẩn bị phiếu học tập và phát cho học sinh.
Về phía học sinh cần phải nắm chắc vai trò và cấu tạo của đoạn văn mở bài. Khi nhận được
phiếu học tập, học sinh có thể giải quyết nhanh bài tập nhận diện đoạn văn mở bài.
Bài tập: Trong 3 đoạn văn sau đây, đoạn văn nào có chức năng mở bài? Vì sao?
Đoạn 1: Theo chiều dài bốn ngàn năm của lịch sửa dân tộc có nhiều dấu mốc đáng ghi nhớ
gắn với sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm.(1) Một trong những mốc lịch sử trọng đại ấy là sự

kiện Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.(2)
Để tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới biết nước Việt Nam từ nay độc lập, Hồ Chí Minh
đã viết Tun ngơn độc lập. (3)Một văn kiện đặc biệt vừa mang tính văn học, vừa mang tính lịch
sử.(4)
Đoạn 2: Phần đầu, bản Tun ngơn nêu lên những chân lí về nhân quyền và dân quyền.
Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và
bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là có dụng ý sâu sắc.(1) Bản Tuyên ngôn
Độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công.(2) Bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền cũng ra đời trong chiến thắng của Cách mạng Pháp, cuộc cách mạng
của những thị dân và nông dân chống áp bức, bất công.(3) Lời lẽ của hai bản Tuyên ngôn trên tự
thân đã nêu lên những chân lí, là kết quả của những cuộc cách mạng có tính chất tiên phong của
những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, khiến cho khơng ai có thể phủ nhận tính đúng đắn
của chúng.(4)
Đoạn 3: Sinh thời Hồ Chí Minh khơng bao giờ nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là
người bạn của văn nghệ - người yêu văn nghệ.(1) Nhưng trên bước đường hoạt động cách mạng
Người nhận thấy văn chương có thể phụng sự đắc lực cho tuyên truyền.(2) Cộng với một tài
năng nghệ thuật và một tinh thần nghệ sĩ chan chứa cảm xúc nên người đã sáng tác nên nhiều tác
phẩm có giá trị.(3) Tiêu biểu trong số những tác phẩm đó phải kể đến tác phẩm Tun ngơn độc
lập, nó khơng chỉ là áng văn chính luận hay, sắc sảo với những lập luận chặt chẽ mà nó cịn
mang ý nghĩa tuyên ngôn khẳng định cho một đất nước - đó chính là nước Việt Nam dân chủ
cộng hịa.(4)
u cầu học sinh căn cứ vào cấu tạo của đoạn văn mở bài để thấy được đoạn 1- 3 là đoạn
mở bài, đoạn 2 khơng có vai trị mở bài vì:
- Đoạn 1 là cách mở bài gián tiếp, vì:
+ Câu 1, 2 dẫn dắt vấn đề: Khái quát chiều dài lịch sử của dân tộc.
+ Câu 3, 4: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và ý nghĩa của tác phẩm.
- Đoạn 2 là đoạn văn phân tích phần đầu của tác phẩm. Đây chính là vấn đề sẽ được bàn
luận ở phần thân bài.
- Đoạn 3 là cách mở bài trực tiếp, vì:
+ Câu 1, 2, 3: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Câu 4: Nêu nhận xét đánh giá chung về bài thơ. Đây chính là vấn đề sẽ được bàn luận ở
phần thân bài.
- Dạng 2: Bài tập chữa lỗi để hoàn chỉnh đoạn mở bài.
77


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

Bài tập 1: Cho đề bài sau: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành.
Với đề bài trên có một bạn học sinh đã viết phần mở bài như sau: ‘‘Tnú là người Strá, mồ côi
cha mẹ từ rất sớm, Tnú được dân làng XôMan cưu mang - đùm bọc. Có lẽ vì thế, hơn ai hết Tnú
gắn bó với bn làng và mang những phẩm chất tiêu biểu của dân làng XôMan. Tnú yêu quê
hương, trung thành với cách mạng, gan góc, dũng cảm, thông minh, gan dạ, giàu tự trọng… Đúng
như lời cụ Mết đã nói về Tnú “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.”
Yêu cầu của bài tập 1: Căn cứ vào cấu tạo của đoạn mở bài em hãy nhận xét cách mở bài
nêu trên?
Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh thấy được đây là đoạn mở bài chưa hoàn chỉnh lặp lại
từ ngữ nhiều. Đoạn mở bài này chưa nêu được giới hạn của vấn đề nghị luận: Tác giả nào? Tác
phẩm nào? Vấn đề cần nghị luận là gì?
Vậy cần sửa lại đoạn mở bài trên như sau:
Tnú là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Tác
phẩm được sáng tác năm 1965, trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ ở vào giai đoạn
quyết liệt. Xuất hiện trong tác phẩm, Tnú là hình ảnh tiêu biểu cho số phận đau thương và phẩm
chất kiên cường, bất khuất của nhân dân làng Xô Man ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. (Mở bài sau khi đã sửa cho HS).
Bài tập 2: Cũng với đề bài ở bài tập 1 có bạn học sinh lại viết đoạn mở bài như sau:
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam, ông

là nhà văn trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ơng cịn là nhà văn của
Tây Ngun, cả hai cuộc kháng chiến ơng đều gắn bó mật thiết với đất Tây Nguyên. Nhà văn
gần gũi, hiểu biết cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất
này. “Rừng xà nu” là một sáng tác tiêu biểu ông viết về mảnh đất này.
Yêu cầu với bài tập 2: Phần mở bài trên đã nêu được vấn đề nghị luận chưa? Nếu chưa thì
em hãy bổ sung để hồn chỉnh.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận ra vấn đề nghị luận chưa được nêu trong đoạn bài
trên. Đây là một phần quan trọng, nếu thiếu thì phần mở bài sẽ khơng đạt yêu cầu. Cần phải bổ
sung như sau:
Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở Quảng Nam, ông
là nhà văn trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ơng cịn là nhà văn gắn
bó mật thiết với đất Tây Nguyên. Gần gũi, hiểu biết về cuộc sống cũng như tinh thần của nhân
dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này. “Rừng xà nu” là một sáng tác tiêu biểu ông viết về
mảnh đất này. Xuất hiện trong tác phẩm, Tnú là hình ảnh tiêu biểu cho số phận đau thương và
phẩm chất kiên cường, bất khuất của nhân dân làng Xô Man ở Tây Nguyên thời đánh Mỹ.
Qua 2 bài tập trên học sinh phải nắm chắc được cấu tạo của phần mở bài. Bắt buộc phải
giới thiệu được tác giả, tác phẩm (giới hạn phạm vi kiến thức) và vấn đề nghị luận (vấn đề cơ
bản định hướng cho phần thân bài). Nếu thiếu đi một trong hai phần này thì sẽ khơng thể có một
đoạn mở bài đạt yêu cầu.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh những điểm cần lưu ý về cách viết mở bài
Nhắc nhở học sinh biết mở bài khơng phải là phần nêu tóm tắt tồn bộ nội dung sẽ trình
bày trong văn bản mà điều quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác
vấn đề cần nghị luận, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề trình bày trong văn bản.
78


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016


Muốn mở bài cho thành thạo và hay, điều quan trọng vẫn là luyện tập nhiều. Cách luyện
tập có hiệu quả cao mà nhiều bạn học sinh giỏi vẫn thường làm: cùng một đề bài nhưng suy nghĩ
và viết nhiều mở bài khác nhau.
3. KẾT LUẬN
“Mở bài khơi mào bài viết” là câu nói nơm na mà ngày nay chúng ta vẫn thường hay nghe
nói. Câu nói này nhằm khẳng định tầm quan trọng của đoạn mở bài. Nhìn chung, đoạn mở trong
bài văn nghị luận văn học cần phải giới thiệu được nội dung cơ bản của bài viết, định hướng cho
toàn bài văn, tạo điều kiện tốt cho việc viết phần phát triển (phần thân bài- phần chính). Muốn
thế, người viết đoạn văn mở bài phải nắm vững những đặc điểm, lưu ý, điều kiện, cấu tạo và các
bước rèn luyện cơ bản ở phần nội dung đã đề cập để có đoạn văn mở bài hay và đúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

Lê A (1990), Một số vấn đề về dạy học Làm văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb
Giáo dục.
Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phan Huy Đông (2003), Cách làm bài tập làm văn nghị luận (Dùng cho học sinh thi tốt nghiệp
Phổ thông trung học và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Quang Ninh (1994), 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc
dạy Làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Title: THE METHOD OF SKILLS TRAINING ABOUT WRITING PARAGRAPHIN THE OPENING
OF LITERARY DISCOURSE FOR THE HIGH SCHOOL STUDENT

Abstract: The opening is foundation to appraise attractive, unique, creative of the task, or not? To write a
good the opening of paragraph and true method in the literary discourse, we need to practise with right
method. The article has mentioned about features, attentions, terms, composition and basic practise steps
to help students more easily when they write the paragraph in the opening.
Keywords: Skill, paragraph, the opening, literary discourse.

PHAN THỊ THU THỦY
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt, khóa 23 (20142016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Số điện thoại: 01278786558; Email: ,
PGS. TS. NGUYỄN QUANG NINH
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội

79



×