Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Áp dụng phương pháp chỉ số trong đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.5 KB, 11 trang )

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG ĐÁNH GIÁ
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LÊ THỊ NA - NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều thay đổi về tự nhiên, môi trường
và tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau, trong đó đặc biệt là
ngành nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số theo đề xuất của
IPCC - 2007 để đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong ni trồng
thủy sản ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
lượng hóa mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu, xác định mối quan hệ giữa các yếu
tố gây tổn thương, cung cấp cơ sở khoa học cho các hành động thích ứng với những
thay đổi của khí hậu và thời tiết ở địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, biến đổi khí hậu, phương pháp chỉ số.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phú Vang là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, thường xuyên chịu
ảnh hưởng nặng nề của nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, áp thấp nhiệt đới,... và ngày
càng có xu hướng cực đoan hơn. Bão xảy với cường độ mạnh và gây thiệt hại cao, hạn hán có xu
thế xảy ra nhiều hơn, kéo theo đó xâm nhập mặn vào sâu hơn trong mùa khơ đã ảnh hưởng đa
chiều đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động ni trồng thủy sản (NTTS) ở
địa phương. Do đó, cần phải có các giải pháp, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)
nhằm ứng phó với hiểm họa này.
Bài viết áp dụng phương pháp đánh giá định lượng tính dễ bị tổn thương (DBTT) bằng
phương pháp xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương. Chỉ số DBTT được xây dựng với tư cách là khả
năng bị ảnh hưởng trước dao động khí hậu và thảm họa thiên nhiên, độ nhạy cảm trước các tác
động đó và khả năng thích ứng trước tình hình biến đổi khí hậu trong hiện tại và tương lai [3].
Chỉ số này phục vụ quá trình đưa ra quyết định về các giải pháp thích ứng được xây dựng từ việc
đánh giá tính DBTT ở các vùng khác nhau và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó. Kết quả tính
tốn từ chỉ số này tạo thêm cơ sở đáng tin cậy để đề xuất các hoạt động thích ứng được áp dụng
trong hiện tại và tương lai.


2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ TRONG ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƯƠNG
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), tính DBTT do BĐKH được định
nghĩa là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và khơng có khả năng chống chịu trước những tác
động tiêu cực của BĐKH (IPCC, 2007). Tính DBTT là hàm số của đặc tính, quy mô và tốc độ
của BĐKH và nhiễu động mà hệ thống bị phơi nhiễm, tính nhạy cảm và năng lực thích ứng của
hệ thống đó [3]. Hàm số có dạng:
V = f(E, S, AC)
Trong đó:
- V: Vulnerability là tính dễ bị tổn thương;
- E: Exposure là độ phơi nhiễm;
- S: Sensitivity là độ nhạy;
143


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

- AC: Adaptation Capacity là khả năng thích ứng.
Hiện nay, việc đánh giá định lượng tính DBTT thường được tiến hành bằng cách xây dựng
“chỉ số dễ bị tổn thương”. Chỉ số này dựa trên nhiều biến chỉ thị làm nên khả năng dễ bị tổn
thương của một vùng. Phương pháp này cho kết quả là một số duy nhất, có thể được dùng để so
sánh các vùng khác nhau. Chỉ số được xây dựng nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so
sánh giữa các vùng. Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng theo quy trình:
Bước 1. Xác định các biến của hàm đánh giá tính DBTT
- Độ phơi nhiễm (E - Exposure) được IPCC định nghĩa là bản chất và mức độ của một hệ
thống chịu tác động bởi các biến đổi thời tiết đặc biệt [3].
- Độ nhạy cảm (S - Sensitivity) là mức độ của một hệ thống chịu tác động (trực tiếp hoặc
gián tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu [3].

- Khả năng thích ứng (AC - Adaptive Capacity) là khả năng của một hệ thống nhằm thích
ứng với biến đổi khí hậu (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu) nhằm giảm thiểu các thiệt
hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu [3].
Tương ứng với từng biến chính (E, S, AC), ta có các biến thành phần, biến phụ của hàm
đánh giá. Bài viết đã tiến hành khảo sát, điều tra ngư hộ với 615 phiếu và 12 phiếu cho cán bộ
địa phương cấp xã, trong đó Thuận An 110 phiếu, Phú An 185 phiếu, Phú Xuân 115 phiếu, Phú
Đa 38 phiếu, Vinh Hà 135 phiếu và Vinh Thanh 46 phiếu. Số phiếu điều tra/xã được lựa chọn
tương ứng 50% tổng số hộ NTTS của xã đó. Riêng các biến E1, E2, E3 dựa vào số liệu về kịch
bản thay đổi nhiệt độ và lượng mưa và nước biển dâng được xây dựng cho Kế hoạch hành động
ứng phó với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 [5], [1] (bảng 1).
Bảng 1. Các biến của hàm DBTT và số liệu điều tra ở các xã nghiên cứu
Biến chính

Độ phơi
nhiễm
(E)

Biến
thành
phần


Biến phụ

Thuận
An

Phú
An


Phú
Xuân

Phú
Đa

Vinh


Vinh
Thanh

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1,4

1,4

1,4


1,4

1,4

1,4

2,7

2,7

2,7

2,7

2,7

2,7

Mức tăng lượng mưa vào
năm 2020 (E21) (%)

1,4

1,4

1,4

1,4

1,4


1,4

Mức tăng lượng mưa vào
năm 2050 (E22) (%)

3,8

3,8

3,8

3,8

3,8

3,8

Mức tăng lượng mưa vào
năm 2100 (E23) (%)

7,2

7,2

7,2

7,2

7,2


7,2

Mức tăng nhiệt độ trung
bình vào năm 2020
Biến động (E11) (0C)
nhiệt độ
Mức tăng nhiệt độ trung
trung bình
bình vào năm 2050
năm theo
(E12) (0C)
các kịch
Mức tăng nhiệt độ trung
bản (E1)
bình vào năm 2100
(E13) (0C)
Biến động
lượng
mưa
trung bình
năm theo
các kịch
bản (E2)

144


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016


11/2016

Diện tích có nguy cơ ngập
9cm vào năm 2020
(E31) (Ha)

Nguy cơ
ngập lụt
do nước Diện tích có nguy cơ ngập
biển dâng 25cm vào năm 2050
theo các
(E32) (Ha)
kịch bản
Diện tích có nguy cơ ngập
(E3)
71cm vào năm 2100
(E33) (Ha)

10,72

0,53

9,98

2,48

0,16

105,30 145,35 41,02 145,55 166,69


4,57

343,43 437,79 603,49 1.014,1 116,72

52,61

Diện tích NTTS so với diện
tích đất nơng nghiệp
(S11) (%)

65,58

57,59

60,86

8,54

29,82

11,76

Diện tích NTTS nước lợ
ven đầm phá (S12) (Ha)

99,12

99,48

99,73


52,13

92,79

93,23

Năng suất tơm bình quân
(S21) (tấn/ha)

0,77

0,25

0,13

0,46

0,48

0,44

Năng suất cua bình quân
(S22) (tấn/ha)

0,23

0,10

0,14


0,17

0,08

0,11

Năng suất bình quân cá các
loại (S23) (tấn/ha)

1,11

0,32

0,50

0,78

0,40

1,99

Tổng sản lượng thủy sản
(S24) (tấn)

556

167

506


96,8

334,5

108,2

Số hộ ni trồng thủy sản
(S31) (hộ)

215

362

225

40

266

44

Tỷ lệ chủ hộ có trình độ học
vấn 12/12 (S32) (%)

45

42,8

38,9


35

40

43,3

Lao động Số năm NTTS trung bình
(S3)
của các hộ (S33) (năm)

13,1

14,2

14

13,5

13,8

11,2

% nữ giới trong lao động
ngành thủy sản (S34)

38,6

46,1


45,7

53,6

50

30,88

% người lao động được
đào tạo về NTTS (S35)

22

14

24

8,33

13,75

13,63

Khả năng đáp ứng nhu cầu
nước cho thủy sản
(S41) (%)

90

80


75

90

95

90

25

22,6

19,5

12

14

23,5

20

17

15

14

11


18

Diện tích
NTTS (S1)

Năng
suất, sản
lượng
NTTS (S2)

Độ nhạy
cảm (S)

21,92

Nguồn
nước (S4) Diện tích NTTS được cung
cấp nước đảm bảo chất
lượng (S42) (%)
Cơ sở hạ
tầng
(AC1)

Tỉ lệ cơ sở hạ tầng thủy lợi
phục vụ NTTS được tu sửa
thường xuyên (AC11) (%)

145



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

Khả năng
thích ứng
(AC)

Kinh tế
(AC2)

CYS 2016

Tỷ lệ hệ thống dẫn nước
NTTS được bê tơng hóa
(AC12) (%)

65

55

45

50

35

60

Diện tích NTTS được bảo
vệ bởi kè chắn sóng

(AC13) (%)

40

42

41,7

35

25

45

Thu nhập từ NTTS (AC21)
(Triệu đồng/ha)

55

45

40

50

35

55

% số hộ vay vốn để NTTS

(AC22)

25

30

45

35

15

2

Ngân sách đầu tư cho
NTTS (AC23)
(Triệu đồng/ha)

285

290

315

250

315

240


Tỉ lệ người dân có kiến
thức về BĐKH (AC31) (%)

100

96

100

97,22

95

100

100

100

100

100

100

100

1,50

10,19


5,59

9,52

16,54

7,28

44,3

48,1

48,2

47,1

49

46,6

Tỉ lệ người lớn biết chữ
Một số
vấn đề xã (AC32)
hội (AC3) Tỉ lệ hộ nghèo (AC33) (%)
Tỉ lệ người trong độ tuổi lao
động (AC34) (%)

Nguồn: Số liệu điều tra sơ cấp và thứ cấp
Bước 2. Sắp xếp dữ liệu

Ở mỗi thành phần của khả năng DBTT, dữ liệu điều tra khảo sát sẽ được sắp xếp theo ma
trận hình chữ nhật với hàng thể hiện các vùng và cột thể hiện các biến phụ.
Giả sử M là vùng/địa phương và K là biến phụ mà ta đã thu thập được. Gọi Xij là giá trị
của biến phụ j tương ứng với vùng i. Khi đó bảng dữ liệu sẽ có M hàng K cột như sau:
Bảng 2. Bảng sắp xếp dữ liệu các biến phụ theo vùng/địa phương
Vùng/địa phương

Biến phụ
1

2



J



K

1

X11

X12



X1J




X1K

2

X21

X22



X2J



X2K
















i

Xi1

Xi2



XiJ



XiK
















M

XM1

XM2



XMJ



XMK

Bước 3. Chuẩn hóa giá trị của các biến
Có thể dễ dàng thấy rằng các biến của hàm đánh giá được thể hiện theo các đơn vị khác
nhau. Bởi vậy, các biến sẽ được chuẩn hóa theo phương pháp do UNDP đề xuất (UNDP,
2006). Theo phương pháp này, để thu được các số không còn phụ thuộc vào đơn vị và chúng
146


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

cần được chuẩn hóa để nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và q trình chuẩn hóa được thực hiện
theo cơng thức:

X ij 


X ij  MinX ij
MaxX ij  MinX ij

(1)

Trong đó:
- Xij là giá trị của biến j tương ứng với vùng i;
- MinXij là giá trị thấp nhất của biến j tương ứng với vùng i;
- MaxXij là giá trị cao nhất của biến j tương ứng với vùng i.
Tuy nhiên, cũng có các biến quan hệ nghịch biến với chỉ số tổn thương, chẳng hạn như
nếu tỷ lệ biết đọc, viết cao tại một khu vực, thì khả năng nhận biết các tác động và khả năng
ứng phó với tác động của BĐKH tại khu vực đó sẽ cao và vì vậy tính dễ bị tổn thương sẽ giảm
đi. Như vậy, tỷ lệ biết đọc biết viết có quan hệ nghịch biến với tính DBTT, nhưng lại có quan
hệ đồng biến với khả năng thích ứng. Lúc đó, xác định giá trị chuẩn hóa của các biến này theo
cơng thức sau:
(2)
Trong đó:
- Xij là giá trị của biến j tương ứng với vùng i;
- MinXij là giá trị thấp nhất của biến j tương ứng với vùng i;
- MaxXij là giá trị cao nhất của biến j tương ứng với vùng i.
Bước 4. Xác định trọng số cho các biến của hàm tính DBTT
Chỉ số DBTT được xây dựng bằng cách áp dụng trọng số cân bằng cho tất cả các chỉ
số/thành phần. Tính DBTT được sử dụng theo khái niệm của IPCC, 2007 với ba biến chính: E, S,
AC. Đối với từng biến chính đều có các biến thành phần và các biến thành phần này lại có thể có
các biến phụ. Trọng số cho các biến thành phần được xác định bằng công thức sau:
n

X

ij


j 1

Xi 

(3)

n

Trong đó:
- Xi là trọng số của biến thành phần;
- Xij là giá trị của biến j tương ứng với biến thành phần Xi;
- n là số biến phụ trong biến thành phần.
Sau khi xác định được trọng số của các biến thành phần, biến chính (E, S, AC) được xác
định bằng công thức sau:
n

X n

i i

X

(4)

i
n

n


i

i

147


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

Trong đó:
- X là trọng số của các biến chính (E, S, AC);
- Xi là trọng số của các biến thành phần cấu thành nên biến chính đã được tính ở công thức (3);
- ni là số lượng các biến phụ cấu thành nên biến thành phần thứ i.
Bước 5. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương
Chỉ số dễ bị tổn thương (V) được xác định theo công thức đề xuất của IPCC - 2007, cơng
thức có dạng:

V

E  S  (1  AC )
3

(5)

Trong đó:
- E: là độ phơi nhiễm;
- S: là độ nhạy cảm;
- AC: là khả năng thích ứng;

- V: là chỉ số DBTT do BĐKH.
Như vậy, chỉ số DBTT do BĐKH sẽ dao động trong khoảng từ 0 đến 1. Nếu V = 0 có
nghĩa là hoạt động NTTS ở địa phương đó khơng bị tổn thương và V = 1 có nghĩa là hoạt động
NTTS ở địa phương đó DBTT cao nhất.
Bước 6. Phân cấp mức độ dễ bị tổn thương
Để thuận tiện trong việc xác định mức độ DBTT giữa các vùng/địa phương, bài viết lựa
chọn 3 mức phân cấp: tổn thương thấp, tổn thương trung bình và tổn thương cao, đồng thời sử
dụng phương pháp phân cấp theo khoảng cách đều từ 0 đến 1 để phân chia thành 3 mức như sau:
- 0- 0,34 ≤V≤ 0,67: Tổn thương trung bình;
- 0,68≤V≤1: Tổn thương cao.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả xác định trọng số biến mức độ phơi nhiễm (E - Exposure)
Trên cơ sở kết quả điều tra và tính tốn số liệu cho các biến thành phần và biến phụ của
hàm số dễ bị tổn thương, bài báo áp dụng công thức (1), (3), (4) để chuẩn hóa giá trị các biến
phụ, từ đó xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính (E) như sau (bảng 3):
Bảng 3. Kết quả xác định trọng số của các biến thành phần và biến chính E
Độ phơi nhiễm

Thuận An

Phú An

Phú Xuân

E1

0,5310

0,5310


0,5310

E2

0,5360

0,5360

E3

0,6413

E

0,5694

Phú Đa

Vinh Hà

Vinh Thanh

0,5310

0,5310

0,5310

0,5360


0,5360

0,5360

0,5360

0,5848

0.2715

0,7759

0,3911

0

0,5506

0,4462

0,6143

0,4860

0,3557

148



KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

Kết quả tính toán chỉ số độ phơi nhiễm của 6 xã/thị trấn đều ở mức trung bình và có sự
phân hóa khác nhau (Bảng 3). Với đặc điểm là các xã ven đầm phá và ven biển có diện tích gần
bằng nhau, có vị trí địa lý tương tự nhau. Vì vậy, mức độ phơi nhiễm trước điều kiện thời tiết khí
hậu của 6 xã: Thuận An, Phú An, Phú Xuân, Phú Đa, Vinh Hà, Vinh Thanh có thể xem là như
nhau. Tuy nhiên, Phú Đa là xã có độ phơi nhiễm cao nhất bằng 0,6143. Nguyên nhân chủ yếu do
Phú Đa là địa bàn thấp trũng, kết quả dự báo nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản cho thấy Phú Đa
là xã có diện tích ngập lụt lớn (1014,101ha năm 2100) nên dẫn đến chỉ số độ phơi nhiễm của
Phú Đa là lớn nhất.
Vinh Thanh là xã có mức độ phơi nhiễm thấp nhất 0,3557, vì phần lớn diện tích nuôi trồng
thủy sản ở đây là nuôi cao triều, nuôi tôm trên cát theo hướng bán thâm canh và thâm canh. Mặt
khác, đây là địa bàn có địa hình tương đối cao so với các địa phương khác, nguy cơ ngập do
nước biển dâng thấp (52,61ha năm 2100) nên chỉ số độ phơi nhiễm của xã thấp.
3.2. Kết quả xác định trọng số biến mức độ nhạy cảm (S - Sensitivity)
Áp dụng cơng thức (1) để chuẩn hóa cho tất cả các biến phụ của biến thành phần (S1),
(S2), (S3), (S4). Riêng hai biến phụ (S32) và (S33) của biến (S3) nghịch biến với chỉ số S nên
bài báo áp dụng cơng thức (2) để chuẩn hóa. Dựa vào kết quả chuẩn hóa các biến của chỉ số S, áp
dụng công thức (3) và (4) để xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính S (bảng 4).
Bảng 4. Kết quả xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính (S)
Độ nhạy cảm

Thuận An

Phú An

Phú Xuân


Phú Đa

Vinh Hà

Vinh Thanh

S1

0,995

0,925

0,96

0

0,61

0,51

S2

0,1325

0,8831

0,67

0,65


0,72

0,575

S3

0,2749

0,5064

0,3276

0,6467

0,5646

0,3678

S4

0,375

0,2173

0,2116

0,875

0,9231


0,4327

S

0,3570

0,6420

0,5124

0,5830

0,6746

0,4634

Qua Bảng 4 cho thấy sự chênh lệch độ nhạy cảm giữa các xã là khá lớn, cụ thể:
+ Thuận An là xã có độ nhạy cảm thấp nhất trong các xã nghiên cứu (0,3570), vì Thuận An
có diện tích NTTS trên đầm phá ít, số người tham gia vào NTTS ít, và người dân được tập huấn
các kĩ năng NTTS, trình độ học vấn và số năm NTTS trung bình của các hộ của xã cao.
+ Vinh Hà và Phú An là hai xã có độ nhạy cảm cao nhất, lần lượt là 0,6746 và 0,6420. Đây
là hai xã có diện tích NTTS lớn nhất của huyện, các lồi ni chủ yếu bao gồm: Tơm sú, tơm thẻ
chân trắng (Vinh Hà), cua, cá dìa, cá kình, cá đối mục... các lồi này rất nhạy cảm với các hiện
tượng thời tiết nên năng suất có sự biến động khi có thiên tai và dịch bệnh xảy ra. Hai xã này có
số hộ NTTS lớn của huyện nhưng tỉ lệ lao động được đào tạo NTTS vẫn cịn thấp như Phú An
chỉ có 14% tổng số hộ được điều tra, trình độ học vấn của chủ hộ thấp... Đặc biệt, Vinh Hà là xã
có nguồn cung cấp nước đạt chất lượng rất thấp chỉ đạt 14%, do xã này nằm trong khu vực ảnh
hưởng của Cửa Tư Hiền, nên nước mặn về muộn, độ mặn thấp hơn các xã khác và đang có xu
hướng bị ngọt hóa do hiện tượng bồi lắng cửa Tư Hiền.
+ Các xã cịn lại đều có chỉ số S nằm trong khoảng từ 0,46 đến 0,58.


149


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

3.3. Kết quả xác định trọng số biến khả năng thích ứng (AC - Adaptive Capacity)
Áp dụng công thức (1) để chuẩn hóa các biến của chỉ số khả năng thích ứng. Riêng biến
phụ AC22 và AC33 có quan hệ nghịch biến với khả năng thích ứng nên báo cáo áp dụng cơng
thức (2). Dựa vào kết quả chuẩn hóa các giá trị, bài báo áp dụng công thức (3) và (4) để tính
trọng số các biến thành phần và biến chính khả năng thích ứng, kết quả được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả xác định trọng số cho các biến thành phần và biến chính AC
Khả năng
thích ứng

Thuận An

Phú An

Phú Xn

Phú Đa

Vinh Hà

Vinh Thanh

AC1


0,75

0,4967

0,3117

0,4433

0,3333

0,54

AC2

0,688

0,506

0,417

0,371

0,566

0,667

AC3

0,75


0,6078

0,8895

0,8357

0,75

0,7205

0,7314

0,5439

0,4884

0,5786

0,5698

0,6503

AC

Kết quả tính tốn khả năng thích ứng thì 6 xã trên đều ở mức trung bình từ 0,488 đến
0,734. Trong đó, Thuận An là xã cho kết quả cao nhất (0,7314) do xã này có tỉ lệ cơ sở hạ tầng
thủy lợi phục vụ NTTS được tu sửa thường xuyên cao nhất trong các xã đạt 20%/năm. Các hệ
thống dẫn nước chính vào hồ ni được bên tơng hóa lên đến 65%… Bên cạnh đó, khi tính tốn
biến phụ kinh tế (AC2) và một số vấn đề xã hội khác (AC3) thì Thuận An là xã có tỉ lệ hộ nghèo

thấp nhất trong 6 xã/thị trấn.
Xã Phú Xuân cho kết quả chỉ số AC thấp nhất trong 6 xã/thị trấn (0,4884). Vì đây là xã có
diện tích NTTS lớn, nhưng tỉ lệ hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS được tu bổ thường xuyên thấp
(14%); hệ thống kênh dẫn nước được bê tông hóa chỉ đạt 45% và có tỉ lệ số hộ vay vốn để NTTS
cao nhất (45%) nên khả năng thích ứng của Phú Xuân thấp nhất.
0.8
0.7
0.6
0.5
E

0.4
0.3

S

0.2

AC

0.1
0
Thuận Phú
An
An

Phú
Xuân

Phú

Đa

Vinh Vinh
Hà Thanh

Hình 1. So sánh các chỉ số E, S, AC ở các xã nghiên cứu
3.4. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương
Như đã đề cập ở trên, tính DBTT là hàm số của đặc tính, quy mơ và tốc độ của BĐKH và
nhiễu động mà hệ thống bị phơi nhiễm (E), nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Nghiên
cứu áp dụng công thức (5) để xác định chỉ số dễ bị tổn thương (V) và kết quả được thể hiện ở
Bảng 6.
150


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

Bảng 6. Kết quả tính tốn chỉ số dễ bị tổn thương (V)
Biến

Thuận An

Phú An

Phú Xuân

Phú Đa

Vinh Hà


Vinh Thanh

E

0,5694

0,5506

0,4462

0,6143

0,4860

0,3557

S

0,3570

0,6420

0,5124

0,5830

0,6746

0,4634


AC

0,7314

0,5439

0,4884

0,5786

0,5698

0,6503

0,40

0,55

0,59

0,54

0,53

0,39

V

Dựa vào kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương (Bảng 6) cho thấy:

- Tất cả 6 xã/thị trấn được đánh giá đều đạt ở mức độ DBTT trung bình.
- Xã có chỉ số tổn thương lớn nhất trong 6 xã/thị trấn được nghiên cứu đánh giá là Phú
Xuân 0,59 do xã này có chỉ số độ phơi nhiễm và độ nhạy cảm đều cao, nhưng chỉ số khả năng
thích ứng chỉ đạt 0,448, thấp nhất trong 6 xã/thị trấn dẫn đến chỉ số tổn thương cao. Hiện nay,
Phú Xuân hầu hết các thôn đều phát triển mạnh nghề NTTS, chủ yếu phát triển hình thức ni
chắn sáo, vây chắn hạ triều ở các thơn Định Cư, Lê Bình, Thủy Diện và bị phơi nhiễm lớn trước
các hiện tượng thời tiết cực đoan của BĐKH. Đặc biệt, khi đánh giá nguy cơ ngập lụt do nước
biển dâng theo các kịch bản thì những diện tích NTTS của xã này có nguy cơ bị ngập có thể ảnh
hưởng đến hoạt động NTTS trong tương lai là rất lớn.
- Phú An có chỉ số DBTT xếp thứ hai 0,55, bởi đây là xã có chỉ số độ phơi nhiễm và chỉ số
nhạy cảm cao thứ hai trong 6 xã/thị trấn, nhưng khả năng thích ứng thấp hơn các xã còn lại chỉ
đạt 0,5439 xếp thứ 5 trong 6 xã, dẫn đến chỉ số tổn thương cao.
- Phú Đa có chỉ số DBTT lớn thứ 3 trong tổng số 6 xã/thị trấn do chỉ số phơi nhiễm cao
nhất trong các xã và chỉ số độ nhạy cảm của xã này đều cao, trong khi đó chỉ số tính thích ứng
xếp thứ 3 trong 6 xã, nên chỉ số tổn thương của xã này đạt 0,54.
- Xã Vinh Hà có chỉ số DBTT xếp thứ 4 từ cao xuống thấp trong 6 xã/thị. Điều này phù
hợp với kết quả điều tra khảo sát. Đây là xã có diện tích và số hộ NTTS nhiều nhất của huyện
Phú Vang, nhưng chủ yếu ni theo hình thức quảng canh và dần chuyển sang quảng canh cải
tiến, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên. Đặc biệt, Vinh Hà tiếp giáp trực tiếp với
đầm Cầu Hai - nơi có độ mặn lên muộn và đang có xu hướng ngọt hóa do hiện tượng bồi lắng
cửa Tư Hiền, dẫn đến chỉ số tổn thương của xã này đứng thứ 4 trong 6 xã/thị trấn.
- Thị trấn Thuận An là xã có chỉ số DBTT xếp thứ 5 trong 6 xã/thị trấn (0.40), vì xã này có
độ nhạy cảm và độ phơi nhiễm thấp, trong lúc chỉ số khả năng thích ứng lại cao nhất trong 6 xã
(0,7314). Điều này chứng tỏ việc nâng cao khả năng thích ứng chính là một trong những vấn đề
quan trọng nhất trong việc giảm tính dễ bị tổn thương.
- Xã Vinh Thanh có chỉ số DBTT thấp nhất (0,39), do Vinh Thanh có diện tích NTTS ít và
được đầu tư thủy lợi, cơ sở hạ tầng, hoạt động NTTS theo hướng bán thâm canh và thâm canh,
chỉ số thích ứng đạt mức cao, độ phơi nhiễm thấp nhất và độ nhạy cảm cũng thấp hơn so với các
xã còn lại.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ nghịch biến giữa khả năng thích ứng và

tính DBTT được thể hiện rất rõ ràng. Với cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực hạn chế, diện
tích và số hộ NTTS lớn và đầu tư dàn trải, xã Vinh Hà, Phú An và Phú Đa có nguy cơ dễ bị tổn
thương cao hơn rất nhiều so với ba xã còn lại.
4. KẾT LUẬN
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về tính DBTT, tuy nhiên đồng nhất
các quan điểm, khái niệm thì tình trạng dễ bị tổn thương phụ thuộc chặt chẽ vào 3 yếu tố (biến
151


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ

CYS 2016

chính) đó là độ phơi nhiễm (exposure), độ nhạy cảm (sensitivity) và khả năng thích ứng
(adaptive capacity). Việc áp dụng phương pháp chỉ số trong đánh giá đã góp phần lượng hóa kết
quả của hàm số DBTT do BĐKH.
Kết quả đánh giá cho thấy, chỉ số V đối với hoạt động NTTS của 6 xã nghiên cứu đều đạt ở
mức độ trung bình. Tuy nhiên, xã có chỉ số V cao nhất là Phú Xuân và Phú An, thấp nhất là Vinh
Thanh và Thuận An. Trong đó, khả năng thích ứng của người dân một địa phương ảnh hưởng rất
lớn đến mức độ tổn thương do BĐKH gây ra.
Một số vấn đề cần xem xét và lưu ý khi sử dụng phương pháp chỉ số:
- Bản thân các biến chính của tình trạng dễ bị tổn thương được cầu trúc bởi các biến phụ và
mỗi biến phụ đó lại được hợp thành bởi các biến thành phần. Do đó số lượng các biến phụ và
biến thành phần càng nhiều thì việc đánh giá càng chính xác.
- Cơng cụ thu thập thơng tin, số liệu cần thiết để tính tốn các biến phụ và các biến thành
phần là yếu tố rất quan trọng. Các công cụ ở đây tập trung chủ yếu vào hai loại phương pháp
chính đó phương pháp điều tra phỏng vấn có sự tham gia và phương pháp mơ hình. Do đó việc
xây dựng các bảng biểu, câu hỏi phỏng vấn, điều tra cần phải được xây dựng cẩn thận, kỹ lưỡng
và được thống nhất bởi các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan.
- Việc đánh giá định lượng tình trạng dễ bị tổn thương bằng phương pháp xây dựng chỉ số

mới chỉ dựa trên cơ sở khoa học lý thuyết, do đó cần được áp dụng trong thực tế để kiểm nghiệm
độ chính xác của kết quả lý thuyết so với thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

[4]
[5]

Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam,
Nxb Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội
Hà Hải Dương và nhóm nghiên cứu (2013), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Hà Nội
IPCC (2007), Climate change 2007: Synthesis Report. Contribution of Working Group I, II and
III to the Fourth Assessment Report of Intergovernmental Panel on Climate Change. IPCC,
Geneva, Switzerland, 104 pp.
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Phú Vang (2011), Quy hoạch Nuôi trồng
thủy sản của huyện Phú Vang đến năm 2020, Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2020, Báo cáo lưu trữ tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Title: APPLICATION INDEX METHODOLOGY TO ASSESS CLIMATE CHANGE
VULNERABILITY IN AQUACULTURE ACTIVITIES OF PHU VANG DISTRICT, THUA THIEN
HUE PROVINCE
Abtracts: Climate change has caused many changes in the natural environment and the impact on many
sectors of different socio-economic, which is particularly aquaculture sector. The article uses the index
methodology as proposed by the IPCC - 2007 to assess climate change vulnerability in aquaculture in Phu
Vang district, Thua Thien Hue province. The research results will help quantify the extent of damage due
to climate change, define the relationship between the elements of vulnerability, provide the scientific

basis for action to adapt to the changes of weather and climate in the study area.
Keywords: Vulnerability, climate change, index methodology.

152


KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016

11/2016

LÊ THỊ NA
Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý tự nhiên, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại
học Huế.
Số điện thoại: 01667.168.239, Email:
TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Số điện thoại: 0985.550.667, Email:

153



×