Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Áp dụng phương pháp dạy học mới vào dạy học môn Thủ công lớp 1 theo hướng linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.48 KB, 15 trang )

n

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :
" ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI VÀO DẠY HỌC
MÔN THỦ CÔNG LỚP 1 THEO HƯỚNG LINH HOẠT LỰA
CHỌN NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC"


n

Phần I. Đặt vấn đề:

Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội là sự phát trển như vũ bão của
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thơng tin. Nó đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp không chỉ thay thế cho các hoạt động lao động chân tay mà còn thay thế cho
cả hoạt động trí óc của con người. Do đó địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật có trình độ cao. Với đặc điểm này cách mạng khoa học công nghệ đang ảnh
hưởng một cách sâu sắc và toàn diện tới mọi lĩnh vực hoạt động xã hội nói chung, chất
lượng đào tạo trong nhà trường nói riêng. Một trong những môn học đảm bảo cho thế
hệ trẻ có khả năng hồ nhập với khoa học cơng nghệ, góp phần quan trọng vào việc
rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển tư duy kĩ
thuật cho học sinh đó là phân mơn thủ công ( kĩ thuật ) ở tiểu học. Đây cũng chính là
mơi trường thuận lợi để hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động mới
như : cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó, làm việc có nề nếp, có kế hoạch, tác phong
khoa học, tính tự giác, ham hiểu biết và óc sáng tạo. Chính vì vậy nên tơi đã suy nghĩ,
tìm tịi và lựa chọn đề tài: Áp dụng phương pháp dạy học mới vào dạy học môn thủ
công lớp 1 theo hướng linh hoạt lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy
học”.
Phần II: Nội dung


1.Thực trạng và nguyên nhân
1.1 Thực trạng


n

Trong quá trình giảng dạy của mình cũng như đi dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận
thấy hầu hết GV đã vận dụng PPDH mới vào dạy học Thủ công nhưng chưa linh hoạt về
nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học nên kết quả chưa cao. Việc phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS còn hạn chế. Các em thực
hành chưa theo đúng quy trình cơng nghệ, chưa có kế hoạch nên vẫn cịn một số sản
phẩm chưa hồn thành ngay tại lớp và chưa đẹp.
1. 2 . Nguyên nhân
Với học sinh lớp 1, các cháu còn nhỏ dại, mới ở mẫu giáo lên, vốn kiến thức thực tế
còn q ít ỏi, đây là thời kì chuyển tiếp từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động
học là chủ đạo nên nhiều trẻ còn rụt rè, thụ động, chưa thật sự u thích mơn học dẫn đến
chất lượng chưa cao.
Một số GV nghĩ rằng thủ công là môn phụ nên chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa chu
đáo, chưa có tranh quy trình phóng to , bài mẫu chưa đẹp, nguyên vật liệu để hướng dẫn
mẫu chưa đảm bảo u cầu làm HS khó quan sát. Hình thức tổ chức các hoạt động trong
giờ học chưa phong phú.
Trước tình hình đó tơi rất băn khoăn, trăn trở và tự đặt cho mình các câu hỏi: Làm
thế nào để HS tích cực chủ động, sáng tạo trong giờ học? Để các em u thích mơn học
hơn? Làm thế nào để tất cả học sinh hoàn thành sản phẩm theo quy trình ngay tại lớp,
nắm chắc qui trình kĩ thuật và tạo ra sản phẩm đẹp? Làm thế nào để cho những gì HS
nắm được và sản phẩm tạo ra tác động vào chính cuộc sống của các em? ...Từ những suy
nghĩ trên tơi đặt ra cho mình một chương trình hành động và đã tìm ra giải pháp nâng cao
chất lượng mơn học thủ cơng ở lớp mình như sau:
2. Giải pháp :



n

Để đạt được những yêu cầu trên thì GV phải nắm chắc Chuẩn kiến thức kĩ năng của
phân môn Thủ cơng lớp 1 cũng như các PPDH theo hướng tích cực đồng thời ngay từ
những buổi học thủ công đầu tiên GVphải theo dõi, quan sát để nắm được tình hình học
tập của lớp và phân loại HS, từ đó dựa vào đối tượng HS để GV có biện pháp bồi dưỡng,
hình thành cho các em thói quen tư duy, tích cực, độc lập suy nghĩ, sáng tạo và làm việc
theo quy trình. Đồng thời phương pháp dạy học của thầy cũng phải thay đổi để đảm bảo 3
điều kiện:
- GV đầu tư suy nghĩ, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với các đối tượng HS: hoàn
thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành để tất cả HS đều tích cực hố hoạt động tư duy.
- HS tự lực tiếp cận kiến thức với các mức độ khác nhau dựa vào tư duy của mình.
- Qua mỗi bài dạy thủ công GV phải xây dựng cho HS một hệ thống các hoạt động
nhằm giúp cho từng trẻ có thao tác gấp, xé, cắt, dán giấy cụ thể , phù hợp với năng lực
của mình để chiếm lĩnh tri thức mới. Đó là HS được hoạt động theo quy trình kĩ thuật.
Đối với bản thân, GV phải hình thành cho mình một hệ thống các kỹ năng dạy học
như : xác định mục tiêu, yêu cầu bài học; lựa chọn phương tiện thiết bị cho từng bài; tự
làm đồ dùng dạy học; phối hợp các PPDH thủ công và kỹ năng tiến hành bài dạy thủ
công theo các mô hình tổ chức khác nhau để thu hút, hấp dẫn HS vào bài học ...
Từ đó tơi đã áp dụng vào việc chuẩn bị cho bài dạy và từng hoạt động của tiết thủ
công như sau:
1. Phần chuẩn bị :
Trong giờ thủ công việc chuẩn bị của cả thầy và trị đóng một vai trị rất quan trọng, nó
quyết định sự thành cơng của bài học. Do đó , trước mỗi giờ học GV phải chuẩn bị chu
đáo: giáo án, các đồ dùng trực quan để HS quan sát trực tiếp như : bài mẫu, tranh ảnh,


n


vật thật của sản phẩm, tranh vẽ quy trình các bước, dụng cụ và nguyên vật liệu để làm
mẫu cho học sinh, chuẩn bị trước hiện trường làm việc đối với bài có thể dạy ở sân
trường hoặc vườn trường ( VD: Dạy bài: xé dán hình cây đơn giản). Để đảm bảo cho
việc làm mẫu được tốt, đúng thời gian và quy trình thì GV phải làm thử trước ở nhà từ 1
đến 2 lần . Phân tích, xác định xem cơng việc đó gồm những thao tác, động tác nào. Sắp
xếp chúng theo thứ tự nào để học sinh dễ hiểu. Dự đốn những sai sót có thể xẩy ra…Từ
đó xác định thời gian, chọn lọc những lời giải thích và vị trí làm mẫu cho phù hợp.
Trước khi học một bài thủ công GVcần thông báo cho HS biết phảichuẩn bị những gì ;
bút chì, thước, kéo, giấy màu, giấy vở HS, keo dán … Có thể thơng báo tóm tắt nội dung
tiết học sắp tới để các em biết và quan sát trước vật thật trong thực tế hàng ngày.
2. Hoạt động dạy học :
Trước khi tiến hành bài dạy giáo viên cần kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nghiêm
khắc nhắc nhở những em nào chuẩn bị thiếu chu đáo, có sự điều chỉnh cần thiết để cho
những em qn khơng mang dụng cụ có thể mượn của bạn mà tiến hành bài học. Sau đó
GV nêu các quy tắc cần tuân theo để đảm bảo an toàn cho các em khi làm
việc, thận trọng khi dùng các dụng cụ sắc nhọn như kéo, bút chì, … u cầu các em
khơng được đùa nghịch trong giờ học.
a, Phần giới thiệu bài :
* Chưa áp dụng PPHD linh hoạt : Phần lớn GV chỉ giới thiệu trực tiếp bằng lời.
** PPDH linh hoạt:Ngay từ đầu giờ học tạo được khơng khí phấn khởi, thu hút được sự
chú ý và gây được tâm thế hồi hộp, chờ đón cho HS bằng cách tổ chức các trị chơi, đố
vui, một bài hát, một câu thơ, tranh ảnh, vật thật …phù hợp với nội dung bài học thì trẻ sẽ
học tập với tất cả niềm say mê kết quả giờ học sẽ tốt.


n

Ví dụ 1: “Xé , dán hình vng ” GV tổ chức cho HS giải câu đố:
“Chiếc bánh chưng xanh
Bố làm ngày tết

Bạn ơi nói nhanh
Có dạng hình gì ? ”.
Ví dụ 2: Bài “Cắt, dán hình ngơi nhà ” GV tổ chức cho HS trò chơi “ Đổi nhà ”.
GV phổ biến luật chơi: 3 em làm thành 1 nhóm , 2 em cầm tay giơ lên cao làm nhà , 1 em
làm trẻ ngồi trong nhà. Khi nghe GV hơ “Đổi nhà ” thì các trẻ phải nhanh chóng chuyển
sang ngơi nhà khác. GV cũng vào 1 nhà, nếu trẻ nào khơng tìm được nhà là bị thua và
phải làm người tiếp tục hơ.
Ví dụ 3 : “ Gấp các đoạn thẳng cách đều ”. GV tự làm 1số đồ chơi bằng giấy được gấp
từ các đoạn thẳng cách đều như : cái quạt giấy, lọ hoa, đèn lồng, con rết …
GV cho HS quan sát và yêu cầu:
? Gọi tên các đồ vật này? (cái quạt, đèn lồng, lọ hoa, con rết …).
? Các đồ vật này được làm từ nguyên liệu gì? (Được làm từ giấy).
? Quan sát và cho biết từ giấy bìa ta làm thế nào để tạo thành các đồ vật này ? ( Từ
các nếp gấp ).
? Các đồ vật này có đẹp khơng ? Các em có muốn sau này tự mình sẽ làm được các đồ
vật này khơng ?… Từ các nhận xét của HS, GV giới thiệu bài mới và hướng dẫn HS quan
sát nhận xét mẫu.
b . Hướng dẫn HS quan sát – nhận xét


n

* Chưa áp dụng PPDH linh hoạt: GV không chuẩn bị bài mẫu hoặc chuẩn bị chưa chu
đáo.
**PPDH linh hoạt: GV tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan có kích thước đủ lớn màu
sắc hài hồ, rõ nét, đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ, tính sư phạm để thu hút sự chú ý của HS,
làm cho các em yêu thích bài mẫu, phấn khởi, nâng cao tinh thần học tập. Kết hợp với hệ
thống câu hỏi ngắn gọn , dễ hiểu để hướng dẫn cách quan sát, so sánh, phân tích, tổng
hợp, tìm ra đặc điểm về hình dáng, cấu trúc, tỷ lệ, màu sắc của bài mẫu … góp phần rất
lớn trong việc giáo dục thẩm mĩ cho HS.

Ví dụ 1: Bài “Xé , dán hình cây đơn giản ”. GV chia nhóm 4 HS, phát cho mỗi nhóm 1
bài mẫu xé dán hình cây đơn giản do GV chuẩn bị. Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các
câu hỏi:
? Cây có những bộ phận nào? (Thân cây, tán lá cây).
? Nêu đặc điểm hình dáng của các bộ phận? (Thân màu nâu, hình chữ nhật dài; tán lá
màu xanh, tán trịn hoặc dài).

? Đặc

điểm hình dáng của các loại cây như thế nào? (Không giống nhau: cây to, cây nhỏ, cây
cao, cây thấp …)
? Khác nhau về đặc điểm hình dáng nhưng các loại cây vẫn giống nhau ở chỗ nào?
(Đều có 2 bộ phận chính là thân cây và tán lá cây).
Các nhóm thảo luận, trình bày xong, GV hỏi cả lớp:
? Hãy kể thêm các đặc điểm của cây mà mình đã nhìn thấy? (Thân có 1 hoặc 2 nhánh,
tán lá có màu sắc khác nhau:màu xanh đậm, màu xanh nhạt, màu vàng, nâu, đỏ…)
GV : Đặc điểm hình dáng, màu sắc của cây khơng giống nhau nên khi xé tán lá cây em có
thể chọn màu mình biết, mình thích.


n

Ví dụ 2 : “Gấp các đoạn thẳng cách đều ” GV phát mẫu cho các nhóm thảo luận :
? Quan sát các nếp gấp và cho biết khoảng cách giữa các nếp gấp như thế nào? (Chúng
cách đều nhau ).
? Quan sát mặt màu và mặt kẻ ô của mẫu hãy cho biết các nếp gấp khác nhau chỗ nào ?
(Cứ 1nếp gấp lên từ mặt màu thì lại đến 1 nếp gấp lên từ mặt kẻ ô …).
? Khi xếp các nếp gấp lại ta thấy chúng như thế nào ? (Chồng khít lên nhau ).
c . Hướng dẫn mẫu
*Chưa áp dụng PPDH linh hoạt : GV thao tác làm mẫu kết hợp giảng giải, Khơng có

tranh quy trình nên HS chủ yếu quan sát để bắt chước, làm theo GV. Do đó khơng rèn
được cho HS kỹ năng làm việc với tranh quy trình.
**PPDH linh hoạt: Để việc hướng dẫn mẫu được tốt GV cần chuẩn bị đầy đủ giấy để làm
mẫu cũng như, tranh quy trình. Phải được thực hiện trên giấy khổ lớn, màu sắc hài hồ,
có kẻ ơ để HS dễ quan sát. Việc chuẩn bị tranh quy trình mẫu có ý nghĩa quyết định đến
kết quả học tập của HS, giúp HS dễ dàng làm theo quy trình và thực hành tốt. Quá trình
GV hướng dẫn mẫu và quan sát tranh quy trình là hai cơng việc của một q trình cung
cấp kiến thức cho HS. Vì thế khi thực hiện nó được xen kẽ vào nhau thì HS nắm được
kiến thức sẽ chắc hơn. Cụ thể, sau mỗi câu trả lời của HS về quan sát tranh quy trình GV
khẳng định đồng thời thực hành làm mẫu theo từng bước với tốc độ vừa phải để HS quan
sát và dễ dàng hình dung.Đối với những động tác mới hoặc khó GV có thể làm lặp lại
vài lần, hướng dẫn và làm mẫu trước sau đó đặt câu hỏi để HS đối chiếu với tranh quy
trình, chia cơng việc ra các bước, thao tác nhỏ kết hợp giảng giải chặt chẽ nhằm giúp HS
nắm chắc từng thao tác và ghi nhớ trình tự của chúng.


n

Ví dụ 1: Bài “gấp các đoạn thẳng cách đều ”. (Có tranh quy trình kèm theo) - GV treo
tranh qui trình – HS quan sát.
? Để gấp được các đoạn thẳng cách đều ta dùng tờ giấy hình gì ? Cách đặt giấy như thế
nào ? (Tờ giấy hình chữ nhật, đặt dọc và áp sát mặt màu vào bảng hoặc bàn).
GV gắn tờ giấy màu hình chữ nhật khổ lớn có kẻ ơ vng to , rõ nét lên bảng.
? Để gấp được nếp gấp thứ nhất ta làm thế nào?(Gấp mép giấy vào 1ô theo đường dấu)
GV dùng que chỉ vào mép giấy, đường dấu, chiều mũi tên và làm mẫu nếp gấp thứ nhất.
Lưu ý HS dùng tay trái giữ chặt mép giấy, tay phải miết mép giấy cho thật phẳng
? Ta đã gấp xong hình nào ở tranh quy trình ? Được nếp gấp thứ mấy ? ( Hình 1b, gấp
xong nếp gấp thứ nhất ).
?Hãy nêu lại cách gấp nếp gấp thứ nhất ? ( HS quan sát tranh quy trình và nêu ).
? Để gấp được nếp gấp thứ 2 ta làm thế nào ?(Lật tờ giấy cho mặt màu ra ngoài rồi gấp

vào 1 ô theo đường dấu ).
? Gấp vào 1 ơ sau đó ta làm gì ? (Dùng tay miết mép giấy cho thật phẳng ).
? Ta vừa thực hiện xong hình nào ở tranh quy trình ? Hãy nêu lại cách gấp ? (Thực hiện
xong hình 3 và 4 , lật tờ giấy …..)
? Nếp gấp thứ nhất và nếp gấp thứ 2 giống nhau chỗ nào ? (Đều gấp vào 1 ô rồi miết
mép giấy cho phẳng).
? Quan sát hình 5 và 6 ở tranh quy trình, lên bảng thực hiện nếp gấp thứ 3 ? (HS lên bảng
vừa thao tác vừa trình bày cách gấp ).
GV lưu ý : Các mép giấy khi gấp vào phải trùng lên dịng kẻ ngang thì các nếp gấp mới
thẳng và khi xếp lại mới chồng khít lên nhau , khơng bị lệch .


n

? Để có các nếp gấp tiếp theo ta làm thế nào ?( Lật mặt giấy, gấp vào 1 ô rồi lại lật…)
HS lên bảng thực hành tiếp – Lớp theo dõi, nhận xét : ?Ta đã gấp xong hình nào?(H7)
? Muốn gấp được các đoạn thẳng cách đều ta làm thế nào ? (HS trình bày).
Sau khi hướng dẫn mẫu lần 1 xong GV cần làm mẫu tóm tắt tồn bộ các bước với tốc
độ bình thường nhằm ghi lại ấn tượng về tiến trình cơng việc. Để đánh giá kết quả làm
mẫu, xác định mức độ nắm vững qui trình của HS, GV có thể u cầu 1 HS làm mẫu, cả
lớp quan sát, nhận xét, tuỳ thuộc kết quả làm thử mà chuyển sang thực hành.
Đối với các bài kĩ thuật xé, cắt dán giấy khi hướng dẫn thao tác xé, cắt các đường
thẳng, đường cong GV nên làm chậm , dứt khốt , chỗ nào khó có thể làm nhiều lần để
HS hiểu và làm được. Cần tập cho HS thao tác xé : tay trái giữ chặt tờ giấy sát cạnh hình
đã vẽ bằng ngón trỏ và ngón cái cịn các ngón khác đỡ phía dưới tờ giấy, tay phải dùng
ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo đường vẽ. Hướng dẫn HS chọn giấy có độ dày
hay mỏng phù hợp nội dung từng bài, từng phần. Nếu chọn giấy mỏng quá khi xé dễ bị
lệch lạc, hình dạng sẽ bị rộ, dường xé bị răng cưa. Ngược lại nếu giấy dày quá khi xé sẽ
khó và dai. Ơ phần cắt, dán giấy HS bắt đầu tập cắt bằng kéo, tập cầm kéo đúng bằng tay
phải, biết vận động linh hoạt tay trái, luôn xoay tờ giấy để tay phải sử dụng kéo cho tiện.

Các đường cắt phải thẳng, sắc nét đúng với đường đã kẻ, vẽ sẵn. Khi xé, cắt xong các
hình GV hướng dẫn HS sắp xếp các phần đã được xé hay cắt cho đẹp, cân đối rồi nhẹ
nhàng, lần lượt dán các hình theo bố cục đã sắp xếp .Bơi hồ mặt trái cẩn thận bằng đầu
ngón tay hoặc bằng công cụ như tăm bông , que giấy, chổi phết hồ …Đồng thời giúp trẻ
nhận biết vàsử dụng các loại keo, hồ dán. Như vậy kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa là lao
động thủ cơng nhẹ nhàng nhưng mang tính nghệ thuậ, kĩ thuật cao. Vì từ những mảnh
giấy đơn giản, có hình dạng, kích thước khác nhau qua q trình xé, gấp, cắt …đã tạo ra
vơ số sản phẩm có hình dạng phong phú , đa dạng và hấp dẫn. Qua quá trình sử dụng các


n

dụng cụ sự vận động, phát triển làm cho đôi bàn tay trẻ trở nên khéo léo, nhanh nhẹn,
linh hoạt, chính xác.
d . Thực hành – Luyện tập và đánh giá
* Chưa áp dụng PPDH linh hoạt : HS thực hành bắt chước theo GV làm mẫu, khơng theo
quy trình nên HS làm chậm và sản phẩm chưa đẹp.
*PPDH linh hoạt: Thực hành là hoạt động trọng tâm của mỗi bài học nên GV cần giúp
HS nhanh chóng bắt tay vào việc, yêu cầu HS tập trung sự chú ý và nỗ lực trí tuệ vào việc
suy nghĩ, làm chính xác hoá biểu tượng, vận dụng các kỹ năng tạo hình để làm ra sản
phẩm. Giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc tự
giác, tích cực có hiệu quả. Đây là mơi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý thức lao
động, yêu lao động và thái độ tôn trọng đối với sản phẩm, với người lao động. Đồng thời
khi tham gia vào hoạt động thực hành với mục đích tạo ra thứ gì đó thật đẹp cho mình,
cho người khác như làm đồ chơi, đồ dùng, quà tặng... trẻ sẽ được trải nghiệm những cảm
xúc đặc biệt như lòng yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Từ đó
giáo dục trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâm chăm sóc người
khác cũng như các kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi HS thực hành GV theo dõi, nhắc nhở
các em làm đúng quy trình. Động viên những em khá để các em phấn khởi làm việc, giúp
đỡ HS yếu bằng cách chỉ ra những chỗ chưa đúng, gợi ý cách điều chỉnh để HS tự sửa

chữa. Trong trường hợp HS quá yếu GV khơng nên tỏ ra khó chịu làm các em chán nản
mà phải chỉ bảo cặn kẽ để động viên khích lệ các em. Những HS xé hoặc cắt xong trước
nên nhắc trẻ sắp xếp hình cho cân đối , đẹp rồi bôi hồ nhẹ nhàng lên mặt trái của hình,
dùng giấy lót để ấn cho hình dính vào vở thủ công, thu dọn giấy vụn và dụng cụ. Động
viên các em bổ sung thêm chi tiết cho sản phẩm thêm phong phú.
Ví dụ: Bài “Xé dán hình con gà con ”.


n

Khi HS xé được các bộ phận của con gà con, GV hướng dẫn HS dán tuỳ theo vị trí
của các bộ phận để tạo ra các chú gà con có các hoạt động khác nhau như: dán đầu xuống
thấp rồi dùng bút chấm vào phía dưới chân gà để có chú gà đang mổ thóc hoặc dán ở trên
vai tạo thành chú gà đang ngoảnh ra sau. Với cách dán chân khác nhau tạo thành chú gà
đang chạy, đang đứng hay đang nằm, vẽ thêm cỏ cây, mặt trời, mây, … để có bức tranh
đẹp. (Có sản phẩm kèm theo)
Khi đã có sản phẩm tạo hình hồn thiện GV sử dụng các biện pháp trị chơi hố sản
phẩm, chúng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo
của trẻ. Động cơ lúc này gắn liền với ham muốn của trẻ làđược chơi được vận động với
sản phẩm của mình tạo nên .Từ đó trẻ ý thức rõ hơn về ý tưởng tạo hình và có thể nảy
sinh ý tưởng mới. Hơn nữa việc sử dụng các sản phẩm tạo hình vào các tình huống, vận
động thực sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận xét đánh giá và thưởng thức các giá trị mỹ thuật cũng
như chất lượng, kỹ thuật của các sản phẩm tạo hình đã hồn thiện.
Ví dụ1: Dạy bài : “ Xé dán hình quả cam.” Khi HS đã xé được các bộ phận của hình
quả cam GV chia lớp theo nhóm, mỗi nhóm được phát một tấm bìa nhỏ có vẽ hình chiếc
giỏ. HS theo nhóm dán quả mình vào để tạo thành giỏ cam đẹp. . (Có sản phẩm kèm
theo)
Ví dụ 2: Dạy bài : “Xé dán hình cây đơn giản”. Khi HS xé xong hình các bộ phận của
cây GV phát cho mỗi nhóm một tấm bìa HS dán sản phẩm của các bạn theo hình thức
xen kẽ để tạo thành rừng cây. Đối với những sản phẩm gấp giấy GV cho HS trình bày

thành hàng để cả lớp dễ quan sát, so sánh. Khi đánh giá sản phẩm cần cho HS nói lên
cảm nghĩ về vẻ đẹp, sự nổi bật của một số sản phẩm. Tức là HS được đánh giá sản phẩm
của mình và của bạn. Ơ hoạt động này GV nên động viên khuyến khích HS là chính chứ


n

khơng nên chê trách. Nếu có sản phẩm làm khơng đúng kỹ thuật, chưa hoàn thành GV
yêu cầu HS về nhà thực hành tiếp để tiết sau kiểm tra. . (Có sản phẩm kèm theo)


n

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả đối chứng:
Qua một thời gian vận dụng phương pháp dạy học nêu trên với phân môn thủ công tôi
thấy hầu hết các em rất u thích mơn học hồi hộp chờ đón mơn học vào thứ 6 hàng tuần
chất lượng tăng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:
Số HS của lớp : 17 Khi chưa áp dụng PPDH Khi đã áp dụng PPDH
em

linh hoạt

linh hoạt

Số HS

%

Số HS


%

Hoàn thành tốt

0

0

2

11,8

Hoàn thành

11

64,7

15

88,2

Chưa hoàn thành

6

35,3

0


0

2. Bài học:
Từ kết quả đạt dược ở trên tôi rút ra kết luận : kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể được
hình thành trên cơ sở vận dụng kiến vào quá trình thực hành kỹ thuật. Bởi vậy khi dạy
học thủ công GV cần kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học và hình thức tổ chức
dạy học song GV cần chú ý dến 2 phương pháp đặc trưng trong việc hình thành kỹ năng
kỹ thuật là : làm mẫu và huấn luyện – luyện tập.
GV phải luôn đặt mình trong vai trị là người hướng dẫn, là nhân tố kích thích, là
trọng tài hướng dẫn HS huy động kiến và kinh nghiệm của bản thân, của tập thể nhóm
nhỏ hay của cả lớp để tự tìm ra kiến thức mới. Khả năng tự phát hiện của trẻ đến mức độ
nào thì động viên khuyến khích các em phát hiện nội dung mới đến mức đó. Muốn vậy
GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn dựa vào kiến thức mà HS đã tiếp nhận ở bài
trước; vào tranh quy trình, bài mẫu, vật thực… vào kiến thức thực tế của HS và tránh


n

những câu hỏi khơng có khả năng giúp HS phát huy trí lực. Lấy thực hành làm trọng tâm,
xây dựng phong cách lao động công nghiệp, thực hiện đúng công nghệ cho HS.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tơi đã rút ra trong q trình giảng dạy phân mơn
thủ cơng lớp 1, có thể vẫn cịn nhiều hạn chế. Kính mong q đồng nghiệp các cấp góp ý,
giúp đỡ để q trình giảng dạy của tơi ngày một tốt hơn.



×