Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.64 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
NHẰM THÍCH ỨNG VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Trần Thị Ngọc Thúy
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Hợp tác giữa đại học - doanh nghiệp đã và
đang tác động tích cực tới hoạt động đào tạo,
nghiên cứu và phát triển trong các trường đại
học hiện nay. Trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCNLT4),
yêu cầu đặt ra cho các trường đại học là đào
tạo gắn liền với thực tiễn nên giữa doanh
nghiệp và nhà trường rất cần “gặp gỡ nhau”
trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Trong
đó, doanh nghiệp sẽ đóng vai trị địn bẩy,
kích thích sáng tạo và chuyển giao công
nghệ, tiếp nhận sản phẩm đào tạo, cung cấp
thêm nguồn lực vật chất, tài chính cho nhà
trường còn các trường đại học sẽ là nguồn
cung ứng nguồn nhân lực chất lượng và chất
lượng cao giúp các doanh nghiệp xây dựng
được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Bài viết sử dụng các phương pháp lịch sử,
logic, phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ thực
trạng và giải pháp trong hợp tác, kết nối giữa
các trường đại học và doanh nghiệp để thích
ứng với cuộc CMCNLT4.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

trường đại học uy tín và có thương hiệu
thường được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng
đồng doanh nghiệp cũng như xã hội, đồng
thời là trung tâm nghiên cứu, sáng tạo ra
những thành tựu công nghệ theo nhu cầu của
xã hội và doanh nghiệp. Đối với Việt Nam,
sự hợp tác này đã được Đảng và Nhà nước
quan tâm từ nhiều năm nay. Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 6 khóa XI (ngày 01/11/2012);
Chỉ thị số 16/CT-TTg (ngày 4/5/2017) về
việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc
CMCNLT4, cùng một số văn bản của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, một số dự án
của Bộ Giáo dục và đào tạo đã tạo cơ sở pháp
lý cho quá trình liên kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp và đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, mơ hình hợp tác giữa các trường
đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước
đã được nhiều trường đại học triển khai và
hoạt động có hiệu quả. Phần lớn các trường
đều thực hiện quá trình khảo sát, nghiên cứu
yêu cầu xã hội, doanh nghiệp và lấy ý kiến
phản hồi của người sử dụng để xác định

chuẩn đầu ra, thiết kế nội dung chương trình,
kế hoạch đào tạo từ đó giúp các doanh nghiệp
lồng ghép được những yêu cầu cần đạt được
của người lao động vào trong các chương
trình đào tạo. Kết quả khảo sát gần 1.400 cựu
sinh viên từng tham gia học tập tại các cơ sở
giáo dục trong Dự án POHE1 cho thấy: “có

3.1. Thực trạng
Khi cơng nghệ đóng vai trị quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế thì hợp tác giữa các
trường đại học và doanh nghiệp càng trở nên
cần thiết. Tại các quốc gia phát triển, các

1

Dự án “Giáo dục đại học theo định hướng nghề
nghiệp ứng dụng”của Bộ Giáo dục và Đào tạo để
đánh giá chất lượng của sinh viên dựa vào khả năng
làm việc sau khi tốt nghiệp trên thị trường lao động
phải được các nhà tuyển dụng thừa nhận.

334


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

72,8% cho rằng có thể đáp ứng được các nhu
cầu của nhà tuyển dụng; 75,5% cho rằng
“công việc thực tập thật sự có ích cho cơng

việc đang làm” [2].
Thứ hai, một bộ phận doanh nghiệp đã chủ
động đồng hành cùng nhà trường trong quá
trình đào tạo như: tham khảo ý kiến doanh
nghiệp về chương trình đào tạo, mời các
doanh nhân tham gia vào một số chương
trình giảng dạy, trao đổi ý kiến, hướng
nghiệp... để tìm kiếm nhân lực chất lượng,
thu hút nguồn lực chất lượng cao.
Thứ ba, nhiều trường đại học đã thành lập
các trung tâm hợp tác với doanh nghiệp và
trung tâm phát triển nghề nghiệp cho sinh viên
nhằm định hướng việc làm, kết nối với nhà
tuyển dụng cung cấp các chương trình thực
tập, tổ chức cho sinh viên tham quan doanh
nghiệp, giới thiệu việc làm bán thời gian giúp
sinh viên củng cố, ứng dụng kiến thức đã học,
phát triển kỹ năng, làm quen với môi trường
doanh nghiệp. Việc thành lập các quỹ học
bổng, tổ chức hội chợ việc làm với các doanh
nghiệp, sân chơi khởi nghiệp cũng đã góp
phần quan trọng mang đến cơ hội tự tạo việc
làm, rèn luyện bản lĩnh cho sinh viên.
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa nhà trường
và doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế.
Trước hết, mức độ quan hệ hợp tác giữa
nhà trường và doanh nghiệp chủ yếu xuất
phát từ nhu cầu trước mắt, kế hoạch ngắn hạn
của doanh nghiệp chứ khơng xuất phát từ tầm
nhìn dài hạn. Kết quả khảo sát cho thấy: “214

trong tổng số 493 trường đại học mà các
doanh nghiệp ghi là “có sự hợp tác với”),
hoặc “hợp tác ngắn hạn” (174 trong tổng số
493). Chỉ có 58 và 47 trường đại học đang
lần lượt được coi là “đối tác lâu dài” và “đối
tác chiến lược” của các doanh nghiệp” [1].
Trong phương thức hợp tác, các trường đại
học chủ yếu thực hiện hình thức nhận tài trợ
từ doanh nghiệp như tài trợ và hỗ trợ về vật
chất, học bổng cho sinh viên trong khi doanh
thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ và
nghiên cứu khoa học theo đặt hàng của các
doanh nghiệp chưa cao. Nội dung hợp tác

cũng chủ yếu mới dừng lại ở hoạt động đào
tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp,
trong nghiên cứu thì chủ yếu là trên cơ sở đặt
hàng của doanh nghiệp và thị trường. Qua
khảo sát cho thấy, mới chỉ có “4% doanh
nghiệp hợp tác với các cơ sở đào tạo đại học
trong nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; 29% doanh nghiệp tham gia hội thảo,
tọa đàm, giảng dạy ở các cơ sở đào
tạo…”[1].
Ngoài ra, chất lượng đào tạo nhiều chuyên
ngành ở bậc đại học vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng do sinh viên khi
ra trường thường yếu về kỹ năng thực hành
và vận hành các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại
trong các doanh nghiệp nên nhiều doanh

nghiệp phải đào tạo lại lao động sau khi
tuyển dụng.
3.2. Một số giải pháp
Mục tiêu của đào tạo là hướng tới dạy
người học sáng tạo ra cái mới, phải đạt tới
trình độ con người làm chủ được cơng nghệ
và tạo ra những cơng dân tồn cầu có năng
lực tư duy đổi mới, có đủ tố chất để lĩnh hội
các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách
mạng số. Do đó, để sự hợp tác giữa trường
đại học và doanh nghiệp mang lại hiệu quả
đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp
từ phía Nhà nước, doanh nghiệp đến các
trường đại học.
Về phía Nhà nước và các nhà hoạch định
chính sách cần có cơ chế tạo điều kiện và
môi trường thuận lợi, tạo khung pháp lý cho
mối quan hệ giữa nhà trường và doanh
nghiệp, giữa đào tạo nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ với sản xuất - kinh doanh.
Đồng thời, Nhà nước cần trao quyền tự chủ
đối với các lĩnh vực khoa học ứng dụng cho
nhà trường, các viện nghiên cứu, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ, tạo mơi trường cạnh
tranh bình đẳng trong hoạt động nghiên cứu.
Khi đó, nhà trường sẽ được tự quyết định
chương trình đào tạo của mình để kịp thời bắt
nhịp với nhu cầu của xã hội và nhà tuyển
dụng; còn nhà tuyển dụng sẽ được tự do lựa
chọn tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng.


335


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

Về phía các trường đại học, các cơ sở giáo
dục đại học cần đổi mới các hoạt động đào
tạo, hướng tới các lĩnh vực đáp ứng thị
trường lao động thời đại 4.0 như công nghệ
thông tin, quản lý mạng, khai thác dữ liệu,
bảo mật, công nghệ mới trong lĩnh vực năng
lượng, trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ sinh học,
điện tử y sinh, robot… Trong lĩnh vực công
nghệ thông tin cần chú trọng các lĩnh vực về:
khoa học dữ liệu, an ninh, an tồn thơng tin
và các chun ngành đào tạo các nghề về
ICT, blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI). Các
trường cũng cần tập trung phát triển các
ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như:
cơng nghiệp chế tạo thơng minh; tài chính ngân hàng; thương mại điện tử; nơng nghiệp
số; du lịch số; cơng nghiệp văn hố số… Đối
với các chuyên ngành khác cần bổ sung và
thay thế khối kiến thức đại cương bằng các
kiến thức nền tảng mới phù hợp với thời đại
như Công dân số, Khoa học dữ liệu, Tư duy
thiết kế (Design thinking)…
Mặt khác, nhà trường cần xây dựng
chương trình giảng dạy và chuẩn đầu ra phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn, đảm bảo tính

tiên tiến, hiện đại; thường xun cung cấp
thơng tin về chương trình, giáo trình, nội
dung, phương pháp giảng dạy cũng như đề
xuất những nhu cầu thiết yếu khác tới phía
doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu nhân lực của
doanh nghiệp. Đồng thời trang bị các kỹ năng
mềm cho sinh viên nhất là những kỹ năng tư
duy sáng tạo, khả năng thích nghi khi cơng
việc thay đổi liên tục.
Bên cạnh đó, việc thương mại hóa kết quả
nghiên cứu từ các trường đại học, thực hiện
các dự án liên kết giữa nhà trường và các
doanh nghiệp, liên hệ thường xuyên, trao đổi
kinh nghiệm với cựu sinh viên đang làm việc
tại doanh nghiệp cũng sẽ giúp nhà trường cải
tiến chương trình đào tạo theo từng thời điểm
sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh
nghiệp góp phần hình thành cầu nối vững
chắc giữa nhà trường và doanh nghiệp một
cách hiệu quả, thiết thực.
Đối với các doanh nghiệp một mặt tham
gia vào quá trình đào tạo, phản biện nội dung

chương trình đào tạo, mặt khác có thể tiếp
nhận các giảng viên, cán bộ quản lý đến
doanh nghiệp trao đổi những vấn đề giữa
chương trình đào tạo và yêu cầu của thực tế;
cho sinh viên tham gia thực tập nhằm củng
cố, ứng dụng kiến thức, phát triển kỹ năng và
làm quen với mơi trường doanh nghiệp.

Ngồi ra, doanh nghiệp có thể kết hợp với
các trường đại học để xây dựng chính sách
“ươm mầm tài năng”, “xây dựng nhân sự
nịng cốt tương lai cho doanh nghiệp” thơng
qua các các hoạt động tài trợ, khởi nghiệp,
trao học bổng cho sinh viên tài năng, đưa các
doanh nhân vào hội đồng trường, đặt hàng cơ
sở đào tạo những đề tài, vấn đề khó mà
doanh nghiệp đang có nhu cầu...
4. KẾT LUẬN

Trong môi trường 4.0, các hoạt động đào
tạo gắn kết với doanh nghiệp sẽ góp phần rút
ngắn khoảng cách giữa đào tạo, nghiên cứu
và triển khai. Do đó, việc đẩy mạnh phát triển
đào tạo tại doanh nghiệp, phát triển các
trường trong doanh nghiệp, sự gắn kết chặt
chẽ giữa cơ sở đào tạo đại học và doanh
nghiệp, hướng doanh nghiệp thực sự là “cánh
tay nối dài” trong hoạt động đào tạo của cơ
sở giáo dục đại học sẽ góp phần quan trọng
trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao
động 4.0.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Tiến Dũng, Lưu Xuân Công (2019),
Thúc đẩy liên kết trường đại học và doanh
nghiệp ở nước ta trước bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Mặt trận,
đăng ngày 12/03/2019. Link:

/>[2] Đinh Văn Tồn (2016), Hợp tác đại học doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý
cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tập 32, Số 4, tr.74.

336



×