Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá sinh kế của người dân tỉnh Thái Bình thông qua khung sinh kế bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.32 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

ĐÁNH GIÁ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH THÁI BÌNH
THƠNG QUA KHUNG SINH KẾ BỀN VỮNG
Đào Mộng Anh
Trường Đại học Thủy lợi, email:

3.1.1. Vốn tự nhiên

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Nghiên cứu và đánh giá về sinh kế của
người dân thông qua khung sinh kế bền vững
là một một công cụ hữu hiệu mà qua đó các
nhà hoạch định chính sách có góc nhìn tổng thể
về thực tiễn và có những ưu tiên trong chính
sách phát triển đối với từng địa phương. Với
mục tiêu đề xuất phương hướng phát triển kinh
tế - xã hội cũng như nâng cao chất lượng lao
động, năng suất lao động… nghiên cứu đã ứng
dụng cách tiếp cận khung sinh kế bền vững của
Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for
International Development - DFID) để đánh
giá sinh kế của người dân tỉnh Thái Bình.

Nguồn vốn tự nhiên là một yếu tố thể hiện
tính đặc trưng của một địa phương và có ảnh
hưởng đặc biệt tới hoạt động sản xuất của
con người, đặc biệt ở tỉnh Thái Bình, với
88% dân số sinh sống tại khu vực nơng thôn
(Tổng cục Thống kê, 2020).


Nguồn vốn tự nhiên bao gồm các yếu tố
như đất, nước, rừng, chất lượng khơng khí, sự
đa dạng sinh học... (Adato và cộng sự, 2002).
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp
ở tỉnh Thái Bình
TT

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng khung phân tích sinh
kế bền vững để phân tích và đánh giá sinh kế.
Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh
kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình
thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên
ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của
chiến lược sinh kế đó. Nguồn vốn hay tài sản
sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật
chất mà con người có thể sử dụng để duy trì
hay phát triển sinh kế. Nguồn vốn hay tài sản
sinh kế được chia làm 5 loại vốn cơ chính:
vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất,
vốn xã hội, vốn tài chính (Scoones, 1998).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Các nguồn vốn theo ngũ giác sinh kế
Mỗi hộ gia đình khác nhau sẽ có khả năng
tiếp cận với các nguồn sinh kế khác nhau
(Serrat, 2017). Các nguồn lực sinh kế người
dân thường phải lựa chọn và đánh đổi gồm:


Loại đất

Tổng số
1 Đất nông nghiệp
2 Đất phi nông nghiệp
3 Đất chưa sử dụng

Diện tích
(ha)
158.461
106.710
51.427
324

Cơ cấu
(%)
100
67,34
32,45
0,2

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020

Thái Bình là tỉnh có thế mạnh về sản xuất
nơng nghiệp vì vậy có thể thấy đất nơng
nghiệp chiếm đa số trong tổng số diện tích đất
tự nhiên (67,34%), đây là một lợi thế rất lớn
của tỉnh trong việc phát triển sản xuất nơng
nghiệp. Tuy nhiên, diện tích đất nơng nghiệp
có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân

giảm là do địa phương tiếp tục quy hoạch mở
rộng khu, cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở
hạ tầng, chuyển đổi từ đất trồng lúa sang sử
dụng cho mục đích trồng hàng năm khác và
một số diện tích bỏ hoang khơng canh tác.
3.1.2. Vốn con người
Nguồn vốn con người thể hiện qua kỹ
năng lao động, kiến thức, sức khỏe và thể

346


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

chất để đảm bảo khả năng thực hiện các sinh
kế thành công (Scoones, 1998).
Theo kết quả điều tra biến động dân số của
tỉnh năm 2020, mật độ dân số là 1.179
người/km2; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên toàn tỉnh là 1.137.200 người, chiếm
60,8% so với tổng dân số, trong đó lao động
đang làm việc là 1.124.700 người, chiếm
98,9% so với tổng lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2020 là
1,36%, tăng 0,01% so với năm 2019.

cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh tính đến ngày
31/12/2020 là 286 cơ sở. Tỷ lệ hộ nghèo
chiếm 2,3%. Tỷ lệ người dân sử dụng điện
thoại di dộng và sử dụng internet lần lượt là

88,74% và 50,71%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh
hoạt thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia là 92,7%.
Bảng 3. Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất
đã hoạt động có nhà máy xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường

Bảng 2. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
đã qua đào tạo (%)
TT
1
2
3
4
5
6

Địa phương
Cả nước
ĐB sơng Hồng
Hà Nội
Hưng n
Nam Định
Thái Bình

2015
20,4
28,7
43,8
19,0

13,3
15,3

2018
22,0
29,6
42
20,4
15,9
18,4

TT Địa phương

2020
24,1
32,6
48,5
26,4
20,1
17,9

1
2
3
4
5
6

Cả nước
ĐBSH

Hà Nội
Hưng n
Nam Định
Thái Bình

Số KCN,
Số lượng KCN,
KCX
KCX có NMXLNT
hoạt động tập trung đạt TCMT
(khu)
(khu)
285
255
74
68
8
8
5
4
3
2
6
4

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020

Nhìn chung, mật độ dân số của tỉnh ở mức

cao so với mức trung bình đồng bằng sông
Hồng, dân số trong độ tuổi lao động từ 15
tuổi trở lên chiếm đa số. Tuy nhiên, tỷ lệ lực
lượng lao động trên 15 tuổi của tỉnh đã qua
đào tạo còn thấp so với cả nước và so với các
tỉnh, thành phố ở đồng bằng sơng Hồng, thậm
chí trong 2 năm 2019, 2020 tỷ lệ này có xu
hướng giảm xuống.

Tuy nhiên, theo Bảng 3, tỷ lệ khu công
nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có
nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn mơi trường cịn thấp so với các địa
phương ở đồng bằng sông Hồng và so với
mặt bằng chung của cả nước (đạt 67%).
Ngoài ra, tỉnh cịn có các tuyến đường huyết
mạch với quy mơ nhỏ hẹp, tính kết nối vùng
chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chưa đáp ứng
nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao nên gây hạn
chế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.3. Vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất bao gồm hệ thống
đường bộ, giao thông, hệ thống nước sạch,
năng lượng, thông tin liên lạc... (Adato và
cộng sự, 2002).
Năm 2020, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh là 99,7% và dân
cư được sử dụng điện là 100%. Tỷ lệ số
giường bệnh/1 vạn dân là 46,76 giường cao

hơn mức trung bình của cả nước là 28,5
giường; tỷ lệ số bác sĩ/1 vạn dân là 11,65 bác
sĩ cao hơn mức trung bình của cả nước là 8,8
bác sĩ. Có thể thấy, người dân được chăm sóc
sức khỏe đầy đủ và có điều kiện y tế cao hơn
so với các địa phương khác trong cả nước. Số

3.1.4. Vốn xã hội
Vốn xã hội là các nguồn lực xã hội mà con
người sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh
kế của mình, bao gồm các mối quan hệ trong
xã hội, mối quan hệ với các thành viên trong
gia đình, họ hàng...
Tính đến năm 2020, tổng nguồn vốn Quỹ
hỗ trợ nông dân của tỉnh Thái Bình đạt hơn
29,4 tỷ đồng cho 1.607 hộ vay với 56 dự án,
từ đó hỗ trợ nơng dân tiếp cận vốn vay, mở
rộng sản xuất, giảm nghèo bền vững. Tỉnh
cũng hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn cho
lao động nơng thơn trong độ tuổi lao động, có
trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với

347


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

nghề cần học, nhằm trang bị cho người lao
động kỹ năng nghề nghiệp, để tìm việc làm
và tự tạo việc làm, góp phần thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu lao động và nâng cao thu nhập.
Bên cạnh đó, tỉnh có các chính sách hỗ trợ
tăng thu nhập cho hộ nghèo bằng cách cho vay
tín dụng ưu đãi, giúp nơng dân tiếp cận vốn
vay từ Ngân hàng chính sách xã hội..., từ đó tỷ
lệ hộ nghèo giảm 2,97% (giảm từ 5,27% (năm
2016) xuống còn 2,3% (năm 2020)), số hộ
nghèo giảm trong 5 năm là: 17.061 hộ.
3.1.5. Vốn tài chính
Nguồn vốn tài chính - cơ sở vốn là tiền
mặt, tín dụng/nợ, tiền tiết kiệm và các tài sản
kinh tế khác cần thiết cho việc theo đuổi các
chiến lược sinh kế (Scoones, 1998).
Bảng 4. Thu nhập bình quân đầu người
một tháng năm 2020 theo giá hiện hành
TT

Địa phương

1
2
3
4
5
6

Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Hà Nội
Hưng n

Nam Định
Thái Bình

Tổng số
(nghìn đồng)
4.249
5.085
6.205
4.043
4.096
4.209

(1) Cần có các giải pháp tăng cường đào
tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực con
người cho mục tiêu phát triển của tỉnh; chú
trọng đào tạo nghề cho lao động tương thích
với nguồn vốn tự nhiên của tỉnh (ngành nghề
liên quan đến nông nghiệp) để phát huy thế
mạnh dân số của tỉnh cũng như nâng cao hiệu
quả sử dụng lao động.
(2) Cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ
sở vật chất phù hợp với chiến lược phát triển
hiện tại và quy hoạch trong tương lai của tỉnh.
(3) Tập trung nhiều nguồn vốn xã hội và
nâng cao hiệu quả tiếp cận hơn nữa để người
dân có thể dễ dàng tiếp cận phục vụ cho nhu
cầu phát triển sinh kế.
(4) Gia tăng thêm các chính sách, chương
trình hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong duy
trì sinh kế và cải thiện sinh kế, đặc biệt là nười

dân có kế hoạch phát triển sinh kế rõ ràng.
Vì vậy, để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cịn tồn đọng, tỉnh Thái Bình cần tập
trung nâng cao trình độ người lao động, nâng
cao tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo, hoàn
thiện cơ sở vật chất và cải thiện khả năng tiếp
cận các nguồn vốn cho người dân.
4. KẾT LUẬN

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020

Bảng 4 cho thấy thu nhập bình quân đầu
người ở Thái Bình tương đương với các tỉnh
như Hưng Yên, Nam Định. Tuy nhiên, mức
này vẫn thấp hơn mức thu nhập bình quân
trong khu vực đồng bằng sông Hồng và so
với cả nước. Với thu nhập cịn ở mức thấp và
trung bình so với cả nước, người dân chưa
thể có tích lũy, tiết kiệm tài chính để giă tăng
sản xuất, đầu tư vào cơng nghệ mà chủ yếu
đầu tư mang tính chất tạm bợ, quy mô chưa
đồng bộ, chưa thể áp dụng cơng nghệ, kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất vì chi phí cao.
3.2. Đề xuất phương hướng phát triển
sinh kế cho tỉnh Thái Bình
Trên cơ sở phân tích các nguồn vốn sinh
kế, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm phát triển
sinh kế ổn định, bền vững cho người dân tỉnh
Thái Bình như sau:

Khung sinh kế bền vững là một cơng cụ

hiệu quả để đánh giá và phân tích tổng quát
sinh kế của một địa phương. Qua phân tích
sinh kế của người dân tỉnh Thái Bình, nghiên
cứu nhận thấy vốn tự nhiên tuy phong phú tuy
nhiên chưa sử dụng một cách hiệu quả để cải
thiện sinh kế. Vốn con người thì giàu có
nhưng lại chưa phát huy hết thế mạnh thể hiện
qua tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Đặc
biệt, vốn tài chính cịn thấp nên khơng có
nguồn lực để đầu tư sản xuất lớn. Vì vậy, để
giải quyết vấn đề này cần đào tạo nâng cao
năng lực hơn nữa cho người lao động và tăng
cường hiệu quả tiếp cần các nguồn vốn vay.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Adato, M., & Meinzen-Dick, R. S. 2002.
Assessing the impact of agricultural
research on poverty using the sustainable
livelihoods framework.
[2] Scoones, I. 1998. Sustainable rural livelihoods:
a framework for analysis.

348



×