TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
----------
TIỂU LUẬN
VĂN HÓA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Đà Nẵng, tháng 12/2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 3
NỘI DUNG........................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ..4
1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................4
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................. 4
1.1.2. Địa hình.............................................................................................................5
1.1.3. Khí hậu............................................................................................................... 5
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên.......................................................................................6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................7
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................................7
1.4. Đặc điểm dân cư.....................................................................................................8
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ.......................9
2.1. Văn hóa vật chất.....................................................................................................9
2.1.1. Văn hóa sản xuất................................................................................................9
2.1.2. Văn hóa ẩm thực...............................................................................................11
2.1.3. Văn hóa trang phục..........................................................................................12
2.1.4. Văn hóa nhà ở..................................................................................................13
2.1.5. Văn hóa đi lại...................................................................................................14
2.2. Văn hóa tinh thần.................................................................................................14
2.2.1. Phong tục tập qn..........................................................................................14
2.2.2. Tơn giáo, tín ngưỡng........................................................................................15
2.2.3. Lễ hội truyền thống..........................................................................................17
2.2.4. Nghệ thuật biểu diễn........................................................................................19
2.2.5. Nghệ thuật tạo hình..........................................................................................20
CHƯƠNG 3: ÁO TỨ THÂN - GIÁ TRỊ VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA VÙNG CHÂU
THỔ BẮC BỘ.................................................................................................................24
3.1. Nguồn gốc của áo tứ thân.....................................................................................25
3.2. Đặc điểm của áo tứ thân.......................................................................................25
3.3. Vai trò và ý nghĩa của áo tứ thân.........................................................................26
3.4. Biến đổi trong thời kì hội nhập............................................................................26
KẾT LUẬN.....................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................28
2
BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là Vùng nằm ở phía Bắc đất nước, phía Bắc giáp Vùng văn
hóa Việt Bắc, Phía Nam giáp vùng văn hóa Trung Bộ, phía Tây giáp vùng văn hóa Tây
Bắc, phía Đơng giáp biển Đông. Vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao
lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đơng và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó trở
thành là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực
vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu
và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Khơng gian văn hóa đồng bằng Bắc Bộ là địa hình
núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển.
Bắc Bộ là cái nơi hình thành nên văn hóa tộc người Kinh, vì thế cũng là nơi sinh ra
các nền văn hoá lớn, phát triển nối tiếp lẫn nhau. Từ trung tâm này, văn hoá truyền vào
Trung Bộ rồi Nam Bộ. Sự lan truyền ấy, một mặt chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hoá
Bắc Bộ một mặt chứng tỏ sự sáng tạo của người dân nơi đây.
Trước tiên là sự ứng xử với thiên nhiên. Hàng ngàn năm lịch sử, người dân đã chinh
phục thiên nhiên, tạo nên một diện mạo đồng bằng như ngày nay bằng việc đắp mương,
đắp bờ, đắp đê. Biết bao cây số đê cũng được tạo dựng dọc các triền sông thuộc hệ thống
sơng Hồng và sơng Thái Bình. Nói cách khác, đồng bằng châu thổ sơng Hồng, sơng Thái
Bình là kết quả của sự chinh phục thiên nhiên của người dân Bắc Bộ. Trong văn hoá đời
thường, sự khác biệt giữa văn hoá Bắc Bộ và các vùng khác trong cả nước chính được tạo
ra từ sự thích nghi với thiên nhiên này. Thể hiện qua văn hóa nhà ở, văn hóa trang phục,
tín ngưỡng, phong tục,…
Đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống và sản xuất của người dân
trồng lúa nước, đồng thời cũng là khơng gian sinh hoạt, gìn giữ và phát huy các giá trị văn
hóa. Văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài
lịch sử của dân tộc với nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị, tính
dung hợp trong tư duy. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có vai trị to lớn đối với
việc hun đúc nên tâm hồn Việt, các giá trị đạo đức, nhân văn. Tuy nhiên, văn hóa làng
3
đồng bằng Bắc Bộ cũng có những hạn chế, khơng phù hợp với yêu cầu của việc xây dựng
nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG VĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Đồng bằng Bắc Bộ hay cịn gọi là đồng bằng sơng Hồng, đồng bằng sông Hồng là
tên gọi chung cho vùng đất do phù sa sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp. Đây là một
trong hai vùng kinh tế của miền Bắc Việt Nam: Vùng núi và trung du phía Bắc (gồm
Đơng Bắc và Tây Bắc) và Đồng bằng sông Hồng. Từ xưa, người Việt đã cư trú tại đây,
đặc điểm canh tác chủ yếu là trồng lúa nước, đơn vị cư trú là làng. Vùng là cái nôi của
văn minh sông Hồng, nền văn minh đồ đồng phát triển rực rỡ với trống đồng, thạp đồng,
mũi tên đồng, với nông nghiệp trồng lúa nước.
Phía bắc và đơng bắc là Vùng Đơng Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng
Tây Bắc, phía đơng là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.
Trong đồng bằng sơng Hồng có nhiều ơ trũng tự nhiên, điển hình là ơ trũng Hà Nam
Ninh, ơ trũng Hải Hưng và ơ trũng Nho Quan. Ngồi ra cịn có rất nhiều đầm lầy. Trầm
tích và phù sa do các sơng vận chuyển ra khỏi lịng sơng mỗi mùa lũ đã không lấp được
các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản.
Việc các sơng đổi dịng cũng tạo ra nhưng đầm lầy và ao hồ.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ gồm 10 tỉnh thành: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng. Trong 10 tỉnh
thành này có 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội và Hải Phòng, 8 tỉnh và 12
thành phố thuộc tỉnh. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.
Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt
trong phân cơng lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động
dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
4
1.1.2. Địa hình
Tồn vùng có diện tích gần 15000 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.
Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển
phía đơng. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam sau đồng bằng sơng Cửu
Long có diện tích 40.000 km2. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có
độ cao từ 0,4–12m so với mực nước biển.
Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sơng ngịi dày đặc đã tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.
Hệ thống sơng ngịi tại khu vực đồng bằng sông Hồng rất phát triển. Tuy nhiên về
mùa mưa lưu lượng dịng chảy q lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông
khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô
(tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dịng nước trên sơng chỉ cịn 20-30% lượng nước cả năm
gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong
nơng nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải
xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngập mặn.
1.1.3. Khí hậu
Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ
lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một phần khu
vực Duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và gió mùa ẩm từ
đất liền. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc
tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Tồn vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt hè, đông. Đồng thời hàng
năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. Nhiệt độ trung bình
năm tăng dần từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu
vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm và
mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đơng từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau trời lạnh, khơ,
có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 °C, lượng mưa trung bình từ
1.700 đến 2.400 mm. Vào mùa đơng nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng
giêng.
Khí hậu vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết,
trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực
tiếp đến cuộc sống và ngành nơng nghiệp của tồn địa phương trong vùng.
5
1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản
Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ
cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Ngun - Hải
Phịng đến Kim Mơn - Hải Dương, dải đá vơi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ
lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài
nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu
cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngồi ra vùng cịn có tiềm năng về khí đốt.
Nhìn chung khống sản của vùng khơng nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên
việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.
Tài nguyên biển
Đồng bằng sơng Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở
nuôi trồng thuỷ hải sản, ni trồng cây và chăn vịt ven bờ.
Ngồi ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ
Sơn, huyện đảo Cát Bà,...
Tài nguyên đất đai
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống
sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng,
chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của
cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.
Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây cơng
nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với
diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.
Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn cịn khoảng 137 nghìn ha. Q trình
mở rộng diện tích gắn liền với q trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện
các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn
biển”.
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quý hiếm
đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đơ thị
phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà,
Cúc Phương.
6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tưu kinh tế đạt được,
những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được gọi chung là cư dân Việt
cổ, đã phát huy sức lao đơng và óc sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã
hội, vượt qua những hạn chế của thời nguyên thủy, đạt đến thời đại văn minh vào các thế
kỉ VII – VI TCN. Tồn tại trong khoảng hơn 5 thế kỉ, nền văn mình đó được mệnh danh là
văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tương ứng với 2 quốc gia nối tiếp tồn tại trên đất bắc Việt
Nam đương thời.
Vùng văn hóa Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời nhất của người Việt, nơi khai sinh
của vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là quê hương của các nền văn hóa Đơng Sơn,
Thăng Long – Hà Nội. Từ vùng đất thủy tổ là vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, văn hóa
Đại Việt, Việt Nam phát triển và lan rộng sang các vùng khác và phát triển trên tòan lãnh
thổ như hiện nay. Vùng cũng là nơi bắt nguồn của văn hóa Trung Bộ và Nam Bộ. Đây là
cái nơi hình thành văn hóa. Văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn
hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống trên đường đi tới xây dựng nền văn hóa hiện
đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế truyền thống của vùng này là nông nghiệp trồng lúa nước. Ở Việt Nam nghề
trồng lúa nước đã phát triển ít nhất cũng từ thiên niên kỷ II trước công nguyên trong đời
sống của người Việt. Dân tộc Kinh là một dân tộc trồng lúa và có nhiều kinh nghiệm làm
thủy lợi, kỹ thuật tăng vụ, gối vụ để trồng nhiều nhiều vụ lúa trong một năm. Biển và
rừng bao bọc quanh đồng bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc
Bộ là những cư dân “ xa rừng nhạt biển”.
Nói khác đi là, người nông dân Việt Bắc Bộ là người dân đồng bằng đắp đê lấn biển
trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển. Hàng ngàn năm lịch sử, người nơng dân Việt
khơng có việc đánh cá được tổ chức theo một cách quy mơ lớn, khơng có những đội tàu
thuyền lớn. Nghề khai thác hải sản không mấy phát triển. Các làng ven biển thực ra chỉ là
các làng làm nơng nghiệp, có đánh cá và làm muối.
Ngược lại, Bắc Bộ là một châu thổ có nhiều song ngòi, mương máng nên người dân
chài trọng về khai thác thủy sản. Tận dụng ao, hồ đầm để khai thác thủy sản là một
phương cách được người nông dân rất chú trọng. Đã có lúc việc khai thác ao hồ thả cá
tôm được đưa lên hàng đầu như một câu ngạn ngữ: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh
điền.
Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu tằm, ni
gà, ni lợn, chó, trâu, bò…cũng rất phát triển.
7
Trong khi đó, đất đai ở Bcắ Bộ khơng phải là nhiều, dân cư lại đơng. Vì thế, để tận
dụng thời gian nhàn rỗi của vòng quay mùa vụ, người nông dân đã làm thêm nghề thủ
công. Ở đồng bằng song Hồng, trước đây nguoif ta đừng từng đếm được hàng trăm nghề
thủ cơng, có một số phát triển lành mạnh chuyên nghiệp với những người thợ có tay nghề
cao. Một số nghề đã rất phát triển, có lịch sử phát triển lâu đời như nghề gốm, nghề dệt,
luyện kim, đúc đồng…ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu
con người.
Số lượng đồ đồng tăng lên với nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm,
dao, các nhạc cụ bằng đồng như chiêng trống, tượng đồng… số lượng đồ gốm cũng
phong phú: bát, đĩa, bình, nồi…
Theo truyền thống ngàn đời thì người Kinh sống theo làng. Nhiều làng họp lại thì
thành một xã. Mỗi làng có thể có nhiều xóm, nếu tính ra một thơn của miền Bắc thì bằng
với một ấp của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều
phải thi hánh. Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây
cổng kiên cố. Mỗi làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành
Hồng làng, là người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm
khơng được đến đình làng.
1.4. Đặc điểm dân cư
Những người nông dân sống quần tụ lại thành làng. Nhiều làng họp lại thì thành một
xã. Mỗi làng có thể có nhiều xóm, nếu tính ra một thơn của miền Bắc thì bằng với một ấp
của miền Nam. Trong các làng và xã đều có luật lệ riêng mà mọi người đều phải thi hánh.
Các làng miền Bắc thường được che chắn bằng cách trồng tre hoặc xây cổng kiên cố. Mỗi
làng đều có nơi hội tụ và thờ lạy chung. Một số làng có đình thờ thành Hồng làng, là
người được coi là thần bảo hộ của làng. Vào thời xưa thì phụ nữ bị cấm khơng được đến
đình làng.
Để đảm bảo cho các quan hệ này là các hương ước; khoán ước của làng xã. Các
hương ước hay khoán ước này là những quy định chặt chẽ về mọi phương diện của làng
từ lãnh thổ làng đến sử dụng đất đai; từ quy định về sản xuất bảo vệ môi trường đến quy
định về tổ chức làng xã; ý thức cộng đồng làng xã; vì thế trở thành một sức mạnh tinh
thần không thể phủ nhận. Nhưng cũng vì thế mà cá nhân; vai trị cá nhân bị coi nhẹ.
8
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
2.1. Văn hóa vật chất
2.1.1. Văn hóa sản xuất
Vùng đồng bằng Bắc Bộ mang đặc trưng của nền sản xuất nơng nghiệp, ngồi ra
ngành nghề thủ cơng cũng cực kì phát triển ở nơi đây. Nơi đây tập trung tới hơn 500 làng
nghề, phân bố khắp các tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Thái Bình,
Bắc Ninh, Hải Dương,…
2.1.1.1. Làng nghề đúc đồng
Thăng Long – Hà Nội có Ngũ Xã Trang nổi tiếng với nghề đúc đồng. Làng Nam
Tràng, chính tên là Năm Tràng nằm gọn trong đảo hồ Trúc Bạch – một doi đất hình trịn
từ các phố Trúc Bạch, Châu Long ăn ra hồ. Tên gọi “Năm Tràng” bắt nguồn vào cuối đời
Lê, các thợ của năm làng đúc đồng: Đông Mai (làng Me), Châu Mỹ (làng hè), Long
Thượng (làng Rồng), Đào Viên (Di Thượng) và Điền Viên (Di Hạ) ở vùng Kinh Bắc về
đây cư tụ để làm nghề, lập ra Ngũ Xã Tràng, gọi tắt là Ngũ Xã hay Năm Tràng.
Tại làng Nam Tràng, nam giới chuyên làm nghề đúc đồng, phụ nữ chuyên đi thu
gom đồng nát để có nguyên liệu cho nghề đúc. Cả làng có hơn 20 xưởng đúc, mỗi xưởng
(hay lị) đúc thu hút người trong gia đình cùng anh em ruột thịt, một số người làng hoặc
người các nơi đến học việc. Xưởng đúc là một gian nhà rộng, để đặt lò nấu đồng gồm hai
tầng, tầng trên nướng khuôn, tầng dưới nấu đồng. Sản phẩm của nghề đúc đồng Năm
Tràng - Ngũ Xã là các loại hạc, lư hương, đỉnh, cây nến, chậu thau. Hàng đúc xong giao
cho phụ nữ, người học việc hoặc trẻ nhỏ mài, rũa cho nhẵn bóng. Thành phẩm làm xong
đem bán cho các cửa hàng ở phố Hàng Đồng. Chủ các cửa hàng này là người làng Cầu
Nôm (xã Đồng Xá, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Họ cấp vốn để các gia đình ở Năm
Tràng đi mua nguyên liệu để đúc, rồi trả lại bằng sản phẩm. Những nơi cần đúc tượng cho
các đình, chùa, đền, miếu thì phường đúc đứng ra nhận. Tương truyền, bức tượng lớn
bằng đồng đen ở chùa Quán Thánh do thợ Năm Tràng đúc.
2.1.1.2. Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, bao gồm thôn Giang Cao và thôn Bát
Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Theo các ghi chép lịch sử, khi nhà Lý
dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, dân Bát Tràng đã di cư theo. Khi đến gần kinh đô, thấy
vùng đất bồi ven sông Hồng màu mỡ, họ quyết định định cư ở đó và cùng nhau tạo nghề
làm gốm. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến 1964, xã Bát Tràng chính thức
được thành lập, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ổn định và phát triển hơn.
9
Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lý và pha chế đất, tạo
dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của
dân làng gốm Bát Tràng là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lị”. Người thợ gốm quan
niệm hiện vật gốm không khác nào một cơ thể sống, một vũ trụ thu nhỏ trong đó có sự kết
hợp hài hịa của ngũ hành là kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ.
Gốm Bát Tràng đa phần được sản xuất thủ công, thể hiện tài năng sáng tạo của
người thợ. Lớp men trắng ngà, đục cùng kiểu vẽ hoa văn thiên về tả của gốm Bát Tràng
được khách hàng đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Vì vậy, sản phẩm gốm cổ Bát Tràng có
giá trị kinh tế rất cao, được lưu giữ tại một số bảo tàng trong nước và quốc tế.
2.1.1.3. Làng dệt lụa Vạn Phúc
Làng dệt lụa Vạn Phúc - Hà Đông với vốn tồn tại hơn 1000 năm là một trong những
làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Làng dệt lụa Vạn Phúc có tên gọi khác là
làng dệt lụa Hà Đông thuộc phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Làng dệt lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kỵ húy nhà Nguyễn
nên làng đã được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã
được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá
là một trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ
lụa Vạn Phúc đã được xuất sang các nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa
chuộng tại nhiều nước trên thế giới.
Quy trình tỉ mỉ, cầu kỳ của các nghệ nhân đã cho ra sản phẩm thuyệt vời của lụa
Vạn Phúc: trồng dâu nuôi tằm, lấy tơ, chuẩn bị dệt lụa (công đoạn này các nghệ nhân phải
túc trực 24/24 để phát hiện lỗi hoặc tiếp sợi tơ khi cần), cuối cùng là nhuộm vải (thuốc
nhuộm phải tỉ lệ chuẩn của làng). Nhờ đó mà qua dòng thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ
được nét đẹp truyền thống của nó. Và hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt
Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng,
trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khống
cho người xem.
2.1.1.4. Làng nghề cói
Làng nghề cói Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng cói và
làm hàng thủ cơng mỹ nghệ từ cây cói. Cây cói đã có ở vùng đất Kim Sơn gần hai thế kỷ
và trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân nơi đây đã tạo nên những cánh đồng
cói mênh mơng trên những bãi bồi. Sống trong cái nơi của làng nghề cói truyền thống,
những người thợ cói Kim Sơn với đơi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra rất nhiều sản
phẩm từ cói đáp ứng được những yêu cầu khắc khe của người tiêu dùng trong nước và
ngoài nước.
10
Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm
năm của mảnh đất Kim Sơn, những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và
nước ngoài với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên. Để làm nên
một chiếc chiếu cói đẹp, bền, đủ kích thước thì người làm phải tuyển chọn từng cây cói,
sau đó chẻ và phơi đủ nắng để cói được bền chắc và giữ được màu. Đặc biệt nhất là khâu
dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh,
tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khơng đan lỗi.
2.1.2. Văn hóa ẩm thực
Từ xưa kết cấu bữa ăn truyền thống của vùng châu thổ Bắc Bộ thường là: cơm – rau
– cá – thịt, vì vậy tuyệt đại đa số sản vật có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người dân là
sản phẩm từ nơng nghiệp do chính bàn tay người lao động làm ra. Chất đạm cung cấp cho
bữa ăn chủ yếu là thuỷ sản, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản thường là cá nước ngọt. Hải sản
cũng là thành phần trong bữa cơm người miền Bắc, hải sản sẽ được đánh bắt ở biển, chủ
yếu giới hạn ở các làng ven biển còn ở sâu trong đồng bằng thì hải sản khơng phải là thức
ăn chiếm ưu thế. Và theo kinh nghiệm của ơng cha thì chất lượng của các loại thức ăn
thường chịu ảnh hưởng vào thời tiết và có sự thay đổi theo mùa.
Theo đó, nét đặc trưng của ẩm thực của vùng châu thổ Bắc Bộ chính là sự hài hịa
trong cảm quan, hương vị vừa phải, không quá chua, quá cay, quá mặn hay quá nồng. Đề
cao sự thanh tao, đạm bạc nhưng vẫn tôn lên được những hương vị tinh túy của những
món ăn.
Trong bữa ăn hằng ngày của họ cịn có sự kết hợp hài hịa giữa tính âm và tính
dương. Ví như ngày Tết theo truyền thống dân tộc, thường có bánh chưng, bánh tét. Ruột
của hai loại bánh này là gạo nếp, hạt tiêu, thịt heo, hành,… (nóng) ăn lâu tiêu, nhưng vỏ
bọc bằng lá dong, lá chuối (mát). Hai thứ – một làm ruột, một làm vỏ (ruột nóng, vỏ mát)
được trung hồ qua ngọn lửa khiến cho bánh ngon và bớt “nóng”. Sự kết hợp giữa các gia
vị vào các món ăn cũng được tính tốn hợp lí như: thịt mỡ đi với dưa hành, củ kiệu; lòng,
trứng vịt lộn, cá trê, ốc, thịt vịt (hàn) phải ăn với húng, tía tơ, gừng, rau răm, muối tiêu,
nước mắm gừng (nhiệt); nước dừa thêm muối, ốc hấp lá gừng: ốc, lá gừng,…
Ngồi khía cạnh âm dương, người dân vùng châu thổ Bắc Bộ cịn biết cấu tạo món
ăn thức uống một cách hài hoà theo ngũ hành trong việc dung hoà các vị cay (kim), chua
(mộc), mặn (thuỷ), đắng (hoả), ngọt (thổ).
Các món ăn đặc sắc của người miền Bắc: phở, bún ốc, bún đậu, bún chả, bánh đúc,
bún thang, giò chả, bánh khúc, bánh giò, bánh gai, bánh cuốn…
2.1.3. Văn hóa trang phục
Trang phục thường nhật:
11
Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm, áo tứ thân, đầu chít khăn
mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Phụ nữ mặc áo cách ngắn vải nâu phía trong mặc yếm. Ðó là
loại áo cổ trịn, viền nhỏ, tà mở; nếu mặc với yếm thì thường không cài cúc ngực. Chiếc
yếm màu vàng tơ tằm hay hoa hiên, nâu non, là vuông vải mang chéo trước ngực, góc trên
kht trịn hay chữ V để làm cổ. Kiểu dáng và màu sắc áo yếm cũng được phân chia cho
các giai cấp khác nhau trong lịch sử Việt Nam. Phụ nữ thuộc tầng lớp lao động mặc yếm
làm bằng vải thô, màu nâu sồng nhuộm từ vỏ cây. Con gái quan được phép mặc yếm đỏ,
gọi là yếm đại hồng. Ca kỹ mặc yếm màu hoa đào, màu sắc của sự lẳng lơ và thiếu đứng
đắn. Riêng màu vàng bị cấm, vì đây là màu của nhà vua và của tượng Phật. Cổ yếm có dải
vải buộc ra sau gáy, dưới có hai dải vải dài buộc sau lương hình chữ nhật hoặc tam giác.
Váy là loại váy kín (ống), có nơi mặc ngắn đến ống chân. Thắt lưng là bao lưng bằng vải
màu (có nơi gọi là ruột tượng) quấn ra ngoài cạp váy. Khi ra đường họ thường mang khăn
vuông đội theo lối "mỏ quạ" hoặc các loại nón: thúng, ba tầm... Phụ nữ cũng chiếc váy
thâm, chiếc áo nâu, khi đi làm, bộ y phục của phụ nữ gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo
dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng
là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực
đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong chiếc yếm thắm. Đầu đội nón trơng rất dun
dáng và kín đáo. Trang phục của đàn ơng là chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen.
Người nam thường ngày mặc áo cách nâu, xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà, hai túi dưới. Ðây
là loại áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng. Ðó là loại quần có cạp hoặc dùng dây rút.
Trước đây nam để tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn đầu rìu, đóng khố...
Trang phục trong lễ, tết, hội hè:
Trong những dịp này phụ nữ thường mang áo dài. Áo dài có hai loại: Loại xẻ ngực
buông vạt không cài cúc bên trong thường mặc áo "cổ xây" cho kín đáo; loại thứ hai là
loại áo năm thân, xẻ nách phải cổ đứng. Có loại mặc theo lối vạt đè chéo lên nhau dùng
dây lưng buộc ngang thân rồi bng xuống phía trước. Họ thường để tóc dài vấn khăn
thành vành trịn quanh đầu, ngồi trùm khăn hoặc đội nón ba tấm, nón thúng. Các thiếu
nữ thường búi tóc đi gà. Mùa rét phổ biến quấn trên đầu chiếc khăn vuông màu thâm.
Ðồ trang sức thường mang là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay.
Nam thường mặc áo dài màu đen, hoặc loại vải the có lót trắng bên trong, đầu đội
khăn xếp, quần tọa màu trắng. Ðó là loại áo dài, xẻ nách phải khơng trang trí hoa văn, nếu
có chỉ là loại hoa văn dệt cùng màu tinh tế trên vải. Chân đi guốc mộc.
Tới nay, trang phục truyền thống của người Kinh Bắc Bộ đã thay đổi. Bộ âu phục
dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng
được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động,
12
côngviệc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng,
ngày vui... thì mới có dịp để trưng diện.
2.1.4. Văn hóa nhà ở
Nhà người Việt miền Bắc có nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau thể hiện ở kết cấu bộ
khung nhà, chủ yếu là ở các kiểu vì kèo, ở bình đồ, (tổ hợp nhà ), ở tổ chức mặt bằng sinh
hoạt... Song kiểu nhà ba gian hai chái với vì kèo suốt - giá chiêng - sáu hàng cột là tiêu
biểu hơn cả. Cũng có thề là vì kẻ chuyền (một biến dạng gần của vì kèo suốt). Tổ hợp hai
nhà : nhà chính và nhà phụ kết hợp với nhau theo hình "thước thợ ".
Mặt bằng sinh hoạt : gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, phản gỗ (ghế ngựa) dành cho chủ
nhà và bàn ghế tiếp khách. Hai gian bên của gian giữa kê giường tủ giành cho các thành
viên nam trong nhà. Hai gian chái có vách (đố hoặc tường) ngăn với ba gian giữa. Trong
các gian này dành cho sinh hoạt của các thành viên nữ, đồng thời còn là nơi để cất lương
thực và các thứ lặt vặt khác. Ðó là ngơi nhà chính, cịn nhà phụ : một gian hai chái, vì kèo
thường đơn giản (vì kèo cầu hoặc vì kèo - ba cột). Nhà này thường là nhà bếp kết hợp làm
nơi để nông cụ, cối xay, cối giã, và chuồng trâu...
Mái của ngôi nhà được thiết kế có độ dốc lớn để thốt nước mưa và tránh dột, tận
dụng không gian từ độ dốc lớn làm thành gác, kệ lửng thêm chỗ để kho chứa thóc lúa,
ngơ khoai... Mái đưa ra xa chân tường vừa tạo nên bóng râm vừa tránh mưa hắt vào các
chân cột gỗ và tường đất nện. Chất liệu lợp mái tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng
gia đình mà có thể là ngói hoặc tranh.
Chọn hướng nhà, chọn đất là một trong những bước quan trọng cho việc xây nhà của
người Bắc Bộ. Đây là biện pháp quan trọng để ứng phó với mơi trường tự nhiên. Hướng
nhà tiêu biểu ở Bắc Bộ là hướng Nam. Vì Bắc Bộ ở gần biển, trong khu vực gió mùa.
Hướng Nam (hoặc Đơng Nam) vừa tránh được nóng từ phía Tây, bão phía Đơng và gió
rét từ phía Bắc lại vừa tận dụng được gió mát vào mùa nóng (gió nồm). Tuỳ thuộc vào địa
hình, địa vật xung quanh, vào sự có mặt của núi, của sơng, của con đường... mà ảnh
hưởng của gió nắng sẽ khác nhau. Vì thế, phải chọn đất làm nhà.
Ngôi nhà Bắc bộ phản ánh truyền thống văn hố của vùng. Tính cộng đồng thể hiện
ở việc khơng chia phịng biệt lập. Giữa hai nhà ngăn bằng rào cây thấp để dễ liên hệ với
nhau. Truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách thể hiện ở bàn thờ ở gian giữa (phía
trong là bàn thờ, phía ngồi là bàn ghế tiếp khác). Sau nữa là truyền thống coi trọng bên
trái (phía Đơng) với chiếc địn nóc có đầu gốc ở phía Đơng, bếp ở phía đông,... Trong kiến
trúc nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc coi trọng số lẻ cũng được tôn trọng, thể hiện qua số gian,
số cổng, số toà đều là số lẻ. Đây là do quan niệm của người xưa: lẻ là số dương, dành cho
người sống.
13
2.1.5. Văn hóa đi lại
Vùng châu thổ Bắc bộ là vùng sông nước với rất nhiều hệ thống kênh rạch, sơng
ngịi, bờ biển nên bên cạnh đó có một phương tiện rất phổ biến là đường thuỷ, người Việt
lặn giỏi,bơi tài, thạo thuỷ chiến, giỏi dùng thuyền.
Sơng ngịi tạo điều kiện thuận lợi cho đường thuỷ nhưng lại gây khó khăn cho
đường bộ, vì vậy đã xuất hiện cầu di động bằng tre, gỗ (cầu phao) tại vùng văn hóa nơi
đây.
2.2. Văn hóa tinh thần
2.2.1. Phong tục tập quán
2.2.1.1. Làng xã
Do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên làm cho mọi người phải đoàn kết lại,
cùng nhau chia sẻ, cùng giúp đỡ nhau chống chọi lại thiên nhiên. Chính vì vậy, tập quán
cư trú theo làng mạc được hình thành. Đây là nguồn gốc hình thành nên tính cách của
người Việt nói chung và người vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Làng được hình thành từ nhiều các tổ chức khác nhau dựa trên cơ sở quan hệ gia
đình, thị tộc, địa bàn cư trú, nghề nghiệp. Chính do đặc điểm hình thành như vậy nên làng
đồng bằng Bắc Bộ có tính tự trị rất cao. Khi đến một làng vùng đồng bằng Bắc Bộ điều
đầu tiên mà chúng ta thường bắt gặp đó là những lũy tre bao quanh làng. Nó thể hiện sự
tách bạch giữa các làng với nhau. Mỗi làng đều có hương ước, luật lệ riêng. Dân gian ta
có câu: “Phép vua thua lệ làng”. Nhưng tính tự trị đó lại được xuất phát từ tính cộng đồng,
đặc trưng văn hóa nổi bật của người Việt. Trong một làng mọi người sống hòa đồng, yêu
thương giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở dân chủ, bình đẳng. Các hoạt động cộng đồng diễn ra
thường xuyên, đặc biệt hội làng, đây là nét tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ. Biểu tượng cho
tính cộng đồng là cây đa, bến nước, sân đình.
2.2.1.2. Lễ tết
Những phong tục, lễ nghi quan trọng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì dường như
không mấy thay đổi như trồng cây nêu, lễ tiễn ông Công ông Táo (vị thần cai quản
chuyện bếp núc của mỗi nhà) về trời, cúng tất niên (vào cuối năm âm lịch), cúng giao
thừa (thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới), xơng đất, lì xì, đi lễ chùa xin lộc đầu
năm… Tết Nguyên đán tuy chỉ diễn ra trong ba ngày đầu của tháng giêng. Tuy nhiên,
trước và sau đó hàng chục ngày là nhiều hoạt động liên quan đến tết diễn ra. Mấy ngày tết
người ta sẽ đến nhà nhau và chúc tết. con cháu thường chúc ông bà, cha mẹ mạnh khỏe,
trường thọ; ông bà, cha mẹ chúc con cháu hiếu thảo, ngoan hiền; bạn bè chúc nhau năm
14
mới ăn nên làm ra… Sau mấy ngày tết mọi nhà lại làm một cái lễ gọi là cúng đưa để kết
thúc ngày tết.
Ngồi đi chùa, người ta cịn đi hội. Trải khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều lễ
hội nổi tiếng, trong đó có thể kể đến Hội Gióng ở Sóc Sơn, Hội Cổ Loa,… Người dân du
xn đi hội khơng chỉ để vui chơi mà cịn là cách thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn,
tưởng nhớ về những kỳ tích của các bậc tiền nhân trong việc gây làng, dựng nước, giữ
nước.
2.2.2. Tơn giáo, tín ngưỡng
Tơn giáo là hình thái ý thức xã hội bao gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và
sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng và tôn
thờ. Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần nào đó và những hình
thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Cịn tín ngưỡng là tin theo một tơn giáo nào đó.
Có thể nói tín ngưỡng là một nhân tố văn hóa khơng thể thiếu trong đời sống tinh
thần của người dân Việt từ thời xa xưa. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là một minh chứng cho
tính đa dạng, phong phú của tín ngưỡng của người Việt. Văn hóa tín ngưỡng ở vùng là
một hình thức văn hóa bao chứa nhiều nội dung như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng Thành hồng làng, tín ngưỡng thờ ơng tổ nghề,...
2.2.2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của gia đình Việt. Gia đình dù
nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hằng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà, những
người đã khuất. Con cháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê. Những
dòng họ lớn, có học thức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn
truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là để tỏ lịng thành kính, biết ơn của những người còn
sống đối với những người đã khuất và để mong linh hồn của những người đã khuất sẽ phù
hộ cho một cuộc sống hạnh phúc no ấm đủ đầy.
2.2.2.2. Tín ngưỡng phồn thực
Từ thời xa xưa, để có thể duy trì và phát triển sự sống cùng với việc có được mùa
màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở những người nơng dân đã xây dựng nên
tín ngưỡng phồn thực. Phồn có nghĩa là nhiều, thực có nghĩa là nảy nở. Tín ngưỡng phồn
thực được thể hiện ở việc lấy các biểu tượng sinh khí và hành vi giao phối làm đối tượng.
Có thể thấy văn hóa tín ngưỡng phồn thực trên các tượng đất nung (di tích Mã Đồng
– Hà Tây), một số hình điêu khắc ở những ngơi đình như Đơng Viên (Ba Vì), đình Thổ
15
Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam Định)... hay trong một số bức tranh Đông Hồ (Hứng Dừa,
Đánh ghen) cũng phảng phất văn hố tín ngưỡng phồn thực.
Ngồi ra, cư dân Bắc Bộ cịn thể hiện văn hố tín ngưỡng này qua những trò chơi
trong các lễ hội cổ truyền: trò múa mo Sơn Đồng (Hồi Đức, Hà Tây), trị chen lễ hội làng
Nga Hồng (Bắc Giang). Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà, đa dạng và độc đáo,
quán xuyến đời sống tâm linh của cư dân vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ. 2
2.2.2.3. Tín ngưỡng thờ Thành Hồng làng
Vùng dân cư văn hóa Bắc Bộ sống theo quần xã, hình thành nên các làng xã vậy nên
Thành Hồng làng được xem là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người
dân.
Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị Thành Hồng làng riêng cho
làng mình. Vị Thành Hồng được xem như là một vị thánh của làng có thể là Sơn Thần,
Thiên Thần, Thủy Thần, động vật hoặc hiện vật hoặc có nguồn gốc từ người thật như là
nhân vật lịch sử, nhân vật văn hóa và Thành Hồng cũng có thể là người nước ngoài...
Thành Hoàng là chỗ dựa tinh thần, là nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có khơng ít khó
khăn sóng gió của họ.
Thờ Thành Hồng làng được xem như là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của
người đồng bằng Bắc Bộ.
2.2.2.4. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp
Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện tượng trưng cho
những thế lực siêu nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.
Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta
mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo – Tôn giáo du nhập
từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ; là hình thái tín ngưỡng thờ thần nông
nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Việc thờ
cúng để mong mưa thuận gió hịa, hạn chế thiên tai.
2.2.2.5. Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu thuộc tín ngưỡng thờ thần của người Việt Nam; ẩn chứa nhiều
yếu tố của tín ngưỡng, ma thuật dân gian; bị ảnh hưởng bởi Đạo giáo Trung Quốc và có
mối liên hệ với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác (Đạo thờ Tiên, tực thờ Tứ Bất Tử, Đạo
Phật).
Vai trị và vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc dân tộc cùng với nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã
một phần tạo nên tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Đây cũng được xem là một nét tín
16
ngưỡng lớn của vùng đồng bằng Bắc Bộ, được kể lại qua các huyền thoại, thần tích, hát
chầu văn, lên đồng, múa bóng,...
Những nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những điện, phủ, đền,... mà
những di tích này nằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hóa Bắc Bộ như đền thờ Thánh Mẫu
Liễu Hạnh ở Phú Thọ, đền thờ Cơ Đơi Thượng Ngàn ở Ninh Bình,...
2.2.2.6. Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề
Ngồi kinh tế thuần nơng thì các ngành thủ cơng rất phổ biến ở các làng trong vùng
văn hóa Bắc Bộ. Những làng quê đó dần được phát triển thành những làng nghề chuyên
nghiệp. Do đó, việc thờ các ơng tổ nghề là nét khơng thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng
của dân cư vùng văn hóa Bắc Bộ như là nghề dệt, nghề gốm, nghề đúc đồng,...
2.2.3. Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa phản ánh đời sống tâm linh
của mỗi dân tộc, một hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động
vất vả, là dịp để mọi người hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những
sinh hoạt tín ngưỡng hay vui chơi giải trí.
Nhắc đến lễ hội truyền thống ta nghĩ ngay đến những tinh hoa văn hóa dân tơc được
kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử, là kết quả của q trình
tiếp diễn văn hóa lâu dài và phong phú hơn cả.
2.2.3.1. Lễ hội chùa Hương (Hà Tây)
Lễ hội chùa Hương được tổ chức ở khu thắng cảnh chùa Hương nằm ở xã Hương
Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; được diễn ra từ tháng một đến tháng ba âm lịch, thu hút
nhiều phật tử và khách du lịch trong nước cả quốc tế.
Hội chùa Hương bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng, có phần lễ thực hiện rất đơn
giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi
ngút, khơng khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Trong suốt mùa lễ hội, tại chùa Trong
ln có lễ dâng hương, gồm có hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng
sẽ có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi mới tiến cúng đồ lễ lên bàn thờ.
Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni còn thực hiện các động tác múa rất dẻo và đẹp mắt, ít
thấy ở các lễ hội khác.
Ngoài phần lễ, khi đến tham quan chùa Hương, du khách cịn được hịa mình vào
những hoạt động văn hóa, lễ hội tại nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt
văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn trên suối
Yến...
17
2.2.3.2. Hội Gióng
Hội Gióng diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng 4 âm lịch, được ví như “một bảo tàng văn
hóa, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa – tín ngưỡng”.
Để tổ chức lễ hội, một vài gia đình sẽ có người được chọn đóng vai quan trọng như
“Ơng Hiệu” là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội qn chính quy của
Thánh Gióng; các “Cơ Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông
Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen” là
đội dân binh. Tùy theo từng vai, những người được chọn sẽ kiêng cữ cả tháng trước ngày
hội. Khi tổ chức lễ hội, người dân thực hiện nghi thức tế Thánh rồi lễ rước nước lau tự khí
từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hịa, lễ rước cờ “lệnh” từ
đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng...
Ngoài ra, lễ hội cịn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh sát giặc,
“Rước nước” là để tơi luyện khí giới trước khi xuất qn; “Rước Đống Đàm” là đàm
phán, kêu gọi hịa bình; “rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác
liệt...
2.2.3.3. Hội Lim (Bắc Ninh)
Hội Lim là một lễ hội lớn đầu xuân được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng
hàng năm ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
Phần lễ: Ngày 13/1 Âm lịch là ngày hội chính. Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước.
Đồn rước với đơng đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc
màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km. Trong ngày lễ, có nhiều nghi
lễ và tục trị dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Buổi sáng ngày 13 tháng
giêng toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề
tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ
thần. Để hát thờ, các bọn quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước
cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công
lao của thần.
Phần hội: Có nhiều trị chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt
cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội
Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng. Hội thi hát
diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ
nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng
rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là
những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát
hai phía đầu và cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan
18
họ. Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần
hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim.
2.2.4. Nghệ thuật biểu diễn
Vùng đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với các loại nghệ thuật sân khấu đa dạng và mang
sắc thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát quan họ, múa rối,...
2.2.4.1. Hát chèo
Từ bao đời nay hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng, ni dưỡng đời
sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình đằm thắm sâu sắc.
Chèo là một loại hình sân khấu hát kịch đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần
nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính ngun hợp vơ cùng độc đáo.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ là cái nôi của chèo, từ cái nôi ấy sau bao nhiêu thăng trầm của
lịch sử, nghệ thuật chèo ngày càng phát triển và khẳng định được tầm quan trọng trong
nền văn hóa dân gian.
2.2.4.2. Ca trù
Ca trù có sự kết hợp của ca vũ Trung Hoa với âm nhạc cung đình Việt Nam trong
khoảng thời gian từ 111 trước Công nguyên đến năm 938. Với mối liên hệ truyền cảm và
ảnh hưởng trực tiếp lẫn hau giữa ca nhạc, trống trầu, nghệ thuật ca trù ngày càng trở nên
điêu luyện, tinh vi. Đi liền với ca trù là nghệ thuật thơ văn tuyệt vời đã được ngâm nga,
những làn điệu mộc mạc, thôn dã đẫ đến với ca trù để trở nên chau chuốt, điêu luyện. Ca
trù trở thành một thứ thưởng thức nghệ thuật riêng biệt với khơng khí ấm cúng, tế nhị, hào
hoa kinh kì.
Hằng năm, trong các cuộc vui chơi chung tại Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, các chầu hát
ca trù lại được mở, những lời hát ca ngợi quê hương, đất nước tươi đẹp, ca ngợi con người
và cuộc sống mới lại ngân nga lên thánh thót.
2.2.4.3. Hát quan họ
Hát quan họ là điệu hát quen thuộc của người con xứ Kinh Bắc. Cứ đến hẹn lại lên,
vào hội hát quan họ, du khách thập phương yêu thích quan họ gần xa kéo tới. Sân đình,
sân đền... đều có các đám hát, người nghe vịng trong vịng ngồi. Các liên anh khăn xếp,
áo the, tay cầm ô; các liền chị áo mớ ba mớ bảy với chiếc nón quai thao hát những câu ca
cổ: “Nhớ chị hai”, “Thiết tha”, “Nhớ mãi mà không ngi”,... Câu hát gieo vào lịng
người cái tình quan họ đắm đuối, thiết tha, bền chặt.
19
2.2.4.4. Múa rối nước
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc của riêng đồng bằng Bắc Bộ.
Nghệ thuật này xuất hiện từ khá sớm, đầu tiên ở Thăng Long - Hà Nội. Hiện nay, ở thôn
Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đơng anh cịn lưu lại được dấu tích của một phường rối
nước từ hàng trăm năm trước. Ngay từ thời nhà Lý, rối nước đã được kết hợp với rối cạn
một cách cực kỳ nhuần nhuyễn và đạt đến độ tinh xảo trong diễn xuất. Rối nước dần thâm
nhập vào đời sống sinh hoạt làng xã, càng trở nên đa dạng, sinh động với các loại trò diễn
mang đậm phong cách diễn xuất dân gian. Ngày này, nghệ nhân diễn rối nước ngoài kế
thừa các kĩ thuật cổ truyền, còn cố gắng sáng tạo và làm phong phú hơn lên cho loại hình
nghệ thuật này ở cả khía cạnh trị diễn cũng như kĩ thuật biểu diễn và ca từ.
2.2.5. Nghệ thuật tạo hình
2.2.5.1. Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ Việt Nam là một trong những nét kiến trúc
cổ xưa mang nhiều nét giá trị văn hóa đặc biệt.
Nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ Việt Nam khá gần gũi với những người gắn
bó với thơn q từ xưa. Điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ được coi như việc trang trí, tơ điểm
cho đình làng trở nên đẹp và độc đáo hơn. Ở chùa chiền, điêu khắc cũng được thể hiện
song nó khơng đặc biệt như điêu khắc ở đình làng. Điêu khắc thực sự gắn liền và trở
thành một phần không thể thiếu của kiến trúc. Điêu khắc được ví như “bức nền” làm cho
nghệ thuật kiến trúc được tôn vinh hơn.
Ở nông thôn Bắc Bộ, mỗi làng thường có một cái đình để làm nơi hội họp, sinh hoạt
chung cho cả cộng đồng và nó cũng là nơi gắn bó tất cả mọi người với nhau. Ở miền
Trung, miền Nam cũng có xuất hiện đình làng nhưng về điêu khắc thì hồn tồn đơn giản,
khơng có nhiều dấu ấn riêng như ở đình làng Bắc Bộ. Chạm khắc đình làng được thể hiện
ở phần mái, ở các vì kèo, mái và một số phần khác trong tồn bộ ngơi đình. Những ngơi
đình ở các thế kỉ trước thường điêu khắc đình làng đậm chất nghệ thuật dân gian. Trong
các ngơi đình, các chi tiết q đồ sộ, quá to lớn như trong các cung của vua chúa thì
thường khơng được ứng dụng trong điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ. Bởi lẽ, loại hình này
xuất phát từ những nét văn hóa dân gian giản dị, gần gũi.
Đình làng Thổ Hà – Bắc Giang
Đình làng Thổ Hà- Vẻ đẹp tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc đình làng ở Bắc Bộ
nước ta. Đây là ngơi đình được xây dựng trên khu đất rộng gần 3000m2, hướng Tây Nam
ra sơng Cầu. Đình thờ Thái Thượng Lão Qn hoặc gọi là Lão tử. Chạm khắc ở đình Thổ
Hà khá đa dạng với những con vật tứ linh quen thuộc như voi, ngựa, hươu và nai…Các
văn hóa dây, lá lật, mây xoắn ốc khá phổ biến. Hình ảnh con người được thể hiện như các
tiên nữ, rồng bay phượng múa. Đình có tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng, chạm rồng, mây,
20
nghê và thú được trau chuốt rất nhiều. Bộ khung mái đình được chạm trổ hết sức tinh vi
với nhiều cảnh vật sinh động và hình ảnh thiếu nữ mặc váy, yếm, tóc búi cao hoặc chít
khăn đang cưỡi trên long, rồng và nhảy múa. Đặc biệt ở trong đình có các bia đá được
khắc chữ Nho mang hơi thở của thời đại đó.
Năm 1996 thì đình đã được cơng nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Đây là cơng trình
kiến trúc hiếm có.
Đình làng Tây Đằng – Ba Vì, Hà Nội
Đây cũng là nơi mà người dân nơi đây tổ chức sinh hoạt làng với nhiều hoạt động
mang đậm chất dân gian như hát chèo, đánh cờ, chọi gà, đánh vật. Có thể nói nghệ thuật
điêu khắc đình làng ở những thế kỉ XVI, XVII đại diện điển hình nhất cho tồn bộ nghệ
thuật điêu khắc ở đồng bằng Bắc Bộ. Đình thờ ba vị Thành Hồng: Tản Viên, Cao Sơn và
Qúy Minh, những người anh hùng văn hóa dân tộc. Cổng đình thì xây đơn giản với hai trụ
liền tường bao, trụ với tiết diện hình vuông. Nghệ thuật điêu khắc được thể hiện rõ như ở
đỉnh trụ thì được lắp tứ phượng, đầu quay về bốn hướng với đi chụm lại thành hình trái
giành. Ở mui thì trang trí hình hổ rất uy nghi. Các ơ lồng đèn thì lại được trang trí đề tài tứ
linh. Các câu đố chữ Hán thì được đắp nổi ở thân trụ. Đỉnh trụ ở các trụ nhỏ thì đắp hình
nghê. Đó chính là điêu khắc ở nghi mơn. Gỗ mít là loại gỗ tạo thành các cấu kiện trong hệ
thống khung đỡ.
Đầu dư, cốn, xà nách, ván nong…thì được chạm khắc trang trí trên kết cấu gỗ của
đình với nhiều loại điêu khắc như chạm nổi, chạm lộng hay chạm bong kênh đã đạt tới
trình độ điêu luyện. Đề tài điêu khắc ở đình làng Bắc Bộ thì vẫn luôn đa dạng từ thiên
nhiên tới con người.
2.2.5.2. Hội họa
Tranh Đơng Hồ:
Tranh Đơng Hồ có xuất xứ từ thế kỷ 17 ở làng Đông Hồ, xã Song Hồ huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng năm 1945, làng Đông Hồ có 17 dịng họ thì tất cả đều làm
tranh. Trải qua thăng trầm của thời gian đến nay làng Đơng Hồ cịn 2 gia đình làm tranh là
gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế. Họ đã bảo tồn được hơn
1000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ.
Hiện tại gia đình nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Hữu Hòa
bảo tồn, lưu giữ hơn 500 bản khắc gỗ của cha ông để lại. Các nghệ nhân bảo quản rất
công phu để tránh sự tác động của thời tiết và mối mọt làm hỏng.Từ những bản khắc gỗ
cổ đó các nghệ nhân lại sáng tạo thêm những phiên bản mới trên tứ cũ làm cho tranh sinh
động hơn, đời thường hơn. Điều làm nên sức sống và sự đặc biệt của tranh Đông Hồ là
tranh được in thủ công từ ván khắc gỗ, kết hợp với nét chữ, màu sắc và câu chuyện tạo
21
nên nét độc đáo hiếm có. Những nguyên liệu tạo nên hồn cốt của tranh đều tự nhiên.Tranh
có bao nhiêu bản khắc gỗ thì tương ứng với từng đó bản màu. Nền tranh là giấy dó (làm
bằng vỏ cây dó) phết lên một lớp điệp một màu óng bạc (điệp là bột tán từ vỏ sị). Giấy dó
có nhiều kích thước, nhỏ nhất là 11cm x 12cm, lớn nhất là 22cm x 31cm. Tranh được
đóng khung hoặc nẹp bằng gỗ.
22
Tranh dân gian hàng trống:
Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều
giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa.
Tranh dân gian Hàng Trống ra đời tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVI, là kết
quả giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo và Nho giáo, được các nhà nghiên cứu đánh giá
không chỉ mang đậm tính thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu,
mà còn mang đậm yếu tố văn hóa, thời đại mà nó sinh ra.
Thời kỳ được cho là hồng kim của dịng tranh này đó là vào cuối thế kỷ 19, đầu thế
kỷ 20. Tranh Hàng Trống cũng góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển nghề làm
tranh dân gian, làm cho nghề làm tranh truyền thống Việt Nam trở nên phồn thịnh một
thời. Những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc của dòng tranh Hàng Trống, cũng như tranh
Đông Hồ và kể cả tranh của cả dịng tranh Kim Hồng nữa, từ lâu đã rất nổi tiếng khơng
chỉ ở trong nước, mà cịn ở nhiều nước trên thế giới.Tranh Hàng Trống thường có hai loại
là tranh thờ và tranh Tết, trong đó, số lượng tranh thờ chiếm khoảng 80%.
Tranh Hàng Trống có kỹ thuật và phong cách khác biệt Tranh Đông Hồ trên đất
Kinh Bắc. Nếu như ở Tranh Đông Hồ, in viền nét và in màu đều dùng bản khắc gỗ thì ở
Tranh Hàng Trống in tranh chỉ dùng ván khắc gỗ in nét tranh trên chất liệu giấy dó… Các
ván khắc in tranh đều phải theo mẫu tranh, các mẫu tranh do các nghệ nhân đảm nhiệm,
gọi là “ra mẫu.” Người “ra mẫu” tranh thường là người giỏi nhất của từng nhóm thợ, rất
tinh tế, giàu kinh nghiệm, nên khi đặt bút vẽ trên tờ giấy bản là lập tức hiện ra hình ảnh
như bay như múa. So với tranh Đơng Hồ, tranh Hàng Trống có phần uyển chuyển hơn,
sắc độ trên tranh cũng êm ái hơn. Từ nội dung, hình thức đến chất liệu, tranh Hàng Trống
mang màu sắc đặc trưng riêng của Hà Nội, nhưng cũng rất Việt Nam, khơng thể trộn lẫn.
Làng tranh Kim Hồng
23
Nhắc đến tranh Tết, người ta thường nghĩ ngay đến tranh Đơng Hồ và tranh Hàng
Trống. Ít ai biết, Kim Hồng cũng là một dịng tranh nổi tiếng xứ Kinh Kỳ xưa mỗi dịp
Tết đến xuân về. Song, khác với 2 dịng Đơng Hồ và Hàng Trống, dù mai một ít nhiều thì
vẫn có nghệ nhân theo nghề, biết nghề, tranh Kim Hồng đã có đến hơn 7 thập kỷ biến
mất hồn tồn.
Tương truyền, dịng họ làm tranh Kim Hồng đầu tiên là dịng họ Nguyễn Sĩ người
Thanh Hóa ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hồi
Đức (Hà Nội).
Giống tranh Đơng Hồ, tranh Kim Hồng là dịng tranh dành cho giới bình dân, thể
hiện những chủ đề quen thuộc với người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông
Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng q… Trên góc tranh Kim Hồng cịn có thơ đề và
bùa trấn tà ma, điều mà tranh Hàng Trống và tranh Đồng Hồ khơng có, nhờ vậy mà phục
vụ đa dạng hơn nhu cầu của người dân, từ trang hoàng nhà cửa đầu năm mới, cầu phúc
lộc may mắn đến trấn trạch, xua đuổi tà ma. Nếu đặc trưng của tranh Đông Hồ là giấy
điệp, tranh Hàng Trống là giấy dó thì tranh Kim Hồng sử dụng các sắc hồng điều, đỏ
cam, đỏ son, vàng yến… rất rực rỡ để làm nền, tạo nên một vẻ tươi thắm rất riêng. Cũng
vì màu giấy đỏ ấy mà tranh Kim Hồng cịn được dân gian gọi là tranh đỏ.
Tranh Kim Hồng khơng dùng màu phẩm như đa số các dòng tranh dân gian cuối
thế kỷ XIX - đầu XX. Chất liệu phổ biến là mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự
nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu (khác với tranh Đông Hồ là dùng hồ
nếp). Màu trắng tạo ra từ thạch cao, màu xanh chàm từ mực tàu hòa với nước chàm, màu
đỏ lấy từ đất son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của
hạt cây dành dành…
Ra đời muộn hơn và cũng lụi tàn nhanh chóng, nhưng tranh Kim Hồng vẫn tạo ra
một dấu ấn không thể trộn lẫn. Từ những nét tinh tế thanh nhã còn lưu lại nguyên vẹn
trong tấm ván in duy nhất sót lại ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
24
CHƯƠNG 3: ÁO TỨ THÂN - GIÁ TRỊ VĂN
HÓA TIÊU
BIỂU CỦA VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Áo tứ thân cùng với dải yếm đào, đơi guốc mộc và chiếc nón quai thao chính là hình
ảnh quen thuộc của những người phụ nữ Kinh Bắc trước thế kỉ XX. Giờ đây, hình ảnh đó
đã đi vào quá khứ nhưng áo tứ thân vẫn là biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt một
thời.
Mỗi dân tộc đều có những bộ trang phục riêng, thể hiện quan điểm về mặt thẩm mỹ,
lối sống, đặc biệt là văn hóa của cả một cộng đồng trong từng thời điểm. Thời xưa, áo tứ
thân từng là một trong những trang phục được người con gái vùng Kinh Bắc (một địa
danh cũ ở Việt Nam gồm hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và phần nhỏ các tỉnh lân cận như
Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội) lựa chọn sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Ngày nay
chỉ trong những lễ hội truyền thống, những buổi biểu diễn mới có thể bắt gặp hình ảnh
những người phụ nữ mặc áo tứ thân.
Nhiều người thắc mắc tại sao lại gọi là áo tứ thân, thực chất tên gọi tứ thân bắt
nguồn từ khổ vải hẹp, hai khổ ở sau lưng và hai thân trước là tà áo. Vào thế kỷ 17, để
thuận tiện cho cơng việc đồng áng thì những chiếc áo tứ thân được mặc buộc hai tà phía
trước để trông gọn gàng hơn.
3.1. Nguồn gốc của áo tứ thân
Không có tài liệu lịch sử nào ghi lại sự xuất hiện của loại quần áo này. Tuy nhiên, sự
xuất hiện của nó có lẽ gắn với thời kỳ nguười Việt học cách trồng bông, kéo sợi và dệt vải
khổ rộng 30-40 cm trên khung cửi thơ sơ. Ngồi ra, nó có thể được tạo ra khi họ học cách
trồng dâu, ni tằm, kéo sợi, và sau đó dệt vải mỏng và mềm như gạc và lụa mỏng. Cho
đến thời điểm này, vẫn chưa ai biết được chính xác nguồn gốc của áo tứ thân. Người ta đã
tìm thấy trong một số di sản khảo cổ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hình ảnh của chiếc áo
tứ thân được khắc trên các mặt trống đồng từ cách đây khoảng vài nghìn năm trước.
Áo tứ thân xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 1920-1930 của thế kỷ 20. Cho
đến đầu thế kỷ 20 thì áo tứ thân vẫn được sử dụng như một loại trang phục hàng ngày của
25