BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------
NGUYỄN THỊ THU CHI
VĂN HOÁ VÙNG CHÂU THỔ SÔNG MEKONG
TỪ THẾ KỈ V TCN ĐẾN THẾ KỈ VI SCN
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.03.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Cuốn luận văn này sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi sự giúp đỡ của
thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, tác giả mong muốn bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo – Người đã hết lòng
giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho tác giả. Những lời khuyên và định hướng của
thầy có ý nghĩa lớn lao với sự trưởng thành trong nhận thức của tác giả về
nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Quý thầy, cô khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tác
giả trong suốt khoá học Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử thế
giới.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS. Peter Bellwood, Nhà
nghiên cứu Tạ Đức, Chuyên gia Khảo cổ học Hà Hữu Nga, Nghiên cứu
sinh Vũ Đức Liêm đã nhiệt tình giúp đỡ về tư/ tài liệu và cho tác giả những
gợi ý bổ ích trong các cuộc trao đổi học thuật.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp –
những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ mọi
mặt để tác giả hoàn thành tốt chương trình học tập và đề tài nghiên cứu khoa
học này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Chi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu về lịch sử cổ, trung đại bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn
bởi tính chất tản mạn của tài liệu, độ chân xác của tư liệu và sự giới hạn khả
năng tổng hợp thành tựu nghiên cứu liên ngành dựa trên nhiều ngôn ngữ khác
nhau. Đặc biệt, đối với Lịch sử Đông Nam Á cổ, trung đại việc tiếp cận
đến hiện thực khách quan còn vấp phải trở ngại về sự khác biệt trong nhận
thức và cần chờ đợi thêm những bước đột phá trong ngành Nhân chủng
học và Khảo cổ học. Trong nghiên cứu trường hợp lịch sử vùng châu thổ
sông Mekong (thuộc Đông Nam Á lục địa), sự mâu thuẫn của các nguồn sử
liệu và kiến thức liên ngành làm cho vấn đề ngày càng trở nên phức tạp.
Thư tịch cổ Trung Hoa (China) lưu lại những ghi chép của hai sứ thần
Khang Thái (K’ang T’ai) và Chu Ứng (Tchou Ying)1 về lịch sử vùng châu thổ
sông Mekong với sự tồn tại của Vương quốc Phù Nam đầu công nguyên đến thế
kỉ VI/ VII SCN. Vương quốc này được thành lập dựa trên cuộc hôn phối giữa
Hỗn Điền (Houen-t’ien) và Liễu Diệp (Lieou-ye), trải qua mười ba đời vua, cực
thịnh vào thế kỉ III SCN và sụp đổ vào khoảng giữa thế kỉ VI SCN2.
Trong khi đó, các bi kí (nguồn thông tin lấy được từ chính người bản
địa, miêu tả về cuộc sống của họ) thu thập được ở vùng châu thổ sông
Mekong thường có nội dung khó hiểu do mất kí tự, hoặc cách diễn đạt văn
tự theo lối cổ. Nội dung các bi kí tập trung ca ngợi một cá nhân nào đó như
một vị thần – người, đặc biệt một số nhân vật được nêu tên trong bi kí nhưng
1
Hai sứ thần Trung Hoa đã đến thăm nước này (tức Phù Nam) vào thế kỉ III SCN. Những ghi chép gốc của
hai vị sứ thần này hiện không còn. Các bản chép còn lưu giữ được cho đến nay có nhiều chi tiết về sự kiện,
con người Phù Nam. Tuy nhiên, thông tin khá tản mạn, thiếu hệ thống, đôi chỗ có những nhận xét đối lập.
2
Từ giữa thế kỉ VII SCN, trong cuốn Tân Đường Thư ghi chép một chuyển biến lớn xảy ra ở Phù Nam.
Không rõ sự kiện gì đã diễn ra, nhưng hệ quả của nó dẫn tới việc nhà vua phải dời xuống phía Nam ở thành
Na Phất Na (Na-fou-na).
1
không nằm trong phả hệ mười ba vị vua như thư tịch cổ Trung Hoa3 ghi chép.
Vấn đề trở nên thực sự phức tạp khi những báo cáo từ các dự án
khảo cổ học trong thập kỉ gần đây chứng minh rằng, con người đã quần
tụ và sinh sống ở vùng châu thổ sông Mekong (địa bàn Phù Nam) từ thế
kỉ V TCN chứ không phải là thế kỉ đầu công nguyên theo chỉ dẫn của
Khang Thái (K’ang T’ai) và Chu Ứng (Tchou Ying). Thành tựu của
ngành Khảo cổ học ở châu thổ sông Mekong đã đưa sự hiểu biết của
chúng ta về lịch sử vùng đến một điểm mốc mới.
Nguồn sử liệu không thuần nhất nêu trên chính là cơ sở dẫn đến quan
điểm trái chiều nhau về lịch sử vùng châu thổ sông Mekong với các chủ đề
trọng tâm như: Vương quốc Phù Nam có giới hạn lãnh thổ như thế nào? Địa
điểm khởi phát ở đâu? Dân tộc tính vương quốc Phù Nam. Tại sao khi vương
quốc Phù Nam đã sụp đổ từ thế kỉ VII SCN (theo thư tịch cổ Trung Hoa),
khảo cổ vẫn cung cấp những bằng chứng về cuộc sống của cư dân bản địa ở
vùng châu thổ sông Mekong còn kéo dài tới tận thế kỉ X? Văn hoá Óc Eo có
thuộc về vương quốc Phù Nam? Hình thái chính trị tiền vương quốc Phù Nam
được giới khảo cổ học công bố ở vùng châu thổ sông Mekong là gì?…
Rõ ràng, những câu hỏi lớn như vậy cần một quá trình nghiên cứu
chuyên và sâu. Ngoài ra, góc độ tiếp cận và cách xử lí nguồn sử liệu của
nhà nghiên cứu như thế nào là yếu tố quyết định để đưa ra cách nhìn
nhận/ đánh giá về sự kiện. Với vùng châu thổ sông Mekong, việc nhìn
nhận lịch sử vùng với sự tồn tại của vương quốc Phù Nam trước nay đã là
“chiếc áo chật hẹp”, không làm sáng tỏ hết thực tiễn khách quan.
Với mong muốn nghiên cứu về lịch sử vùng trong mối tương tác lẫn
nhau giữa các yếu tố (đặc điểm của điều kiện tự nhiên, dân cư tới hoạt động
kinh tế và văn hóa) dựa trên nền tảng thông tin có được từ Khảo cổ học,
3
Hiện nay, thư tịch cổ Trung Hoa
/>
(bản
2
tiếng
Hán)
đã
được
số
hoá,
xem
thêm:
Dân tộc học, Nhân chủng học, Ngôn ngữ học để phục dựng thực tiễn
khách quan vùng châu thổ sông Mekong một cách chân xác, tác giả mạnh
dạn đề xuất và lựa chọn giả thiết khoa học: “Văn hoá vùng châu thổ
sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN” làm Đề tài luận văn
Thạc sĩ khoa học Lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về lịch sử vùng châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN
đến thế kỉ VI SCN như một thực thể còn lẻ tẻ, rời rạc đối với giới nghiên cứu
Đông Nam Á. Các cuốn sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu chuyên sâu,
bài viết trên tạp chí khoa học có uy tín tiếp cận lịch sử châu thổ Mekong như
một vùng/ khu vực lịch sử còn thiếu tập trung.
Dưới đây, người viết xin điểm qua những tác giả có nhiều công trình
quan trọng hoặc những bộ sách của các viện nghiên cứu với nội dung thiết
thực đóng góp cho việc tìm hiểu và hoàn thiện cách đánh giá về văn hoá vùng
châu thổ sông Mekong.
Thư tịch cổ Trung Hoa là nguồn tư liệu ghi chép về lịch sử châu thổ
sông Mekong với sự xuất hiện của thực thể Phù Nam. Những bộ sử cũ như
Tam quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Nam tề thư,… trong Nhị thập lục sử đều có
ghi lại những chuyến thăm của các sứ bộ đến Phù Nam và ngược lại. Trong
đó, các ghi chép của hai sứ thần miêu tả về lịch sử, con người, địa lí, phong
tục,… ở Phù Nam theo tư duy và quan điểm cá nhân của họ. Trên thực tế,
những ghi chép gốc của hai sứ thần này hiện nay không còn, phần chúng ta
biết chỉ là tập hợp rất tản mạn, thiếu hệ thống, thậm chí những chi tiết về
con người Phù Nam, văn hóa Phù Nam có nhiều điểm đối lập, không rõ
ràng. Nhưng đây là nguồn tư liệu gốc vô cùng quý giá đối với các nhà
nghiên cứu trong việc tìm hiểu về lịch sử vùng châu thổ sông Mekong. Bản
tiếng Việt được tác giả Lê Hương tập hợp trong cuốn sách Sử liệu Phù Nam
3
xuất bản năm 1974. Bản tiếng Trung hiện nay đã được số hoá trên trang
.
Ở Việt Nam, GS. Lương Ninh là nhà nghiên cứu hàng đầu đã kiên trì,
bền bỉ, tập trung nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ Việt Nam (phía Nam vùng
châu thổ sông Mekong) với hơn bốn mươi bài viết khoa học được trình bày
trong tuyển tập Một con đường sử học, Nxb Đại học Sư phạm, 2009. Từ
những thông tin nghiên cứu được trình bày một cách có hệ thống và công bố
trong cuốn sách Vương quốc Phù Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
Với việc tham khảo các nguồn tư/ tài liệu viết bằng tiếng Pháp, GS. Lương
Ninh đã tham khảo công trình nghiên cứu của Boisselier Jean, Georges
Coede`s, P. Dupont, Louis Finot,… kết hợp với các phát hiện khảo cổ học
mới ở Nam Bộ Việt Nam, giáo sư chỉ ra đặc trưng văn hoá phía Nam vùng
châu thổ sông Mekong (vương quốc Phù Nam) gồm văn bia Phù Nam, Tượng
Phật nền chùa và Trường phái Buddhapad Phù Nam, Trường phái Tượng
Vishnu Phù Nam. Kết quả nghiên cứu của giáo sư có ý nghĩa chỉ dẫn quan
trọng, gợi mở cho người viết ý tưởng trong quá trình hoàn thành luận văn.
Từ năm 2004 – 2010, với sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước và các
viện nghiên cứu, ba hội thảo cấp quốc gia được tổ chức tạo cơ hội cho giới sử
học công bố những thành tựu mới về lịch sử vùng châu thổ sông Mekong
trong khung tiếp cận vấn đề theo văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam.
Sau Hội thảo, các cuốn kỉ yếu: Văn hoá Óc Eo và vương quốc Phù Nam/
Funan, Nxb Thế giới, 2004; Một số vấn đề về lịch sử vùng đất Nam Bộ cuối
thế kỉ XIX, Nxb Thế giới, 2006; Văn hoá Óc Eo nhận thức và giải pháp bảo
tồn phát huy giá trị di tích, Nxb Thế giới, 2010 đã được ấn hành cho thấy sự
quan tâm của giới nghiên cứu về lịch sử vùng Nam Bộ Việt Nam. Đây thực
sự là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp kiến thức liên ngành, kiến thức mới
về tộc người, thành tựu văn hoá vật chất, điều kiện tự nhiên vùng châu thổ
4
sông Mekong thời sơ sử. Những nghiên cứu này ghi dấu sự phát triển của đề
tài “Phù Nam và Óc Eo” sau vài thập kỉ, tính từ khi các phát hiện khảo cổ của
Louis Malleret được công bố.
Đặc biệt, Bản Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ của Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam, năm 2010, Đông Nam Á thời tiền sử và sơ sử đã hệ
thống hoá tiến trình phát triển của con người ở vùng Đông Nam Á lục địa
dựa trên tài liệu ngành Khảo cổ học và Nhân Chủng học. Qua báo cáo,
người viết có cơ sở để đưa ra “viễn cảnh rộng hơn” về mối liên hệ giữa
các địa điểm, quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm quần cư
vùng châu thổ sông Mekong trong sự giao lưu với các khu vực khác thuộc
Đông Nam Á lục địa.
Trong hệ thống tài liệu khảo cứu bằng tiếng Việt, không thể không
nhắc đến bộ sách Những phát hiện mới về khảo cổ học qua các năm được
xuất bản bởi Viện Khảo cổ học Việt Nam. Bộ sách tổng hợp các thành tựu
nghiên cứu/ khám phá mới của nền khảo cổ nước nhà. Tài liệu thực sự đã
cung cấp thêm nhiều bằng chứng quan trọng về sự phát triển văn hoá phía
Nam vùng châu thổ sông Mekong.
Đối với hệ thống tài liệu khảo cứu bằng tiếng nước ngoài, do hạn chế
về ngôn ngữ, người viết chỉ có thể tham khảo các công trình, bài báo bằng
tiếng Anh. Trong đó, một chuỗi các bản báo cáo của Miriam T. Stark và cộng
sự trên Tạp chí Đông Nam Á công bố kết quả từ Dự án LOMAP (Lower
Mekong Archeological Project) được thực hiện bởi Đại học Hawai’i và
Đại học Hoàng gia Phnompenh đã gợi mở cho đề tài những hướng đi quan
trọng. Dự án đã tập trung nghiên cứu và công bố kết quả giám định niên
đại của các mẫu hình gốm, gạch, chuỗi hạt bằng đá, mã não, hồng não,
kiến trúc kênh đào,… Trên cơ sở đó, minh chứng rõ sự xuất hiện của các
trung tâm quần cư vùng châu thổ sông Mekong trước 500 – 600 năm so với
5
hiểu biết của người Trung Hoa. Đây là cơ sở tài liệu quan trọng, có độ tin cậy
cao đưa ra những kiến thức mới về lịch sử vùng châu thổ sông Mekong.
Một trong những cuốn sách khác nghiên cứu chi tiết về châu thổ sông
Mekong dựa trên các báo cáo khảo cổ học là công trình nghiên cứu của TS.
Alison Kyra Carter: Trade, Exchange, and, Sociopolitical Development in
Iron age (500 BC – AD 500) Mainland Southeast Asia (tạm dịch, Thương mại
và sự phát triển chính trị xã hội thời kì kim khí (từ 500 năm TCS đến 500 năm
SCN) ở Đông Nam Á lục địa). Trong luận án, Alison Kyra Carter thống kê
các loại chuỗi hạt bằng đá, mã não, hồng não,… tìm thấy ở Đông Nam Á lục
địa. Từ đó, hệ thống hóa chúng trên bản đồ gắn với các địa điểm phát hiện
được. Đồng thời, luận án tập trung vào việc giám định niên đại của các mẫu
vật phát hiện được ở các di tích khác nhau nhưng giống nhau về mẫu hình/
chất liệu/ công dụng. Từ những căn cứ nêu trên, tác giả đã chỉ ra một mạng
lưới trao đổi hàng hoá giữa các trung tâm quần cư vùng châu thổ sông
Mekong nói riêng và Đông Nam Á lục địa nói chung. Trong phần kết, luận án
đi sâu vào phân tích vai trò của thương mại đối với sự phát triển chính trị xã
hội ở Đông Nam Á lục địa. Rõ ràng, những số liệu, bảng thống kê liên quan
đến các loại chuỗi hạt bằng đá, mã não, hồng não,… do Alison Kyra Carter
cung cấp là luận cứ quan trọng cho hướng đi của đề tài.
Bên cạnh kiến thức về Khảo cổ học, những nghiên cứu về Dân tộc học,
Ngôn ngữ học trong các tác phẩm chuyên và sâu của Peter Bellwood về
Đông Nam Á tiền hiện đại như First Migrants: Ancient Migration in Global
Perspective (tạm dịch Những kẻ di cư đầu tiên: Quá trình di cư cổ đại trong
viễn cảnh toàn cầu); (The Encyclopedia of Global Human Migration, tạm
dịch Bách khoa toàn thư về dân di cư toàn cầu); và The Global Prehistory of
Human Migration (tạm dịch, Dân di cư toàn cầu thời tiền sử) của Nxb Wiley hay
The Austronesians (tạm dịch, Người Nam Đảo) có ý nghĩa như “hòn đá tảng” về
6
lí thuyết Nam Á và Nam Đảo, góp phần vào việc phân định những quan điểm trái
chiều về nguồn gốc và thành phần dân cư vùng châu thổ sông Mekong.
Ngoài ra, người viết cũng tham khảo các cuốn sách, giáo trình
(phải có – must have) đối với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh ngành
Đông Nam Á học như Lịch sử Đông Nam Á của Hall, Nxb Chính trị
Quốc gia, 1997; Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hoá vùng Viễn Đông, Nxb
Thế giới, 2011; Văn hoá Đông Nam Á, Mai Ngọc Chừ, Nxb Đại học
Quốc gia, 1999, Nhân chủng học Đông Nam Á, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Nguyễn Đình Khoa, 1983,…
Những tư liệu gốc, cuốn sách, công trình nghiên cứu, báo cáo dự án, bài
viết học thuật,… nêu trên đề cập đến lịch sử vùng châu thổ sông Mekong với sự
tồn tại Vương quốc Phù Nam, văn hoá Óc Eo, văn hoá Campuchia tiền, sơ sử, các
thành phần dân tộc ở Đông Nam Á tiền hiện đại,… mà chưa chỉ ra được đặc trưng
văn hoá vùng châu thổ sông Mekong. Vì vậy, tác giả hi vọng đề tài “Văn hoá
vùng châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN” sẽ góp phần
giải quyết một phần nào đó những nhu cầu nghiên cứu mà thực tiễn đặt ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là các hiện vật khảo cổ gồm:
bi kí, văn tự; gốm và các sản phẩm thủ công; nghệ thuật kiến trúc, điêu
khắc; kiến trúc mộ táng,… phát hiện được, trên cơ sở đó, tổng hợp, khái
quát đặc trưng văn hoá vùng châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến
thế kỉ VI SCN.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết về nghiên cứu vùng thông qua những thành tựu văn
hóa mà cư dân ở đây đã đạt được, người viết làm sáng tỏ giả thiết khoa học:
vùng châu thổ sông Mekong có đầy đủ yếu tố để tạo thành một vùng văn hóa
riêng biệt.
7
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên – kinh tế – cư dân vùng châu thổ sông
Mekong.
- Khái quát các thành tựu văn hoá vùng châu thổ sông Mekong.
- Chỉ rõ đặc điểm văn hoá vùng châu thổ sông Mekong.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
– Thời gian: từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN. Thế kỉ V TCN là mốc
khởi đầu cho sự xuất hiện một cuộc sống định cư của con người ở châu thổ
sông Mekong thông qua các hiện vật khảo cổ học khai quật được. Thế kỉ VI
SCN là mốc kết thúc cho một giai đoạn lịch sử phát triển ở châu thổ sông
Mekong, gắn với sự suy yếu của các tiêu chí khu vực, sự xuất hiện của các
phong cách văn hoá mới.
– Không gian: Vùng châu thổ sông Mekong thuộc Nam Campuchia và
Nam Bộ Việt Nam theo ranh giới hiện nay. Theo cách đánh giá của thư tịch
cổ Trung Hoa là lãnh thổ của vương quốc Phù Nam. Theo Khảo cổ học, khu
vực này thuộc vào vùng phát triển văn hoá Óc Eo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp chính như sau:
phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp nghiên cứu Khu vực
học. Ngoài ra, phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh (đối chiếu tư liệu),
phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kế toán học cũng được sử dụng.
5. Đóng góp của đề tài
Dựa trên nền tảng khảo cứu tài liệu từ các ngành: Nhân chủng học,
Khảo cổ học, Ngôn ngữ học, Địa chất học, Dân tộc học,… tư liệu gốc: Nhị
thập lục sử và công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu hàng đầu trong và
ngoài nước, đề tài triển vọng chỉ ra cách nhìn nhận về sự tồn tại của một vùng
văn hoá châu thổ sông Mekong.
Trong đó, khung kết cấu của văn hoá vùng châu thổ sông Mekong gồm:
8
văn hoá vật chất (bi kí, văn tự; gốm và các sản phẩm thủ công từ gốm; phong
cách điêu khắc; kiến trúc mộ táng,…) và văn hoá tinh thần (tín ngưỡng, tôn
giáo,…). Bước đầu lí giải mối quan hệ giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế và
cách hành xử của tộc người ảnh hưởng đến đặc trưng văn hoá dựa trên
phương pháp nghiên cứu khu vực học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận
văn gồm ba chương:
– Chương 1. Cơ sở hình thành văn hoá vùng châu thổ sông Mekong từ
thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN
– Chương 2. Thành tựu văn hoá vùng châu thổ sông Mekong từ thế kỉ
V TCN đến thế kỉ VI SCN
– Chương 3. Một vài nhận xét về văn hoá vùng châu thổ sông Mekong
từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN
9
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VĂN HOÁ VÙNG CHÂU THỔ
SÔNG MEKONG TỪ THẾ KỈ V TCN ĐẾN THẾ KỈ VI SCN
Lâu nay trong giới nghiên cứu Đông Nam Á học, thuật ngữ “châu thổ
sông Mekong” chưa được đặt ra và suy xét đầy đủ. Ngoại trừ, Alison Kyra
Carter và nhóm cộng sự tại Trường Wisconsin – Madison, nhóm khảo cổ
LOMAP và những người cộng sự tại Trường Đại học Hoàng gia Phnompenh
đôi lần dẫn về thuật ngữ châu thổ sông Mekong trong các báo cáo khảo cổ,
luận án tiến sĩ.
Ở Việt Nam, nhìn nhận sự tồn tại của một vùng văn hoá sông Mekong
được Phạm Đức Dương đề xuất như một giả thiết khoa học trong báo cáo đề
dẫn tại hội thảo về Đông Nam Á ở Hà Nội vào năm 2007. Dựa trên dấu vết
của con đường lúa gạo và bức tranh về Nhân chủng học, Phạm Đức Dương
cho rằng có một vùng văn hoá/ tương đồng văn hoá dọc theo dòng sông
Mekong từ Trung Hoa cho đến Nam Việt Nam.
Để nghiên cứu được về sự tồn tại của vùng văn hoá châu thổ sông
Mekong, phương pháp tiếp cận theo hướng khu vực là một “công cụ
nhận thức” quan trọng. Khu vực 1 là “vùng chiếm hữu những đặc điểm
chung giúp phân biệt nó với các vùng khác hoặc chiếm giữ những đặc điểm
đem lại cho nó tính thống nhất” [36, tr. 305]. Hoặc khu vực là một phần bề
1
Thuật ngữ “khu vực” mở rộng trong học thuật là Khu vực học. Khu vực học là một ngành khoa
học liên ngành, dựa trên sự kết hợp, xử lí kiến thức học thuật từ hai hay nhiều chuyên ngành khác nhau để
đạt đến mục tiêu chung trong nhận thức đối tượng nghiên cứu. Khu vực học chính thức hình thành vào
khoảng những năm 40 của thế kỉ XX. Khu vực học ra đời đầu tiên ở Mĩ, nhưng chỉ phát triển mạnh ở một số
trường đại học, trong khi đó ở Nhật Bản, ngành học này ra đời muộn hơn nhưng phát triển khá rộng trên
phạm vi nhiều ngành học thuật khác nhau.
10
mặt, không gian có biên giới hoặc có những đặc điểm chung nhất định. Việc
phân định khu vực có ý nghĩa đối với thực tiễn, quy định cách tiếp cận/ đánh
giá chủ thể và xu hướng vận động trong các hiện tượng.
Trải qua một quá trình phản biện lâu dài của giới học thuật, thuật ngữ
khu vực được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp giờ đây không còn tỏ ra sơ
giản và chật hẹp. Trong đó, việc thay đổi tiêu chí phân định khu vực có ý nghĩa
quyết định với việc điều chỉnh nhận thức về thuật ngữ khu vực.
Bốn tiêu chí chủ yếu phân định tính khu vực gồm: (1) sự gần gũi địa lí,
(2) tính thuần nhất về văn hoá – xã hội, (3) sự tương tác kinh tế và (4) mối quan
hệ chính trị. Các tiêu chí nêu trên là điều kiện hình thành đồng thời là nguyên
nhân phá vỡ tính khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh các điều kiện hình thành
tính khu vực có đầy đủ nhưng con người không nhận thức được thì khu vực
cũng không có khả năng “vận hành”. Đặc biệt là trong lịch sử cận – hiện đại,
khi khái niệm quốc gia – dân tộc đã xuất hiện, đường biên giới giữa các vùng
lãnh thổ đi vào ổn định và mỗi quốc gia – dân tộc được xem như một “tế bào”
thì tính khu vực hình thành phần nhiều dựa trên lợi ích chung, “ý đồ” chính trị.
Khả năng cố kết hay xoá nhoà ranh giới khu vực rất linh hoạt theo quyết định
quốc gia – dân tộc.
Phân định khu vực cũng được cụ thể hoá trong từng bối cảnh. Tiêu chí
đầu tiên phân định tính khu vực là địa lí. Sự phân định khu vực theo tiêu chí
địa lí phản ánh không gian – một yếu tố không thể thiếu của khu vực. Tuy
nhiên, yếu tố địa lí làm nên khu vực không phải là một vài nhân tố đơn lẻ đặc
trưng về địa hình hay khí hậu mà đó là sự tổng hoà nhiều đặc điểm tương
đồng. Trong đó, sự gần gũi về địa lí (Geographical proximity) là yếu tố quy
định nên khu vực, là tiền đề tạo nên tính riêng của khu vực so với các nơi
khác trên thế giới. Sự gần gũi địa lí tạo ra một không gian liền thể và tương
đối thống nhất. Không có sự gần gũi địa lí sẽ không có sự gắn bó và phụ
thuộc lẫn nhau về cơ sở lịch sử, tương đồng văn hoá hay môi trường cùng
11
chung sống. Sự gần gũi về địa lí có vai trò chi phối các tiêu chí phân chia
thành: địa – nhân văn, địa – văn hoá, địa – kinh tế, và địa – chính trị. Ngoài
ra, sự gần gũi địa lí cũng đem lại cho khu vực vai trò địa bàn và phạm vi của
nhiều hiện tượng quốc tế liên quan đến khu vực.
Thứ hai, tính thuần nhất hay các tương đồng về văn hoá – xã hội. Sự
thuần nhất này được xác định bằng các nhân tố văn hoá – xã hội như chủng
tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các giá trị thẩm mĩ, đạo đức, văn hoá khác. Quá
trình sinh sống lâu đời bên nhau dẫn đến sự giao lưu giữa các cộng đồng dân
cư gần kề. Kết quả của sự giao lưu lịch sử đã tạo nên tương đồng văn hoá – xã
hội giữa các cộng đồng. Các tương đồng này tạo nên bản sắc chung, ý thức
chung trong cách hành xử, từ đó tình cảm cộng đồng được xây dựng và nhận
thức về những cái “của chúng ta” được bồi đắp và phát triển.
Cuối cùng, sự chia sẻ kinh tế, chính trị. Mức độ liên hệ/ ảnh hưởng qua
lại là rất quan trọng bởi nó có thể làm tăng hoặc giảm sự cố kết khu vực, có
thể mở rộng hay thu hẹp khuôn khổ khu vực đang tồn tại. Những nơi chứa
đựng lợi ích kinh tế hay chính trị thiết thân đều được coi là khu vực. Ngoài ra,
sự tương đồng về kiểu quản lí xã hội, các chính sách đối ngoại, xu hướng xây
dựng thể chế cũng đóng vai trò điều kiện hơn là nhân tố dẫn đến sự hình
thành tính khu vực.
Áp dụng phương pháp nghiên cứu Khu vực học vào trường hợp cụ thể
về văn hoá châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN,
chúng ta có khả năng đưa ra những đánh giá nghiên cứu khoa học mới, có
sức thuyết phục.
Các nhà nghiên cứu (Nhân học, Khảo cổ học, Sử học) về Đông Nam Á
thống nhất cho rằng, bắt đầu từ thế kỉ V TCN, Đông Nam Á lục địa nói chung
và vùng châu thổ sông Mekong nói riêng bước sang thời sơ sử. Tuy nhiên,
mốc kết thúc giai đoạn này có sự khác biệt ở từng khu vực. Với vùng châu thổ
sông Mekong, sự phát sinh những đặc trưng mới trong các giá trị vật chất và
12
tinh thần, sự xuất hiện của xu hướng hình thành một chính thể có tổ chức,
thống nhất một trung tâm quyền lực vào thế kỉ VI SCN – thế kỉ VII SCN
được xem là mốc kết thúc thời sơ sử.
Giai đoạn sơ sử ghi nhận sự hình thành và phát triển của các trung
tâm quần cư1 trên các giồng cát, đồng bằng,… ở châu thổ sông Mekong.
Đây cũng là thời kì cư dân sinh sống trên vùng châu thổ sông Mekong tiếp
nhận/ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại sinh. Trước hết là mối liên hệ với
Ấn Độ. Miriam T. Stark, Christe và Glover cho rằng, một mạng lưới trao
đổi hàng hoá trên biển đã được hình thành và hoạt động dọc theo đường
biển ven bờ, đi qua Burma đến Việt Nam. Hàng hoá được trao đổi gồm:
tiền cổ, đồ gốm, chuỗi hạt bằng đá, thủy tinh và những mẫu gạch có niên
đại từ thế kỉ V TCN [42, tr. 177 – 186]. Quá trình trao đổi hàng hoá kéo
theo sự du nhập/ tiếp nhận/ tiếp biến 2 các đặc trưng văn hoá (chữ viết, tư
tưởng tôn giáo, văn học, nghệ thuật,…) Ấn Độ vào đời sống của cư dân bản
địa. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của đồ sắt ở Đông Nam Á lục địa nói chung
1
Trung tâm quần cư: Hình thức thể hiện cụ thể của việc phân bố cư dân trên bề mặt Trái đất. Nó đuợc coi
như là tập hợp tất cả các điểm dân cư (đô thị, làng bản) tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. Sự xuất hiện và
phát triển hệ thống điểm dân cư liên quan mật thiết với các vấn đề kinh tế
– xã hội cụ thể với các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thể hiện thành tập quán cư trú của con người.
2
Du nhập/ tiếp nhận/ tiếp biến: Trong trường hợp này, dấu “/” để phân tách các thuật ngữ khác nhau, không
đồng nghĩa với việc các thuật ngữ có thể thay thế nhau với nội hàm tương đương. Ngược lại, dấu “/” muốn
chỉ rõ các quan điểm khác nhau của giới Sử học khi đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố Ấn Độ đến Đông
Nam Á lục địa nói chung và vùng châu thổ sông Mekong nói riêng thời sơ sử. Trong cuốn Cổ sử các quốc
gia Ấn Độ hoá vùng Viễn Đông, Coedès đưa ra hai đợt “bành trướng của nền văn minh Ấn Độ” ở Đông Nam
Á. Đợt thứ nhất từ trước công nguyên và đợt thứ hai từ thế kỉ IV SCN đến thế kỉ V SCN. Từ đó, Coedès viết:
“Họ đã đưa vào gieo trồng trong những vùng châu thổ giàu có và những hải đảo tươi tốt là cả nền văn
minh” [3, tr. 50]. Hay, Đông Nam Á chỉ là vùng “Ấn Độ hoá”, du nhập một chiều văn hoá Ấn Độ.
Phát triển quan điểm của Coedès, Mary Somer Heihudes khẳng định, cư dân bản địa đã tiếp thu văn
hoá Ấn Độ, sử dụng chữ Sankrits và dòng họ Bà La Môn, hình thành nên các nhà nước thương mại
Đông Nam Á.
13
và châu thổ sông Mekong nói riêng 3 là đặc trưng thứ hai của giai đoạn này.
Các hiện vật đồ sắt tìm kiếm được ở Đông Nam Á lục địa có niên đại sớm
từ 300 – 500 TCN. Chuyển sang giai đoạn đồ sắt phát triển (tức là từ
khoảng sau công nguyên), châu thổ sông Mekong đã có mối liên hệ với
Trung Hoa, bằng chứng là các tài liệu của sứ thần Trung Hoa ghi chép về
hành trình của họ trong chuyến đi biển có vòng qua châu thổ sông Mekong.
Theo miêu tả trong một bản ghi chép, chúng ta biết đến sự hiện diện của
thư viện và văn viết ở châu thổ sông Mekong vào thế kỉ III SCN [34, tr.
46]. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống thư tịch cổ Trung Hoa – Nhị thập lục
sử kết hợp với thành tựu nghiên cứu của ngành Khảo cổ học, các nhà khoa
học đã chỉ ra sự nổi lên của thực thể chính trị – xã hội phức tạp (the
emergence of socio-political complexity) ở châu thổ sông Mekong và ảnh
hưởng của nó đến vùng Đông Nam Á trong giai đoạn từ thế kỉ V TCN đến
thế kỉ VI SCN. Cho đến nay, với nguồn tư, tài liệu mỏng và có độ “phân
tán” cao, chúng ta chưa thể có được hiểu biết đầy đủ và cụ thể về từng giai
đoạn phát triển khác nhau ở châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến
thế kỉ VI SCN. Tuy nhiên, về cơ bản, khung/ các mốc chính trong sự phát
triển của vùng châu thổ sông Mekong giai đoạn này được thể hiện qua các
phát hiện khảo cổ như sau:
Bảng 1.1. Sự phát triển chính của vùng châu thổ sông Mekong
qua các phát hiện khảo cổ học [41, tr. 19]
3
Qua việc tổng hợp các quan điểm của Bayard, Higham, Welch, Bellwood và Glover, Alison K. Carter đề
xuất khung/ các mốc chính trong quá trình phát triển của Đông Nam Á lục địa như sau:
(1) Thời kì Săn bắn – hái lượm: cách ngày nay 40,000 năm cho đến 2500 TCN
(2) Thời kì Đá mới: từ 2500 TCN cho đến 1500 TCN/ 1000 TCN
(3) Thời kì Đồ đồng: từ 1500 TCN/ 1000 TCN cho đến 500 TCN
(4) Thời kì Đồ sắt: từ 500 TCN cho đến 500 SCN [34, tr. 41].
14
Stt
Niên đại
1 500 TCN – 300 TCN
2 200 TCN – 200 SCN
Sự phát triển
Dấu vết của những trung tâm quần cư đầu tiên
ở vùng châu thổ sông Mekong gồm: Angkor
Borei (Campuchia) và Gò Tháp (Việt Nam).
Khu mộ Vat Komnou ở Angkor Borei “được
sử dụng”1.
Cấu trúc nhánh chính trong hệ thống kênh đào
vùng châu thổ sông Mekong được hình thành.
3 0 TCN/ SCN
Trong đó, mẫu vật gạch tìm được ở nhánh
kênh kết nối Angkor Borei với Óc Eo có niên
đại từ 160 SCN – 200 SCN.
4 0 TCN/ SCN – 600 SCN
5 200 SCN – 300 SCN
6 500 SCN – 700 SCN
Hệ thống tường gạch xung quanh Angkor
Borei.
Hệ thống hào xung quanh Óc Eo.
Sự sụp đổ của chính thể chính trị – xã hội phức
tạp ở châu thổ sông Mekong.
Những nghiên cứu nêu trên là cơ sở quan trọng để đi sâu tìm hiểu về
đặc trưng văn hoá vùng châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ V
SCN. Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá “có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng” 2. Vì vậy, văn hoá là
một tổng thể giá trị vật chất và tinh thần, được hình thành và phát triển do sự
tương tác qua lại giữa con người với tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,…)
và xã hội (thể chế chính trị, chuẩn mực đạo đức, các hệ giá trị phổ quát trong
1
Nguyên văn tiếng Anh, Alison Carter trình bày: Vat Komnou cemetery in use at Angkor Borei.
2
Tuyên bố về những chính sách văn hoá – Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại
Mexico, dẫn theo Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 2014, tr.23.
15
cộng đồng,…).
Gióng khái niệm văn hoá vào bối cảnh thực tiễn quá trình phát triển
châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN, những nghiên cứu
trường hợp cụ thể về cơ sở hình thành văn hoá vùng châu thổ sông Mekong
cần khảo sát (và chỉ khảo sát được) các yếu tố như sau:
- Đặc điểm địa lí và dân cư vùng châu thổ sông Mekong.
- Quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm quần cư vùng
châu thổ sông Mekong từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN.
- Giao lưu và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến sự phát triển văn
hoá vùng châu thổ sông Mekong.
1.1. Đặc điểm địa lí và dân cư vùng châu thổ sông Mekong
1.1.1. Đặc điểm địa lí vùng châu thổ sông Mekong
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Thuật ngữ “vùng châu thổ sông Mekong1” (theo Miriam T. Stark,
Alison Kyra Carter và các nhà địa lí học trong nhóm nghiên cứu văn hóa
Đồng Nai và Cửu Long) dùng để chỉ vùng tam giác chiếm 49.520
, tương
đối phì nhiêu, được bồi đắp bởi phù sa.
Về tổng thể, vùng châu thổ sông Mekong (toạ độ:
-
-
Bắc và
Đông) thuộc Đông Nam Á lục địa, ở phía Nam Campuchia và
Nam Việt Nam theo đường biên giới hiện nay. Vùng này kéo dài từ Kratie ở
phía Nam Campuchia, xuyên qua Phnom Penh và miền Nam Việt Nam, đến
bờ Biển Đông. Dân số vùng châu thổ khoảng 16 triệu và 85% là nông dân2.
1
Châu thổ (theo Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, tr.27, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam,
Hà Nội, 1995, đồng bằng tam giác châu, tam giác châu, vùng thấp ở cuối các sông nghiêng thoải về biển, cấu
tạo bởi tích tụ sông, có nơi xen kẽ với tích tụ ven bờ cửa biển, bị đan cắt bởi mạng lưới sông, thường có hình
nan quạt, được thành tạo do kết quả tác động, tương hỗ, phức tạp giữa dòng sồng/ sóng biển, thủy triều cùng
các quá trình nội sinh, ngoại sinh. Theo hình thái và đặc điểm phát triển chia ra CT lấp đầy (Tây Nam Bộ)
CT dạng chân chim, dạng mũi nhọn,…). Nơi mà vào thế kỉ III SCN, hai sứ thần Trung Hoa đã du hành qua
Đông Nam Á và ghé thăm vào “vương quốc Phù Nam” [41, tr. 15]. Về địa chất và di vật khảo cổ học phát
hiện được trong trầm tích của thềm các bậc sông Mekong tham khảo thêm: Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ,
Đông Nam Á thời tiền sử và sơ sử, Hà Nội, 2010. Về đời sống văn hóa – sinh hoạt cư dân sống trên dòng
Mekong tham khảo thêm: phim tài liệu Mekong kí sự.
2
/>
16
Châu thổ sông Mekong tiếp giáp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông.
Với vị trí hai mặt giáp biển, châu thổ sông Mekong như một bán đảo.
Biển trở thành thành phần quan trọng của thiên nhiên, chi phối các hoạt
động của con người. Nằm ở vĩ độ địa lí thấp nhất của bán đảo Đông
Dương, tính cận xích đạo trong đặc điểm địa lí khá đặc trưng, tương tác với
yếu tố biển và sông ngòi, quy định tính chất tổng thể của khu vực.
1.1.1.2. Lịch sử thành tạo và địa hình
Từ năm 1968, E. Saurin đã công bố các nghiên cứu về địa chất ở
châu thổ sông Mekong gồm bốn chu kì lắng đọng, hình thành nên bốn bậc
thềm. Trong đó, ba bậc thềm được biểu hiện rõ ràng. Bậc thềm một – cổ
nhất, cao hơn mực nước sông Mekong từ 40 – 45m, hình thành vào chu kì
lắng đọng thứ hai. Thềm này chứa nhiều gỗ hoá thạch cùng những hòn cuội
thuộc loại thạch anh. Bậc thềm hai cao hơn từ 20 – 25m, hình thành vào
chu kì lắng đọng thứ ba. Thềm này chứa các chủ yếu hòn cuội dồn thành
từng đống to, nhỏ và không kết dính với nhau. Bậc thềm ba cao 15m và
phủ lên lớp mặt một lớp cuội mỏng. Ở bờ sông bậc thềm này được phủ một
lớp phù sa mới. Đây là bậc thềm trẻ nhất, có chứa các di vật đồ đá cũ trong
các lớp cuội.
Tiếp nối kết quả của E. Saurin, các nhà địa lí học tập trung mở rộng
nghiên cứu địa chất vùng châu thổ sông Mekong giai đoạn từ Pleistocene
muộn đến nay vào sự tiến hoá của đồng bằng qua quá trình tương tác giữa
lục địa và biển. Đây là đặc trưng quan trọng trong lịch sử thành tạo và địa
hình vùng châu thổ sông Mekong.
Do sự thay đổi mực nước biển, chế độ gió mùa và vật liệu trầm tích
cung cấp dồi dào từ hai nhánh hạ lưu sông Mekong (sông Tiền và sông
Hậu), vùng đồng bằng thấp được hình thành từ khoảng 6800 năm cách
17
ngày nay. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ Pleistocene muộn 1 sang
Holocene2 (cách ngày nay 4000 – 6000 năm) một đợt biển tiến đạt cực đại
đã phân hóa đồng bằng thành nhiều vùng có đặc điểm khác nhau.
Bảng 1.2. Bảng thống kê các đợt biển tiến, biển thoái3 vùng hạ lưu
sông Mekong (đồng bằng Nam Bộ Việt Nam)
từ Holocene giữa đến thế kỉ VIII TCN [8, tr. 11 – 27]
Stt
Tên
Điểm tiến/ thoái
(cách ngày nay)
Thời gian
tiến/ thoái
(cách ngày nay)
Mức tiến/
thoái
1
Holocene I
5850
6800 – 3600
+4m
2
H1
3350
3600 – 3100
-0,8m
3
Holocene II
2900
3100 – 2800
+3m
Trong giai đoạn Holocene I cách ngày nay 5850 năm, biển tiến cực đại
(mức cao nhất cho đến nay) bao phủ vùng trầm tích từ thời Pleistocene muộn
dưới mực nước biển, tạo nên rừng ngập mặn. Ngay sau Holocene I với mức
nước biển dâng cực đại, quá trình biển lùi diễn ra hạ mực nước biển xuống
cực đại còn -0,8m vào khoảng 3350 năm cách ngày nay, tạo ra các tam giác
đồng bằng ở vùng hạ lưu sông Mekong. Như vậy, sự tương tác giữa bề mặt
trầm tích Pleistocene muộn với các đợt biển tiến/ thoái làm xuất hiện quá
trình oxid hoá và laterit hoá4, thúc đẩy sự bào mòn, xâm thực qua đó thay đổi
1
Pleistocene muộn là một bậc trong thế Pleistocene. Thời gian bắt đầu của giai đoạn này được xác định dựa
trên thời kì tan băng Emian trước giai đoạn băng hà cuối trong Pleistocene cách đây 126.000 ± 5.000. Cuối
thời kì này được xác định một cách chính xác theo định tuổi C.14 cách đây 10.000 năm.
2
Holocene (Toàn Tân) là một thế địa chất bắt đầu khi kết thúc thế Pleistocene, vào khoảng 11.700 năm
trước (vào khoảng 9.700 TCN) và còn tiếp tục ngày nay. Thế Holocene thuộc về kỉ Neogen và phân đại
Đệ Tứ. Tất cả văn minh con người xảy ra trong thế Holocen.
3
Trong bảng 1: Holocene I, II, III, IV: các đợt biển tiến; H1, 2, 3: các đợt biển thoái. Mức tiến/ thoái: độ cao
nhất/ thấp nhất của mực nước biển trong các đợt biển tiến/ thoái (nếu lấy mực nước biển hiện tại bằng 0).
4
Laretit hoá là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe3+,Fe2+ ;Al3+;Mn6+.
18
đặc điểm địa mạo vùng châu thổ sông Mekong.
Ở giai đoạn tiếp theo, từ thế kỉ VIII TCN đến thế kỉ XII – XVIII SCN
(800 năm trở lại đây), các đợt biển tiến, biến thoái xen kẽ nhau với biên độ
tiến/ thoái nhỏ (dao động trong khoảng từ -1m cho đến +0,8m (xem Bảng 2))
thể hiện qua sự dịch chuyển của đường bờ biển và sự thay đổi cảnh quan tự
nhiên vùng châu thổ sông Mekong. Quá trình “luỹ tiến” về phía biển của
đường bờ mở rộng thêm diện tích của vùng châu thổ sông Mekong.
Bên cạnh đó, với mực nước biển dao động thấp do biên độ tiến hoá
nhỏ, các đợt phong hoá và tích tụ trầm tích trong Holocene tạo ra hệ thống
giồng cát hướng dọc theo đường bờ, đồng lụt/ vùng sình lầy ven biển, rừng
ngập mặn,…
Bảng 1.3. Bảng thống kê các đợt biển tiến, biển thoái1
vùng hạ lưu sông Mekong (đồng bằng Nam Bộ Việt Nam)
từ sau Holocene II đến thế kỉ XII – XIII SCN [8, tr. 11 – 27]
Stt
1
2
3
4
Tên
H2
Holocene III
H3
Holocene IV
Thời gian
Điểm tiến/ thoái
(cách ngày nay)
2500
2000
1750
1300
tiến/ thoái
Mức tiến/ thoái
(cách ngày nay)
2800 – 2150
2150 – 1900
1900 – 1600
1600 – 800
-1m
+0,4m
-0,5m
+0,8m
Như vậy, lịch sử thành tạo vùng châu thổ sông Mekong gắn liền với sự
hình thành của vùng đồng bằng thấp ven biển. Từ khoảng 6800 năm cách ngày
nay, địa mạo của vùng châu thổ sông Mekong hình thành, ổn định về cơ bản.
Cấu trúc địa hình gồm hai vùng là vùng đồng bằng cao (thuộc phía Nam lãnh
thổ Campuchia hiện nay, chịu ảnh hưởng của quá trình sông) và vùng đồng bằng
thấp (thuộc phía Nam lãnh thổ Việt Nam hiện nay, đặc trưng bởi sự phát triển
1
Trong bảng 1: Holocene I, II, III, IV: các đợt biển tiến; H1, 2, 3: các đợt biển thoái. Mức tiến/ thoái: độ cao
nhất/ thấp nhất của mực nước biển trong các đợt biển tiến/ thoái (nếu lấy mực nước biển hiện tại bằng 0).
19
phổ biến của các giồng cát, chịu ảnh hưởng hỗn hợp của sông và biển nhưng chủ
yếu là biển). Trong đó, vùng đồng bằng thấp vẫn tiếp tục nhận sự bồi tụ, mở
rộng diện tích về phía biển.
1.1.1.3. Địa lí khí hậu
Trải từ
Bắc và
-
Đông, lãnh thổ vùng châu thổ
sông Mekong nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận
xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á. Vị trí trên xác định
tính chất cận xích đạo, gió mùa đặc trưng của vùng châu thổ sông Mekong.
Nhiệt độ trung bình năm từ
-
. Biên độ nhiệt nhỏ từ
-
, có
hai mùa mưa và khô rõ rệt. Lượng mưa dồi dào, ổn định, mưa nhiều vào chiều
tối. Khí hậu vùng châu thổ sông Mekong chịu ảnh hưởng từ cơ chế hoạt đồng
của gió mùa.
Nên, về khí hậu, vùng châu thổ sông Mekong thuộc khu vực nhiệt đới
nóng, ẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa. Ở, vùng châu thổ sông
Mekong, từ tháng 4 – 5 đến tháng 11, gió mùa Tây Nam thổi mạnh kết hợp
với yếu tố biển gần bờ mang theo không khí mát mẻ và mưa kéo dài. Bảy
tháng còn lại, vùng châu thổ sông Mekong bước vào mùa khô do tác động của
gió mùa Đông Bắc xuất phát từ trung tâm áp cao từ Siberi – Mông Cổ thổi
xuống kéo theo khí nóng, lượng mưa rất thấp. Chế độ luân chuyển của mùa
gió đã quyết định chiều đi của việc vận chuyển hàng bằng thuyền buồm.
1.1.1.4. Địa lí thuỷ văn
Châu thổ sông Mekong tiếp giáp hai “biển” là Biển Đông và vịnh
Thái Lan, có dòng Mekong chảy qua, lại thêm hệ thống sông ngòi chằng
chịt. Nên, yếu tố “nước” có vai trò quan trọng với đời sống kinh tế – xã hội
– văn hoá của cư dân.
Về hệ thống sông ngòi, Mekong được mệnh danh là “dòng Danube
20
phương Đông”. Cư dân các nước bản địa (Lào, Thái gọi dòng sông này là Mè
Khóong/ Mè Khlong có nghĩa là sông mẹ. Với người Việt Nam, họ quen gọi
là sông Cửu Long). Dòng Mekong chảy từ cao nguyên Tây Tạng theo hướng
Bắc – Nam, qua địa phận sáu quốc gia: Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam.
Tổng diện tích lưu vực Mekong ở vùng hạ lưu khoảng 40,000
. Từ
vùng đồng cao, dòng chảy hội nhóm xuống chín nhánh sông ở vùng đồng
bằng thấp đổ ra biển (gồm sông Tiền, sông Hậu, sông Mỹ Tho, sông Hàm
Luông, sông Cổ Chiên (theo hai cửa, cửa Tiểu và cửa Đại), sông Ba Lai).
Châu thổ sông Mekong chứa những đoạn chảy cuối cùng trước khi đổ ra biển.
Dòng nước xuyên suốt chảy từ cao xuống thấp theo hướng Bắc – Nam kết
hợp với hệ thống kênh, rạch tự nhiên “chằng chịt” ở vùng đồng bằng tiếp
giáp biển đã thực hiện “sứ mạng” trung chuyển như những lạch truyền triều.
Những dòng kênh này không thật thích hợp cho việc giao thông nhưng lại cực
kì tiện lợi cho điều chế lưu lượng nước nông nghiệp (tưới/ thoát nước đồng
ruộng) và nuôi tôm, cá. Chế độ nước của các dòng sông phụ thuộc vào chế độ
triều (do tiếp giáp biển) và chế độ mưa (độ lưu thông dòng chảy từ thượng
nguồn và lượng mưa tại vùng). Tất cả nhân tố trên đã tạo nên một hệ sinh thái
sông nước phong phú với đủ loại hình: nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Quả
thực, với cư dân bản địa, nguồn lợi Mekong mang lại quá lớn và thực sự đa
dạng. Họ dùng dòng chảy này làm nước sinh hoạt, giao thông đường thuỷ,
phát triển nông nghiệp,… Bởi vậy, cuộc sống cư dân vùng châu thổ sông
Mekong chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố “nước” . Từ đồng lúa, vườn cây
đến con cá, câu hát đều mang đặc trưng của vùng mênh mông sông nước. Yếu
tố thuỷ văn có vai trò quan trọng với cư dân bản địa.
1.1.1.5. Địa lí thổ nhưỡng
Lịch sử thành tạo và hệ thống thuỷ văn là hai yếu tố nổi trội trong việc
hình thành thổ nhưỡng châu thổ sông Mekong. Hệ thống thuỳ văn phong phú
21