Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ăn uống là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.99 KB, 4 trang )

Học phần: Văn hóa ẩm thực Việt Nam
Đề: Anh chị hãy phân tích quan niệm: “Ăn uống là văn hóa tận dụng mơi trường tự
nhiên" trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
BÀI LÀM
Trời đánh cịn tránh bữa ăn
Có thực mới vực được đạo
Dân dĩ thực vi tiên
Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại có nhiều câu nhấn mạnh vai trò của việc ăn
uống trong cuộc sống hằng ngày. Bởi ăn uống không đơn giản là hoạt động mang lại sự
sống còn của con người, sâu xa hơn, qua chuyện ăn uống nó cịn cho thấy cách ứng xử,
văn hố của con người Việt Nam trước hiện thực xã hội qua từng giai đoạn khác nhau.
Văn học dân gian từ lâu được coi là tấm gương phản chiếu trung thực nhất, sinh động
nhất và gần gũi nhất tâm tư, tình cảm của tầng lớp bình dân, một bộ phận ln chiếm số
đông trong xã hội Việt Nam. Hầu như tất cả mọi đề tài, từ trần tục đến thiêng liêng, văn
học dân gian đều có khả năng đề cập, chuyển tải với sức sống mãnh liệt đáng ngạc nhiên.
Chuyện ăn uống chẳng hạn, là một mảnh đất hết sức phong phú, nhiều điều thú vị. Văn
hóa ẩm thực của người Việt phản ánh rõ khả năng tận dụng của người Việt từ những yếu
tố thuộc môi trường tự nhiên, thức ăn, thức uống đều được chế biến từ tự nhiên.
Người Việt có cơ cấu ăn hình thành từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ vẫn phù hợp
với khoa học hiện đại, biết bao thế hệ cha ông ngày trước đã đúc kết,hình thành, tích lũy
một cơ cấu bữa ăn cơm và rau là chính. Cơm và rau chính là sản phẩm của nền nông
nghiệp lúa nước, là sản phẩm lao động của con người và đồng thời nó cũng là sản phẩm
của tự nhiên ban tặng. Thông qua quá trình lao động sản xuất, người Việt chúng ta chọn
một cơ cấu nghiêng hẳn về thực vật, trong đó đứng đầu là cơm và rau. Điều đó cho thấy
được nét văn hóa tận dụng mơi trường tự nhiên.
Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong bữa ăn. Gia đình Việt Nam chuyển
từ truyền thống sang hiện đại đã chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn
chủ quan. Nhưng vì nền văn minh lúa nước đã gắn bó trong suốt bề dày lịch sử, nên gạo
vẫn là món lương thực chính và khơng thể vắng mặt quá lâu đối với người Việt. Tuy bận
rộn với bao nhiêu là bộn bề hàng ngày, nhưng đâu đó, trong tâm thức người Việt ln
dành cho bữa cơm gia đình một sự trân q nào đó. Khi dọn mâm cơm, cả nhà quây quần


bên nhau, chuyện mệt mỏi, căng thẳng của công việc, của những bộn bề ngồi kia đều đặt
sang một bên. Thay vào đó là những tiếng cười giịn giã, tiếng nói chuyện rơm rả. Hạt


gạo dẻo dẻo, bùi bùi, nóng hổi, ăn kèm với ít đồ mặn thì cịn gì tuyệt vời bằng. Cơm được
xem là món ăn chính khơng chỉ riêng với mỗi người con đất Việt mà còn nhiều quốc gia
khác trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Cơm như hơi thở của người Việt, chẳng
thể tách rời. “Người sống về gạo, cá bạo về nước” . Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà
người Việt Nam gọi bữa ăn là bữa cơm hay coi cây lúa là tiêu chuẩn cái đẹp “ Lúa thì con
gái”. Cái tinh khơi, tràn đầy sức sống của cây lúa giống như sự dịu dàng của cô gái vừa
chớm đôi mươi, mang cái đẹp của sự hồn nhiên, trong trẻo và tinh khiết. Cũng khơng
phải ngẫu nhiên mà tiếng Việt có vơ số từ khác nhau để phân biệt các giai đoạn trung
thành và các bộ phận chuyên biệt của cây lúa.
Còn nhỏ là cây mạ lớn lên là lúa, ngọn lúa đâm bông gọi là đòng, hạt lúa nếp non
rang lên là cốm, hạt lúa già là thóc, bơng lúa gặt và thì phần cịn lại ngồi đồng là rạ, đập
tách hạt thóc ra rồi thì phần cịn lại của bơng lúa tài rơm, sau khi xay giã xong thì hạt thóc
chia thành gạo, cám, trấu, gạo gãy gọi là tấm, gạo nấu lên thành cơm. Người Việt không
chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và
làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh
ngọt… Và đặc biệt hơn nữa, Quốc huy Việt Nam - biểu tượng về đất nước và con người
Việt Nam, lại xuất hiện hình ảnh bơng lúa vàng bao quanh. Điều đó càng sáng tỏ cho thấy
cây lúa được xem là một trong những biểu tượng của Việt Nam.
Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong
vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơng nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên Việt
Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Việc dùng rau trong
cơ cấu bữa ăn càng chứng tỏ khả năng tận dùng môi trường tự nhiên của người Việt.
Người Việt thường hay nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc” câu này cịn khẳng định rõ
hơn vai trị vơ cùng quan trọng của rau. Đây là loại thức ăn lành tính, dễ ăn, gần gũi nhất,
nó ln xuất hiện quanh ta từ thành phố đến nông thôn, là thực phẩm quen thuộc cho mọi
gia đình. Đồng thời rau xanh có các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như protein, lipit,

gluxit, vitamin, chất khống, chất vi lượng… rất có lợi cho sức khỏe, tránh được bệnh
tật.
Tuy nhiên, nói đến rau trong bữa ăn Việt Nam không thể không nhắc đến hai món
đặc thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà
dầm tương”. Cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa
thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “Có dưa chừa rau”, “Có cà thì tha gắp
mắm”, “Thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”. Bên cạnh các loại rau quả là thành phần
chính trong cơ cấu bữa ăn, các loại gia vị dùng trong ấm thực người Việt cũng rất đa


dạng: hành, tỏi, nén, riềng, gừng, nghệ, tiêu, ớt...., các loại rau mùi, ngị, bạc hà, tía tơ,
diếp cá, ngải cứu...
Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người Việt là các loại thủy sản (cá, tơm...). Việt
Nam ta có hệ thống sơng ngịi dày đặc, 3260km tiếp giáp với bờ biển, yếu tố sông nước
gắn liền với đời sống, nên sau “cơm rau” thì “cơm cá” là thơng dụng nhất, “Có cá đổ vạ
cho cơm”, “Con cá đánh ngã bát cơm” là thế.
Măc dù cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn nhưng các loài thủy sản lại đứng đầu tiên
trong số thức ăn từ động vật, sản phẩm của vùng sông nước dường như gắn chặt với cuộc
sống người Việt. Và cũng thơng qua đó, một sáng tạo vĩ đại đã ra đời, đó là nước mắm và
mắm các loại. Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa cơm Việt Nam. Với các món ăn Việt
Nam, yếu tố tạo nên sự khác biệt chính là hương vị nước mắm. Thật khơng q khi nói
rằng đó chính là một nét tiêu biểu nhất trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cơm mắm
không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà Nguyễn từng đặt
các địa phương làm hàng trăm lọ mắm để tiến vua. Từ tiếng Việt, danh từ “nước mắm” đã
đi vào ngôn ngữ lồi người, có mặt trong nhiều cuốn từ điển bách khoa Đơng–Tây.
Đã có nhiều làng nghề nổi tiếng về nước mắm đã ra đời như: Cát Hải (Hải Phòng),
mắm Nam Ơ (Đà Nẵng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang)...Thực phẩm
được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chin, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng
có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi…
Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt. Phổ biến nhất là thịt

heo, gà, bò, trâu, vịt... Thịt cịn là món thực phẩm ăn ngon, dinh dưỡng và rất tốt cho sức
khỏe con người. Và cũng từ đây, người Việt đã làm phong phú, đa dạng các món từ thịt
như: bị xào sả ớt, heo áp chảo, gà hầm thuốc Bắc,..... Như ta đã biết, người Việt chọn cơ
cấu ăn thiên về thực vật còn thể hiện sự tiết kiệm của ông cha ta ngày xưa. Thịt không
thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày mà chỉ xuất hiện vào những ngày đặc
biệt trong năm như cúng giỗ, tiệc tùng... “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản” cho
thấy được ông cha ta luôn đề cao cuộc sống ăn uống thanh đạm, không cao lương mĩ vị.
Và người Việt cũng luôn tinh tế, biết cách tận dụng và khai thác sản vật từ tự nhiên
nhưng ln có ý thức chung sống hài hòa, làm bạn với tự nhiên. Xem tự nhiên là người
bạn, nơi cho chúng ta thức ăn đồng thời có sự ứng xử phù hợp với tự nhiên. Khai thác
nhưng luôn bảo tồn để hướng đến sự bền vững, đó là cách từ ngàn xưa ơng cha ta đã làm.
Nhưng thật tiếc, sau một khoảng thời gian con người khai thác quá mức, sự thô bạo của
chúng ta làm tự nhiên không thể phục hồi lại được. Và hậu quả của tất cả điều này vẫn
luôn là con người gánh chịu. Vậy nên ở những thế hệ trẻ ngày nay phải ln xác định cho
bản thân cái nhìn đúng đắn, thầm cảm ơn tự nhiên đã ban cho chúng ta thức ăn.


Qua những gì phác họa ở trên, chúng ta đã phần nào hiểu được lĩnh vực văn hóa ẩm
thực của người Việt. Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người nhưng cũng đồng thời
thể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với mơi trường tự nhiên. Trong đó nổi bật lên
là văn hóa tận dụng mơi trường tự nhiên của người Việt.



×