Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ăn uống khi mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.06 KB, 6 trang )


E:\Van\Tai lieu cuoc song\Tai lieu copy tu cac trang web\Tai lieu copy tu vnexpress.net\Mang thai va sinh no\khi mang thai an bao
nhieu la du.doc
Khi mang thai, ăn bao nhiêu là đủ?
"Cố mà ăn đi, phải ăn cho cả em bé nữa đấy" - đó là câu các bà bầu thường được
nghe người thân nhắc nhở. Theo các bác sĩ, trong suốt thai kì bà mẹ chỉ nên ăn đến
khi có cảm giác no là vừa đủ. Trong tháng cuối cùng nên ăn tăng thêm 1/4 so với khẩu
phần hằng ngày.
Người có thai ăn quá mức cần thiết dễ bị béo phì và em bé trong bụng cũng có thể
bị nặng cân quá mức, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và con, sinh khó... Bởi vậy,
các bà mẹ có thai nên duy trì chế độ ăn no và ăn đủ chất bổ dưỡng.
Ăn no là ăn đến khi có cảm giác thoả mãn cơn đói, giống như khi còn chưa mang
thai, không cố nhồi nhét cho thật nhiều khi đã có cảm giác no. Trong tháng cuối của
thai kỳ bà mẹ cũng chỉ cần ăn tăng thêm 1/4 khầu phần ăn hàng ngày, ví dụ: bình
thường cả ngày ăn 6 bát cơm thì trong thời gian này ăn thêm khoảng hơn một bát.
Lượng thức ăn cũng tăng lên tương tự.
Trừ một, hai tháng đầu thai còn quá nhỏ, người mẹ bị nghén nên ăn uống thất thường nên
cân nặng hầu như không tăng nhưng các tháng sau đó sẽ tăng đều. Trong hơn 9 tháng
mang thai, cân nặng của bà mẹ nên tăng 10-12 kg (có thể tới 14 kg) trong đó: 1 kg trong
3 tháng đầu, 4-5 kg trong ba tháng giữa và 5-6 kg trong ba tháng cuối. Như vậy có thể
theo dõi cân nặng hàng tháng, hàng tuần để cân đối lại bữa ăn sao cho không bị quá mức.
Quan trọng nhất là ăn đủ chất, đa dạng các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau
tươi, hoa quả chín, đặc biệt không nên kiêng khem.


Nên
quan
tâm
đến
chất
lượng


hơn
số
lượng
của
khẩu
phần
ăn
khi
mang
thai.

Không ăn thịt làm chậm phát triển thai nhi
Giáo sư Lindsay Allen một chuyên gia dinh dưỡng thuộc University of California đọc
tham luận tại hội nghị thường niên của Hiệp hội thăng tiến khoa học Mỹ, AAAS, nói
rằng nếu người mẹ không ăn thịt, đứa bé sẽ không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát
triển.

"Trong 25 năm qua chúng ta đã biết quá rõ: vấn đề lớn nhất của tình trạng thiếu hụt lương
thực ở các nước đang phát triển không phải là vì thiếu chất đạm, không phải vì thiếu năng
lượng ngoại trừ là bị đói trầm trọng, mà vấn đề là vì trong thức ăn thiếu những chất dinh
dưỡng như vitamin A, chất sắt, chất kẽm, vitamin B12. Đó mới là nguyên nhân làm cho
trẻ em không phát triển được".

Nghiên cứu ở Kenya cho thấy chỉ cần cho trẻ em một lượng nhỏ thịt hay lương thực làm
từ thịt cũng đủ cải thiện đáng kể sự phát triển về thể xác và thần kinh so với những đứa bé
được uống thêm vitamin.

Nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy phụ nữ mang thai mà ăn thịt sinh con to và khỏe hơn.
Nhưng Giáo sư Lindsay Allen cũng nói đến những thực phẩm được cho thêm vitamin, và
còn một cách nữa là uống thêm vitamin.


"Đây là cách được nhắm cho phụ nữ và trẻ em là cho uống thêm một số vitamin, đặc biệt
là vitamin A, chất sắt. Nhưng phụ nữ mang thai nên ăn thịt và các sản phẩm làm từ sữa,
mỗi thứ một ít thì rất tốt".

Giáo sư Lindsay Allen còn nói rằng theo bà mang thai mà không ăn thịt là hành động phi
đạo đức, "Tôi thực sự tin rằng cha mẹ không được quyền buộc con mình không ăn thịt;
hay là phụ nữ mang thai hay đang cho con bú mà không chịu ăn thịt bởi vì, rõ ràng sẽ có
những hậu quả không đảo ngược được, và có khả năng gây tác hại vĩnh viễn cho sự phát
triển của đứa bé".

"Tôi sẽ nói là phi đạo đức nếu cha mẹ không cung cấp lương thực làm từ thịt cho đứa trẻ
phát triển, cho dù còn trong bụng mẹ hay đã sinh ra, bởi vì chúng cần những chất dinh
dưỡng đó để phát triển được bình thường".

Những chất dinh dưỡng như vitamin B12 chỉ có trong thịt hay thực phẩm làm từ động vật
và nếu thiếu có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho đứa bé thí dụ tổn thương thần kinh
và ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và khả năng học hỏi.

Tuy nhiên Hiệp hội những người không ăn thịt ở Anh, The UK Vegan Society quả quyết
kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những người không ăn thịt thường là khỏe mạnh hơn.


1
Phụ nữ có thai nên ăn uống như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển của bào thai, khả năng tạo sữa, sự phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ sau này. Vì thế,
người mẹ cần ăn nhiều hơn bình thường và chú trọng các thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Tăng thêm năng lượng: người mang thai có nhu cầu năng lượng cao, đặc biệt là 3 tháng
cuối. Nếu phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200 kcal/ngày thì thai phụ ở 3 tháng cuối cần thêm

350 kcal.
Bổ sung chất đạm và chất béo: cần tăng thêm 15 g chất đạm/ngày, chất béo phải chiếm
20% tổng năng lượng. Sử dụng chất đạm động vật như: sữa, thịt, trứng, thủy sản tôm, cua,
cá, ốc... và các loại đạm thực vật có trong đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng
lạc.
Bổ sung các chất khoáng:
- Sắt: tình trạng thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sự tăng trọng của mẹ trong thời gian mang
thai và cân nặng của trẻ sơ sinh, kèm theo những biến chứng sản khoa. Nên bổ sung 60
mg sắt/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng. Sắt có nhiều trong thịt, cá,
trứng, các loại nhuyễn thể, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng lạc.
- Tổng lượng canxi tích trữ trong thời gian mang thai là gần 30 g, gần tương ứng với
lượng cần thiết để tạo bộ xương cho thai nhi trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Cần 800-
1.000 mg canxi/ngày trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong
tôm, cua, cá, các loại rau xanh và sữa.
- Kẽm: thiếu kẽm là nguyên nhân gây vô sinh, sẩy thai, sinh non và sinh già tháng, chết
gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải
sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém. Lượng
kẽm cần thiết là 15 mg/ngày.
- Iốt: thiếu iốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non.
Trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn, hoặc bị các khuyết tật bẩm
sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc câm, mắt lác. Cần dùng 175-200 mcg
iốt/ngày. Sử dụng muối, bột canh có iốt và những thức ăn từ biển (cá, sò, rong biển).
Bổ sung các vitamin:
- Axit folic: thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò quan
trọng trong quá trình thụ thai để hạn chế những khiếm khuyết của ống thần kinh. Nên bổ
sung 300-400 mcg acid folic/ngày. Nguồn của acid folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc
nguyên hạt.
- Vitamin A: đối với người có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần gia tăng về vitamin A
trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian mang thai cần đảm bảo đủ nhu cầu 600



2
mcg/ngày. Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự
trữ.
Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu
vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ... là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là
tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
- Vitamin D: giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phốtpho. Nếu mẹ thiếu
vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%, gây các hậu quả như trẻ còi xương
ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu. Cần bổ sung vitamin
D 10 mcg/ngày và dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều. Sử dụng các
thực phẩm giàu vitamin D như: phomat, cá, trứng, sữa.
Để dự phòng còi xương cho con nên uống vitamin D khi thai được 7 tháng: 600.000 UI/3
tuần, mỗi tuần 200.000 UI.
- Vitamin B1: ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc, nhất là đậu đỗ để bổ sung
đủ chất vitamin B1 cho cơ thể và chống bệnh tê phù. Nhu cầu vitamin B1 là 1,1 mg/ngày.
- Vitamin B2: có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu, bia. Các hạt ngũ
cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng giảm đi nhiều qua quá trình xay xát. Nhu cầu là 1,5
mg/ngày.
- Vitamin C: có nhiều trong các quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt
nhiều trong quá trình nấu nướng. Vitamin C cần thiết hàng ngày cho phụ nữ có thai là 80
mg và bà mẹ cho con bú là 100 mg.
Một số lưu ý trong quá trình mang thai:
- Không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá...
- Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi.
- Nên ăn nhạt, bớt muối, nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi
đẻ.
- Tránh dùng các thuốc kháng sinh như tetraxyclin làm hỏng răng, streptomyxin gây ù tai,
nghễnh ngãng.






3
Mẹ thiếu kẽm, con yếu xương
Trong quá trình thai nghén, nếu cơ thể mẹ thiếu kẽm thì xương của thai nhi sẽ
không phát triển tốt, các nhà khoa học Mỹ khẳng định. Tuy nhiên, có thể cải thiện
tình trạng này bằng cách bổ sung hợp lý trong bữa ăn hằng ngày.
"Tình trạng thiếu kẽm thai nghén khá phổ biến ở các nước phát triển, song hậu quả
của nó đối với sự phát triển của bào thai lâu nay vẫn chưa được xác minh cụ thể",
tiến sĩ Laura E. Caulfield đến từ Đại học Johns Hopkins cho biết.
Caulfield và cộng sự đã tìm hiểu vấn trên ở 242 phụ nữ mang thai người Peru - nơi
mà tình trạng thiếu kẽm rất phổ biến. Trong những tuần thai đầu, họ được bổ sung
ngẫu nhiên vitamin có hoặc không chứa kẽm. Sau đó, bằng công nghệ siêu âm,
nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra sự khác biệt trong quá trình phát triển bộ xương của thai
nhi. Trong đó, bào thai có mẹ được bổ sung kẽm đầy đủ thì xương đùi phát triển tốt hơn
những em bé khác. Tác dụng này còn tăng lên theo tuổi thai.
Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, các bà mẹ phần lớn không để ý đến kẽm. Nghiên
cứu trên đã cho thấy tầm trong quan trọng của vi tố khiêm nhường này đối với sức khỏe
xương của trẻ. Những người bị thiếu kẽm cần chú trọng các thực phẩm như trai, cua, sò
biển và thịt bò. Đây là những loại giàu kẽm và dễ hấp thu.


Phụ
nữ
mang
thai
cần bổ
sung

đầy đủ
kẽm
khẩu
phần
dinh
dưỡng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×