PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING THỨC ĂN NHANH CỦA KFC
LỜI MỞ ĐẦU
Marketing giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Marketing chính
là cầu nối giữa người mua và người bán – giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu
đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất những nhu cầu đó và đảm
bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến đúng thị trường mục tiêu đặt
ra. Marketing giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới, đáp ứng các nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng cũ, tạo dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và khách
hàng.
Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện
nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu
mới, đa dạng hóa sản phẩm, chủ động hội nhập trong cơ chế cạnh tranh không ngừng
nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
+Lý do chọn đề tài: KFC là cụm từ viết tắt của Kentucky Fried Chicken - Gà Rán
Kentucky, một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC
chuyên về các sản phẩm gà rán và nướng, với các món ăn kèm theo và các loại
sandwiches chế biến từ thịt gà tươi. Hiện nay đang có hơn 20.000 nhà hàng KFC tại 109
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. KFC nổi tiếng thế giới với công thức chế
biến gà rán truyền thống Original Recipe, được tạo bởi cùng một cơng thức pha trộn bí
mật 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau do Đại tá Harland Sanders hoàn thiện hơn nửa
thế kỷ trước. Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 153 nhà hàng, có
mặt tại hơn 36 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời
cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.Những cửa
hàng thức ăn nhanh đang mọc lên ngày càng nhiều và nhanh chóng tại khắp nơi trên thế
giới. Ở nước ta, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số
lượng cửa hàng đồ ăn cũng như các thương hiệu xuất hiện ngày một nhiều. Những hãng
đồ ăn nhanh đã trở nên phổ biến phải kể đến là: Burger King, McDonald's, KFC, Pizza
Hut, Lotteria, Subway, Jollibee, Domino’s Pizza,…Trong đó thì KFC đang giữ vị trí “bá
chủ” thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam. Lý do nhóm chúng em chọn đề tài này nhằm
phân tích chiến lược marketing thức ăn nhanh của KFC để tìm hiểu vì sao KFC lại có chỗ
đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung
+Mục tiêu nghiên cứu:Phân tích chiến lược marketing thức ăn nhanh của KFC nêu lên
một số khái niệm, ưu nhược điểm, cũng như là giải pháp nhằm đa dạng hóa các ý tưởng
để KFC có thể phục vụ tốt hơn nữa người tiêu dùng
+Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chiến lược marketing thức ăn nhanh của KFC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm Marketing
Marketing là một học thuyết cho rằng mọi hoạt động của công ty đều hướng về người
tiêu dùng để đảm bảo rằng công ty thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của họ có hiệu quả
hơn đối thủ cạnh tranh.
Khái niệm Marketing của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA):” Marketing là thực hiện các
hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng chuyển vận hàng hóa và dịch vụ từ người
sản xuất tới người tiêu dùng hoặc người sử dụng “
Theo Ray Corey: “Marketing bao gồm mọi hoạt động mà công ty sử dụng để thích nghi
với mơi trường của mình một cách sáng tạo và có lời”
Theo Philip Kotler: “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp
ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi”
Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí… Nhu cầu này khơng phải
do xã hội hay người làm Marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của
con người.
Mong muốn (Wants): là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những
nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi
các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình,
tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một
nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động Marketing
có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình.
Khái niệm về Marketing trong sản xuất kinh doanh: Marketing là quá trình bao gồm việc
kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các nỗ lực về sản phẩm, định giá, phân phối và
truyền thông nhằm thỏa mãn các khách hàng mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ
chức.
1.2 Vai trò
Trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, Marketing giữ một vai trị rất quan trọng.
Marketing chính là cầu nối giữa người mua và người bán – giúp cho người bán hiểu được
những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa vào
các mục tiêu đề ra của tổ chức mà các nhà quản lý sẽ xây dựng một chương trình hoạt
động Marketing phù hợp bao gồm việc phân tích các cơ hội về Marketing, nghiên cứu và
chọn lựa các thị trường có mục tiêu, thiết kế các chiến lược Marketing, hoạch định các
chương trình về Marketing và tổ chức thực thi và kiểm tra các cố gắng nỗ lực về
Marketing (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2005, tr.9). Marketing tham gia vào giải quyết
những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh. Thứ nhất, phải xác định được loại
sản phẩm mà công ty cần cung cấp ra thị trường. Thứ hai, tổ chức tốt quá trình cung ứng
sản phẩm. Quá trình cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp với sự tham gia đồng thời của
ba yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, đội ngũ nhân viên trực tiếp và khách
hàng.Thứ ba, giải quyết hài hồ các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và
Ban lãnh đạo.Giải quyết tốt các vấn đề trên không chỉ là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt
động của doanh nghiệp, mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của doanh
nghiệp, trở thành cơng cụ để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
khách hàng Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của doanh nghiệp với thị
trường.Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing là tạo vị thế cạnh tranh trên
thị trường. Quá trình tạo lập vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến
việc tạo ra những sản phẩm ở thị trường mục tiêu. Cụ thể, Marketing cần phải:
Thứ nhất, tạo được tính độc đáo của sản phẩm.
Thứ hai, làm rõ tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách.
Thứ ba, tạo khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của doanh nghiệp thông qua
việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp doanh nghiệp phát triển và
ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Phạm vi sử dụng Marketing rất rộng rãi, Marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như:
hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán
hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, phân tích người tiêu
dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng
cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu Marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm.
1.3 Phân loại
Tùy theo phạm vi hoạt động, đối tượng tác động, mà những loại hình Marketing mang
một số đặc trưng riêng như Marketing nội địa, Marketing toàn cầu, Marketing dịch vụ,
Marketing công nghiệp, ...
1.3.1
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Ngày nay, Marketing đã phát triển mạnh, áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và
được chia làm hai nhóm chủ yếu là Marketing trong kinh doanh và marketing phi kinh
doanh.
⁻
Marketing trong kinh doanh (Business Marketing): Marketing được ứng dụng
trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh như:
·
Marketing công nghiệp.
·
Marketing thương mại.
·
Marketing du lịch.
·
Marketing dịch vụ.
⁻
Marketing phi kinh doanh (Non-Business Marketing): Hay cịn gọi là
Marketing xã hội. Hình thức marketing này được ứng dụng trong những lĩnh vực
chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội...
1.3.2 Căn cứ vào quy mơ, tầm vóc hoạt động
⁻
Marketing vi mơ (Micro Marketing): Do các doanh nghiệp thực hiện.
⁻
Marketing vĩ mô (Macro Marketing): Do các cơ quan của chính phủ thực hiện
nhằm định hướng phát triển các ngành kinh tế, hoặc thị trường chung cả nước.
1.3.3 Căn cứ vào phạm vi hoạt động
⁻
gia.
⁻
Marketing trong nước: Thực hiện Marketing trong phạm vi lãnh thổ một quốc
Marketing quốc tế: Do các tổ chức đa quốc gia thực hiện trên phạm vi toàn cầu.
1.3.4 Căn cứ vào khách hàng
⁻
Marketing cho các tổ chức (Business to Business Marketing): Đối tượng tác
động của Marketing là các nhà sử dụng cơng nghiệp, trung gian, các tổ chức chính
phủ
⁻
Marketing cho người tiêu dùng (Consumer Marketing): Các cá nhân, hộ gia đình
là đối tượng phục vụ của Marketing.
1.3.5
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo sản phẩm
⁻
Marketing sản phẩm hữu hình: Marketing được sử dụng trong những tổ chức
cung cấp các loại sản phẩm cụ thể như thực phẩm, hàng kim khí điện máy, ...
⁻
Marketing sản phẩm vơ hình: Cịn gọi là Marketing dịch vụ. Marketing được
ứng dụng trong các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, du lịch, thông tin.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC
2.1 Chiến lược sản phẩm KFC – Product
Nếu nói tới chiến lược marketing của KFC giúp thương hiệu có được chỗ đứng vững
chắc như ngày hôm nay phải kể đến đầu tiên là sản phẩm vô cùng độc đáo của hãng. KFC
không ngừng tạo sự khác biệt trong từng sản phẩm mà còn đa dạng hóa chúng ở mỗi thị
trường mà hãng đặt chân đến.
Cùng với đó là việc hãng cũng tập trung đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình sao cho
đảm bảo nhất, với những giai đoạn mà dịch cúm Gà đang hoành hành thì hãng “cam
đoan” với khách hàng về chất lượng sản phẩm do mình cung cấp ra 100% an tồn về vệ
sinh an toàn thực phẩm, nhằm tạo niềm tin vững chắc với khách hàng.
Ngồi ra KFC đã ln điều chỉnh để khẩu vị của mình phù hợp với đa số khách hàng với
gần 300 món trong thực đơn trên tồn cầu. Có thể thấy KFC ln nỗ lực biến tấu sản
phẩm của mình nhằm phù hợp với từng thị trường mục tiêu khác nhau mà nó hướng tới.
Ở Việt Nam, menu KFC Việt Nam là sự kết hợp ẩm thực Đơng Tây. Ngồi những sản
phẩm truyền thống như gà, burger thì KFC Việt nam cịn có cơm gà, salad bắp cải… để
phục vụ khách hàng Việt Nam. Qua đó để thấy chiến lược marketing của KFC đã khéo
léo ra sao.
Ưu điểm:
Thực đơn da dạng, phù hợp với từng địa phương món ăn phù hợp với khẩu vị và nhu cầu
của người dùng.
Tăng sự thích thú cho giới thanh niên ln tìm kiếm cái mới lạ
Cách sắp xếp menu tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi được tự do lựa chọn cũng
như sáng tạo phần ăn cho chính mình
Bằng cách sử dụng cơ sở nhân khẩu học, họ có thể xác định nhu cầu của các nhóm khác
nhau và do đó cung cấp cho họ những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng,
cung cấp cho khách hàng sự thoải mái nhất
Tạo được sự gắn kết khách hàng với những sản phẩm mà KFC tạo ra
Nhược điểm:
HIện nay, sức khỏe đang được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng
người mắc bệnh béo phì và menu của KFC đa số tồn là đồ chiên. Mặc dù đã nỗ lực để
đảm bảo hàm lượng muối, chất béo, đường và calo thấp trong các sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, nhiều người tránh xa đồ ăn nhanh vì lo lắng về sức khỏe.
2.2 Chiến lược giá KFC – Price
KFC đã thành công sử dụng các chiến lược định giá khác nhau cho các sản phẩm của
mình để đánh vào các đối tượng khách hàng khác nhau, bao gồm:
Giá theo gói: KFC gộp các sản phẩm khác nhau lại thành combo và bán cho khách hàng
với mức giá thấp hơn so với việc họ mua riêng lẻ từng loại sản phẩm.
Định giá tùy chọn: Khách hàng có thể mua các món chính có trong thực đơn của cửa
hàng KFC và sau đó có thể chọn “món bổ sung” hoặc “món phụ” để sử dựng kèm như đồ
uống hoặc các món tráng miệng. Kết quả cuối cùng là khách hàng sẽ phải thanh toán cho
cả mặt hàng chính và cả các mặt hàng bổ sung.
Ưu điểm:
Việc để khách hàng tự do để thay đổi combo theo lựa chọn của riêng họ, bằng cách này
khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm của cửa hàng hơn.
Thu hút khách mua theo combo nhiều hơn gia tăng việc sử dụng sản phẩm của cửa hàng.
Đưa ra các chính sách về giá phù hợp với giá của các đối thủ cạnh tranh làm cho khách
hàng khơng có lý do gì để chuyển sang đối thủ cạnh tranh dựa trên giá của sản phẩm.
Nhược điểm:
Thực chất một thực đơn của KFC có giá từ 50.000 VNĐ ( tính cả nước uống ), do đó
cũng cịn khá cao so với mức thu nhập của người dân ở một số quốc gia kém phát triển.
Khi mới gia nhập thị trường Việt Nam thì đồ ăn nhanh như gà rán đang quá xa lạ với
người Việt. Do đó KFC thực hiện chính sách giá thấp để thâm nhập thị trường dẫn đến
việc KFC đã phải chịu lỗ đến 10 năm.
2.3.Chiến lược phân phối KFC – Place
KFC phân phối tại hơn 145 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 24.000 cửa
hàng, điều này cho thấy KFC rất biết tận dụng kết hợp hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình
– điểm sáng trong chiến lược marketing
KFC đã khéo léo đặt các cửa hàng của mình ở những khu vực đông dân cư như khu đô
thị
Ngày 27/12/1997, KFC đã đến với Thành phố Hồ Chí Minh và đến thời điểm hiện tại
hãng đã xây dựng hệ thống cửa hàng rộng khắp các vùng miền. Năm 2005, KFC có 17
cửa hàng, đến năm 2008 con số nâng lên 44 cửa hàng, và 1 năm sau con số này là 70 cửa
hàng. Hiện nay, KFC có hơn 140 cửa hàng phủ sóng 3 miền Bắc – Trung – Nam và ở các
thành phố lớn.
Ưu điểm:
KFC đã khéo léo đặt các cửa hàng của mình ở những khu vực đơng dân cư như khu đơ
thị, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho họ.
Tạo ra một cảm giác nhận biết, tự chủ và hấp dẫn đối với khách hàng.
Nhược điểm
Cịn rất nhiều chỗ trống và thuận lợi có thể mang lại lợi nhuận lớn cho một thương hiệu
lớn, nhưng vẫn chưa thấy chi nhánh của thức ăn nhanh nổi tiếng KFC xuất hiện.
Trên thức tế hiện nay tại Việt Nam, các hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại tại
Việt Nam phát triển không đủ nhanh, dẫn đến KFC phải chọn những căn nhà mặt đường
để mở nhà hàng riêng và một trong những tiêu chí chọn mặt bằng quan trọng của KFC là
địa điểm nằm ở các khu trung tâm đô thị. Mà điều này dường như hơi khó khăn vì hệ
thống cơ sở vật chất, đường xá tại các trung tâm đô thị chưa đủ cứng cáp và chắc chắn,
cịn nhiều khu đơng dân nhưng hạ tầng chưa đủ chất lượng dẫn đến việc điều hành hoạt
động phân phối trở nên khó khăn hơn.
2.4 Chiến lược xúc tiến KFC – Promotion
KFC là một trong những thương hiệu khôn khéo đã sử dụng triệt để lợi ích của việc
truyền thơng, quảng bá hình ảnh để sản phẩm “gà rán” của mình đến gần hơn với khách
hàng. Đó là sự kết hợp giữa các kênh truyền thống và hiện đại để tạo nhận thức và quảng
bá sản phẩm của mình như TV, tạp chí, mạng xã hội, quảng cáo ngồi trời, báo in,… để
đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu của mình.
Khơng dừng lại ở đó, trong thời đại Social Media phát triển mạnh mẽ, hãng cũng không
nằm ngoài cuộc chơi khi sử dụng Facebook, Instagram, Twitter… hay những banner
quảng cáo để quảng bá độ phủ của mình với công chúng.
KFC sử dụng khuyến mại làm công cụ chính để thơng báo cho khách hàng của họ về các
ưu đãi khác nhau đối với các sản phẩm gà của họ. Đầu tiên, biểu tượng của vị đại tá tươi
cười của họ rất có thể là một hình ảnh khiến khách hàng liên tưởng KFC với thịt gà.
Ưu điểm:
Cùng với sự hiện diện xã hội mạnh mẽ cũng sẽ cho phép KFC tương tác và gắn kết với
khách hàng với các sản phẩm của mình hơn.
Slogan “vị ngon trên từng ngón tay” (“finger lickin’ good”) của KFC từ năm 1956 là một
trong những chiến dịch quảng bá hàng đầu và đã trở thành một trong những khẩu hiệu nổi
tiếng nhất thế kỷ XX.
Thu lại được lượng phản hồi tích cực và tương tác rất lớn.
Nhược điểm:
Để đạt được doanh thu và sản lượng dự kiến, KFC phải tiến hành cả các chương trình xúc
tiến bán hàng (như tặng thêm hàng, mua hai tặng một, hạ giá …) khiến cho nỗ lực xây
dựng một thương hiệu khó có thể được thực hiện suôn sẻ.
Nếu như trước đây, một thương hiệu có thể dễ dàng đạt được hiệu quả qua các phương
tiện truyền thơng bởi khi đó chỉ có một số rất ít sự lựa chọn cũng như phương tiện để
quảng bá hình ảnh thương hiệu. Ngày nay, một danh mục dài với nhiều sự lựa chọn
phương tiện truyền thông, bao gồm truyền hình, quảng cáo trên Internet, tiếp thị trực tiếp,
tài trợ và rất nhiều phương thức khác được sáng tạo và thực hiện hằng ngày. Việc làm thế
nào để các thông điệp được gửi đi qua những phương tiện truyền thông này không làm
suy yếu thương hiệu đang trở thành một thách thức thật sự đối với KFC. KFC đã vấp cú
ngã đầu tiên trên thị trường Trung Quốc với slogan “It's finger-lickin' good” được hiểu là
“Ăn ngón tay của bạn đi”. Sự thất bại đến ngay sau đó.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GỢI Ý
-Giải pháp 1: Với những lợi thế to lớn về địa lý, khí hậu và đặc biệt là nguồn nhân lực
phục vụ cho nông nghiệp, quanh năm đất Việt luôn sản sinh ra rất nhiều loại rau,củ,
quả tốt cho sức khỏe đặc biệt giá cả khá rẻ hơn so với thị trường nước ngồi. Vì vậy
KFC có thể tận dụng thế mạnh này của Việt Nam chế biến thêm nhiều thức ăn tốt cho
sức khỏe phù hợp với mọi người có thể kể đến như thức ăn cho người ăn kiêng là salad
ức gà, salad trứng,… Khơng dừng lại ở đó mỗi khẩu phần ăn cho người lớn có thể kèm
thêm một lượng rau quả nhất định để người ăn khơng bị ngán, về phía trẻ em có thể tạo
thêm các món rau củ hình hài dễ thương thu hút tính tị mị, thích khám phá ở trẻ; Có
thể bổ sung thêm vào thực đơn các loại nước ép trái cây thay vì nước ngọt có gas để
giải khát. Vì các loại nước này sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn nước có gas
-Giải pháp 2:Hiện tại mức giá của KFC khá cao so với mức giá có thể chấp nhận được của
người tiêu dùng Việt Nam trong mỗi khẩu phần ăn, vì vậy giải pháp kiến nghị đưa ra
sẽ là mở rộng thị phần ở các vùng đang phát triển mạnh_mức lương của mọi người cao
hơn so với vùng ít phát triển, đồng thời vùng phát triển mạnh luôn không ngừng đổi
mới con người ở đây hiện đại khá thích hội nhập phong cách ăn uống của phương tây;
vùng thu hút nhiều khách du lịch, sân bay_ khách phương tây ghé Việt Nam du lịch
khá nhiều với những người chưa quen được thức ăn Việt Nam thì KFC sẽ là một sự lựa
chọn hấp dẫn khó có thể bỏ qua; những nơi gần khu cơng sở_mọi người cần thức ăn
chất lượng, sạch sẽ, và nhanh chóng,…
-Giải pháp 3:Tiếp tục mở rộng hệ thống nhượng quyền (nhưng với chi phí thấp hơn trước)
trên khắp cả nước, chủ yếu định vị tại các thành phố, thị xã có tốc độ đơ thị hóa ca. Ví
dụ như: Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu,…Quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối của
mình từ việc cơ sở vật chất, vị trí, lưu kho, mua hàng, tuyển chọn nhân viên,…cần
đồng nhất chất lượng ở cửa hàng trên khắp cả nước. Kết hợp với các hệ thống phân
phối có tiềm lực phát triển cao như: siêu thị, trung tâm thương mại,…
-Giải pháp 4:Hiện tại 3 chữ “KFC” đã quá quen thuộc với mọi người, theo số liệu nghiên
cứu cho thấy yếu tố quảng cáo, khuyến mãi ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn
KFC, chính vì vậy KFC nên tiếp tục quảng cáo và khuyến mãi trong khả năng có thể.
Đồng thời nghiên cứu về văn hóa các nước mà KFC muốn tiếp cận mở rộng chi nhánh
để có thể có được sự yêu thích, tin tưởng và ưa chuộng đến từ khách hàng nhiều nơi
trên khắp thế giới
KẾT LUẬN
Với chiến lược marketing tốt KFC đã thực sự thu hút không chỉ các bạn nhỏ mà ngày
càng nhiều khách hàng từ nhiều độ tuổi khác nhau và đang từng bước tạo chỗ đứng vững
chắc trong lòng người tiêu dùng Việt vì sự thuận tiện, sang trọng mà KFC đã mang lại tạo
nên một trào lưu mới trong giới trẻ, đến với KFC bạn không chỉ được thưởng thức món
ăn ngon mà cịn thưởng thức một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới. Với
kinh nghiệm và thành công đã gặt hái được ở nhiều nơi trên thế giới, khi đến Việt Nam
thì KFC cũng thành cơng không kém, việc chấp nhận chịu lỗ 7 năm và đến năm thứ 6
mới bắt đầu thu được lợi nhuận khẳng định vị trí thức ăn nhanh số 1 của KFC ở Việt
Nam. KFC được nhiều người biết đến và thành công rực rỡ ở Việt Nam so với các cửa
hàng thức ăn nhanh khác đã đang xâm nhập vào thị trường nước ta.Vậy với sự thành
cơng đó nhóm chúng em đã có một bài tiểu luận nêu lên một số khái niệm, ưu nhược
điểm, cũng như là giải pháp như trên nhằm đa dạng hóa các ý tưởng để KFC có thể phục
vụ tốt hơn nữa cho người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và tất cả khách hàng KFC nói
chung
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
Giáo trình Marketing căn bản, Đại học Công Nghiệp TPHCM
Marketing căn bản, Philip Kotler (2009)
Google