Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NHỮNG yếu tố đã đưa NGUYỄN ái QUỐC đến với CHỦ NGHĨA mác lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.78 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ
*******

HỌC PHẦN

Lịch Sử Việt Nam Đại Cương
Đề tài:
NHỮNG YẾU TỐ ĐÃ ĐƯA NGUYỄN ÁI QUỐC
ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN


NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ
Từ cuối thế kỷ XIX, năm 1884 do sự bất lực của triều đình nhà Nguyễn với việc ký
kết hiệp định Patơnốt, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập, thống nhất có
chủ quyền bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa, nửa phong kiến.
Với chế độ cai trị độc tài và chuyên chế đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi toàn
diện, mạnh mẽ, với sự lệ thuộc, lạc hậu của xã hội và sự bần cùng của đại đa số
dân cư. Với truyền thống yêu nước và tinh thần quật cường dân tộc, ngay khi đất
nước đối đầu với họa ngoại xâm, khi triều Nguyễn ngày càng lún sâu vào vũng bùn
đầu hàng, từ bỏ chủ quyền quốc gia cho thực dân Pháp, nhiều phong trào yêu
nước đã diễn ra. Mục tiêu chung là bảo vệ, khơi phục nền độc lập dân tộc, tồn
vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia, chấn hưng đất nước như phong trào Cần
Vương trong hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỷ XIX, qua các phong trào Đông Du,
Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân theo xu hướng tư sản đầu thế kỷ XX, đến cuộc khởi
nghĩa Yên Thế, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ mang tính chất quần chúng sâu
sắc... Tuy nhiên, tất cả các phong trào yêu nước đó đều đi đến thất bại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào yêu nước, song


nguyên nhân chính là thiếu lực lượng lãnh đạo, chưa có hệ tương tưởng khoa học
dẫn đường, chưa có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo và nhất là
chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc. Sự thất bại của các phong trào yêu nước thể hiện sự khủng hoảng,
bế tắc của các phương cách cứu nước truyền thống Việt Nam trước sự chuyển
biến của thời cuộc. Song sự thất bại đó khơng hề vơ ích, nó là động lực thơi thúc ý
chí vươn lên sáng tạo của con người Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp bách
phải có một ánh sáng mới soi đường, dẫn dắt.
Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Tất Thành rất đau xót trước cảnh
lầm than, cơ cực của đồng bào mình. Người sớm có ý chí đánh đuổi thực dân
Pháp, giải phóng dân tộc. Với với lòng yêu nước sâu sắc, lại được tiếp xúc với các


văn thân, sĩ phu yêu nước và phong trào đấu tranh chống chế độ thực dân, cảm
nhận những tư tưởng tiến bộ của nhân loại về “tự do, bình đẳng, bắc ái” được
truyền đến Việt Nam, với tầm nhìn chiến lược và phương pháp tư duy sáng tạo
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm hình thành ý chí cứu nước, cứu đồng bào.
Người nhận thấy những bất cập và bế tắc của con đường cứu nước của thế hệ cha
anh đang tiến hành và yêu cầu bức bách đối với dân tộc là phải tìm kiếm con
đường cách mạng mới và Người đã đảm đương trọng trách đó.
Làm thế nào để giải phóng được dân tộc và mang lại cuộc sống hạnh phúc cho
nhân dân? Có con đường nào khác so với con đường cứu nước của các vị tiền bối
khơng? Sang phương Tây hay tiếp tục tìm kiếm con đường cứu nước ở phương
Đơng? Đây chính là những câu hỏi luôn ngự trị và thôi thúc trong con người của
Hồ Chí Minh. Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang
nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”, vậy nên,
ngày 6/5/1911, từ bến cảng Nhà Rồng với tên gọi Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc
đã bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước.


2. Những nhân tố đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ
nghĩa Mác-Lê Nin
2.1 Đất nước bị Pháp xâm lược và cai trị tàn bạo
Cũng những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một mặt, thực dân Pháp ra sức
tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa với quy mơ lớn, vơ vét tài ngun
và bóc lột nặng nề, làm cho nhân dân lao động, trước hết là nông dân bị phá sản,
bần cùng, đồng thời cũng ra đời một số ngành cơng nghiệp như khai khống, công
nghiệp nhẹ, giao thông vận tải để phục vụ sự thống trị và khai thác thuộc địa của
chúng. Các tầng lớp nhân dân trong xã hội bị phân hóa sâu sắc, hình thành một số
giai cấp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản Việt Nam, lực lượng trí thức,
tiểu tư sản... của xã hội Việt Nam hiện đại. Họ điêu đứng trong cảnh nước mất,
nhà tan, bị áp bức về chính trị, bị bóc lột về kinh tế, bị đầu độc về văn hóa, bị tha
hóa về con người, bị đọa đày trong đói rách về bệnh tật. Giai cấp cần lao lâm vào
số phận nô lệ bi thảm, quyền sống của con người bị chà đạp thảm hại. Xã hội Việt
Nam từ nước phong kiến độc lập trở thành thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân


Pháp dùng mọi thủ đoạn khai thác tài nguyên và bóc lột dã man của cải và sức lao
động của nhân dân ta để làm giàu cho chính quốc.
Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân
Pháp liên tiếp diễn ra nhưng cuối cùng đều thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là do
thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ và thiếu lực lượng cần thiết.
Cách mạng Việt Nam đã chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu
nước.
2.2 Xuất phát từ Lịng u nước và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc
Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thật sự
của Tổ quốc tôi ”. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh tự khẳng định “ Tơi hiến cả đời tôi cho
dân tộc tôi”. Cho dù thế giới công nhận Người là lãnh tụ cộng sản kiệt xuất có tầm
ảnh hưởng to lớn trong thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ ln giản dị nhận
mình là một người yêu nước.

Trước hết, cần khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường giành
lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước. Tinh
thần yêu nước của Người được hun đúc bằng truyền thống yêu nước với bề dày
hàng nghìn năm lịch sử của cha ơng. Được hình thành trong quá trình dựng nước,
trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thốt khỏi sự đơ hộ của ngoại bang, chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam nổi bật ở tính cố kết cộng đồng chặt chẽ
giữa nhà - làng - nước để bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, thống nhất dân tộc,
bảo vệ cuộc sống cộng đồng và sự trường tồn của nền văn hố dân tộc.
Từ chính cuộc đời Người cho thấy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được ni dưỡng trong truyền thống u nước và đấu
tranh bất khuất của gia đình, của quê hương sông Lam núi Hồng “địa linh, nhân
kiệt”. Người được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy
sinh cao cả của mẹ là bà Hoàng Thị Loan.
2.3 Con đường cứu nước theo tư tưởng hệ phong kiến thất bại


Các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo liên tiếp nổ ra:
phong trào kháng Pháp của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, đặc biệt là phong
trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết khởi xướng. Tuy chiến đấu rất anh dũng
nhưng rồi các phong trào trên cũng lần lượt bị đàn áp. Thất bại của phong trào
Cần Vương chính là cái mốc đánh dấu sự phá sản hồn tồn của thời kì đấu tranh
chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong
hệ tư tưởng phong kiến.
Nó chứng tỏ giai cấp phong kiến đã khơng cịn đủ uy tín và lực lượng để giải quyết
vấn đề giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Đoạn tuyệt với con đường cứu
nước phong kiến, những sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX hướng ra nước ngồi tìm
đến những con đường cứu nước mới để mong được giải phóng. Trong khi cụ Phan
Bội Châu sang Nhật Bản tìm con đường Duy Tân, sang Trung Quốc tìm con đường
cách mạng Tân Hợi (1911) thì cụ Phan Châu Trinh lại hướng theo con đường nghị

viện tư sản của các nước phương Tây. Những con đường đó tuy có màu sắc khác
nhau nhưng đều đi theo con đường dân chủ tư sản, không phù hợp với tình hình
Việt Nam lúc bấy giờ. Trong bối cảnh như vậy, phải có những con người ưu tú với
trí tuệ mẫn cảm và tầm nhìn vượt lên trên những hạn chế của điều kiện lịch sử
trong nước mới có khả năng tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam .
Với tinh thần ham hiểu biết và học hỏi, với tư duy độc lập sáng tạo, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng lớn lao và quyết tâm tìm con đường đi cho
cho riêng mình. Người rất trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất
của những chí sĩ yêu nước trước đó, nhưng Người cho rằng con đường Đơng du
của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn
cụ Phan Chu Trinh thực hiện các biện pháp cải lương, chẳng khác nào “xin giặc rủ
lịng thương”. Người khơng theo con đường của các bậc tiền bối đã đi, mà có suy
nghĩ khác, cách thức khác. Như vậy, Nguyễn tất Thành đã nhận ra những hạn chế
của các nhà yêu nước đương thời trong việc xác định mục tiêu, đối tượng, nhiệm
vụ cách mạng; về phương thức, phương pháp đấu tranh; về nhận thức “bạn - thù”
của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. Đây chính là những bài học,
những cơ sở lịch sử đầu tiên để trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất
Thành có sự lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng Việt Nam.


Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã tìm
hiểu sâu sắc các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới. Người đề cao những tư
tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản
tiêu biểu nhưng Người cũng nhận thức rõ và phê phán bản chất không triệt để của
các cuộc cách mạng tư sản. Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Tư bản nó dùng chữ Tự do,
Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến. Khi dân đánh đổ
phong kiến rồi, thì nó lại thay phong kiến mà áp bức dân.
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh khơng đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục
cơng nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa”. Đây là cơ sở để Nguyễn Ái Quốc khẳng

định một cách dứt khốt rằng: Con đường cách mạng tư sản khơng thể đưa lại
độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt
Nam nói riêng.
Nếu như phần lớn những người Việt Nam xuất dương lúc bấy giờ là để tìm sự giúp
đỡ của bên ngồi, cầu ngoại viện để đánh Pháp, thì Nguyễn Ái Quốc ra đi là để tìm
con đường, cách thức (phương pháp) đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân
tộc, giải phóng đồng bào. Người nói: “Tơi muốn đi ra nước ngồi xem nước Pháp
và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào
chúng ta”. Nguyễn Tất Thành đi sang Pháp. “Các lý do hấp dẫn đưa Người đến
nước Pháp là những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái và nền văn minh của
chính quốc mà Người được nghe, biết và sự tàn bạo của bọn thực dân ở thuộc địa
mà Người đã chứng kiến...Năm 1923, tại Mátxcơva khi trả lời cuộc phỏng vấn của
phóng viên tạp chí Ngọn lửa nhỏ, Người đã giải thích quyết định ra đi của mình
như sau: Vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự
do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là
người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp”. Đi sang Pháp tìm hiểu
tận gốc kẻ thù đang áp bức nơ dịch đất nước mình, để từ đó có phương pháp và
vũ khí phù hợp đánh đuổi chúng, phải chăng đây cũng là một lý do quyết định
hướng đi của Người.
Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, trong vịng 10 năm tiếp theo, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới như


Singapo, Sri Lanka, Ai Cập, Pháp, Angiêri, Tuynidi, Xênêgan, Ghinê, Cônggô, Mỹ,
Braxin, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Italia, Thuỵ Sĩ,… Với ý chí kiên cường và lịng
u nước nồng nàn, Người sẵn sàng làm mọi thứ nghề lao động chân tay như nấu
bếp, làm vườn, vẽ thuê,…để sống cuộc đời của người lao động, hồ mình vào
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, của
các dân tộc bị áp bức bóc lột ở thuộc địa.
2.4 Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cuộc cách mạng Nga đã giành thắng lợi cho đại

đa số nhân dân lao động, nên quyết định theo cách mạng Nga và đến với chủ
nghĩa Mác-Lê Nin.
Trong giai đoạn 1911 - 1920, Nguyễn Tất Thành đã đi đến nhiều nơi trên thế giới
để tìm hiểu, khảo sát: “Anh đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên
khoảng gần 30 nước, là một trong những nhà chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn
hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản đế
quốc chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ XX...”. Nguyễn Tất Thành
đặc biệt quan tâm, tìm hiểu, khảo sát cuộc Cách mạng Tháng Mười; liên hệ giữa
cách mạng Nga năm 1917 với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và
khẳng định: “Thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười có một ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với số phận các dân tộc phương Đơng. Nó đã thức
tỉnh các dân tộc bị áp bức ở châu Á, chỉ cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ
thuộc con đường giải phóng, nêu gương tự do dân tộc thực sự”. Cách mạng tháng
Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản điển hình đầu tiên trên thế giới. Cách mạng
tháng Mười Nga là sự hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin hướng tới giải phóng
triệt để giai cấp vơ sản và nhân dân lao động.
Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới cho các dân tộc thuộc địa,
đó là thời đại chống đế quốc và đi theo con đường cách mạng vô sản. Tuy nhiên,
tại thời điểm năm 1917 khi đang ở Pháp thì Nguyễn Ái Quốc chưa biết gì đến chủ
nghĩa Mác - Lênin, chưa thấu hiểu hết ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga mà
Người chỉ mới thấy được ánh sáng của một cuộc cách mạng mà nó thu hút được
nhân dân tham gia dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Tháng 6-1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội Những người yêu nước Việt
Nam ở Pháp , Người gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam


viết bằng tiếng Pháp, gồm 8 điểm, địi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền
tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Mặc dù không đạt được
được một yêu cầu nào song việc gửi bản yêu sách đến một hội nghị quốc tế, sự
xuất hiện lần đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên vũ đài chính trị tại sào huyệt của

chủ nghĩa thực dân và cùng những nội dung của bản yêu sách đã đánh thức sự
thờ ơ của dư luận đối với vấn đề thuộc địa, với chính sách cai trị hà khắc ở thuộc
địa của Pháp nói chung và thuộc địa Đơng Dương, Việt Nam nói riêng. Sự kiện này
cũng đánh dấu một bước tiến trong sự trưởng thành của Nguyễn Ái Quốc sau
những khảo nghiệm thực tế. Bằng những hoạt động sôi nổi trong Đảng Xã hội
Pháp, trong phong trào công nhân Pháp, Người nhanh chóng nắm bắt được thời
cuộc và định hướng đúng đắn cho mình, cho con đường giải phóng dân tộc mình.
Ngày 16 và 17-7-1920, lần đầu tiên ở Pháp, báo Nhân Đạo (L’Humanite), cơ quan
của Đảng Xã hội Pháp công bố tác phẩm quan trọng của Lê-nin: “Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Trong văn kiện
này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sơ vanh, tư tưởng
dân tộc hẹp hịi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là
phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc,
nhấn mạnh sự đồn kết giữa giai cấp vơ sản các nước tư bản với quần chúng cần
lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Sơ
thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin
có những điểm đặc biệt, khác hẳn về chất so với những văn kiện và các tác phẩm
nổi tiếng trước đó như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của Pháp, Khế ước xã hội của J.J Rutxo... Chính điểm khác biệt đó đã
giải quyết được những trăn trở của Nguyễn Ái Quốc suốt gần 10 năm trên hành
trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Do đó, Sơ thảo lần thứ nhất những
Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm
ra được con đường giải phóng dân tộc là đi theo con đường cách mạng vô sản. 10
năm sau ngày rời Tổ quốc, cầm tờ báo ở trang ba đăng văn kiện của Lê-nin, người
thanh niên yêu nước thấy bừng lên một ánh sáng mới. Từng dòng, từng chữ quý
giá hiện ra trước mắt. Văn kiện lịch sử ấy của Lê-nin mở ra trước mắt Người một
chân trời mới rực rỡ và là ngọn đèn soi đường giải phóng cho đồng bào của Người



đang rên xiết dưới ách thực dân. Văn kiện ấy khiến cho Người xúc động, tin
tưởng, vui mừng đến phát khóc lên và dù chỉ ngồi một mình trong căn buồng
nhưng Người vẫn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: " Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta! " .
Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin, cùng với những hoạt
động sát cánh với các tầng lớp công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa,
là tiền đề có tính quyết định việc Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng
sản (Quốc tế III) và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tại Đại hội của Đảng Xã hội
Pháp lần thứ XVIII tổ chức ở thành phố Tours, tháng 12/1920. Từ đây, Người chính
thức trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đây là mốc lịch sử quan trọng
trong hành trình tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến
quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức, tư tưởng và lập trường
chính trị của Người.
Cuộc gặp gỡ với chủ nghĩa Mác - Lênin vào những năm 20 của Thế kỷ XX là sự kiện
đánh dấu Nguyễn Ái Quốc giác ngộ lập trường, quan điểm vô sản và quyết định
lựa chọn con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo quỹ đạo của cách mạng
vơ sản.

3. Tính chất đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lê Nin
Luận cương của V.I. Lênin tác động mạnh mẽ tạo ra sự biến đổi mang tính chất
bước ngoặt, căn bản, về chất trong tư tưởng, tình cảm, quan điểm, lập trường,
cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, giúp Người tìm ra con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản - được coi là con đường duy nhất
đúng của cách mạng Việt Nam. Người chuyển từ lập trường yêu nước sang lập
trường vô sản.
Thứ nhất, Lê-Nin đã xác định rõ kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa
ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.
Nhận thức về bản chất chế độ tư bản chủ nghĩa, Lênin viết: “Chế độ dân chủ tư
sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình

thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình


đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản
tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ
hữu sản và người vơ sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó, làm cho
những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”. Nội dung của Luận cương
Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ rệt lợi ích giai
cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của
chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nhân dân lao động
chính quốc, đồng thời đô hộ đàn áp các nước thuộc địa. Về kẻ thù của cách mạng
Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt năm 1930, đó là: thực dân Pháp và bọn phong kiến. Đồng thời, phân tích rõ
mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc để lơi kéo, đồn kết tập trung mọi lực
lượng tiến hành cách mạng, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của giai cấp vô sản,
nhân dân lao động.
Thứ hai, Sơ thảo Luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động
lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp cơng nhân và nơng
dân.
Từ ý chí tìm lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động
cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh
nhất là cuộc cách mạng tháng Mười Nga, lại được lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai
cấp công nhân và nông dân: “công nông là gốc cách mệnh; cịn học trị, nhà bn
nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3
hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của cơng nơng thơi”
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo Luận cương của Lênin đã vạch ra, đó là:
Con đường cách mạng vơ sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người.

Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, đã thể hiện rõ
con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” (tức cách mạng dân tộc dân chủ), “thực
hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng” để đi tới xã hội cộng sản”.


Có thể thấy, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã thực hiện 3 cuộc giải
phóng cách mạng vơ sản ở một nước thuộc địa như nước ta là: giải phóng dân tộc
phải tiến hành trước tiên, tạo tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Nói
một cách khác, giải phóng, giành độc lập dân tộc là bước đi đầu tiên của cuộc cách
mạng vô sản ở thuộc địa ở Việt Nam.
Sau này Người viết: “Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tơi nói to lên như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng
bào bị đày đọa và đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng cho chúng ta. Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế ba”. Khi
ủng hộ Quốc tế III, tin theo Lênin Người vẫn chưa thực sự hiểu về cách mạng
tháng Mười Nga, càng chưa thể hiểu được học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin
là gì. Nhưng sau khi đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Người khẳng định: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách
mạng vơ sản”.
Thứ tư, Sơ thảo Luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng
thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước
thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng cách mạng ở thuộc địa có thể giành thắng lợi
trước ở chính quốc. Cơ sở của quan điểm này xuất phát từ nhận thức sâu sắc bản
chất của chủ nghĩa đế quốc của Nguyễn Ái Quốc. Người viết: “chủ nghĩa tư bản là
một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi
khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nên muốn giết con vật ấy, người ta phải
đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thơi, thì cái vịi cịn lại kia

vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt
đứt lại sẽ mọc ra”. Khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng giải phóng dân
tộc ở thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quốc và vai trị quan trọng của cách
mạng ở thuộc địa, Người chỉ rõ: Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt
là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận
mệnh của giai cấp bị áp bức ở thuộc địa. “An Nam dân tộc cách mệnh thành công


thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh
cũng dễ”.
Lênin là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa và Nguyễn Ái
Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc. Tại Đại hội lần thứ I của Quốc tế III, Nguyễn Ái
Quốc đã kêu gọi vô sản các nƣớc đồn kết lại. Trong Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt của Đảng năm 1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Phải thực hành liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là vơ sản Pháp”.
Có thể khẳng định, Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái
Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra
sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng
tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn
cách mạng Việt Nam đặt ra. Như vậy, hồn tồn có cơ sở để khẳng định rằng,
chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát
triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ
nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai
cấp, từ người yêu nước trở thành ngƣời cộng sản. Qua Luận cương của Lênin,
Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước,
giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vơ sản. Chính Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh, 40 năm sau nhìn lại sự kiện này, đã viết: “Riêng về cá nhân tôi, từ lúc
đầu nhờ được học tập truyền thống cách mạng oanh liệt và được rèn luyện trong
thực tế đấu tranh anh dũng của công nhân và của Đảng Cộng sản Pháp, mà tơi đã
tìm thấy chân lý chủ nghĩa Mác - Lênin, đã từ một người yêu nước tiến bộ thành
một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa”.

Luận cương của Lênin đến nay đã tròn một thế kỷ, nhưng giá trị của Luận cương
vẫn còn trường tồn, soi sáng con đường đi tới thắng lợi của Đảng ta. Hiện nay,
toàn Đảng và toàn dân ta đang ra sức tích cực thi đua, lao động sản xuất để chào
mừng đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Trên con đƣờng phát
triển của mình, Đảng ta ln trung thành với con đường cách mạng mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lựa chọn - đó là con đường vững chắc để đưa đất nước ta ngày
càng phát triển hùng mạnh.


Từ Bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã thực
hiện một hành trình đi tìm chân lý kéo dài hơn 30 năm (1911 - 1941). Hồ Chí Minh
đã đi xuyên qua ba đại dương, bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, tìm hiểu bản sắc văn
hóa, kinh tế, chính trị của biết bao quốc gia, dân tộc… để hiểu hơn Tổ quốc mình.
Điều quan trọng nhất là Người đã đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản. Hơn 30
năm bơn ba tìm đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua nhiều
khó khăn, gian khổ, những trở ngại, để đến ngày 28/01/1941, Người đã trở về Tổ
quốc và đến ngày 8/02/1941, Người bắt đầu sống và làm việc tại hang Cốc Bó,
thơn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Về đây, Bác Hồ trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người về con đường cách mạng
Việt Nam được bổ sung, phát triển thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh, dẫn dắt
cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, đi đến những thắng
lợi vẻ vang. Cả cuộc đời Bác Hồ là một cuộc hành trình khơng mệt mỏi vì độc lập,
tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.



×