Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số giải pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học tập làm văn lớp 5 ở trường TH hoàng hoa thám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.53 KB, 19 trang )

I.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tập làm văn là phân mơn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể
hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nội dung chương trình tập làm văn của  lớp
5 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số thể loại văn như: Kể
chuyện, miêu tả và một số loại văn bản khác( lập chương trình hoạt động, báo
cáo thống kê, thuyết trình tranh luận, viết đoạn đối thoại…).
Dạy tập làm văn lớp 5 vừa giúp học sinh có thể quan sát được thiên
nhiên xã hội môi trường sống một cách sinh động, chân thực và sâu sắc hơn.
Học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức từ những người xung quanh và thơng
qua đó có thể diễn đạt, xúc cảm, suy nghĩ, nhận thức của mình tới những
khác thơng qua bài tập làm văn hay đoạn văn mà các em viết được, nhằm
trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các mơn
học khác mở rộng vốn từ, cách sử dụng vốn từ hợp lí đúng mục đích rèn
luyện tư duy lơ gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm
mĩ, giáo dục kĩ năng sống và hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong chương trình Tiểu học mới, các bài làm văn gắn với chủ điểm
của đơn vị học. Q trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát,
viết đoạn văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo
các chủ đề đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý chia đoạn bài kể chuyện,
miêu tả, biên bản,… góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân
loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận
dụng các biện pháp so sánh nhân hoá khi miêu tả : Tả cảnh, tả người, tả nhân
vật, tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng
cốt truyện. Khi học các tiết tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận
với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình.
Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng cái chân, cái thiện,
cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong văn miêu
tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa
người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên
bản, lập chương trình hoạt động…cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối


quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình u mến, gắn bó với
thiên nhiên, với người và vật xung quanh của trẻ nảy nở; tâm hồn tình cảm
của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. Qua phân mơn Tập làm văn này giúp trẻ:
Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như kiểm soát cảm xúc, tự nhận
thức, tự tin…
Có thể nói bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tập làm văn nói
riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không làm thay, chỉ
gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn bài, giáo viên thường gặp khó
khăn, kết quả học tập cảu học sinh cịn nhiều hạn chế. Đây là thực trạng rất phổ
biến ở các lớp học. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em thiếu vốn
từ ngữ để diễn đạt. Gần đây, nhiều báo đưa về một bài “thơ” có tên là “Cơ bắt
làm văn tả bà”, tác giả có tên là Hiếu Orion. Nguyên văn như sau:
1

TIEU LUAN MOI download :


“Bà ngoại em vẫn chưa già - Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường - Mắt
bà vẫn rất tinh tường - Tóc nhuộm ánh tím, soi gương mỗi ngày - Nhưng Bà em
vẫn rất hay - Bà chăm con cháu luôn tay, luôn mồm - Công việc bà vẫn ôm đồm
- Chăm lo con cháu sớm hôm không nề - Hôm nay cô giáo ra đề - Bắt em phải
tả, viết về Bà em - Em tả giống hệt bên trên - Cô bắt viết lại, mắng thêm em
rằng: - Đã Bà là phải rụng răng - Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời - Bà
cũng không được ăn chơi - Vì mắt phải kém và mơi nhai trầu -  Đã Bà là phải
ngồi khâu - Không được ngồi hát Ka Ra Ơ Kề - Nhất là khơng được ghi đề Tuyệt đối khơng được phóng xe ào ào - Em nghe chẳng hiểu thế nào - Em phải
hỏi mẹ xem sao vụ này - Tả sai thì lại khơng hay - Tả đúng thì lại có ngày ăn
roi - Kiểu này phải bảo mẹ thôi - Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Ở câu chuyện bài thơ “lạ” tả bà, qua những câu thơ lục bát, tác giả Hiếu
Orion đã khắc họa hình ảnh bà ngoại thực tế, hình ảnh ấy đối lập hồn tồn với

hình ảnh người bà mà cơ giáo hay bắt học trị tả theo văn mẫu như: tóc trắng,
răng rụng, miệng nhai trầu... Ngoại trong bài thơ lạ rất hiện đại: tóc nhuộm, hát
karaoke, đi xe ga…Nhiều người phụ nữ Việt Nam hôm nay khi đã lên chức bà
nội, bà ngoại ở tuổi 45- 50 nhiều người vẫn trẻ trung, xinh đẹp nhưng hình ảnh
chân thật ấy bị phê bình và nhận điểm kém vì… “thiếu thực tế”, hay nói đúng
hơn là khơng giống trong văn mẫu. Bài thơ cũng là một cách nhìn hài hước của
chính tác giả về cách dạy và học văn trong thực tế hiện nay.
Để rút kinh nghiệm cho bản thân giảng dạy tốt hơn phân môn tập làm
văn và giúp các em học sinh lớp 5 học tập tốt hơn phân môn này, tôi xin chọn
đề tài: “Một số giải pháp tích hợp Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học tập
làm văn 5 ở trường Tiểu học Hồng Hoa Thám’’.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng dạy và học phân mơn tập
làm văn lớp 5, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn phân
mơn tập làm văn trong trường Tiểu học Hồng Hoa Thám. Đồng thời hình
thành cho các em: “Kỹ năng sống” thơng qua một q trình sống, rèn luyện,
học tập phân mơn Tập làm văn trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu một số giải pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy
học tập làm văn lớp 5
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là phương pháp đọc sách, nghiên cứu
tài liệu để tìm ra kiến thức cơ bản có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Từ
đó xây dụng phần cơ sở lí luận của đề tài, giúp cho kết quả của đề tài được
nâng cao mở rộng.
4.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng
miêu tả bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan
2


TIEU LUAN MOI download :


đến đối tượng, nhằm thu thập tài liệu sống về thực tiễn miêu tả từ đó khái quát
rút ra kết luận.
4.3. Phương pháp điều tra
Phương pháp này nhằm thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng qua việc
sử dụng hệ thống câu hỏi, từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết. Xác định
tính phổ biến hay nguyên nhân nào đó chuẩn bị cho nghiên cứu trực tiếp.
4.4. Phương pháp đàm thoại
Là phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho
học sinh trả lời. Trên cơ sở ấy giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận.
4.5. Phương pháp thực nghiệm
Là phương pháp thực hành để kiểm tra kết quả đưa ra có tốt khơng thơng
qua đó điều chỉnh cho hợp lí.
5. Những điểm mới của SKKN
- Thống kê các lỗi mà HS mắc phải gần đây để hướng dẫn các em viết
văn miêu tả phù hợp với giai đoạn hiện nay.Thông qua dạy học tập làm văn dạy
các em một số kĩ năng sống cần thiết.
- Học sinh có kĩ năng làm bài văn miêu tả tốt hơn.
- Năm nay học sinh nghỉ học vì dịch covid 19các em ở nhà các em đã
vận dụng được một số kĩ năng như tự học và tìm tịi kiến thức bổ ích, kĩ năng
hợp tác với ngưòi khác trong việc phòng chống dịch…

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy tập làm văn lớp 5 có
tích hợp Kĩ năng sống.
Theo “ Theo chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường hướng rất

đúng đắn là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà
trường của chúng ta là hướng đến phát triển tối đa những năng lực còn tiềm ẩn
trong mỗi học sinh. Ở trường Tiểu học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo
dục Tiểu học, việc chăm lo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập cho học
sinh góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần
thiết và quan trọng.Các kết quả nghiên cứu cho thấy số học sinh được xem là
phát triển( có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống, kĩ năng…) chiếm từ 1020% trong tổng số học sinh đến trường. Đồng thời những con số thống kê cũng
cho thấy, các tài năng xuất hiện từ rất sớm, hơn

những người được xem là

tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10 tuổi. Vì vậy, trên thế giới,
người ta ln quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những
năm tháng đứa trẻ còn nhỏ tuổi. Nhìn chung, nhiều năm nay, nhà trường chúng
tơi đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng môn học này nhưng chưa tạo cho
3

TIEU LUAN MOI download :


công việc này những điều kiện đầy đủ. Đặc biệt việc bồi dưỡng nâng cao chất
lượng dạy tập làm văn trong môn Tiếng Việt 5 lồng ghép kĩ năng sống cho học
sinh càng gặp nhiều khó khăn hơn bởi nhiều lý do: Về phía phụ huynh và học
sinh, số học sinh có hứng thú học tập làm văn ít hơn học mơn tốn. Về phía
giáo viên, kỹ năng làm văn ( ngôn ngữ  giao tiếp ), khả năng tư duy nghệ thuật
cịn nhiều hạn chế. Số giáo viên có kinh nghiệm dạy tập làm văn trong mơn
Tiếng Việt cịn ít. Thêm nữa, do kiến thức cơ bản về Tiếng Việt bị hao mịn
nhiều, hoặc ít được rèn luyện kỹ năng này khi còn học ở tại nhà trường nên việc
tiếp thu môn học cũng bị hạn chế. Nhiều học sinh thực sự lúng túng khi phải
bắt tay vào xây dựng dàn ý, viết một đoạn văn bản, ghi ý chính và tóm tắt văn

bản, chữa lỗi dùng từ, đặt câu,…bằng Tiếng Việt.
1.2. Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy tập làm văn
lớp 5
Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống, tâm hồn, khả năng
tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn chương cho học sinh, góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Góp phần phát triển bốn kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. Các hoạt động dạy học phân môn tập
làm văn rất gần với cuộc sống thực, do đó các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết
được vận dụng, rèn luyện và nâng cao, cảc tri thức Tiếng Việt được kiểm
nghiệm trong thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn. Góp phần khơi dậy,
nuôi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt. Giờ học tập làm văn lẽ ra phải là
giờ sinh động, hấp dẫn lại trở nên buồn tẻ, tạo nên khơng khí khơng thích học.
Có nhiều ngun nhân cần khắc phục trong đó có một nguyên nhân chúng ta
chưa coi trọng đó là: Dạy lý thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy tập làm văn
trong Tiếng Việt lớp 5. Trong giao tiếp, nội dung một ngôn bản sẽ được xác
định từ hai góc độ: Từ sự kết hợp các yếu tố theo đúng quy tắc ngôn ngữ, sự lý
giải ngơn bản của người tiếp nhận, xét dưới góc độ quy tắc ngôn ngữ, ngôn bản
là một hệ thống khép, nhưng xét dưới góc độ người tiếp nhận nội dung ngôn
bản lại là một hệ thống mở. Người mang thông tin cuối cùng trong hoạt động
giao tiếp phải là người nghe, người đọc chứ không phải là bản thân ngôn bản.
Để đạt được mục tiêu trên, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy TLV cho
HS lớp 5 có tích hợp Giáo dục KNS cần đặt cho mình những nhiệm vụ sau:
- Bồi dưỡng hứng thú học TLV cho HS.
- Bồi dưỡng vốn sống, bổ sung vốn từ ngữ cần dùng ở từng thể loại giúp
các em có một số vốn từ cơ bản.
- Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
- Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS.
2. Thực trạng của việc giảng dạy và học tập phân môn TLV 5 của
nhà trường.
- Thuận lợi:

Nhìn một cách bao quát, việc giảng dạy phân môn TLV lớp 5 hiện nay ở
nhà trường chúng tơi đã có một số chuyển biến tích cực. Trước hết, các qui
định, nền nếp về chuyên môn đã được các giáo viên thực hiện nghiêm túc hơn
4

TIEU LUAN MOI download :


với một tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy. Chất lượng giờ lên
lớp, chất lượng chấm chữa bài, đã có những tiến bộ nhất định. Đặc biệt, một bộ
phận giáo viên-  nhất là những người vừa có trình độ, vừa có tâm huyết với
nghề đã có ý thức tìm tịi, thể hiện phương pháp giảng dạy mới, và ít nhiều họ
đã gặt hái được những thành quả bước đầu rất đáng trân trọng . Phong trào thi
GV dạy giỏi, đúc rút kinh nghiệm được nhà trường tiến hành thường xuyên và
đem lại những kết quả khá khả quan. Trước chuyển biến tích cực trong việc
giảng dạy mơn Tiếng Việt nói chung phân mơn TLV nói riêng xuất phát từ
nhiều ngun nhân. Ngồi ra, bằng tình u nghề, ý thức trách nhiệm đối với
HS thân yêu, nhiều GV đã tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ để đáp ứng những yêu cầu mới của chương trình hiện nay.
- Khó khăn:
Tập Làm Văn là phân mơn thực hành tổng hợp, nhưng khơng ít giáo viên
lại dạy thiên về lí thuyết. Để có được một kĩ năng, thường thường buộc phải
trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, lúc đầu phải làm theo mẫu, sau
đó mới có thể vận dụng sáng tạo. Nhưng trên thực tế, HS thường nhảy cóc qua
một số bước, phần tập và phần luyện thường bị coi nhẹ. Bên cạnh đó lại phải
học những bài, những văn bản trùng lặp một cách đáng tiếc. Việc ra đề cho HS
làm bài cũng chưa được chú ý một cách đúng mức. Phải chăng để có tỷ lệ chất
lượng cao, nên ngay trong một số bài kiểm tra giữa kì, cuối kì đều xuất hiện
một số bài mà trước đó đã được khơng ít tài liệu tham khảo “giải” thành những
bài mẫu. Hơn nữa, số HS say mê học phân mơn TLV tuy có tăng như đã nêu ở

trên nhưng chưa nhiều, chất lượng học phần TLV ở một số bộ phận HS vẫn cịn
nhiều hạn chế. Phần đơng vẫn chưa có thói quen chuẩn bị bài chu đáo trước khi
đến lớp, thậm chí khi cần thiết chỉ chép lại bài của bạn. Trừ những HS tiếp thu
tốt, hầu như các em không để ý gì đến những phần đọc thêm trong SGK. Năng
lực cảm thụ văn bản cũng như những kĩ năng phân tích đề, làm bài văn,…   cịn
nhiều hạn chế. Khơng ít HS tỏ ra thờ ơ, ít có nhu cầu được tự thân bộc lộ cảm
nhận của mình qua một tiết học hay một bài làm. Ngay trong số những HS tiếp
thu tốt cũng ít thấy sự sáng tạo nổi bật. Vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ là
đánh giá những bài làm văn tốt hay kém, việc xem thường hay coi trọng đối
với một môn học, mà điều đáng nói hơn là chứng tỏ chất lượng dạy và học
phân mơn TLV rõ ràng cịn nhiều bất cập. Qua việc dự giờ, tôi nhận thấy rằng,
việc giảng dạy và học tập phân mơn TLV cịn có những vấn đề sau.
- Các tiết học thường kéo dài quá thời gian qui định.
- Nhiều HS còn mơ hồ về loại văn miêu tả: vì chưa được hướng dẫn quan
sát cụ thể chu đáo, tỉ mỉ.
- Kĩ năng làm văn của các em còn hạn chế như: chưa biết quan sát, miêu
tả còn chung chung chưa thể hiện được đặc điểm nổi bật của từng chủ đề mình
định tả; chưa biết sử dụng những từ gợi tả và các biện pháp nghệ thuật trong bài
văn; chưa biết thể hiện cảm xúc của mình khi miêu tả. Giáo viên chưa lồng
ghép việc dạy chữ thơng qua đó để dạy người.
- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo…
5

TIEU LUAN MOI download :


Thực trạng này địi hỏi giáo viên cần có những biện pháp đồng bộ để nâng
cao chất lượng dạy TLV có tích hợp GDKNS cho học sinh và khắc phục những
hạn chế đã nêu trên.
3. Các giải pháp đã tích hợp Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học

Tập làm văn 5 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
3.1. Bồi dưỡng vốn sống:
Kĩ năng sống thích tị mị, khám phá, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu:
Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn
này là sự khát khao được học. Người giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý
tưởng khác nhau để khơi gợi tính tị mị tự nhiên của các em. Nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất
khác lạ thường khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đốn trước được.
Hiện nay, nhiều GV khi dạy làm văn cho HS thường thiên về dạy các kĩ
thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nên nội dung bài
viết. Thường GV ra một đề làm văn và hướng dẫn kĩ thuật làm bài. Cịn HS thì
gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, thậm chí có em bê ngun bài của người khác
vào bài làm của mình. Khi thấy một HS ngồi trước một đề văn hàng 15- 20
phút chưa viết được, GV thường cho rằng các em khơng nắm được lí thuyết
viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng ngun nhân đầu tiên làm các
em khơng có hứng thú viết là do các em đã không tạo được một quan hệ thân
thiết giữa mình và đề bài, đối tượng của miêu tả, kể…, nghĩa là các em khơng
có nội dung, khơng có gì để nói, để viết về cái đó. Ngun nhân của tình trạng
trên là việc thiếu hụt vốn sống, vốn cảm xúc. Vì vậy phải bồi dưỡng vốn sống
cho các em. Trước hết đó là vốn sống trực tiếp: GV cho các em quan sát, trải
nghiệm những gì sẽ phải viết.
Ví dụ:
GV cần hướng dẫn HS quan sát con đường từ nhà đến trường trước khi
yêu cầu tả nó, hoặc GV tổ chức cho các em tham quan một danh lam thắng
cảnh của địa phương trước khi yêu cầu các em viết lại một buổi tham quan. Tất
nhiên, GV cần làm cho vốn sống thực này khơng cản trở trí tưởng tượng phong
phú của HS. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đế mấy vẫn phải có cơ sở, bắt
nguồn từ đời sống thực. Một em HS ở vùng núi xa xôi chưa từng thấy cảnh
công viên thì khơng thể tả đúng và có cảm xúc với cảnh đó được; cũng như
khơng thể tả cây chuối đang trổ buồng, cây bàng đang thay lá khi chưa hề nhìn

thấy chúng lần nào và khơng thể gây ra xúc động cho ai khi tả. Cần tổ chức tốt
quá trình quan sát, tham quan thực tế của HS. Khi HS tham quan hoặc quan sát,
GV nên đóng vai trị dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dậy suy nghĩ
trong các em. Sau khi các em đã quan sát, ghi chép ý về hình dáng tính tình,
cơng việc... làm quen với đối tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về
những gì đã quan sát được, những gì đã được tham quan. Quy trình hướng dẫn
cách quan sát của tác giả qua bài văn :“Bà tôi” của Mác-xim go-rơ-ki. Bài
“Người thợ rèn” của Nguyên Ngọc ( trang 123- TV 5 tập 1)

6

TIEU LUAN MOI download :


Nếu như đoạn văn tả bà của Hiếu Orion mà biết tả như sau vừa có tính
chân thực, vừa có óc quan sát kĩ, vừa phù hợp với giai đoan lịch sử hiện nay:
“Bà em năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng nhìn bà vẫn cịn trẻ lắm. Tóc bà chưa
bạc mà nhuộm màu ánh tím trơng rất q phái. Bà vẫn hay soi gương chải tóc
mỗi ngày để cho tóc uốn vào gọn nếp, khơng lịa xịa sang mang tai. Bà rất
thương con cháu: công việc nhà bà đảm đương hết, để bố mẹ em n tâm cơng
tác. Ngồi ra, bà cịn tham gia quản lí cửa hàng bn bán nhỏ. Ngày lễ 8- 3
vừa qua bà cho cả gia đình em và cửa hàng đi liên hoan, bà cịn tham gia hát
ka-ra-ơ-kê rất hay... Em rất u q và ngưỡng mộ bà ngoại của em.”
Ví dụ:
Khi làm bài văn tả cảnh trường em vào một buổi sáng mùa hè, học sinh
tìm ra ý: Những cây phượng vĩ đã nở hoa đỏ rực.Tôi gợi ý các em: Màu sắc
của hoa phượng liên tưởng tới màu sắc của sự vật nào? Em có thể dùng hình
ảnh so sánh nào để làm rõ vẻ đẹp của màu sắc và hình ảnh những bơng hoa
phượng, cây phượng?
Học sinh đã tìm ra:

+ Màu sắc của hoa phượng như màu lửa.
+ So sánh những bông hoa phượng với ngọn lửa đang cháy.
+ Cây phượng vĩ với bó đuốc khổng lồ.
Từ đó học sinh viết thành những câu văn: “ Cây phượng vĩ trên sân
trường đã nở hoa đỏ rực. Những bông hoa như những ngọn lửa hồng
rừng rực cháy giữa không trung. Cả cây phượng như một bó đuốc khổng lồ
treo lơ lửng giữa bầu trời xanh biếc .”
Những bài văn không phải chỉ bị chi phối bởi đích giao tiếp mà cịn bị chi
phối bởi đối tượng giao tiếp. Trong đời sống thường ngày, HS phải tiếp xúc với
nhiều người khác nhau và trong từng trường hợp cụ thể ấy các em cũng sẽ giữ
những “vai” khác nhau. Chính “vai” giao tiếp này buộc các em trau dồi thêm
vốn sống lựa chọn chi tiết để nói, chọn ngơn từ để thể hiện.
Ví dụ:
Bài viết của em Nguyễn Việt Hùng lớp 5E - Trường Tiểu học Hồng Hoa
Thám tả cảnh biển có đoạn viết:
“Biển rộng mênh mơng, bát ngát trải ra tít chân trời. Mặt biển cứ lóng
lánh, lóng lánh dưới ánh trăng chan hịa. Đẹp tuyệt vời! Sóng bạc đầu như
những đứa trẻ tinh nghịch nối nhau cuồn cuồn xô vào bãi cát, tung bọt trắng
xóa như giận hờn như thách thức. Càng ra xa, sóng càng hiền hịa hơn, cứ dập
dềnh, dập dềnh như nô giỡn, đùa nghịch với biển cả.”
Bài văn của Lê Quỳnh Chi lớp 5E Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tả
người thân của em có đoạn viết:
“Mỗi lần đi xa về mẹ khơng qn mua q cho em. Có lần là một chiếc bút
xinh xắn, lần khác là một con búp bê vàng đáng yêu. Đón nhận món quà từ tay
mẹ em vơ cùng sung sướng. Bởi vì em hiểu, dù đi dến đâu mẹ cũng luôn nhớ về
em.”
7

TIEU LUAN MOI download :



Qua đó chúng ta giáo dục học sinh kĩ năng quan sát tinh tế , kĩ năng
tìm tịi, khám phá và đức tính chân thực từ bé.
3.2. Bồi dưỡng cảm thụ văn học:
Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc
biệt, phức tạp và có tính sáng tạo. Q trình cảm thụ văn học là quá trình nhận
thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngơn từ hệ thống hố tín hiệu thứ
hai của lồi người. Q trình này cịn mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc
vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học.
Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm( cuốn
truyện, bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá trị
trong câu văn, câu thơ). Cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống của
HS nên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là cần tạo điều kiện để
HS tiếp xúc với bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ... cần tôn trọng những suy
nghĩ cảm xúc thực, thơ ngây của trẻ em và nâng chúng lên ở chất lượng cao
hơn. Cần trang bị cho các em một số kiến thức về văn học như hình ảnh, chi tiết
kết cấu đoan văn, thơ, các đặc trưng ngữ nghệ thuật, một số biện pháp tu từ…
Một trong những biện pháp có hiệu quả để bồi dưỡng cảm thụ văn học là rèn
luyện cách đọc diễn cảm có sáng tạo. Nó giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc
thẩm mĩ, kích thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc
diễn cảm là hình thức tái sản sinh văn bản nghệ thuật, là khám phá ra nhữnh gì
ẩn dưới các dịng chữ để cho chúng được vang lên, giúp cho việc học làm văn
ngày càng tốt hơn và trở thành HS có tâm hồn văn chương.
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở HS lớp 5, GV cần giúp HS nắm
vững kiến thức cơ bản trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5. Để nắm vững
điệp ngữ “trông” trong bài ca dao Đi cấy đã nhấn mạnh ý nghĩa gì sâu sắc?
Trông trời,trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm bể lặng mới n tấm lịng.
Điệp ngữ “trơng” có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc: người đi cấy
phải ln tính tốn, lo lắng, mong mỏi rất nhiều điều để cơng việc đạt kết quả
tốt và bản thân được yên lòng.
Nắm vững kiến thức ngữ pháp Tiếng Việt, HS sẽ không thể chỉ nói- viết
tốt mà cịn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức
diễn đạt sinh động và sáng tạo. Đọc đoan thơ :
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm thay đất trời.
( Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu- TV 5 tập một)
8

TIEU LUAN MOI download :


Dòng thơ thứ hai ( Lặng thầm thay những con đường ong bay) diễn đạt
theo cách đảo vị ngữ lên trước. Dịng thơ này có tác dụng nhấn mạnh được ý
nghĩa đẹp đẽ: Sự lao động thầm lặng không mệt mỏi của bầy ong trên đường đi
kiếm mật cho đời thật đáng cảm phục.
Ngoài những kiến thức về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, qua các giờ tập
đọc, kể chuyện, TLV ở lớp 5 người GV cần cho HS làm quen và cảm nhận
bước đầu về một số khái niệm như: hình ảnh, chi tiết, bố cục…khi tìm hiểu một
văn bản trên lớp, để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ, cảm thụ
văn học tốt hơn GV cần hướng dẫn về một số biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc
yêu cầu chương trình Tiểu học như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ…Để
làm được bài văn về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt GV cần hướng dẫn HS
thực hiện những việc sau:
- Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập( phải trả lời được điều gì?

Cần nêu bật được ý gì?...)
- Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề
bài.
- Viết đoạn văn về cảm thụ văn học hướng vào yêu cầu của đề bài.
- Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện từng bước, nhất
định các em sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được
năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và
trong cuộc sống của chúng ta.
Giúp các em kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy sáng tạo hướng tới
chân, thiện, mĩ... một cách dễ dàng.
3.3. Cung cấp thêm một số vốn từ ngữ theo chủ đề:
Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, kho từ ngữ... giáo
viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ
đối với các em học sinh lứa tuổi này. Chương trình Tiếng Việt có các phân
mơn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, TLV làm cơ sở để các em học tốt
phân môn TLV. Tuy nhiên nội dung SGK Tiếng Việt thường không đáp ứng
được. Đối chiếu SGK Tiếng Việt 5 ta thấy: Khi dạy một thể loại TLV thì nội
dung của phân môn Tập đọc, Từ ngữ tương ứng nhằm cung cấp cho HS vốn từ
ngữ học thể loại này là rất ít. Tất nhiên chúng ta đều biết rằng vốn từ ngữ của
các em được tích luỹ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và cả suốt những năm đầu ở
bậc Tiểu học. Nhưng vốn từ ấy thực sự vẫn chưa đủ để các em làm tốt bài TLV
nếu không được cung cấp thêm các từ ngữ theo chủ đề. Để hỗ trợ HS, GV cần
soạn thêm vốn từ ngữ giúp các em tham khảo để làm văn. Ví dụ: Từ thường
dùng khi làm bài văn tả người:
Tả hình dáng:
- Tả thân hình, dáng người: Cao, lùn, gầy gị, ốm yếu, nho nhỏ, nhỏ thó,
tầm thước, xương xương, mảnh khảnh, dong dỏng, thon thả, đẫy đà, yểu điệu,
béo phệ, mập mạp, lực lưỡng, vạm vỡ, trẻ trung, quắc thước, cân đối, gầy guộc,
mảnh mai, cường tráng, bệnh hoạn, tiều tuỵ, lụ khụ, uể oải, bụ bẫm…
9


TIEU LUAN MOI download :


- Tả khuôn mặt, diện mạo: Bầu bĩnh, trẻ măng, hồng hào, đen sạm, rám
nắng, xanh xao, tái mét, tái xanh , khơng cịn chút máu, vng vắn, vng chữ
điền, trái xoan, hốc hác, vô tư, đần độn, thông minh sáng sủa, khơi ngơ, tuấn tú,
khả ái, xấu xí, rỗ như tổ ong, tươi tỉnh, niềm nở, hớn hở, ủ rũ, cau có, bơ phờ,
hung tợn, ngờ nghệch, khờ khạo, lầm lì, là lạ, đạo mạo, thơ ngây, nhăn nheo,
thờ thẫn, đăm chiêu, thiểu não, hiền hậu, dễ thương,
- Tả làn da: Nhăn nheo, xanh như tàu lá, bạch tạng, trắng nõn, trắng trẻo,
nõn nà, mịn màng, chai cứng, nứt nẻ, có nhiều vết xẹo, sần sùi, tái mét, xanh
xao, xanh lét, hồng hào, đỏ thắm, mốc thếch, đen sạm, da bánh mật, ngăm
ngăm, ngăm đen, đen đủi... Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sang, u buồn,
thâm quầng, trắng đục, đỏ ngầu, mù lồ, sáng quắc, lồi, trịn vo,xếch, một mí,
mắt ốc bươu, trao tráo, ti hí, mắt bồ câu,…
- Tả cái nhìn của đơi mắt: Đăm đắm, đắm đuối, dáo dác, trìu mến, mơ
màng, chịng chọc, chăm chú, ngơ ngác, hằn học,…
Tả tính tình:
- Diễn tả tính cách: Nóng nảy, khốc lác, ba hoa, nham hiểm, xảo quyệt,
tham lam, ích kỉ, ưa giễu cợt, cau có, gắt gỏng, hấp tấp, khắt khe, láu táu, ít nói,
nhã nhặn, bạo dạn, vị tha, hời hợt, lười nhác, lì lợm, trầm tính, đứng đắn, thật
thà, ơn hồ, hiền hậu, vui vẻ, nhút nhát, nghiêm nghị, dè dặt, siêng năng, thận
trọng, lỗ mãng,…
- Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hả hê, thoả thích, sảng
khối, khối chí, vui nhộn, vui đáo để, vui mừng, đắc chí,…
Qua việc cung cấp từ ngữ giúp học sinh khơi gợi đức tính hăng say
học tập, tìm tịi cái hay, cái đẹp trong văn chương.
3.4. Khai thác sự chủ động sáng tạo, suy nghĩ tìm ý trên cơ sở quan
sát, liên tưởng hoặc hồi tưởng bằng hệ thống câu hỏi mở:

Ví dụ 1: Tả quang cảnh trường em trước buổi học(Đề bài TLV 5).Một số
câu hỏi khai thác ý đòi hỏi sự quan sát:
- Tả khu vực sân trường: Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối trồng trên
sân đã cao lớn chưa? Có tán toả bóng mát cho các em trong giờ chơi chưa hay
chỉ là khu đất nắng chói chang?
- Tả bồn hoa: Bồn hoa được trồng ở trước các lớp học với nhiều loài hoa
màu sắc rực rỡ, nhiều cây xanh hay chỉ toàn những cây cỏ dại?
- Tả bảng tin: Bảng tin thường xun có những thơng tin mới hay thường
ngày chỉ là một mặt gỗ sơn đen phẳng lì, im lìm?
Ví dụ 2: Tả chiếc đồng hồ báo thức (Đề TLVlớp 5 -tiết 50) .Câu hỏi gợi
ý:
- Tả các bộ phận của đồ vật (hình thù ,kích thước từng bộ phận...)
- Bốn kim trong đồng hồ ví như bốn anh em, hình dáng và cơng việc của
bốn được miêu tả như thế nào?( Anh Cả (kim giờ) béo ú ,lùn tịt tính chậm
chạp.Anh Hai( kim phút) người tầm thước , điềm đạm. Anh Ba ( kim giây) cao
10

TIEU LUAN MOI download :


dong dỏng rất nhanh nhẹn. Em Út ( kim báo thức) cịn nhỏ cả nhà cưng chiều ít
phải làm việc......)
Qua việc khai thác trên: GDHS có trí tưởng tượng phong phú, kĩ năng
tự tin trình bày những hiểu biết của mình về một vấn đề.
3.5. Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết trong giờ TLV lớp 5. 
* Rèn luyện kĩ năng nói: Cùng với kĩ năng đọc, viết, nghe phân môn
TLV ở lớp 5 dạy cho HS kĩ năng nói trong các giờ học văn kể chuyện, miêu tả
và một số loại văn khác. Thông qua các bài tập thực hành luyện nói theo đề tài
hoặc tình huống cho trước, GV hướng dẫn HS thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Xác định rõ nội dung cần nói( nói về nội dung gì, gồm những ý nào, sắp

xếp các ý đo ra sao,…).

Ví dụ: (Đề bài TLV 5- Luyện tập xây dựng cốt truyện: Hãy kể một kỉ
niệm khó quên về tình bạn. (Trang 45-SGK TV lớp 5). Trước hết, HS cần lựa
chọn và xác định rõ: Câu chuyện sẽ kể , sắp xếp các ý sẽ kể dựa theo những câu
hỏi trong SGK như sau: Kỉ niệm đó là gì? Kỉ niệm đó diễn ra như thế nào?  Kỉ
niệm đó để lại ấn tượng sâu sắc ra sao?
Chọn từ, tạo câu để triển khai các ý cần nói thành từng đoạn văn cụ thể
và liên kết các đoạn thành bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: (Đề bài TLV 5 - Luyện tập thuyết trình, tranh luận):Hãy trình bày ý
kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn
trong bài ca dao sau:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió cịn chăng, hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Sau khi tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí để thuyết trình về vấn đề
nêu ra trong đề bài, HS có thể chọn từ, tạo câu để triển khai các ý cần nói thành
một đoạn văn và liên kết cácđoạn thành bài thuyết trình ngắn như sau:
11

TIEU LUAN MOI download :


Theo em trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều rất cần thiết đối với con
người. Nếu chỉ có đèn mà khơng có trăng thì khi đèn bị gió thổi tắt, trái đất sẽ
tối tăm, con người khó làm việc được, cuộc sống rất buồn tẻ. Nếu chỉ có trăng
mà khơng có đèn thì nhiều khi trên trái đất sẽ rất tối vì trăng chỉ sáng một số
ngày trong tháng và có lúc trăng bị mây che khuất…Trăng toả sáng trên trái
đất làm cho mọi vật thêm tươi đẹp, cuộc sống thêm vui. Đèn gần gũi, soi sáng

cho con người học tập, làm việc và cũng làm cho cuộc sống thêm đẹp. Do vậy,
cả trăng và đèn đều cần thiết đối với cuộc sống con người .
Qua hình ảnh trăng và đèn GDHS: Mỗi người trong xã hội có một
cơng việc nhất định, cơng việc nào cũng có ích, khơng tỏ ra kiêu căng chê
bai người khác..
- Lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè, cơ giáo, thầy giáo để tự kiểm
tra, đối chiếu văn bản nói của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn
đạt; biết sửa lỗi về nội dung, hình thức diễn đạt.
Quan tâm rèn luyện kĩ năng nói cho HS theo những yêu cầu trên, GV vừa
giúp các em nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, phát triển tư duy, vừa
tạo điều kiện cho kĩ năng viết phát triển tốt.
*Rèn luyện kĩ năng viết:
Dựa vào yêu cầu bài tập( hay đề bài) để viết một đoạn văn( hay bài văn),
HS có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt( dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện
pháp so sánh, nhân hoá,…) thuận lợi hơn làm văn nói. Tuy nhiên, HS cũng cần
đạt được những yêu cầu rèn luyện về kĩ năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn,
lời văn viết vừa cần rõ ý vừa cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc; bố cục bài
văn cần chặt chẽ, hợp lí ở từng đoạn và cả bài. Các bài học về phân môn TLV
trong SGK Tiếng Việt 5 được xây dựng trên cơ sở qui trình sản sinh ngơn bản
và chú trọng các kĩ năng bộ phận. Kĩ năng viết của HS được rèn luyện chủ yếu
qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do vậy,
trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết, GV cần giúp HS thực hiện tốt những yêu
cầu sau:
- Phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm dàn ý, sắp xếp ý để chuẩn
bị thực hiện yêu cầu viết theo loại văn, kiểu bài đã học- tương tự một số u
cầu rèn luyện kĩ năng nói.
Ví dụ: Miêu tả mái tóc của một bạn:
+ Với học sinh (1): Tóc bạn Loan đen huyền.
+ Với học sinh (2): Bạn Loan có mái tóc đen huyền, dài ngang vai.
+ Với học sinh (3) Loan có mái tóc đen huyền, óng ả, xỗ ngang vai mà

khơng thể lẫn lộn với bất cứ bạn nào trong lớp được.
- Biết dùng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy. Ngắt câu đúng
sẽ diễn đạt rõ ràng, người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc
dạy cho các em sử dụng đúng dấu câu đã được tiến hành từ các lớp dưới và
phải được thường xuyên ôn luyện. Giáo viên đưa ra các trường hợp sử dụng
dấu câu chưa đúng để cả lớp nhận xét.
Ví dụ:
12

TIEU LUAN MOI download :


+ Trong lớp em ai cũng mến bạn Loan.
+ Cột cờ cao chót vót lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.
+ Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng cây phượng.
Học sinh trao đổi, sửa chữa:
+ Trong lớp em, ai cũng mến bạn Loan.
+ Cột cờ cao chót vót, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay.
+ Sân trường mát rượi bởi bóng của những cây bàng, cây phượng.
- Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: Viết các đoạn
phần thân bài, viết đoạn mở bài( trực tiếp , gián tiếp), viết đoạn kết bài( mở
rộng, không mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý, các ý trong được diễn tả
theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hố ý chính.

Đề bài: Hãy miêu tả một người bạn thân của em.
Học sinh quan sát, viết nhanh ra giấy những điều mà mình quan sát được.
Ví dụ:
+ Bạn Thu Nga học chung lớp với em.
+ Bạn chơi thân với em từ năm học lớp Một.
+ Chúng em rất thân nhau.

+ Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi
mãi bền lâu.
+ Những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất nhớ.
+ Bạn có nước da ngăm ngăm như một người con gái đồng quê.
+ Bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh nên được cô và các bạn khen
ngợi.
+ Bạn rất hay cười.
+ Mái tóc bạn khơng đen như tóc em nhưng dài hơn.
+ Bằng tuổi với em nhưng cao hơn em một cái đầu.

13

TIEU LUAN MOI download :


+ Nga viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp cấp trường
và đạt giải ba.
+ Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt
ngăm đen dễ thương.
+ Bạn không gây gỗ với ai bao giờ.
+ Thầy cô thường lấy bạn để làm gương.
Sau khi tìm ý, cho các em chọn và sắp sếp ý thành các đoạn Mở bài,
Thân bài, Kết bài phù hợp.
Ví dụ:
* Đoạn mở bài: ( HS: Phạm Anh Thơ - Lớp 5 E Tiểu học Hoàng Hoa
Thám)
Em và bạn Thu Nga chơi thân với nhau từ năm lớp Ba. Chúng em
rất thân nhau. Đi học, em thường rủ bạn đi cùng.
* Đoạn thân bài:
Bằng tuổi với em Nga cao hơn em một cái đầu. Bạn có nước da ngăm

ngăm như một người con gái đồng quê quen dầm mưa dãi nắng. Bạn rất hay
cười, mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khn mặt ngăm
đen dễ thương. Thu Nga có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi
mắt bạn luôn ánh lên ra vẻ hồn nhiên, chất phác. Mái tóc bạn khơng đen như
tóc em nhưng dài hơn. Nga viết chữ rất đẹp, bạn đã được chọn dự thi viết chữ
đẹp cấp trường và đạt giải Nhất. Cô thường lấy bạn ra làm gương cho chúng
em noi theo để rèn chữ. Ở lớp, cô thường khen bạn hiểu bài rất nhanh. Em
chưa thấy bạn gây gỗ với ai bao giờ.
* Đoạn kết bài:
Mỗi khi vắng Thu Nga, nhất là những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy
rất nhớ. Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi
mãi bền lâu.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở
bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật.
Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời về hình dáng, đường nét, cử chỉ, hoạt
động, tính nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu thì
ta mới nhận ra nhân vật đó mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là
một học sinh vùng ngoại thành của Thành phố với những đặc điểm riêng, cá
tính riêng khơng lẫn lộn với bất cứ bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang
đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Khơng thể có đoạn kết bài chung cho mọi
học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân
thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn…
- Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội
dung và thể hiện cụ thể: Các đoạn văn trong một bài phải liên kết với nhau
thành một văn bản hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba phần ( Mở bài,
thân bài ,kết bài). Lời văn trong bài cần phù hợp với yêu cầu nội dung và thể
loại.
Ví dụ:
14


TIEU LUAN MOI download :


+ Tả đồ vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dạng, đặc điểm, so
sánh, nhân hố làm cho đồ vật được miêu tả thêm sinh động.
+Tả cây cối thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, màu sắc, hương
thơm, mùi vị; có thể sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh để gợi ra hình ảnh
cây cối ở thời kì phát hay mùa khác nhau.
+ Tả con vật thường dùng nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, màu sắc,  âm
thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con vật; có thể sử dụng biện pháp
liên tưởng, so sánh, nhân hoá để tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần
gũi với con người.
+ Tả cảnh thường dụng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc điểm, ; có thể
so sánh, nhân hố làm cho cảnh vật được miêu tả thêm sinh động; cần bộc lộ
cảm xúc trước sự vật được miêu tả trong cảnh.
+ Tả người thường dùng nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu sắc, âm
thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người; có thể sử dụng
biện pháp liên tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh động và bộc lộ mối quan hệ
tình cảm với người được tả.
Qua việc rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết trong giờ TLVgiúp học
sinh kĩ năng tự tin, kĩ năng biết hợp tác trong giao tiếp kĩ năng vô cùng quan
trọng của con người giúp các em hoàn thiện bản thân hơn.
3.6. Một số điểm mà học sinh vận dụng được sau khi học Tập làm
văn có tích hợp Giáo dục kĩ năng sống.
- Học sinh viết văn hay hơn, giàu cảm xúc hơn. Bài văn Nguyễn Minh
Trang lớp 5E có đoạn tả mẹ: “Mẹ em năm nay 42 tuổi,mẹ là người tuyệt vời
nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truyện cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả bng xỗ
ngang lưng. Đơi tay mẹ khơng mềm và phẳng nữa vì đã có nhiều vết chai sần
như ghi lại nỗi vất vả của mẹ bao năm nay nuôi em khôn lớn.”
- Các em đã biết một số kĩ năng cần thiết như biết tự tin, biết tự nhận

thức khi đọc văn bản về dịch bệnh covid 19, biết hợp tác với mọi người chung
tay phòng dịch covid 19…
4. Hiệu quả của SKKN
Thông qua việc thăm lớp dự giờ thường xuyên, quan sát trược tiếp hoạt
động dạy và học trên lớp cho thấy kết học phân môn TLV lớp 5 được thể hiện ở
chỗ. Các em nói, viết được những đoạn văn, bài văn đúng với yêu cầu của
chương trình. Các em say mê, ham thích đọc và nghe các tác phẩm văn học,
mong muốn học cách diễn đạt chuẩn mực, tinh tế các tác phẩm văn học vận
dụng vào việc bày tỏ ý nghĩ  và tình cảm của mình trong bài văn thật tự nhiên
và sâu sắc.Khi học tập làm văn HS còn thể hiện kĩ năng tự tin, kĩ năng hợp tác
vói bạn bè, kĩ năng khám phá những điều mới lạ. Qua các bài làm văn, các em
đã bộc lộ được vốn sống thực tế của mình để viết được bài văn hay, từ đó tạo
điều kiện cho các em cảm nhận được về đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu
sắc. Sau 2 năm học giảng dạy lớp 5 thực hiện : “Một số giải pháp tích hợp
Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học tập làm văn 5 ở trường Tiểu học Hoàng
15

TIEU LUAN MOI download :


Hoa Thám”nêu ở trên, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy mơn Tiếng Việt nói
chung, phân mơn TLV nói riêng của lớp tơi đã có một số tiến bộ rõ rệt.
Bảng dưới đây là kết quả khảo sát kiểm tra lần 2 phân mơn Tập làm văn
cuối học kì 1 của lớp 5E năm học 2019-2020 như sau:
Lớp TSHS Hoàn thành tốt

Hồn thành
Bước đầu có
cảm xúc


Hồn thành

Bài chưa hồn
thành

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
5E

40

28

70

10

25

2

5

0

0

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể nói, bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung, dạy TLV nói riêng
theo lí thuyết của hoạt động giao tiếp không phải chỉ dạy hai loại kĩ năng lớn:

Kĩ năng tạo lập một văn bản theo qui tắc ngôn ngữ và kĩ năng tạo lập bài văn
theo qui tắc giao tiếp mà còn nhiều vấn đề khác nữa cần được quan tâm đầy đủ
hơn. Chẳng hạn như: mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành làm văn, sự tác
động qua lại giữa luyện kĩ năng nói và kĩ năng viết, việc xác lập môi trường
giao tiếp và tạo nhu cầu giao tiếp cho HS như thế nào,…cũng là những vấn đề
người GV cần làm cho HS. Tuy nhiên, muốn có HS làm tốt văn người GV cần
rèn luyện cho HS một số kĩ năng cơ bản sau:
- Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn nhằm rèn luyện mình để có
nhận thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê.
- Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học qua sự hoạt
động , quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Nhưng quan sát như thế nào mới có
kết quả tốt, phục vụ cho việc tích luỹ “ Vốn sống”? Nhà văn Tơ Hồi, người nổi
tiếng về tài quan sát, miêu tả đã mách giùm ta kinh nghiệm sau:
“Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được
những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc,
chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận như: Một câu nói lột tả
tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một
trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ mới bật lên, khi thấy
bật lên được thì thích thú, hào hứng, khơng ghi khơng chịu được”.
- Nắm vững kiến thức cơ bản đã học trong chương trình mơn Tiếng Việt
ở Tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết Tiếng Việt; nắm vững kiến thức
ngữ pháp Tiếng Việt, các em sẽ khơng thể nói- viết tốt mà cịn có thể cảm nhận
được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động, sáng tạo
của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần
thiết đối với HS lớp 5. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận
16

TIEU LUAN MOI download :



được nhiều nét đẹp của văn thơ, được phong phú thêm về tâm hồn, nói- viết
Tiếng Việt thêm trong sáng, sinh động. Những điều nói trên cho thấy: Các em
tuy cịn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau đồi để từng từng bước nâng cao
trình độ làm văn, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn và
trở thành con người hồn thiện hơn. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần
hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Dạy TLV trong môn Tiếng Việt lớp 5 phải chú ý dạy từ, dạy câu; phải
dạy cho HS biết suy nghĩ, tìm tịi, diễn tả chính xác; phải dạy cho HS tất cả
những cái hay, cái đẹp trong Tiếng Việt. Mục đích của việc dạy TLV là phải
rèn luyện cho HS có ý thức, từ đó có cố gắng, rồi có khả năng tự mình suy
nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, lúc viết phải
diễn tả ý mình làm sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay.
Vậy phải đặt vấn đề như thế nào? Phải bắt đầu từ cái gì?
Tơi cho rằng trong ngơn ngữ thì TỪ là cái quan trọng nhất, rồi đến CÂU,
sau đến VĂN, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả mọi cách
dùng TỪ, bất cứ làm một bài tập nào trong môn Tiếng Việt cuối cùng cũng
thấy hiểu TỪ dùng TỪ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn
nhất, Sau TỪ thì đến CÂU; nhiều CÂU thành một đoạn, nhiều đoạn thành một
BÀI; rồi đến một văn bản,…Tất cả đều phải dạy, phải học, phải tập nhằm diễn
tả cho thành cơng những điều mình suy nghĩ. Cho nên dạy làm văn, phải chăng,
trước hết là dạy suy nghĩ, tìm tịi, sáng tạo. Đây là điều rất mới, bởi vì khác với
lối dạy “Thầy nói trò nghe”, “ Thầy làm mẫu trò bắt trước”. Chúng ta phải nhắc
đi nhắc lại một trăm lần ý muốn lớn của chúng ta trong giáo dục là phát huy trí
thơng minh, từ đó phát huy trí sáng tạo. Dạy TLV là dạy cách viết, cách nói.
Vậy phải dạy viết gì, nói gì, đồng thời dạy viết, dạy nói thế nào. Đây là một sự
rèn luyện, sự đào tạo vô cùng quan trọng và q báu khơng thể thiếu được.
Khơng phải mọi HS của chúng ta đều trở thành nhà văn! Nhưng HS của chúng
ta đều sẽ trở thành những con người có cơng việc xứng đáng, có hoạt động
nhiều mặt, đều cần viết được, nói được một cách gãy gọn, rõ ràng những điều

mình muốn diễn đạt. Dạy làm văn dĩ nhiên là phải cho trẻ đọc văn. Văn học hấp
dẫn lắm nên trẻ rất thích đọc, cái đó rất tốt. Nhưng khơng phải chỉ khuyến
khích HS đọc các bài văn, bài tập đọc, bài thơ trong SGK mà phải đọc rất
nhiều, đọc gấp mấy mươi lần những bài, những điều thầy cô giảng dạy ở lớp.
Nhưng đọc để làm gì? Để cuối cùng đạt được yêu cầu của việc thực hiện mục
tiêu mơn học. Phải suy nghĩ, phải tìm tịi, sáng tạo để có cách giảng dạy phân
mơn TLV tốt nhất. Chúng ta phải xem lại cách dạy TLV trong nhà trường của
ta, không nên dạy theo kiểu “ Hướng trung tâm vào giáo viên”, bởi vì dạy theo
kiểu này thì khơng những khơng phát huy được tính tích cực chủ động của HS
mà q trình giảng dạy khơng đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng ta cần có
cách dạy khác, phải dạy cho HS biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và
diễn đạt sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất. Ngày nay sự
hiểu bíêt của con người ln đổi mới. Cho nên, dù học được trong nhà trường
bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái
quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp
17

TIEU LUAN MOI download :


học tập, phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt bộ óc của
mình. Bởi vì bộ óc của con người co thể phát huy được tất cả cái hay, cái mới
và phát huy mãi mãi. Chúng ta phải làm thế nào, bằng giáo dục, qua giáo dục
mà rèn luyện cho HS có bộ óc để suy nghĩ, dạy chữ- thơng qua dạy người để
tiếp thu cái gì có giá trị, sau đó tự học và vận dụng sáng tạo. Phải làm sao cho
mỗi mơn học đều đóng góp vào việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người
dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Phải làm cho bất cứ môn học nào không chỉ
dừng lại ở môn Tiếng Việt cũng đề là công cụ để dạy những cái đúng, cái hay,
cái đẹp rất cần thiết đối với trẻ em. Lứa tuổi HS Tiểu học là rất nhạy cảm,
thông minh lạ lùng lắm. Phải làm thế nào qua giáo dục, trong vịng mấy năm

đó, đào tạo cho HS của chúng ta có một trình độ về cả mọi mặt: đức, trí, thể,
mĩ; có đủ các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết. Đó là cái nền tảng cho các em tiến
lên, đó cũng là cái vốn q để xây dựng đất nước. Muốn được như vậy thì ngồi
trình độ của GV rất cần được nâng cao, chúng ta phải có những phương tiện
giảng dạy tốt của nhà trường, của bản thân GV tự tạo ra sao cho phù hợp với
từng bài học. Tất cả những việc này, nhất định chúng ta phải làm, và làm tốt để
góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho thế hệ trẻ xứng đáng với
yêu cầu phát triển của đất nước.Suốt trong những năm qua tơi đều kiên trì thực
hiện cách làm này. Qua theo dõi từng lớp học sinh, tôi thấy các em đều có tiến
bộ trong cách viết văn. Nhiều em từ chỗ đầu năm viết văn còn nghèo ý, rời rạc,
khô khan dần dần đã viết được bài văn hay,có bố cục chặt chẽ, lời văn giàu
hình ảnh cảm xúc.Vì thế phân mơn Tập làm văn cũng được nâng lên.
2. Kiến nghị
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến
kinh nhiệm “Một số biện pháp Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học tập làm
văn 5 ở trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám”, tôi đề nghị Nhà trường tổ chức
khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tơi tiếp tục hồn chỉnh đề tài, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng, chất lượng học tập cho
học sinh lớp 5 nói chung.
Chắc chắn bài viết của tơi cịn nhiều thiếu sót, đây mới chỉ là kinh
nghiệm nhỏ trong dạy học. Rất mong các Quý vị và bạn bè, đồng nghiệp góp ý
và xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm của tơi hồn chỉnh hơn, có tác dụng tốt
trong công tác dạy học.
Xác nhận của đơn vị

Thanh Hóa ngày 20 tháng 3 năm 2020
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết


18

TIEU LUAN MOI download :


Lê Thị Quy

19

TIEU LUAN MOI download :



×