Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SkKN Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.94 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN
---------------------------

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Đề Tài:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG
THPT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN

1


Giáo viên thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang

Phú Hòa, Tháng 3 năm 2015
Phụ lục 01/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
2
Phú Hòa, Tháng 03 năm 2015


ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Cấp Tỉnh
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.
- Hội đồng sáng kiến cấp ngành.
1. Tên sáng kiến:
“Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng
cao chất lượng bộ môn.”
2. Tác giả sáng kiến:


- Họ tên: Tăng Huỳnh Thanh Trang
- Ngày tháng năm sinh: 01/03/1978.
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm - ngành Ngữ văn.
- Cơ quan, đơn vị: Trường THPT Trần Quốc Tuấn.
- Địa chỉ: Hòa Định Đông - Phú Hòa - Phú yên.
- Điện thoại: 0918945692
- Fax:……………………………….Email:
3. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có):
- Họ tên:………………………………………...
- Cơ quan, đơn vị:………………………………
- Địa chỉ:………………………………………..
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra
sáng kiến):
- Tên chủ đầu tư:………………………………..
- Cơ quan, đơn vị:………………………………
- Địa chỉ:………………………………………..
5. Các tài liệu kèm theo:
5.1. Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã, thành phố hoặc nhận
xét của chuyên gia chuyên môn trong ngành (11 bản phô tô): Phụ lục 06/SK
5.2. Quyết định về việc công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã, thành phố (11
bản phô tô): Phụ lục 08/SK

Phú Hòa, ngày 22 tháng 3
năm 2015
Tác giả sáng kiến
(Chữ ký và họ tên)
Tăng Huỳnh Thanh Trang
Phụ lục 02/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
3


“Tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng
cao chất lượng bộ môn.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Dạy học môn Ngữ văn ( tích hợp giáo dục các kỹ năng sống trong dạy học
các phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn của bộ môn Ngữ văn chương trình
THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn).
3. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phải
đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được khả năng sáng tạo của người học. Đây là yêu
cầu đổi mới mạnh mẽ về mặt phương pháp nhằm khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều
đồng thời hình thành và rèn luyện lối tư duy sáng tạo ở học sinh. Với các môn học xã hội, nhất là
môn Ngữ văn, giáo viên không chỉ truyền thụ cho học sinh những tri thức mà còn đòi hỏi giúp
cho học sinh năng lực chủ động lĩnh hội tri thức, niềm say mê và hứng thú đối với môn học.
Theo điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
(Luật giáo dục 2005). Như vậy, giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngoài trang bị tri thức còn
phải hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.

Đặc biệt, năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện theo hình thức THPT quốc
gia. Trong đó, Toán học, Ngữ văn và Ngoại ngữ là những môn thi bắt buộc. Nhưng

thực trạng trong nhà trường hiện nay là phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn. Một
trong những nguyên nhân cơ bản là do việc dạy môn học này không gây được hứng thú cho học
sinh vì chưa cung cấp cho các em những điều các em cần theo nhu cầu cần thiết ứng dụng
trong thực tiễn như các kỹ năng: giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản
thân … Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như: nhu cầu xã hội đang đề cao các môn
Tin học, Ngoại ngữ …; hay bố mẹ định hướng cho con cái theo học những ngành sẽ có nhiều cơ
hội việc làm khi ra trường .... Điều này dẫn đến tình trạng học lệch xảy ra rất phổ biến. Bởi vậy,
chỉ có trang bị cho học sinh những điều các em mong muốn có thể ứng dụng trong thực tiễn, mà
cụ thể là các kỹ năng sống, mới có thể lôi cuốn học sinh vào giờ học, giúp học sinh học tốt môn
Ngữ văn. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học ngữ văn bằng tích hợp giáo dục

kỹ năng sống để nâng cao hiệu quả giờ học và trang bị những kỹ năng sống cho
học sinh là điều rất cần thiết.
Những hạn chế trong giảng dạy theo phương pháp cũ:
- Những giờ văn nhiều khi là giờ thông tin kiến thức một chiều với nội dung khô cứng,
thầy giảng trò ghi.
- Ít liên hệ thực tế cuộc sống.

- Ít chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống, vốn là cái mà học sinh rất cần
được trang bị theo nhu cầu cần thiết ứng dụng trong thực tiễn.
- Chưa có phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Học sinh ít tập trung, không muốn học và hay làm việc riêng.
4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến

Với những hạn chế trên, bản thân tôi thấy được tầm quan trọng của việc tạo
4


hứng thú cho học sinh trong các giờ học môn Ngữ văn bằng cách tích hợp giáo dục
kỹ năng sống. Với đặc thù của một môn học thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn,

ngoài chức năng hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực như: sử dụng tiếng Việt, tiếp
nhận các loại văn bản, trước hết là văn bản văn học, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được
những hiểu biết cơ bản về những lĩnh vực: văn học, văn hoá, xã hội, lịch sử và nhất là đời sống
nội tâm của con người. Bên cạnh việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, có khả
năng giao tiếp, nhận thức cuộc sống, môn học cũng góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, làm
giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, trong
việc tích hợp giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh, Ngữ văn là môn học có khả năng tốt nhất .

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, tình trạng học sinh THPT không thích thú
với các môn học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn, là thấy rõ và đã đến mức cần báo
động, dẫn đến chất lượng bộ môn này không cao. Điều đó có thể nhận thấy rõ nhất
qua kết quả các kì thi tốt nghiệp THPT trong những năm gần đây. Là người trực
tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn chương trình Trung học Phổ thông, thấy được tầm
quan trọng của bộ môn và thực trạng học văn hiện nay của các em, tôi đã đưa ra
phương pháp dạy học bằng cách tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
môn Ngữ văn thông qua các giờ lên lớp của mình, để học sinh có hứng thú học tập
nhằm nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn. Trong phạm vi đề tài tôi chỉ nghiên
cứu chương trình giảng dạy bộ môn này ở học kì I của khối lớp 11.
Những năm gần đây tôi đã sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các giờ
học bộ môn để tạo hứng thú cho học sinh. Với những đề tài và các nguồn tài liệu khác
nhau, tôi mới thấy sự hiệu quả độc lập của việc dạy học tích hợp giáo dục kỹ năng
sống trong môn Ngữ văn. Vì vậy tôi mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu đề tài này cho
nhiều bài thuộc các phần Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn để giúp học sinh yêu thích và
học tập có hiệu quả hơn trong bộ môn này.
5. Mục đích của giải pháp sáng kiến

- Sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống làm tăng hiệu quả dạy và học ở
trường trung học phổ thông góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
- Tạo sự hứng thú trong giờ học cho học sinh.
- Trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.

- Tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh để tránh được tình trạng truyền
thụ kiến thức một chiều.
- Rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, sáng tạo và tự tin khi trình bày trước
đám đông.
- Giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cơ bản qua từng bài, có ý thức
vận dụng tri thức, những kĩ năng tư duy vào cuộc sống, học tập và lao động.
6. Thời gian thực hiện

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu và theo kế
hoạch giảng dạy của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Sau bài viết số 01
của lớp 11 đầu năm học 2014 - 2015 tôi tiến hành thực hiện đề tài ngay. Cụ thể là:
từ ngày 11/9/2014 đến 30/12/2014.
5


7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

7.1.1.Quy trình thực hiện giải pháp
7.1.1.1. Mục tiêu tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua dạy
học bộ môn Ngữ văn
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp và
khả năng ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.
Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua giờ học bộ môn ngữ văn nhằm
trang bị cho học sinh những kiến thức và các giá trị trong cuộc sống, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực và cách ứng xử có văn hóa cho học sinh;
góp phần giúp các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, đạo đức và trí tuệ.

Để tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong các bài học , giáo viên cần phải xác định
đúng mục tiêu của bài, xác định rõ các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong

bài là gì và phần nội dung nào của bài học có thể tích hợp. Qua đó, giáo viên có
định hướng soạn bài và sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để tạo
điều kiện cho học sinh được thực hành kỹ năng sống trong quá trình học tập.
7.1.1.2. Các bước thực hiện tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong dạy học bộ môn Ngữ văn.
* Bước 1: Xác định bài học và các kỹ năng sống cần tích hợp giáo dục trong
bài.
- Chọn những bài học có khả năng sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống
nhằm giúp học sinh hình thành các kỹ năng.
- Xác định cụ thể các kỹ năng sống có thể tích hợp trong từng bài.
- Yêu cầu vận dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống phù hợp, tránh lồng
ghép gượng ép, máy móc.
Cụ thể một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong
chương trình môn Ngữ văn Lớp 11 học kỳ I như sau:
Bài: Tự tình
Các kỹ năng sống (KNS):
- Giao tiếp: bộc lộ được sự sẻ chia, đồng cảm trước khao khát tình yêu và hạnh phúc của
người phụ nữ; cảm thông và trân trọng khát vọng của họ.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về cách biểu hiện của chủ thể
trữ tình trong thơ ca trung đại.
- Ra quyết định: nhận thức và xác định sự thức tỉnh ý thức cá nhân, thức tỉnh về quyền
con người qua bài thơ.

Bài: Câu cá mùa thu
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp của cảnh thu đồng bằng bắc bộ qua
nghệ thuật miêu tả và dùng từ của tác giả.
6



- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cảnh thu, tình thu và nét nghệ thuật đặc sắc của
bài thơ.
- Tự nhận thức, rút ra bài học về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với đất
nước.

Bài: Thao tác lập luận phân tích
Các KNS:
- Tư duy sáng tạo: về việc vận dụng thao tác lập luận phân tích để triển khai vấn đề nghị
luận xã hội, văn học.
- Giao tiếp: trình bày ý tưởng về các yêu cầu và cách viết đoạn văn phân tích một vấn đề
xã hội, văn học.

Bài: Bài ca ngất ngưởng
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về tâm hồn, thái độ tự tin và ngạo nghễ của tác giả.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những nét nghệ thuật độc đáo của bài thơ: cách
xưng hô, lối nói khẩu ngữ, cách dùng từ ngất ngưởng.
- Tự nhận thức, rút ra bài học về lối sống cho bản thân.
- Ra quyết định: lựa chọn cách sống phù hợp với cuộc sống.

Bài: Trả bài viết số 01- Ra bài viết số 02 (về nhà)
Các KNS:
- Giải quyết vấn đề: xác định đúng vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng, biết
cách lập luận logic.
- Tự nhận thức, rút ra các giá trị chân chính trong cuộc sống.
- Ra quyết định: lựa chọn cho bản thân lối sống phù hợp với lứa tuổi.

Bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về tiếng khóc đau thương của tác giả trong bài văn

tế.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận hình tượng người nông dân nghĩa sĩ.
- Tự nhận thức: rút ra bài học cho bản thân về tình yêu quê hương đất nước.
Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
Các KNS:
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực: tìm hiểu về các thành ngữ, điển cố được vận
dụng; nêu ý nghĩa các thành ngữ, điển cố; lĩnh hội phần trình bày của người khác.
- Tự nhận thức: về vốn từ ngữ, thành ngữ, điển cố và khả năng sử dụng chúng trong giao
tiếp của bản thân.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, vận dụng các thành ngữ được biết vào trong hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ .

Bài: Hai đứa trẻ
Các KNS:
7


- Giao tiếp: bộc lộ sự đồng cảm, xót thương và cảm thông, trân trọng ước mong có một
cuộc sống tươi sáng của những kiếp người nghèo khổ.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận vẻ đẹp bình dị, nên thơ của bức tranh phố huyện
và tâm trạng hai đứa trẻ; nghệ thuật miêu tả tinh tế của tác giả.
- Tự nhận thức, rút ra bài học về một cuộc sống có ý nghĩa.

Bài: Ngữ cảnh
Các KNS:
- Giao tiếp: sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, lĩnh hội lời nói phù hợp với bối cảnh và
mục đích giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, đối chiếu các yếu tố ngữ cảnh, văn cảnh và hoàn cảnh giao
tiếp.
- Ra quyết định: lựa chọn cách nói, viết phù hợp với ngữ cảnh.


Bài: Chữ người tử tù
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và Quản ngục, về phong
cách nghệ thuật của tác giả qua tác phẩm .
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, về
cảnh cho chữ và quan điểm thẩm mỹ của tác giả.

Bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về đặc điểm các văn bản báo chí, về cá vấn đề được
nói tới trên báo chí .
- Tư duy sáng tạo: tìm và xử lí thông tin khi tìm hiểu các thể loại chủ yếu của vănbản báo
chí, đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí.

Bài: Chí Phèo
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, nhận thức về cách phản ánh hiện thực của tác giả, bi kịch
và khao khát của nhân vật Chí Phèo.
- Tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về những nhân vật điển hình và phong cách nghệ
thuật của tác giả.

Bài: Bản tin
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về: đặc điểm, cách viết bản tin.
- Tư duy sáng tạo: tìm và xử lí thông tin về: nội dung, cấu trúc, tiêu đề bản tin cần trình
bày.

Bài: Luyện tập viết bản tin
Các KNS:

- Giao tiếp: trình bày, trao đổi ý kiến về cách viết bản tin.
- Tư duy sáng tạo: tìm và xử lí thông tin về: nội dung, cấu trúc, tiêu đề bản tin cần trình
bày.
8


- Ra quyết định: xác định loại bản tin cần viết phù hợp với mục đích tạo lập.

Bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.
- Ra quyết định: xác định đối tượng, nội dung phỏng vấn phù hợp với mục đích.
- Có ý thức trách nhiệm khi thực hành phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.

Bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Các KNS:
- Giao tiếp: sử dụng một số kiểu câu thường dùng trong Tiếng Việt phù hợp mục đích,
đạt hiệu quả giao tiếp.
- Ra quyết định: lựa chọn, xác định, sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích giao tiếp.

Bài: Thực hành Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Các KNS:
- Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.
- Ra quyết định: xác định đối tượng, nội dung phỏng vấn phù hợp với mục đích, tham gia
thực hành đóng vai.
- Có ý thức trách nhiệm khi thực hành phỏng vấn, trả lời phỏng vấn.

* Bước 2: Lựa chọn phương pháp dạy học và phần nội dung bài học tích
hợp giáo dục kỹ năng sống.
+ Chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng vào bài học

để tạo điều kiện cho học sinh được thực hành kỹ năng sống trong quá trình học tập
trên lớp .
+ Xác định phần nội dung cụ thể của bài học có thể vận dụng giáo dục các
kỹ năng sống .
Cụ thể một vài bài:
Tiết
theo
PPCT

05

06

Tên bài dạy

Tự tình
(các kỹ năng: giao
tiếp, tư duy sáng
tạo, ra quyết định)
Câu cá mùa thu
(các kỹ năng: giao
tiếp, tư duy sáng
tạo, tự nhận thức)

Phương pháp, kỹ thuật
dạy học tích cực
- Thảo luận nhóm: suy nghĩ
và trao đổi về số phận của
người phụ nữ trong xã hội
cũ.

-Trình bày 1 phút: cảm nhận
của cá nhân về nội dung bài
thơ.
- Trình bày 1 phút: cảm
nhận của cá nhân về cảnh
thu.
- Động não, thảo luận
nhóm: cách thể hiện cảm
9

Phần nội dung bài học
tích hợp
- 2 câu cuối
- Tổng kết bài
- Tiểu kết 6 câu đầu
- Quá trình phân tích
cảnh thu, tình thu


xúc của bài thơ và tâm sự
của tác giả.
08

13,14

Thao tác lập luận
phân tích
(các kỹ năng: giao
tiếp, tư duy sáng
tạo)

Bài
ca
ngất
ngưởng
(các kỹ năng: giao
tiếp, tư duy sáng
tạo, ra quyết định,
tự nhận thức)

Viết sáng tạo: vận dụng kiến
thức để triển khai 1 vấn đề - Luyện tập
nghị luận
- Thảo luận, tranh luận theo
nhóm về lối sống ngất
- Giai đoạn khi ông đã
ngưởng của tác giả.
từ quan.
- Trình bày 1 phút: suy nghĩ
- Củng cố bài học.
cá nhân về lối sống phù hợp
với cuộc sống hiện tại.

* Bước 3: Thiết kế bài học.
- Khi soạn giáo án chuẩn bị cho tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ các kỹ
năng sống cơ bản được giáo dục trong bài để soạn bài cho đúng.
- Vận dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong bài cần đúng chỗ, đúng lúc
và chuẩn bị trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra để đảm bảo thực hiện đúng
mục tiêu bài học.
Cụ thể, thiết kế bài học “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
như sau:

Năm học: 2014- 2015
Ngày soạn: 08/9/2014
Ngày dạy: 11/9/2014

Tiết 6. Đọc văn
CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
- Nguyễn Khuyến A. Mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình ở làng quê Việt Nam vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và
tâm trạng thời thế.
- Thấy đượcc tài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến: nghệ thuật tả cảnh, tả tình,
gieo vần, …
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ.
10


3. Thái độ:
- Biết trân trọng tấm lòng yêu nước của thi nhân.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
B. Cách thức tiến hành.
- Kết hợp các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực: đọc hiểu, đọc diễn
cảm, động não, thảo luận nhóm và trình bày 1 phút.
- Tích hợp giáo dục các kỹ năng sống: giao tiếp, tư duy sáng tạo và tự nhận
thức.

C. Tiến trình giờ học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong 4 câu đầu
Bài thơ “Tự tình”.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1. Yêu cầu hs căn cứ I. Tìm hiểu chung.
vào phần TD sgk nêu:
1. Tác giả:
- Những nét chính về tác giả, tác
Nguyễn Khuyến (1835- 1909), quê: Yên Đổphẩm.
Bình Lục- Hà Nam.
- Ông đỗ đầu cả cả ba kì thi (Hương, Hội, Đình) nên
người ta gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Khuyến là
mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng và ngôn
ngữ thơ Nôm.
- Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu quê hương, đất
nước, gia đình, bè bạn, phản ánh cuộc sống thuần hậu, chất
phác, nghèo khổ của nhân dân. Đồng thời tỏ thái độ châm
biếm đả kích tầng lớp thống trị, bọn thực dân và tay sai
phong kiến.
2. Tác phẩm:
Nằm trong chùm thơ thu viết bằng chữ Nôm gồm 3 bài
:Thu Vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.
II. Đọc hiểu văn bản.

Hoạt động 2. Hướng dẫn hs đọc

văn bản và tìm thể loại của bài thơ.
Hoạt động 3. Tổ chức cho hs thảo
luận nhóm, gv chỉ định hs trình
bày. Nội dung thảo luận:
- Nhóm 1: Điểm nhìm cảnh thu
của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm
nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh

1. Đọc - Xác định thể loại:
Đây là bài thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát
cú Đường luật.
2. Tìm hiểu chi tiết:
2.1. Cảnh thu.
- Điểm nhìn từ trên thuyền câu -> nhìn ra mặt ao
nhìn lên bầu trời -> nhìn tới ngõ vắng -> trở về với
ao thu.
-> Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động,
được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần.

11


thu như thế nào?
- Nhóm 2. Những từ ngữ hình ảnh
nào gợi lên được nét riêng của
cảnh sắc mùa thu ( về đường nét
chuyển động, về màu sắc)? Hãy
cho biết đó là cảnh thu ở vùng quê
nào?


- Nhóm 3: Hãy nhận xét về không
gian thu trong bài thơ qua các
hình ảnh, sự chuyển động và âm
thanh?

- Mang đặc trưng riêng của cảnh sắc mùa thu ở
làng quê vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ:
không khí dịu nhẹ với vẻ đẹp thanh sơ của cảnh
vật. Thể hiện qua:
+ Màu sắc: trong veo, sóng biếc, lá vàng, xanh
ngắt
+ Đường nét chuyển động: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo,
lơ lửng.
- Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn:
Hình ảnh:
+ Sóng hơi gợn tí.
+ Lá khẽ đưa vèo
+ Mây lơ lửng
+ Ngõ trúc vắng teo
-> Các hình ảnh được miêu tả trong trạng thái
ngưng chuyển động, hoặc chuyển động nhẹ, khẽ.
Âm thanh :
“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
-> một tiếng động duy nhất không phá vỡ cái tĩnh
lặng, mà càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của
cảnh vật -> Thủ pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
=> Cảnh thu đẹp, nhưng vắng vẻ, tĩnh lặng. Cảnh bình
dị, thân thuộc thể hiện cái hồn của cảnh thu và của
cuộc sống ở nông thôn xưa.


- Trình bày 1 phút: Yêu cầu học
sinh nêu cảm nhận của cá nhân về
cảnh thu trong bài. Sau đó giáo
viên nhận xét, ghi tiểu kết.
4.2.Tình thu.
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận
- Nhóm 4: Nhan đề bài thơ ( “Câu cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.
cá mùa thu”) với nội dung của bài + Tư thế ngồi: “Tựa gối buông cần” ->Một tâm thế
thơ có liên quan gì đến nhau nhàn trong sự chờ đợi: “lâu chẳng được”.
không? Không gian trong bài thơ + Một cái chợt tỉnh mơ hồ: “Cá đâu đớp động”
góp phần diễn tả tâm trạng như thế - Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong
nào? Đó là tâm trạng gì?
tâm hồn nhà thơ - > nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn
khúc trong cõi lòng thi nhân trong bối cảnh nước
mất.
-> một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất
nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc
của tác giả.
4.3. Đặc sắc nghệ thuật.
- Trình bày 1 phút: Em hãy cho - Cách gieo vần đặc biệt: Vần " eo "(tử vận) khó
biết cách gieo vần trong bài thơ có làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc
gì đặc biệt? cách gieo vần ấy cho đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng,
ta cảm nhận về cảnh thu như thế thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy
nào?
uẩn khúc của nhà thơ.
- Lấy động nói tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương
12


Hoạt động 4.

HS đọc phần ghi nhớ SGK

Đông.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ: SGK.
IV. .

4. Củng cố - Hướng dẫn về nhà.
- Đọc lại diễn cảmvăn bản. Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm nội dung bài học.
+ Về nội dung: Vẻ đẹp của mùa thu làng cảnh Việt Nam. Cảnh thu đẹp nhưng buồn
và tĩnh lặng. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và tâm sự
thời thế của tác giả.
+ Về nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, cách gieo vần không chỉ là
hình thức chơi chữ mà dùng để diễn đạt nội dung. Từ ngữ và hình ảnh thơ và mang
đậm chất dân tộc.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
*Bước 4: Tiến hành thực nghiệm
- Trong quá trình giờ học, giáo viên phải tạo sự tương tác giữa thầy và trò,
cho học sinh trải nghiệm qua các tình huống thực tế, từ đó giúp các em biết hình
thành và hiểu rõ hơn nữa về các kĩ năng sống thông qua một tiết dạy.
- Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu, kế hoạch
của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Thời gian thực nghiệm
Thứ /ngày
Năm, 11/09/2014
Năm, 11/09/2014
Hai, 15/09/2014
Năm, 25/09/2014
Hai, 06/10/2014

Hai, 06/10/2014
Năm, 09/10/2014
Hai, 13/10/2014
Hai, 03/11/2014
Năm, 06/11/2014
Hai, 10/11/2014
Hai, 10/11/2014
Năm, 13/11/2014
Bảy, 22/11/2014
Năm, 04/12/2014
Hai, 01/12/2014
Năm, 04/12/2014

Phân môn
Đọc văn
Đọc văn
Làm văn
Đọc văn
Làm văn

Tiết theo
PPCT
05
06
08
13,14
19

Tên bài dạy
Tự tình

Câu cá mùa thu
Thao tác lập luận phân tích
Bài ca ngất ngưởng
Trả bài viết số 1- Ra bài viết số 2
Học sinh làm ở nhà)

Đọc văn

20,21,22

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tiếng Việt
Đọc văn

23
35,36,37

Hai đứa trẻ

Tiếng Việt

38

Ngữ cảnh

Đọc văn

39,40,41


Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chữ người tử tù

Tiếng Việt

44,52

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đọc văn

50,51,

Chí Phèo

13


Hai, 08/12/2014
Năm, 11/12/2014
Bảy, 13/12/2014
Bảy, 13/12/2014

Tiếng Việt
Tiếng Việt
Làm văn

53,54
56

59
60

Sáu, 19/12/2014

Tiếng Việt

66

Ba, 30/12/2014

Làm văn

71

Bản tin
Luyện tập viết bản tin
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Thực hành một số kiểu câu trong
văn bản
Luyện tập phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn

7.1.2. Kết quả thực hiện giải pháp
Nghiên cứu đề tài này được tiến hành trên hai nhóm đối tượng học sinh. Đó
là lớp 11A1 và 11A2 Trường THPT Trần Quốc Tuấn, nơi tôi đang trực tiếp giảng
dạy, vì có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng như: tương đồng nhau về số lượng, về dân tộc, về ý thức học tập, các em học
sinh ở 2 lớp đều tích cực, chủ động trong học tập và đặc biệt là chất lượng học tập
đầu năm của hai lớp tương đương nhau.

Tôi chọn nhóm học sinh lớp 11A1 (46 học sinh) làm nhóm thực nghiệm
(N1), nhóm học sinh 11A2 (46 học sinh) làm nhóm đối chứng (N2). Nhóm thực
nghiệm được tổ chức dạy và học bằng sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống.
Trong mỗi giờ học, tôi đều tạo điều kiện cho các em trải nghiệm qua các tình
huống cụ thể bằng một số phương pháp phù hợp như thảo luận nhóm, trình bày 1
phút, thuyết trình, …. Sau thời gian hơn 3 tháng sử dụng giải pháp, theo phân phối
chương trình tôi tiến hành kiểm tra 90 phút (kiểm tra học kỳ I), sử dụng bài kiểm
tra để kiểm chứng. Kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
như sau. (nội dung đề- đáp án - ma trận được thể hiện trong báo cáo NCKHSPƯD)
Kết quả điểm khảo sát sau khi thực hiện giải pháp:
LỚP THỰC NGHIỆM (11A1)
Điểm
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Thị Ẩn

Lâm Lương Bằng
Lê Mai Thảo Bình
Phạm Văn Đăng
Lê Quốc Dũng
Nguyễn Ngọc Duy
Nguyễn Gia Hãn
Lê Anh Hào
Nguyễn Thị Hảo
Đỗ Thị Thanh Hiền
Đặng Quang Học
Kiều Thị Kim Khuê

KT
cuối

LỚP ĐỐI CHỨNG (11A2)
Điểm
STT

HKI
6.0
8.0
7.0
7.0
6.0
7.5
5.5
6.0
7.0
8.0

7.0
8.0

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
14

HỌ VÀ TÊN

Bùi Thị Hoàng Anh
Phan Tấn Bảo
Lê Hải Đăng
Trần Quang Đạo
Phan Thị Mỹ Diên
Lê Thành Diêu
Thái Bình Dương
Bùi Thế Duy
Trần Quốc Anh Duy
Nguyễn Trọng Hải
Nguyễn Thị Thu Hiền

Lương Trung Hiếu

KT
cuối
HKI
8.5
6.0
6.5
7.0
6.0
6.0
8.0
6.0
6.0
5.5
6.0
7.5


13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29

Nguyễn Hoàng Hiền Lam
Nguyễn Thành Lân
Bùi Huỳnh Nhật Lệ
Hồ Thị Yến Linh
Nguyễn Thị Hoài Linh
Nguyễn Thị Hồng Linh
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Lê Nguyễn Đăng Nguyên
Lê Sĩ Nguyên
Lê Hoài Nhiên
Lê Quỳnh Như
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Phạm Thị Kim Phụng
Đặng Thị Hoài Phương
Lê Văn Quý
Hồ Hoàng Châu Quỳnh
Huỳnh Nguyễn Như Quỳnh

6.0
7.5
8.5
7.0
8.0

7.5
7.0
8.0
9.0
7.5
7.0
7.0
8.5
8.0
8.0
8.0
6.0

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29


Nguyễn Đàm Huy
Tràn Quang Huy
Võ Vinh Huy
Ngô Văn Huynh
Trần Thị Kiều Kha
Lương Tấn Khải
Phan Thị Tố Kim
Phạm Thị Trúc Lam
Nguyễn Hữu Lợi
Võ Văn Lợi
Lê Khánh Ly
Nguyễn Thị Ly
Nguyễn Za Ly
Lê Thành Nghĩa
Lê Thị Hoài Nhi
Nguyễn Thị Yến Nhi
Đinh Tiểu Nhung

5.0
7.0
5.0
6.5
6.5
4.0
6.5
6.0
6.5
6.0
6.0

7.0
6.5
5.0
6.5
6.5
6.5

30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46

Nguyễn Ngọc Sơn

8.0
6.5
7.5

7.5
8.5
6.0
6.0
7.5
7.0
7.0
8.0
7.5
8.5
7.0
7.0
8.0
8.0

Lê Thị Hoàng Phúc
Nguyễn Thị Loan Phượng
Nguyễn Thị Bích Qui
Nguyễn Thị Hồng Quyên
Đỗ Hồng Sơn
Nguyễn Vũ Sơn
Lê Quang Tân
Đào Quỳnh Như Thảo
Hồ Thị Phương Thảo
Ngô Nguyên Thảo
Phạm Phương Thảo
Nguyễn Thị Kim Thoa
Trần Thị Bích Thủy
Lê Quốc Trung
Nguyễn Việt Tường

Phan Thanh Tuyền
Trần Nguyễn Công Vinh

8.5

Phạm Thanh Sơn
Võ Minh Tài
Nguyễn Văn Thi
Nguyễn Thị Kim Thư
Võ Thành Thuận
Trần Thị Anh Thương
Nguyễn Thị Kim Tiến
Phan Anh Tín
Lê Minh Tư
Ngô Văn Tuấn
Đào Thanh Vân
Đặng Lê Tường Vi
Đỗ Văn Vinh
Võ Việt Vũ
Lê Thị Ngọc Yến
Nguyễn Thị Mỹ Yến

30
31
32
33
34
35
36
37

38
39
40
41
42
43
44
45
46

6.0
6.0
7.0
7.0
7.5
6.0
6.5
7.0
6.0
7.0
6.0
8.5
6.5
7.0
6.5
6.5

Kết quả thống kê điểm bài kiểm tra khi sử dụng đề tài như sau:
Lớp


SL học
sinh

Giỏi

Khá

SL

%

SL

11A1

46

17

36,9

21

11A2

46

4

8,7


23

15

Trung bình
%

45,
7
50,
0

Dưới TB

SL

%

SL

%

8

17,4

0

0


18

39,1

1

2,2


Các thông số thống kê sau tác động (tính từ Excel ):
N1

N2

7.3

6.5

0.84

0.89

Giá trị trung bình
=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)
Giá trị p2 (ttest phụ thuộc)

0.000000


=ttest(array1,arry2,tail,type)
Mức độ ảnh hưởng (độ chênh lệch giá
trị trung bình chuẩn)

0.898

SMD = (averageN1 –
averageN2)/stdevN2

Theo bảng tiêu chí của Cohen

Tiêu chí Cohen

Mức độ ảnh
hưởng

> 1.0

Rất lớn

0.8 – 1.0

Lớn

0.5 – 0.79

Trung bình

0.2 – 0.4


Nhỏ

< 0.2

Rất nhỏ

Kết quả nghiên cứu của đề
tài
SMD = 0.898

Kết quả giá trị trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực
nghiệm là 7,3; kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng là 6,5. Giá trị chênh lệch
điểm số giữa hai nhóm là 0,8. Điều này cho thấy điểm trung bình của hai nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có
điểm số trung bình cao hơn nhóm không tác động. Phép kiểm chứng t test về giá trị
trung bình sau tác động của hai nhóm là p2 = 0,000000 < 0,05. Kết quả này khẳng
định sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là
16


có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,898. Điều này cho thấy mức độ ảnh
hưởng của việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn
Ngữ văn của nhóm thực nghiệm là lớn. Vậy vấn đề “ Tích hợp giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn trường THPT nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn” đã được kiểm chứng.
Qua kết quả thu nhận được sau một thời gian áp dụng phương pháp dạy học
tích hợp giáo dục kỹ năng sống, tôi thấy học sinh học tập bộ môn đã có được sự

nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn; tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi,
khá tăng cao. Đa số các em chủ động hơn và tự nhận thức trong học tập như: có sự
chuẩn bị bài trước khi lên lớp, trong giờ học tích cực xây dựng bài và hứng thú hơn
với môn Ngữ văn. Đồng thời các em biết cách trình bày vấn đề và tự tin hơn khi
phát biểu trước tập thể lớp. Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho các em trong cuộc
sống.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng của sáng kiến

Đề tài này đã được áp dụng rộng rãi trong trường học. Với kết quả
của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp trong ngành giáo dục quan tâm
và chia sẻ để có thể ứng dụng vào trong quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú và
nâng cao hiệu quả học tập bộ môn Ngữ văn cho học sinh.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến

Việc “Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Ngữ
văn trường THPT nhằm nâng cao chất lượng bộ môn ” đã đem lại lợi ích như sau:
- Giờ học có tích hợp giáo dục kỹ năng sống bao giờ cũng sinh động, thân
thiện và tích cực.
- Học sinh hứng thú và thoải mái hơn trong học tập.
- Học sinh tự giác và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động của lớp, của
trường.
- Học sinh có ý thức cá nhân và tinh thần tập thể hơn khi cùng xây dựng tập
thể tiến bộ, đưa phong trào thi đua của lớp đi lên.
- Kết quả và thành tích học tập của học sinh cao hơn.
- Nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn.
- Trang bị cho học sinh một số kỹ năng sống cần thiết để bước vào đời.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều trình bày trên đây là đúng sự thật và không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tác giả sáng kiến
Xác nhận của đơn vị

(Chữ ký và họ tên)
(Chữ ký, dấu)

17


Tăng Huỳnh Thanh Trang

18


19



×