Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐỀ tài TÍCH hợp GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNG TRONG dạy học môn NGỮ văn TRƯỜNG THPT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.21 KB, 14 trang )

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
Giáo viên: Tăng Huỳnh Thanh Trang
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta là phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được khả năng sáng
tạo của người học. Đây là yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về mặt phương pháp nhằm
khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, đồng thời hình thành và rèn luyện
lối tư duy sáng tạo ở học sinh. Đặc biệt, đối với các môn học xã hội, nhất là môn
Ngữ văn, giáo viên không chỉ truyền thụ cho học sinh những tri thức mà còn đòi
hỏi giúp cho học sinh năng lực chủ động lĩnh hội tri thức, niềm say mê và hứng
thú đối với môn học. Theo điều 5 của Luật giáo dục nước ta, yêu cầu về nội
dung phương pháp giáo dục chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực tự giác, chủ động , tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên.” (Luật giáo dục 2005, điều 5). Đồng thời, điều 28 Luật giáo dục quy định:
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh” (Luật giáo dục 2005). Như vậy, giáo dục trong giai
đoạn hiện nay, ngoài trang bị tri thức còn phải hình thành những kỹ năng sống
cần thiết cho học sinh.
Đặc biệt, năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện theo hình thức thi THPT
quốc gia. Trong đó, Toán học, Ngữ văn và Ngoại ngữ là những môn thi bắt
buộc. Nhưng thực trạng trong nhà trường hiện nay là phần lớn học sinh không
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn



1


thích học môn Ngữ văn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do việc dạy
môn học này không gây được hứng thú cho học sinh. Những giờ văn nhiều khi
là giờ thông tin kiến thức một chiều với nội dung khô cứng. Học xong một giờ
văn, học sinh thu được cái mà các em cần theo nhu cầu cần thiết ứng dụng trong
thực tiễn như các kỹ năng: giao tiếp, giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản
thân … là quá ít. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác như: nhu cầu xã
hội đang đề cao các môn Tin học, Ngoại ngữ …; hay bố mẹ định hướng cho con
cái theo học những ngành sau này ra trường có nhiều cơ hội việc làm ...
Bởi vậy, chỉ có trang bị cho học sinh những điều các em mong muốn có
thể ứng dụng trong thực tiễn, mà cụ thể là các kỹ năng sống, mới có thể lôi cuốn
học sinh vào giờ học, giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn. Trước những yêu cầu
hết sức thiết thực, tôi xin trình bày ra đây những điều rút ra được từ thực tiễn,
mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm đóng góp phần nào kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả giờ học và trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho học
sinh.
Có thể nói, môn Ngữ văn có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm cho học sinh. Qua đó góp phần hình thành những con người có
trình độ học vấn, tích cực chủ động trong cuộc sống, nhất là trong giai đoạn phát
triển như hiện nay. Với đặc thù của một môn học thuộc phạm vi khoa học xã hội
và nhân văn, ngoài chức năng hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực
như: sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận các loại văn bản, trước hết là văn bản văn
học, môn Ngữ văn còn giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về những
lĩnh vực: văn học, văn hoá, xã hội, lịch sử và nhất là đời sống nội tâm của con
người.
Bên cạnh việc giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, có khả
năng giao tiếp, nhận thức cuộc sống, môn học cũng góp phần bồi dưỡng năng

lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mỹ và định hướng thị hiếu lành mạnh để
hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, trong việc tích hợp giáo dục các kỹ năng sống cho
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

2


học sinh, Ngữ văn là môn học có khả năng tốt nhất .
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương nhau về học lực
và hạnh kiểm. Đó là các em học sinh lớp 11A1 (gồm 46 em – nhóm thực
nghiệm); lớp 11A2 (gồm 46 em - nhóm đối chứng). Nhóm thực nghiệm được
thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ tiết 05 đến tiết 71. Nhóm đối
chứng được dạy bình thường trong cùng thời gian và phạm vi trên.
Kết quả cho thấy giải pháp đã có tác động rất tích cực đến kết quả học tập
và nhận thức của các em. Điểm số thi đua của các em nhóm thực nghiệm cao và
đồng đều hơn so với nhóm đối chứng và các em đã yêu thích giờ Văn hơn; chất
lượng làm bài môn Văn của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối
chứng. Kết quả sau khi tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là
7.3, của nhóm đối chứng là 6.5.
Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p <0.05 có nghĩa là có sự khác biệt
giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ
rằng “Việc vận dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ
văn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn” đã nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học
sinh yêu thích, chăm học hơn và có ý thức hơn.
Để có được kết luận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, chứng minh các dữ liệu thu
thập được như sau (các công thức có sẵn trong bảng Excel, internet):
- Giá trị trung bình: Average (number1, number2…);

- Độ lệch chuẩn: Stdev (number1, number2…);
- T-test, độc lập để so sánh kết quả ở một thời điểm của 2 nhóm đối
tượng: (p1) = T-test(array1, array2, array3, tail, type).
- T-test phụ thuộc để so sánh kết quả ở hai thời điểm khác nhau của cùng
một nhóm đối tượng: (p2) = T-test(array1, array2, array3, tail, type).
- Mức độ ảnh hưởng sau tác động (giá trị trung bình chuẩn):
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

3


SMD = (AverageN1- averageN2)/StdevN2
II. GIỚI THIỆU
Thực trạng hiện nay, tình trạng học sinh THPT không thích thú với các
môn học xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn đã đến mức cần báo động dẫn đến chất
lượng bộ môn này không cao. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất qua kết quả các
kì thi tốt nghiệp THPT. Làm thế nào để học sinh thật sự hứng thú học Văn? Làm
thế nào để học sinh có thể tiếp thu tốt nội dung bài học? Làm thế nào trang bị
cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết? Làm thế nào để những giờ học môn
Ngữ văn trôi qua thật nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao? Là người trực tiếp giảng
dạy bộ môn Ngữ văn chương trình trung học phổ thông, thấy được tầm quan
trọng của bộ môn Ngữ văn đối với đời sống xã hội của chúng ta và thực trạng
học văn hiện nay, tôi cũng muốn thông qua các giờ lên lớp của mình giúp cho
học sinh có hứng thú học Văn nhằm nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã vận dụng “Tích hợp
giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng
bộ môn”.
Vấn đề nghiên cứu đặt ra ở đây là việc sử dụng “Tích hợp giáo dục kỹ

năng sống trong dạy học môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn” có
thể nâng cao kết quả học tập của các em hay không?
Giả thuyết của tôi khẳng định là có. Sự khẳng định được chứng minh,
phân tích qua các dữ liệu thu thập được ở các phần dưới đây.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn hai lớp 11A1 và 11A2 Trường THPT Trần Quốc Tuấn vì có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
Học sinh hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

4


Về giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 11A1 và 11A2
Trường THPT Trần Quốc Tuấn
Bảng 1
Số học sinh các nhóm

Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ


Kinh

Lớp 11A1 (N1)

46

22

24

46

Lớp 11A2 (N2)

46

21

25

46

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều có thái độ học tập tích
cực, chủ động.
Về thành tích học tập căn cứ trên kết quả năm học trước, hai lớp tương
đương nhau về chất lượng học lực và hạnh kiểm.
2. Thiết kế nghiên cứu
Để có được kết quả một cách chính xác về vấn đề nghiên cứu, tôi chọn
kiểu thiết kế 2 “Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương”
với mô hình sau:

Bảng 2
Nhóm

Trước tác

N1

động
O1

Tác động

Sau tác

Sử dụng tích hợp giáo dục kỹ

động
O3

năng sống qua dạy học môn
Ngữ văn nhằm nâng cao chất
N2

O2

lượng bộ môn.
Không sử dụng tích hợp giáo

O4


dục kỹ năng sống qua dạy học
môn Ngữ văn nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn.
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

5


3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Đối với lớp đối chứng (11A2) không sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng
sống qua dạy học môn Ngữ văn, quy trình chuẩn bị như bình thường.
- Đối với lớp thực nghiệm (11A1), thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng
tích hợp giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh hứng thú học tập và hình
thành các kỹ năng.
*Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời gian biểu, kế hoạch
của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:

Bảng 3: Thời gian thực nghiệm

Thứ /ngày
Năm, 11/09/2014
Năm, 11/09/2014
Hai, 15/09/2014
Năm, 18/09/2014
Năm, 25/09/2014
Hai, 06/10/2014

Hai, 06/10/2014
Năm, 09/10/2014
Hai, 13/10/2014
Hai, 03/11/2014
Năm, 06/11/2014
Hai, 10/11/2014
Hai, 10/11/2014
Năm, 13/11/2014
Bảy, 22/11/2014

Phân môn
Đọc văn
Đọc văn
Làm văn
Đọc văn
Đọc văn
Làm văn

Tiết theo
PPCT
05
06
08
09,10
13,14
19

Đọc văn

20,21,22


Tiếng Việt
Đọc văn

23

Tên bài dạy
Tự tình
Câu cá mùa thu
Thao tác lập luận phân tích
Thương vợ
Bài ca ngất ngưởng
Trả bài viết số 1- Ra bài viết số 2
Học sinh làm ở nhà)
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Thực hành về thành ngữ, điển cố

35,36,37

Hai đứa trẻ

Tiếng Việt

38

Ngữ cảnh

Đọc văn

39,40,41


Tiếng Việt

44,52

Chữ người tử tù
Phong cách ngôn ngữ báo chí

Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

6


Năm, 04/12/2014
Hai, 01/12/2014

50,51,

Năm, 04/12/2014

Đọc văn

Hai, 08/12/2014
Năm, 11/12/2014
Bảy, 13/12/2014
Bảy, 13/12/2014

Tiếng Việt

Tiếng Việt
Làm văn

56
59
60

Sáu, 19/12/2014

Tiếng Việt

66

Ba, 30/12/2014

Làm văn

71

53,54

Chí Phèo
Bản tin
Luyện tập viết bản tin
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Thực hành một số kiểu câu trong
văn bản
Luyện tập phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn


4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của tôi là thông tin về
điểm số của bài kiểm tra đầu học kỳ 1, (dùng làm bài kiểm tra trước tác động) và
điểm số bài kiểm tra kết thúc học kỳ 1 (Kiểm tra sau tác động).
Thông tin về 2 dữ liệu này ở phụ lục 1, và phụ lục 2 (Phần phụ lục đề tài)
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả các thông số thống kê trước tác động:
Bảng 4
Giá trị trung bình

N1
5.8

N2
6.2

=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn

1.12

0.98

=stdev(number1, number2…)
Giá trị p1 (ttest độc lập)

0.088

=ttest(array1,arry2,tail,type)


Các thông số thống kê sau tác động:
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

7


Bảng 5
Giá trị trung bình

N1
7.3

N2
6.5

=average(number1, number2…)
Độ lệch chuẩn

0.84

0.89

=stdev(number1, number2…)
Giá trị p2 (ttest phụ thuộc)
=ttest(array1,arry2,tail,type)
Mức độ ảnh hưởng (độ chênh lệch giá
trị trung bình chuẩn)


0.000000
0.898

SMD = (averageN1 –
averageN2)/stdevN2

Căn cứ vào kết quả của Bảng 4, hàm T-test (độc lập) cho kết quả p1=
0.088> 0.05 là không có ý nghĩa, điều này chứng tỏ 2 nhóm được chọn trước tác
động tương đương nhau.
Tại Bảng 5, sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch trung bình bằng hàm
Ttest (phụ thuộc) cho ta giá trị p2 = 0.000000 < 0.05, điều này cho thấy chênh
lệch giá trị trung bình giữa 2 lần kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực
nghiệm là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch về giá trị điểm trung bình của kiểm
tra sau tác động cao hơn kiểm tra trước tác động là không ngẫu nhiên mà do kết
quả của việc tác động khi sử dụng hệ thống các giải pháp mới mang lại.
Điều này cũng chứng minh sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do
kết quả của tác động.
Cũng tại Bảng 5, Kết quả SMD = 0.898
Theo bảng tiêu chí của Cohen

Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

8


Tiêu chí Cohen


Mức độ ảnh

> 1.0

hưởng
Rất lớn

0.8 – 1.0

Lớn

0.5 – 0.79

Trung bình

0.2 – 0.4

Nhỏ

< 0.2

Rất nhỏ

Kết quả nghiên cứu
của đề tài
SMD = 0.898

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.898 cho thấy mức độ ảnh
hưởng của việc thực nghiệm bằng đưa tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy

học môn Ngữ văn là rất có hiệu quả.
Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu việc sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng
sống trong dạy học môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn đã được
chứng minh.

Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

9


Biểu đồ so sánh số đo trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
môn Ngữ văn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn là một giải pháp tốt. Để sử
dụng có hiệu quả, trước tiên, giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì, nhẫn nại và có
tâm huyết; đồng thời phải có sự đầu tư, tìm tòi và sáng tạo trong cách thiết kế
bài học hợp lý. Và quan trọng nhất, giáo viên phải biết cách lồng ghép nội dung
tích hợp để giờ học không gượng ép, khô khan và không mang tính thuyết
giảng; cần tạo không khí thoải mái cho học sinh để mỗi giờ học Ngữ văn trôi
qua là những khoảng thời gian học tập nhẹ nhàng. Tùy nội dung của mỗi bài mà
giáo viên có sự chuẩn bị cho phù hợp.
Tuy nhiên, thời lượng của một tiết học không nhiều. Trong khoảng thời
gian 45 phút, giáo viên phải đảm bảo đầy đủ các bước lên lớp cùng với yêu cầu
nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh nhiều, nên việc vận dụng tích hợp
giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn làm một số giáo viên gặp
không ít khó khăn nếu không phân bổ thời lượng giờ học hợp lý, khoa học. Mặc
khác, với những tình huống sư phạm có thể xảy ra trong quá trình tương tác giữa

thầy và trò, đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm sống và sự khéo léo trong xử
lý tình huống để việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ
văn đạt hiệu quả.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Sau một thời gian sử dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học
môn Ngữ văn, tôi thấy kết quả như sau:
- Học sinh chủ động soạn bài, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp.
- Trong giờ học, các em tích cực tham gia xây dựng bài học.
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

10


- Học sinh tự giác và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động của lớp,
của trường.
- Học sinh có ý thức cá nhân và tinh thần tập thể hơn khi cùng xây dựng
tập thể tiến bộ, đưa phong trào thi đua của lớp đi lên.
- Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập cho học sinh trong các
giờ học Ngữ văn.
- Kết quả và thành tích học tập của học sinh cao hơn.
- Nâng cao được chất lượng dạy và học bộ môn.
Nhìn chung, tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong dạy học môn Ngữ văn
nhằm nâng cao chất lượng bộ môn đạt hiệu quả thì bản thân giáo viên không
ngừng học tập, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm cung
cấp đầy đủ kiến thức cần đạt của bài học và trang bị các kỹ năng sống cần thiết
cho các em.
Đồng thời giáo viên tạo cho lớp học không khí thoải mái, hứng thú làm

cho học sinh yêu thích môn học để chất lượng học tập ngày càng cao hơn.
2. Khuyến nghị
Để đề tài này đạt hiệu quả hơn và có thể sử dụng rộng rãi, tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến tận tình của các đồng nghiệp. Với kết quả của đề
tài này, tôi mong rằng các thầy, cô giáo quan tâm và chia sẻ để có thể ứng dụng
vào trong quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập
cho học sinh.
Không có phương pháp dạy học nào là tuyệt đối nên bản thân người giáo
viên phải biết tìm tòi, học hỏi, rút kinh nghiệm, phối hợp nhiều phương pháp
tích cực phù hợp để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được xét công
nhận hằng năm, câc cấp quản lý giáo dục cần công bố để giáo viên được tham
khảo và học tập kinh nghiệm trong giảng dạy. Đồng thời, công tác tập huấn
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

11


chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học cần tổ chức thường xuyên để
những thông tin mới được cập nhật một cách kịp thời giúp cho công tác giảng
dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đánh giá của các cấp./.

Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ văn 10, tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
2. Ngữ văn 10, tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
3. Ngữ văn 11, tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
4. Ngữ văn 11, tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
5. Ngữ văn 12, tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
6. Ngữ văn 12, tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
7. Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
8. Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
9. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
10. Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập hai.Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
11.Sách giáo viên Ngữ văn 12,tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
12. Sách giáo viên Ngữ văn 12,tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
13. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10.
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010.
14. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 11.
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010.
Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

13


15. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 12.
Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2010.
16. Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng . Bộ GDĐT. Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2010.

17. Tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường
THPT . Bộ Giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2010.
18.

Mạng

Internet:

www.baigiang.violet.vn,

tvtlbachkim.com,

giaovien.net.

Đề tài: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
- Người thực hiện: Tăng Huỳnh Thanh Trang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn

14



×