Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Những bài thuốc Nam trị các bệnh mùa hè docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.66 KB, 6 trang )



Những bài thuốc Nam trị
các bệnh mùa hè

Mùa hè do thời tiết nóng nực lại mưa nhiều nên mọi
người dễ mắc một số bệnh, trong đó bệnh viêm nhiễm
khá phổ biến. Trong Đông y sử dụng một số bài thuốc
thanh nhiệt kết hợp điều trị.
Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính mát, có tác dụng
thanh nhiệt tả hoả, lương huyết giải độc, dùng để chữa các
chứng nhiệt vào sâu biểu hiện như mụn nhọt, huyết nhiệt
chảy máu, đau sưng họng, đau mắt đỏ, bệnh sốt cao, bệnh
lỵ

Để chữa sớm một số bệnh đơn giản ngay tại nhà khi mới mắc
bệnh, xin giới thiệu một số vị thuốc Nam thanh nhiệt sau:
1. Bồ công anh (hoàng hoa địa đinh, diếp hoang, diếp trời,
diếp dại, mũi mác): Sử dụng cả cây lẫn rễ, có vị đắng, ngọt,
hàn vào kinh can, kinh vị. Công dụng thanh nhiệt giải độc,
thường dùng để chữa đinh độc, viêm vú, đau mắt đỏ, hoàng
đản, chữa mụn nhọt chốc lở
Các phương thuốc có bồ công anh:
- Bồ công anh tươi một nắm (20 - 40g), sắc uống chữa sưng
vú, đinh độc. Hoặc giã nát cho vào một ít muối đắp vào chỗ
bị viêm tấy.
- Bồ công anh 15g, sài đất 10g, cam thảo đất 2g, ké đầu ngựa
10g, kim ngân hoa 5g sắc uống uống ngày một thang để chữa
mụn nhọt, chốc lở.
2. Dành dành: Sử dụng quả, lá. Quả chín màu vàng đỏ, chứa
nhiều hạt gọi là chi tử. Công dụng: tả nhiệt trừ phiền, tiết


nhiệt lợi tiểu, lương huyết chỉ huyết.
Một số phương thuốc có chi tử:
- Chi tử 6g, đậu sị 12g sắc uống ngày 2 lần, để chữa nhiệt uất
ở ngực sườn, bồn chồn khó ngủ.
- Nếu bị đụng dập chấn thương, máu tụ sưng đau, bỏng lửa,
bỏng nước thì dùng lá dành dành tươi đắp nơi sưng đau, quả
tươi giã trộn với lòng trắng trứng gà đắp ngoài. Lá tươi đắp
để chữa đau mắt đỏ.
3. Trúc diệp (lá tre), trúc diệp tâm (nõn tre): Có tác dụng
thanh nhiệt, chữa bệnh nhiệt có phiền khát, sinh tân chỉ khát,
chữa ngoại cảm phong nhiệt, thanh tâm, thông khiếu, tiểu ít,
nước tiểu màu đỏ, loét ở miệng do nhiệt. Thấu chẩn giải biểu
chữa sởi thời kỳ sởi mọc.
Các phương thuốc có trúc diệp (lá tre, nõn tre):
- Trúc diệp 20g, kim ngân hoa 16g, sài đất 16g, sa sâm 12g,
cát căn (củ sắn dây) 12g, mạch môn 12g, cam thảo đất 12g để
thanh tả phế nhiệt, thấu chẩn giải biểu, chữa sởi thời kỳ sởi
mọc.
- Sinh địa 20g, cam thảo 6g, cỏ nhọ nồi 20g, mộc thông 16g,
trúc diệp (lá tre) 20g để thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa đái rắt
buốt.
4. Dấp cá, lá dấp (ngư tinh thảo): Có thể sử dụng cả cây
hoặc chỉ dùng lá. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu
thông lâm, tiêu mụn nhọt, ho có đờm đặc, cầm máu
Các phương thuốc có lá dấp cá:
- Lá dấp cá giã nát trộn với một ít muối đắp tại chỗ để chữa
mụn nhọt.
- Lá dấp cá 10g, bồ công anh 12g, liên kiều 12g, cúc hoa 12g
sắc uống để chữa phế nhiệt, ho có đờm.
- Lá dấp cá 10g, xa tiền tử (hạt mã đề) 12g, để lợi niệu thông

lâm.
- Lá dấp cá 20g giã nát đắp tại chỗ để cầm máu (chảy máu do
trĩ nội, trĩ ngoại).
Để sử dụng có hiệu quả thuốc thanh nhiệt, cần chẩn đoán
chính xác về nguyên nhân gây bệnh. Do thuốc thanh nhiệt có
tính mát nên khi dùng cần cẩn thận cho những người tỳ vị hư
nhược, ăn kém, đi ngoài phân lỏng. Khi thuốc phát huy tác
dụng, có hiệu quả chữa bệnh thì nên dừng sớm vì tác dụng
của thuốc mạnh, dễ làm tổn thương chính khí. Sau điều trị
thuốc thanh nhiệt có thể dùng thêm một số thuốc bồi bổ cơ
thể.

×