Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những bài thuốc trị chứng gầy còm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.27 KB, 5 trang )

Những bài thuốc trị chứng gầy còm


Trong khi nhiều người mắc chứng béo phì, thì một số người khác lại mắc
chứng gầy còm và hậu quả cũng rất nghiêm trọng.
Theo y học cổ truyền, chứng gầy có nhiều thể và do các nguyên nhân khác
nhau:
Thứ nhất là do dương hư, gồm: dương hư khí suy - thường người mệt mỏi,
lười vận động, ê ẩm, dễ bị ngoại hàn tác động làm tổn thương kinh phế. Dùng bài
thuốc gồm: nhân sâm 6g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 5g, bạch truật 9g, cam thảo 6g,
trần bì 6g, đương quy 12g, ngũ vị tử 6g; do tỳ dương hư - thường là hậu quả của tỳ
khí hư, hoặc ăn uống sống lạnh, làm tổn thương tỳ dương. Biểu hiện thường là, ăn
ít, người lạnh, mệt mỏi, đau bụng, sôi bụng, tiêu lỏng, sắc mặt bệch hoặc vàng
sạm.

Bài thuốc dùng gồm: nhân sâm 6g, can khương 6g, bạch truật 6g, cam thảo
6g; do thận dương hư - thường do người vốn dương hư, bệnh lâu không khỏi hoặc
lao tổn quá độ, hoặc già yếu thận dương không đủ. Triệu chứng sợ lạnh, chân tay
lạnh, tiêu phân sống, lưng đau mỏi ê ẩm, tiểu nhiều, sắc mặt bệch. Bài thuốc dùng
gồm: thục địa 8g, sơn dược 4g, sơn thù 4g, trạch tả 3g, phục linh 3g, đơn bì 3g,
quế chi 3g, phụ tử 1g.
Thứ hai là do âm hư, gồm có: thận âm hư - thường do tinh bị tổn thương,
hoặc mất máu, mất tân dịch, hoặc nóng quá làm âm bị tổn thương, hoặc do uống
thuốc nhiệt quá mức, hoặc các tạng phủ khác có âm hư gây nên. Biểu hiện thắt
lưng đau, gối mỏi yếu, ù tai, chóng mặt, họng khô, di tinh, mất ngủ, ra mồ hôi
trộm. Bài thuốc gồm, thục địa 8g, sơn thù 4g, sơn dược 4g, trạch tả 4g, phục linh
3g, đơn bì 3g; can âm hư - thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được
can mộc. Biểu hiện đau đầu, chóng mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt,
hay bị chuột rút.
Bài thuốc dùng gồm, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 12g,
thục địa 12g, toan táo nhân 4g, mộc qua 8g, cam thảo 6g, mạch môn 6g; vị âm hư -


thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt, do nhiệt làm tổn thương tân dịch. Triệu
chứng: không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn, sốt nhẹ, táo bón. Bài thuốc
có: sa sâm 12g, mạch môn 10g, đường phèn 4g, sinh địa 12g, ngọc trúc 6g; âm âm
hư - thường do nguồn sinh hóa của huyết thiếu, hoặc mất máu, hay tâm hỏa cang
thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ.
Triệu chứng: mất ngủ, hay giật mình, hay quên, ra mồ hôi trộm. Bài thuốc
dùng có, bá tử nhân 12g, kỷ tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, xương bồ 8g,
phục thần 10g, huyền sâm 12g, thục địa 16g, cam thảo 6g; do phế âm hư - thường
là vì bệnh lâu phế âm suy, hoặc nhiệt tà làm tổn thương phế, hoặc mất nhiều mồ
hôi, tân dịch thiếu không dưỡng được phế. Triệu chứng: ho khan, họng khô, tiếng
khàn, người gầy. Dùng bài thuốc gồm, sa sâm 8g, mạch đông 12g, ngọc trúc 8g,
sinh cam thảo 4g, tang diệp 6g, sinh biển đậu 6g, thiên hoa phấn 6g. Sắc uống
ngày 1 thang.
Thứ ba là khí hư, phế khí hư - triệu chứng lười nói, tiếng nói nhỏ, hay đứt
quãng, tự ra mồ hôi, dễ cảm, lúc nóng lúc lạnh, người mệt mỏi. Bài thuốc dùng
gồm, nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, thục địa 12g, ngũ vị tử 8g, tử uyển 6g, tang bạch
bì 16g; tâm khí hư - thường do có tuổi, khí hư. Bài thuốc gồm, nhân sâm 10g,
mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g; tỳ khí hư - thường do cơ thể vốn suy yếu, lao lực, ăn
uống không điều độ làm tổn thương tỳ khí, dẫn đến tỳ khí hư. Biểu hiện: ăn ít, ăn
xong thấy trướng bụng, mệt mỏi. Bài thuốc có: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, bạch
linh 12g, cam thảo 8g, trần bì 9g, bán hạ 12g, sa nhân 6g, mộc hương 6g.
Thứ tư là do huyết hư, gồm có: tâm huyết hư - triệu chứng: hồi hộp, mất
ngủ, hay giật mình, chóng mặt, sắc mặt không đẹp. Bài thuốc gồm, đương quy
16g, xuyên khung 12g, bạch thược 12g, thục địa 12g; can huyết hư: Triệu chứng,
hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau cạnh sườn, dễ giật mình, nữ thì kinh không đều,
hoặc không có kinh. Bài thuốc gồm, đương quy 10g, thục địa 12g, xuyên khung
8g, bạch thược 12g.

×